Phần 02-2/2 : Một cuộc Chiến Biến đổi (1963-1966)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p48

Về tầm quan trọng cấp thời hơn đối với bản chất đang biến đổi của cuộc chiến ở Việt Nam, mặc dù, là sự khởi đầu của sự tham gia trực tiếp của Mỹ trong cuộc xung đột vào ngày 8 tháng Ba năm 1965, được báo trước bởi TQLC(pc 03) Hoa Kỳ đang tung nước lên bờ biển gần Đà Nẵng. Sự lạc quan được chia sẻ bởi anh Đính và anh Huế làm rạn nứt một phần từ quan điểm hẹp hòi về cuộc chiến dựa được trên những kinh nghiệm trong Quân đoàn I, nơi mà tình hình quân sự khá ổn định so với điều đó trong các khu vực khác của đất nước nơi Việt cộng đã từng tích cực và thành công hơn kể từ sự sụp đổ của chế độ ông Diệm. Qua những thành công của Việt cộng, sự thất bại được cảm nhận sắp xảy ra của miền Nam Việt Nam, và các cuộc tấn công đang gia tăng vào những lợi ích của Hoa Kỳ ban đầu khiến người Mỹ khởi động cuộc tấn công thả bom kéo dài được đặt tên là Chiến dịch Sấm vang, tình hình không thay đổi một cách đáng kể tốt hơn. Những yêu cầu cho quân lính khởi đầu về kết quả của Tướng William West Moreland, vị tư lệnh của Bộ Chỉ huy Hỗ trợ Quân sự, Việt Nam, nhanh chóng leo thang chiến tranh trong sự thức tỉnh của QĐVNCH(pc 01) những đảo ngược chiến trường tại Sông Bé và Đồng Xoài, gần Sài Gòn, trong suốt cuối mùa xuân.28

(Quân lính Hoa Kỳ đang đổ bộ vào bờ biển Đà Nẳng)

Ý kiến bên trong chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến sự ra đời của những lực lượng bộ binh thì không có nghĩa là nhất trí. Đại sứ Taylor đặc biệt quan tâm và cho rằng việc chuyển những lực lượng Mỹ vào trong cuộc chiến “chỉ đơn giản là sẽ khuyến khích các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam để cho Hoa Kỳ mang gánh nặng hoàn toàn của nổ lực chiến tranh… sẽ dựng dậy bóng ma của chủ nghĩa thực dân Pháp và khuyến khích phần lớn dân cư quay sang chống lại Hoa Kỳ “Bất kể những cảnh cáo thấy trước của ông Taylor, bị phân tâm bởi những cuộc chiến chính trị của riêng nó và bởi Chương trình Xã hội Vĩ đại trong nước, Nhà Trắng của ông Johnson thực hiện một quyết định định mệnh để bắt đầu cuộc chiến trên bộ của Mỹ ở Việt Nam trong sự hăng hái nhất.29
Cách làm việc yếu kém của phần lớn QĐVNCH vào năm 1963 và 1964 đã chứng minh cho ông Westmoreland và những người khác rằng QĐVNCH chưa sẵn sàng chiến đấu và rằng sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ trong cuộc chiến trên một quy mô lớn được yêu cầu. Ban đầu, hầu hết bên trong QĐVNCH hoan nghênh sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ trong cuộc xung đột và hơi nể sợ bởi kỹ năng và hỏa lực được phơi bày bởi những người đồng minh của họ. Mối quan hệ, tuy thế, không phải là một trong những quyền bình đẳng và báo điềm thay đổi cơ bản, và nguy hiểm tinh tế,

p49

trong cuộc xung đột đang diễn ra. Khi những lực lượng Mỹ tiếp nhận phần nhiều trong những trách nhiệm chiến đấu, QĐVNCH trở thành những khán giả thay vì là những người tham gia vào cái gì đáng lý ra là cuộc chiến của nó.30

(Những chiếc trực thăng thả TQLC Hoa Kỳ vào Huế,
ngày 14/4/1965, với khoảng 6.000 quân lính đầu tiên)

Về thực chất, chính sách của Mỹ về việc tạo ra một QĐVNCH có hiệu quả bây giờ là thứ cấp hoàn toàn đối với sự cố gắng gia tăng của Mỹ nhằm chiến thắng cuộc chiến qua phương tiện quân sự thuần túy. Thay vì phấn đấu cho sự đoàn kết vể cố gắng và mệnh lệnh, mà ông Westmoreland cho rằng sẽ đánh vào chủ nghĩa thực dân, Hoa Kỳ chỉ đơn giản quyết định chiến thắng cuộc chiến cho họ. Như Maxwell Taylor sau đó phản ảnh, “Chúng ta không bao giờ thực sự chú ý đến QĐVNCH. Chúng ta cóc cần biết về họ.”31
Khoảng 60 phần trăm QĐVNCH(pc 01) bị đẩy sang một bên vào trong việc cung cấp an ninh địa phương, một nhiệm vụ mà qua đó nó được huấn luyện một cách yếu kém. Mặc dù nhiều người bên trong miền Nam Việt Nam, bao gồm cả Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế, nhận ra rằng vấn đề an ninh nông thôn thì rất quan trọng đối với việc đạt được chiến thắng trong cuộc xung đột, sự cung cấp an ninh nông thôn, thường mang thuật ngữ là bình định, vẫn còn thứ cấp trong hệ thống của Mỹ về việc tranh đấu chiến tranh và biểu hiện vô dụng bởi thiếu sự hỗ trợ đơn thuần từ chính phủ miền Nam Việt Nam. Sau khi nhận ra rằng họ đang bị loại ra khỏi điều gì mà người Mỹ xem là một cuộc chiến đẩy ngược, những đơn vị QĐVNCH chấp nhận sự phân chia mới về lao lực trong cuộc chiến bằng sự miễn cưỡng, vì hầu hết sẽ hoan nghênh một cơ hội để tiến hành những hoạt động dịch chuyển bên cạnh những người đồng minh Mỹ của họ. Thêm vào đó, đối với QĐVNCH bấy giờ đang gánh vác trách nhiệm nặng nề về vấn đề an ninh nông thôn, những thành phần quan trọng ở địa phương của quân đội miền Nam Việt Nam, những Lực lượng ĐPQ & NQ,(pc 04) mà qua đó phù hợp nhiều tốt đẹp hơn đối với nhiệm vụ an ninh địa phương và bình định, thậm chí còn bị gạt ra bên lề xa hơn nữa.32 Sự chuyển đổi ném QĐVNCH vào trong một hỗn loạn hệ thống và mệnh lệnh, qua việc bỏ mặc lực lượng trang bị lại và đào tạo lại một lần nữa để đối mặt một thách thức mới.
Gần 40 phần trăm QĐVNCH, tuy thế, vẫn tham gia vào các hoạt động chiến đấu. Tinh thần và hiệu quả chiến đấu của các đơn vị ban đầu tăng vọt, nhưng sự cải thiện là một cái gì đó của sự mơ hồ. Sự hỗ trợ hùng hậu về hậu cần và sức mạnh hỏa lực của Mỹ hầu như đảm bảo một thắng lợi chiến thuật trong trận chiến, nhưng QĐVNCH nhanh chóng trở thành phụ thuộc vào sự hỗ trợ thay vì phát triển những khả năng của riêng mình. Miền Nam Việt Nam trở nên đi đôi với phong cách quy lệ của chiến tranh mà qua đó một mình nó không có thể về kinh tế hoặc xã hội từng hy vọng để cung ứng, và khi sự hiện diện và hỗ trợ của Mỹ không còn nữa, tinh thần và hiệu quả chiến đấu các đơn vị QĐVNCH trở nên thiếu vững chắc.33
Tướng Ngô Quang Trưởng, được xét bởi nhiều người là một sĩ quan chiến đấu tốt nhất trong QĐVNCH(pc 01)

p50

và sau đó phục vụ như là vị Tư lệnh sư đoàn cho cả anh Đính và anh Huế, nhận xét về những ảnh hưởng của sự đảm đương quyền kiểm soát của Mỹ về Chiến tranh Việt Nam:

Việc dùng đến sự sử dụng lực lượng chiến đấu có nghĩa là nổ lực cố vấn của Hoa Kỳ và mức độ viện trợ quân sự cho đến thời điểm đó đã hoặc giảm thiểu mục tiêu của họ hoặc là không đủ… Bước vào cuộc chiến với tư thế và cách bố trí của một đội cứu hỏa, người Mỹ tuôn vào vội vã để cứa lấy căn nhà Việt Nam khỏi sự hủy diệt nhưng tỏ ra ít quan tâm trong việc chăm sóc cho các nạn nhân. Chỉ sau khi họ nhận ra rằng những nạn nhân, cũng, nên được các nhân viên cứu hỏa cứu lấy những căn nhà của riêng mình, khi đó người Mỹ bắt đầu thực sự chăm sóc cho họ. Thời gian quý báu đã bị mất, và theo thời gian những nạn nhân có thể đứng được trên đôi chân của mình và bắt đầu di chuyển về phía trước một vài bước sau khi hồi phục, đội cứu hỏa được gọi trở về nhà trạm.34

Sau giai đoạn huấn luyện tại trường Chiến tranh vùng Rừng ở Mã lai Á, vào mùa thu năm 1965 anh Huế trở lại Quân đoàn I và trở thành người phụ tá doanh trại cho Tướng Nguyễn Văn Chuẩn, vị chỉ huy của Sư đoàn 1 QĐVNCH. Đó là một kinh nghiệm đầy thách thức cho một sĩ quan chiến đấu trẻ, vì trong vị trí mới của anh ta Trần Ngọc Huế theo dõi tình hình hoạt động của toàn bộ sư đoàn. Ngoài ra, anh Huế trở thành một người tâm phúc đáng tin cậy của ông Chuẩn và làm việc với cả những vị chỉ huy của đơn vị Mỹ và QĐVNCH để thực hiện các kế hoạch chiến thuật của Sư đoàn 1 thành hiện thực.
Khi anh Huế thực hiện việc chuyển đổi chiến tranh ở một mức độ mới, cuộc đời chỉ huy của Phạm Văn Dính cũng trải qua một sự thay đổi cơ bản. Vào cuối năm 1964, Tướng Chuẩn đã quyết định rằng Sư đoàn 1 đòi hỏi một lực lượng phản ứng nhanh nhẹn, một đơn vị ưu tú vốn liên tục sẵn sàng chịu đựng nhằm hỗ trợ các đơn vị khác của sư đoàn trong trận chiến. Kết quả là, lời gọi cho những người tình nguyện truyền ra ngoài hầu tham gia vào sự hình thành của Đại đội Hắc Báo. Sau khi được huấn luyện và hoạt động, đại đội được tăng thêm sức mạnh, qua số lượng hơn 200 người trong 5 trung đội súng trường, tập hợp thành một cú đấm hỏa lực tương đương với quả đấm của hầu hết những tiểu đoàn của QĐVNCH và là một đơn vị di động bằng không kỵ thực sự đầu tiên trong ARVN.35 Những nhiệm vụ của nó bao gồm việc can thiệp trong trận chiến bất cứ khi nào một đơn vị của Sư đoàn 1 bị đe dọa, việc giải cứu các phi công bị bắn rơi, việc cung cấp an ninh cho các đoàn xe dễ bị phá quấy, và việc xác minh những điều tìm thấy quan trọng của tình báo. Tóm lại, đội Hắc Báo phục vụ như là một đội cứu hỏa của Sư đoàn 1, bằng cách phản ứng đối với bất kỳ mối đe dọa nào trên khắp chiều dài và rộng những khu vực hoạt động của Sư đoàn 1 QĐVNCH.(pc 01)

p51

Công việc thì thay đổi và nguy hiểm, khi Sư đoàn 1 đứng theo dõi điều gì hiện nay đã trở thành khu vực bị xâm nhập nặng nề và chết chóc nhất của những hoạt động ở miền Nam Vietnam.36 Đơn vị, có căn cứ gần phi trường trong Thành Nội của thành phố Huế, phải được sẵn sàng cho hành động trên một thông báo ngắn của khoảnh khắc và có ưu tiên cao nhất cho sự hỗ trợ của không lực và pháo binh.37
Vào tháng Hai năm 1965, Phạm Văn Đính nhận được một vinh dự đáng kể là được bổ nhiệm như là vị chỉ huy đứng hàng thứ hai của đội Hắc Báo, một bằng chứng của danh tiếng đang lên của anh ta như là một sĩ quan chiến đấu. Trong vị trí mới của mình, anh Đính nhận những mệnh lệnh trực tiếp từ vị Tư lệnh Sư đoàn 1 QĐVNCH và được tháp tùng lần đầu vào trong trận chiến bởi một nhóm hỗn hợp của những cố vấn Mỹ và Úc, một minh chứng khác cho tầm quan trọng của đơn vị, kể từ khi nổ lực cố vấn rất hiếm khi mở rộng dưới cấp độ tiểu đoàn. Mặc dù QĐVNCH nói chung là nổi tiếng không có khả năng ở những hoạt động di động không kỵ vào thời điểm này trong chiến tranh, một phần do những thông tin liên lạc và những khó khăn về ngôn ngữ giữa những sĩ quan của QĐVNCH và những phi công Mỹ của họ,38 một quan hệ chi phối trong việc huấn luyện nghiêm ngặt được thành lập bởi anh Đính và những kỹ năng tiếng Anh riêng của mình khiến cho đội Hắc Báo là một ngoại lệ hiệu quả đối với quy tắc này. Đội Hắc Báo bình thường có sự tiếp cận đến năm chiếc trực thăng quân vận và hai chiếc trực thăng công kích cho các hoạt động chính và do đó sử dụng chiến thuật di động bằng không kỵ thực sự ngay cả trước khi những đơn vị đầu tiên của Mỹ đến hiện trường, qua việc thiết lập giai đoạn cho phần lớn thực tế chiến thuật trong tương lai của Chiến tranh Việt Nam.
Sau khi trở nên thông thạo với thực tế của việc di động bằng không kỵ, bao gồm việc huấn luyện về cách bước vào và thoát ra trực thăng dưới hỏa lực (bởi vì người Việt Nam thì thường có thân hình thon nhỏ hơn so với người Mỹ, một chiếc trực thăng quân vận có thể chứa 12 quân lính QĐVNCH như trái ngược với 6 người Mỹ), về cách tuột dây xuống khỏi chiếc trực thăng đang lơ lửng, rút mình ra qua sợi dây an toàn, và phối hợp với hỏa lực, đội Hắc Báo chuẩn bị cho nhiệm vụ đầu tiên của nó. Sau khi mặc những gì đó để trở thành huy hiệu của đội Hắc Báo mũ xếp đen, mà qua đó loan báo danh hiệu ưu tú của đơn vị, anh Đính nhận ra tầm quan trọng của quyền chỉ huy mới: nó có thể làm nên sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, công việc là một sự liều lĩnh cao độ và có thể dẫn đến cái chết của anh ta hoặc sự thất bại như là một vị chỉ huy, cũng thế. Trong tháng Ba năm 1965, vào lúc gần như cùng ngày mà những TQLC(pc 03) Hoa Kỳ lần đầu tiên tung nước lên bờ biển ở Đà Nẵng, Tướng Chuẩn ra lệnh đội Hắc Báo tăng cường cho hai tiểu đội của lực lượng địa phương vốn đã bị phục kích bởi một trung đội Việt cộng.
Anh Đính và các cố vấn của mình bay trên chiếc trực thăng dẫn đầu và chọn một Bãi Đáp thích hợp, trong khi những chiếc trực thăng công kích làm dịu bớt những vị trí trống trải nằm trong một ngôi làng cách bốn mươi cây số về hướng đông nam của thành phố Huế,

p52

Đội Báo Hắc chạm Bãi Đáp trong một cánh đồng khoảng 100 mét cách xa từ những vị trí quân địch dưới sự che chở của hỏa lực từ những chiếc trực thăng công kích. Việt cộng dường như sững sờ bởi cuộc phục kích trên không và chạy trốn khỏi sự chạm trán, nhiều người chạy ra ngoài vào trong nơi trống rổng chỉ bị bắn hạ bởi đội Hắc Báo và những chiếc trực thăng đang hỗ trợ. Đó là một chiến thắng nhanh chóng và dễ dàng cho anh Đính, mà qua đó bủa lưới 7 quân địch chết và 5 vũ khí bị tịch thu, trong khi đội Hắc Báo không bị tổn thất gì. Tướng Chuẩn đến thăm đơn vị chiến thắng của mình và ca ngợi thành quả của anh Đính.

(Cuộc huấn luyện của những thành viên thuộc Đại đội Hắc Báo về
những hoạt động di động không kỵ vào năm 1971)

Trong nhiều tháng tới, đội Hắc Báo hoạt động khắp khu vực hoạt động của Sư đoàn 1 QĐVHCN, từ “Con đường Không có Niềm vui” nổi tiếng (i.e. tên cuốn sách Street Without Joy) đến thung lũng A Shau, đến khu vực ngay phía nam của Khu phi Quân sự. Đội Hắc Báo thực hiện những hoạt động gần như liên tục trong tất cả cách thức của địa hình, từ những bãi biển đến những cánh đồng, đến khu rừng nhiệt đới có ba tầng tán lá của vùng biên giới miền núi với Lào. Hầu hết các cuộc đụng độ, lên đến mười lăm lần mỗi tháng, thì nhỏ theo bản chất,

p53

với sự có mặt của đội Hắc Báo để hỗ trợ cho một đơn vị vốn đã chịu đựng một cuộc phục kích. Thường thường, đội Hắc Báo di chuyển bằng trực thăng, cuối cùng được cung cấp bởi TQLC(pc 03) Hoa Kỳ từ căn cứ của họ ở Phú Bài, nhưng trên một số hoạt động đơn vị di chuyển bằng xe hoặc đi bộ, bất cứ điều gì vị Tư lệnh Sư đoàn 1 QĐVNCH yêu cầu.39 Vào tháng Bảy, đội Hắc Báo ghìm chặt một đại đội quân địch bên trong một ngôi làng dọc theo bờ biển; những người của anh Đính đuổi kẻ thù khỏi chiến trường; họ giết 16 người của đối phương và tịch thu 2 súng cối, 1 khẩu súng máy, và 10 vũ khí cá nhân với cái giá của một Hắc Báo chết và ba bị thương. Nhờ cuộc chiến thắng, anh Đính nhận được sự thăng tiến lên chức Đại úy.
Như là cầu liên lạc của ông Chuẩn, anh Huế thường có sự tiếp xúc với đội Hắc Báo và vị chỉ huy trẻ, rạng ngời của nó. Sư Đoàn 1 QĐVNCH là một nhóm người kết chặt, anh Đính và anh Huế mỗi người đã từ lâu từng nhận biết về những vận may quân sự của người kia. Đó là vào năm 1965, tuy thế, trong khi đóng quân ở Thành Nội Huế, qua đó hai ngôi sao trẻ đang lên của sư đoàn đến để biết nhau hơn và làm việc cùng nhau trên cơ bản điều đặn. Khi người nầy nhìn nhận khả năng và sự cống hiến cho sự nghiệp của miền Nam Việt Nam của người kia, anh Đính và anh Huế phát triển một sự tôn trọng mạnh mẽ lẫn nhau. Thời gian của họ ở Kinh Thành Huế cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của họ rất nhiều mà qua đó Tướng Chuẩn nhận ra những khả năng của họ và nhận cả anh Đính và anh Huế dưới cánh của mình như là những người bảo vệ của ông ta, một sự kiện vốn đặt những cuộc đời của hai người bạn đồng hướng vào trong cách bước trói buộc, với anh Đính, người lớn tuổi hơn, dẫn dắt con đường, trong khi anh Huế theo sát phía sau qua hàng ngũ chỉ huy của Sư đoàn 1 QĐVNCH.
Ngay cả khi sự thành công trong những công tác mới của họ đặt tương lai của riêng cá nhân của họ trong sự chuyển động, cả anh Đính và anh Huế dần dà nhận thức về một sự thay đổi đáng lo ngại trong cán cân của cuộc chiến của họ. Vào đầu năm 1965, có một quân địch gồm 5.000 người được ước tính là những chiến binh đang hoạt động trong khu vực hoạt động của Sư đoàn 1 QĐVNCH, xem như QĐVNCH và những lực lượng sắp đến của Mỹ là một vượt trội về con số to lớn. Thêm vào đó, những đơn vị to lớn của quân địch không thường xuyên di động trong những khu vực bình nguyên trống trải, nơi mà họ sẽ bị bộc lộ cho tiềm năng hủy diệt bởi sức mạnh không lực và hỏa lực của Mỹ. Tuy nhiên, khi năm tháng tiếp tục hao mòn, điều đó trở nên rõ ràng đối với tất cả mọi người lo ngại rằng bản chất của cuộc chiến ở Quân đoàn I đã thay đổi. Vào tháng Tám năm 1964, một phần để đáp ứng sự tham gia được tăng lên của Mỹ trong cuộc xung đột, Bắc Việt đã quyết định gởi những lực lượng chiến đấu chính quy, đầu tiên của họ đến miền Nam.40 Kết quả của quyết định đó có nghĩa là vào giữa năm 1965, càng ngày càng nhiều lực lượng Bắc Việt và Việt cộng, được ước tính ở mức 50.000 người, đã xâm nhập vào trong hoặc gần khu vực hoạt động của Sư đoàn 1 QĐVNCH.(pc 01)

p54

Những lực lượng này vẫn còn ở những vùng cao nguyên hoặc bên kia biên giới, nhưng sự hiện diện đơn thuần của họ cho thấy rằng cuộc chiến đã thay đổi một cách không thể bãi bỏ. Nó không còn là một cuộc chiến chạm trán lẻ tẻ chống lại những phần tử bị phân tán của Việt cộng, nhưng thay vào đó là một cuộc chiến tranh mà trong đó những đơn vị chính quy của quân Bắc Việt được cung cấp quân dụng đầy đủ và được trang bị vũ khí hạng nặng, đã đóng một vai trò to lớn hơn nữa.
Từ một vị trí có lợi thế rộng lớn, mới tìm được của anh ta bên cạnh Tướng Chuẩn tại Tổng hành dinh của Sư đoàn 1 QĐVNCH, anh Huế chứng kiến một chiều hướng mới đáng lo ngại mà qua đó cuộc chiến đã nhận lấy. Nơi mà theo dự toán của anh ta, QĐVNCH đã kiểm soát nhịp độ chiến đấu trong Quân đoàn I chống lại Việt cộng, việc chuyển vào ào ạt những bộ đội Bắc Việt đã làm nghiêng cán cân theo hướng có lợi của quân địch. Theo quan điểm của anh ta, QĐVNCH và những người Mỹ sắp đến bây giờ đóng một vai trò thụ động hơn, qua việc phản ứng lại những sự xâm nhập và các hoạt động của đối phương. Theo những lời anh ta, “trước kia chúng tôi đã tìm kiếm họ, bây giờ họ tìm kiếm chúng tôi.”
Vào ngày 21 tháng Mười 1965, bản chất đang thay đổi của cuộc chiến trở thành vô cùng rõ ràng đối với anh Đính và đội Hắc Báo. Sau khi phá vỡ ảo tưởng rằng những đơn vị lớn của quân địch sẽ không hoạt động ở vùng bình nguyên trống trải, một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 83 của Bắc Việt khởi động một cuộc tấn công ban đêm bất ngờ vào những vị trí của các Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1 thuộc Sư đoàn 1 của QĐVNCH(pc 01) gần làng Thôn Hội Yên, ở các khu vực ven biển của tỉnh Quảng Trị. Sau một cuộc đấu tranh ngắn ngủi mà trong đó những lực lượng Bắc Việt xâm nhập vành đai của QĐVNCH, giết chết 10 người, Bắc Việt thoát ra khỏi cuộc chiến và rút lui vào trong Thôn Hội Yên. Sư đoàn 1 của QĐVNCH phản ứng một cách nhanh chóng, bằng cách gởi một tiểu đoàn quân lính thêm và đội Báo Hắc khởi động một cuộc đánh trả chống lại Bắc Việt. Chính việc đó là hoạt động đầu tiên của anh Đính chống lại kẻ thù “mới,” Quân đội Bắc Việt (QĐBV), và nó là một cuộc đối đầu mà anh Đính bước vào bằng sự tự tin rất lớn.
Đến giữa buổi sáng vào ngày thứ 22, cuộc dò thám trên không đã báo cáo lực lượng địch ở Thôn Hội Yên, và một trung đội Hắc Báo đi thám thính vị trí. Bắc Việt chờ đợi cho đến khi những thành viên Hắc Báo ở phạm vi 20 mét và sau đó bắt đầu nổ súng, qua cách sử dụng sớm về chiến thuật chẳng-bao-lâu-thì-quen-thuộc là “bám lấy dây lưng quần” của những đối phương của họ.41 Dưới sự bao phủ của lằn đạn, trung đội rút lui, và điều đó bây giờ rõ ràng rằng cuộc chiến đã thay đổi một cách đáng kể. Việt cộng đã từng theo đuổi một cuộc chiến du kích; nó thường đánh chỉ từ cuộc mai phục và sau đó chạy trốn để chiến đấu một ngày khác khi QĐVNCH dùng sức mạnh của nó để chịu đựng. Không giống như Việt cộng, tuy thế, Bắc Việt có kỷ luật tốt hơn và có động cơ thúc đẩy đã từng chôn ẩn sâu và đang hậm hực muốn đánh nhau.

p55

Ngay sau khi buổi trưa, cuộc tấn công của QĐVNCH,(pc 01) bằng cách lôi cuốn hai tiểu đoàn và đội Hắc Báo, cuồn cuộn đổ về phía trước, qua việc khởi đầu với một cuộc tấn công bằng xe tăng vào những vị trí của quân địch. Đột nhiên, tuy thế, tiếng đạn vang dội từ Thôn Hội Yên. Một cuộc tấn công như vậy sẽ đè bẹp sự kháng cự của một lực lượng du kích, nhưng Bắc Việt được trang bị tốt hơn so với Việt cộng và đáp trả cuộc tấn công bằng cả vũ khí chống xe tăng và chống máy bay. Hai xe tăng bị phá hủy, và vị chỉ huy trên nơi xảy ra, Trung tá Nguyễn Văn Dương, ra lệnh xe thiết giáp phải rút lui ra khỏi tầm đạn của quân địch. Trong cuộc chiến đấu, anh Đính ngạc nhiên và một vài điều gì đó làm chán nản khi biết rằng Bắc Việt sở hữu loại vũ khí tiên tiến như vậy. Điều đáng lo ngại nhất là một sự kiện thực tế mà qua đó bộ binh Bắc Việt mang súng AK-47 nổi tiếng, vốn vượt xa súng trường M-1 vẫn còn được sử dụng trong QĐVNCH. Mặc dù hỏa lực có sự phối hợp của QĐVNCH đã luôn luôn vượt hẳn điều đó của Việt cộng, sự ưu tiên cấp thấp được dành cho loại vũ khí của QĐVNCH để cho đội Hắc Báo luôn luôn bị vượt hơn trong hỏa lực bởi QĐBV.(pc 05) Sự chênh lệch về vũ khí dẫn đến cả cách làm việc trên chiến trường thiếu thuận lợi và lẫn tinh thần chiến đấu thấp.42
Tuy nhiên, anh Đính và đội Hắc Báo nóng lòng để tấn công những vị trí của đối phương. Sau đó vào buổi chiều của ngày thứ 22, QĐVNCH đánh lần nữa, bằng cách tung ra một cuộc tấn công bộ binh vào những người bảo vệ hầm trú ẩn của QĐBV dưới sự che chở của hỏa lực pháo binh, nhưng tuy thế Thôn Hội Yên không ngã. Ông Dương sau đó quyết định cầm giữ bộ binh lại trong khi ông ta kêu gọi con át chủ bài của mình, qua việc sự áp dụng liên tục về hỏa lực được bắn ra bởi các cuộc không kích và pháo hạng nặng. Sau việc trừng phạt hàng rào phòng ngự, những lực lượng QĐVNCH lướt nhanh vào trong Thôn Hội Yên, chỉ để thấy rằng Bắc Việt đã chạy bỏ trốn. Hoạt động của QĐVNCH chiếm 25 địch quân bị giết, 2 khẩu súng chống máy bay bị tịch thu và bốn khẩu súng chống tăng bị chiếm giữ.
Chiến thắng của QĐVNCH, tuy thế, đi đến một mức giá. Trong suốt quá trình chiến đấu, những lực lượng QĐVNCH cũng mất mát 25 người chết, bao gồm năm người từ đội Hắc Báo. Trong suốt toàn bộ giai đoạn trước đến tháng Mười, đội Hắc Báo đã mất mát chỉ bốn người chết, ngay cả mặc dù đơn vị gần như liên tục tham gia vào những trận đánh nhỏ. Trong những cuộc đấu tranh đó, đội Hắc Báo đã phải đối mặt với các đơn vị Việt cộng nhỏ hơn vốn đã bỏ chạy một khi họ đã mất đi sự chủ động trong trận chiến. Bắc Việt bây giờ có vẻ sẵn sàng chiến đấu tận lực hơn và phải trả lẫn nọp một cái giá cao hơn, mà qua đó dự báo một cuộc đấu tranh khó khăn nhiều hơn cho QĐVNCH và những người hỗ trợ Mỹ. Những mất mát làm đau lòng anh Đính, vốn là người đã rất gần gũi với những người lính của mình. Những đơn vị dưới quyền chỉ huy của anh ta thì, theo những lời của anh Đính, “thậm chí quan trọng hơn gia đình tôi,” một ngã rẽ của nhóm chữ mà qua đó nặng trĩu với ý nghĩa văn hóa Việt Nam

p56

và cho thấy một khoản nợ danh dự lẫn nhau. Anh Đính nhất định thu thập xác chết từ chiến trường và trả thân xác họ về gia đình họ cho những cuộc tang lễ thích hợp, vốn là điều quan trọng nhất trong một quốc gia Phật giáo chiếm ưu thế.
Trong khi chất lượng của vai trò lãnh đạo trong QĐVNCH(pc 01) vẫn còn là một câu hỏi chưa được trả lời cho nhiều nhà quan sát bên ngoài, cách làm việc của anh Đính với đội Hắc Báo không chỉ cho anh ta sự tôn trọng của cấp trên của mình trong phạm vi QĐVNCH mà còn của các cố vấn Mỹ và Úc vốn là những người phục vụ với Sư đoàn 1 QĐVNCH. Một vị Chuẩn úy thuộc Nhóm Huấn luyện của Quân đội Úc là Terry Gill, vốn là người phục vụ với đội Hắc Báo trong sáu tháng trước khi di chuyển vào những vị trí cố vấn cho các đơn vị khác của QĐVNCH, nhớ lại:

Tôi tìm thấy anh ấy [Đính] là một nhân vật đầy nghị lực, cởi mở với những ý tưởng & chiến thuật mới, ngay cả mặc dù anh ta đã từng nhìn thấy chiến đấu nhiều hơn hầu hết những cố vấn vốn là những người được gắn bó. Anh ta là một người lãnh đạo tốt & thường dẫn đầu từ phía trước. Đội Hắc Báo là một đơn vị rất thành công. Sự thành công của họ, theo quan điểm của tôi, bắt nguồn một phần từ sự kiện thực tế mà anh Đính là một người yêu thích với Tổng hành dinh của Quân đoàn I. Cũng như đơn vị được trang bị tốt & được đào tạo tốt & dẫn dắt, có tinh thần rất cao & bị thù ghét cay đắng & lo sợ bởi VC(pc 06) & Bắc Việt như nhau. Đơn vị quá lo sợ đến nổi trong một mệnh lệnh ngắn các cố vấn của nó có khoảng $25.000 tiền thưởng được đặt trên họ bởi QĐBV(pc 05) –và có lẽ nhiều hơn cho anh Đính & những sĩ quan của anh ta.43

Cả anh Đính và anh Huế, mặc dù họ quan sát từ hai điểm có vị trí thuận lợi rất khác nhau –một người như là vị sĩ quan chiến đấu và người kia từ cấp phụ tá của vị Tướng lãnh thiên về chiến lược hơn– cuối cùng hiểu biết rằng bản chất của cuộc chiến đã thay đổi một cách không thể thay đổi được. Sự xuất hiện của các đơn vị Bắc Việt có tầm cở trên chiến trường cho thấy rằng cuộc xung đột đang mọc lên như nấm trong một quy mô vượt ra ngoài điều đó của cuộc chiến du kích mà QĐVNCH quá quen thuộc. Trên khắp miền Nam Việt Nam, những cuộc đụng độ nổ ra giữa các đơn vị Bắc Việt đến nơi và Mỹ, qua việc chiến đấu vốn báo trước một cuộc chiến mà nó vượt quá những khả năng chiến đấu một mình của QĐVNCH.(pc 01) Tuy nhiên, như được minh chứng bởi cuộc đấu tranh tại Thôn Hội Yên, tình hình mới cũng có những thuận lợi to lớn. Bởi vì sự xuất hiện của những người Mỹ có tài năng và qua việc sử dụng hỏa lực vũ bão của họ, dường như rằng ngay cả những người kiên quyết của Bắc Việt sẽ rơi vào thất bại một cách không thể tránh khỏi.
Đó là thời gian của bản chất lạc quan tuyệt vời cho cả anh Đính và anh Huế, vốn là những người, giống như những người anh em của QĐVNCH của họ, tin tưởng rằng, cùng nhau, những lực lượng của Mỹ và miền Nam Việt Nam sẽ phá vỡ bất kỳ đối thủ nào,

p57

không thành vấn đề đối với việc được trang bị vũ khí và có kỷ luật tốt đến như thế nào. Thêm vào đó, cả anh Đính và anh Huế tin tưởng rằng sự hiện diện của những lực lượng Mỹ sẽ cung cấp sự bảo vệ quân sự cần thiết cho nhà nước miền Nam Việt Nam và QĐVNCH đến tuổi. Với sự giúp đỡ của Mỹ, cả hai đều tin tưởng rằng sự hiềm thù bị chính trị hóa vốn bao vây quân đội miền Nam Việt Nam sẽ được đưa ra dưới sự kiểm soát. Hai người bạn đồng hướng là tiêu biểu của những hy vọng lớn của thế hệ của họ thuộc những người lãnh đạo trẻ của QĐVNCH(pc 01) trong niềm tin của họ mà qua đó có hai cách hướng đến chiến thắng trong cuộc chiến tranh của họ: hỏa lực ồ ạt của Mỹ để cung cấp cho chiến thắng chống lại cả hai kẻ thù mới và cũ trên chiến trường và sự cải cách quân đội miền Nam Việt Nam và chính phủ nhằm tạo nên những chiến thắng trên chiến trường có thể có khả năng chịu đựng trong dài hạn. Đột nhiên, tuy thế, những hy vọng của anh Đính và anh Huế gần như tiêu tan khi miền Nam Việt Nam sa sút một lần nữa vào trong một giai đoạn hỗn loạn mà qua đó đe dọa sự sống còn của đất nước.

g- Cuộc khủng hoảng :

Khi năm mới của năm 1966 bắt đầu, một làn sóng gây tàn phá của sự náo động và mối bất hòa quét qua khắp miền Nam Việt Nam. Mặc dù nó đã là một phần của việc lật đổ ông Diệm, tuy thế phong trào Phật giáo đã vẫn tiếp tục hoạt động và mạnh mẽ trong những năm sau cuộc sụp đổ của ông ta. Những Phật tử đại diện cho một số nào đó làm vỡ ra từng mảnh nhóm đối lập và hưởng được những mối quan hệ gián đoạn với những chế độ Sài Gòn khác nhau vốn đến và đi với sự nhanh chóng hết mức. Những người chống đối của Phật giáo thường chiếm những con đường, đặc biệt là trong suốt thời gian cầm quyền ngắn ngủi của Tướng Nguyễn Khánh. Khi ông Thiệu và ông Kỳ nắm quyền, năm 1965, phong trào Phật giáo thử cố gắng một số hình thức thống nhất qua công cụ của Giáo hội Phật giáo Thống Nhất mới được thành lập, những nhà lãnh đạo quan trọng trong đó bao gồm Hòa Thượng Thích Tâm Châu và Thích Trí Quang.44 Mặc dù các Phật tử hưởng được sự ủng hộ trên toàn quốc, những thành lũy hàng đầu của họ là Huế và Đà Nẵng, cả hai trong khu vực hoạt động của Quân đoàn I QĐVNCH.
Vào năm 1966, ban lãnh đạo Phật giáo, đặc biệt là Thích Trí Quang có tính chiến đấu nhiều hơn, đặt trụ sở ở thành phố Huế, dẫn đầu một phong trào đổi mới chống lại chế độ ông Thiệu / Kỳ. Mặc dù nhiều Phật tử bên trong miền Nam Việt Nam vẫn trung thành với chính phủ, sự bất ổn lại một lần nữa tàn phá đất nước. Nhiều người miền Nam Việt Nam, bao gồm Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế,

p58

tin rằng ít nhất một số trong những người lãnh đạo có tính chiến đấu nhiều hơn như là Thích Trí Quang thì không là gì khác hơn những con tốt của chủ nghĩa cộng sản. Nhiều người bên trong trại Phật giáo, mặc dù, nhìn thấy bản thân mình nhiều hơn như là đại diện cho vùng đất trung lập về chính trị đích sự giữa hai thái cực được tiêu biểu bởi Hồ Chí Minh và chế độ ông Thiệu / Kỳ và như là niềm hy vọng tốt nhất cho chủ nghĩa trung lập và hòa bình.45 Trong lúc đó, ông Thiệu và ông Kỳ nhận biết phong trào Phật giáo, đặc biệt là trong khu vực của Quân đoàn I, như là một thách thức chính trị nghiêm trọng. Làm cho vấn đề tồi tệ hơn, vị Tư lệnh của Quân đoàn I, Tướng Nguyễn Chánh Thi, là một nhân vật khá mạnh mẽ vốn là người cai trị trên khu vực này giống như quyền lãnh chúa trên vùng đất được sắc phong thời phong kiến, và ông Thiệu và ông Kỳ tin rằng ông ta sẽ làm việc với các Phật tử để lật đổ họ. Vào tháng Ba, ông Kỳ quyết định đối đầu với ông Thi, mà qua đó dẫn đến sự trục xuất của ông Thi, được giải thích trong một báo cáo cho chính phủ sau nầy mà qua đó cho rằng ông Thi đã từng được “cho phép rời khỏi vĩnh viễn vì sức khoẻ để chữa trị bệnh xoang mũi nghiêm trọng.” Ông Kỳ chọn Tướng Nguyễn Văn Chuẩn, vị Tư lệnh của Sư đoàn 1 QĐVNCH như là sự thay thế cho ông Thi và đặt Tướng Phạm Xuân Nhuận trong vai trò chỉ huy của Quân đoàn I QĐVNCH.46
Khi Tướng Chuẩn và người phụ tá doanh trại của ông ta là Trần Ngọc Huế ổn định trong những vị trí mới của họ, khu vực Huế và Đà Nẵng bùng nổ trở thành địa ngục của sự bất đồng quan điểm chính trị.47 Việc sa thải gây ra tranh cãi của ông Thi gây ra các cuộc kêu gọi từ các nhà lãnh đạo Phật giáo cho sự hất cẳng chính phủ của ông Kỳ.48 Những cuộc biểu tình nổ ra trên khắp khu vực hoạt động của Quân đoàn I, và một cuộc tổng đình công làm đóng cửa kinh doanh tại Đà Nẵng. Đó là một thời gian khó khăn cho Tướng Chuẩn, vốn là người chọn cách không đối đầu với những người biểu tình miễn là họ vẫn giữ yên bình. Khi cả ông Chuẩn và anh Huế đứng nhìn, mặc dù, những cuộc biểu tình lan truyền trên phần lớn Việt Nam, bao gồm Sài Gòn, nhưng vẫn giữ hầu hết đòn hiểm độc của họ ở Đà Nẵng và thành phố Huế. Làm cho vấn đề tồi tệ hơn, các cuộc biểu tình trở nên nhiều mặt theo bản chất tự nhiên và bao gồm không chỉ những nhà hoạt động Phật giáo mà còn những sinh viên và công nhân. Được nhóm lại với nhau thành một liên minh phiền phức được gọi là “Phong trào Đấu tranh,” những người biểu tình lên tiếng chống lại sự tham nhũng của chính phủ, có một cảm tính chống Mỹ đang phát triển, và yêu cầu nền hòa bình. Do đó, những Phật tử phục vụ như là trung tâm cho một cơn bão có tầm vóc đang phát triển mà chính quyền ông Thiệu / Kỳ không có thể bỏ qua.49
Ban đầu, ông Kỳ thử cố gắng vận động chính trị và thậm chí hối lộ công khai nhằm xoa dịu rắc rối ở khu vực Quân đoàn I. Không có gì rõ ràng là, những biện pháp nầy bao gồm việc gởi Tướng Thi trở lại khu vực mà có lần ông ta kiểm soát. Ông Thi thực hiện một ít cuộc phát biểu, thường đầy sự mỉa mai được nhắm vào chính phủ, và ở lại trong khu vực làm việc trên những rìa của Phong trào Đấu tranh.

p59

Vào ngày 01 tháng Tư, ông Kỳ gởi Tướng Phạm Xuân Chiếu đến Quân đoàn I trong một cố gắng giành chiến thắng trên ông Thi nhằm ủng hộ hoàn toàn chính quyền Sài Gòn. Khi ông Chiếu đến ở thành phố Huế để nói chuyện với ông Thi, ông ta bị phục kích bởi một đám đông sinh viên, mà qua đó ông ta bị bắt giữ, đặt ông ta trong một chiếc ba gác, và chở ông ta quanh thành phố trước khi thả ông ta ra.50 Nếu những vấn đề chưa đủ tồi tệ, những lực lượng QĐVNCH(pc 01) trong khu vực bắt đầu đứng về phía với Phong trào Đấu tranh, bằng cách rời bỏ khỏi chính phủ trong toàn bộ những đơn vị. Một số trong những người lính của QĐVNCH đang đào thoát được thúc đẩy bởi một mong muốn ủng hộ các mục tiêu của ban lãnh đạo Phong trào Đấu tranh; những người khác, tuy nhiên, chỉ đơn giản là đi theo những sĩ quan cao cấp có mưu đồ như là ông Thi, vốn là người nhìn thấy sự rối loạn như là một cơ hội để nắm lấy quyền lực chính trị trong một kịch bản vốn tất cả đã là quá bình thường trong những năm náo động giữa sự sụp đổ của ông Diệm và sự trỗi dậy của ông Thiệu và ông Kỳ. Khi kết quả của tình hình đang xấu đi, chính phủ Sài Gòn ngày càng trở nên lo ngại về lòng trung thành của nhóm chỉ huy của nó trong khu vực –Tướng Nhuận ở Quân đoàn I và Tướng Chuẩn ở Tổng hành dinh Sư đoàn 1 của QĐVNCH.
Cuộc khủng hoảng ở trong tầm tay, và khi QĐVNCH bị rạn nứt một lần nữa, những sĩ quan và những người lính trên toàn chiều dài và bề rộng của Quân đoàn I phải chọn lựa những phe phía : phải chăng họ sẽ vẫn trung thành với chính phủ của họ hoặc tham gia cùng những người ủng hộ của Phong trào Đấu tranh? Sự quyết định sẽ là điều khó khăn nhất đối với Phạm Văn Dính, vốn là người sẽ đối mặt với viễn ảnh không đáng muốn về một trong hai việc phản bội chính phủ của anh ta hoặc phản bội vị Tư lệnh sư đoàn của mình.

h- Cuộc đối đầu :

Bị áp lực bởi các thành viên của chế độ của riêng mình và bởi những người ủng hộ Mỹ của ông ta, ông Kỳ quyết định rằng thời gian đã đến lúc để đánh mạnh chống lại những người bất đồng chính kiến ở Quân đoàn I. Vào ngày 4 tháng Tư, ông Kỳ công bố một cách thiếu khôn ngoan về những ý định của mình, qua việc gọi tên Đà Nẵng là một “thành phố bị chiếm giữ bởi kẻ địch,” cho Phong trào Đấu tranh thời gian để chuẩn bị việc phòng thủ. Vào ngày 5 tháng Tư, ông Kỳ đến căn cứ Không quân Đà Nẵng với cương vị chỉ huy lực lượng vốn bao gồm hai tiểu đoàn TQLC(pc 03) của miền Nam Việt Nam, và một tiểu đoàn TQLC thêm vào và hai tiểu đoàn BĐQ(pc 02) chẳng bao lâu theo sau. Những hành động hỗn xược của ông Kỳ có ảnh hưởng ngay lập tức; cả ông Thi và ông Nhuận tuyên bố sự ủng hộ công khai của họ cho Phong trào Đấu tranh, trong khi các cuộc bạo loạn và biểu tình nổ ra trong nhiều khu vực của đất nước. Ông Nhuận gởi các đơn vị của Sư đoàn 1 QĐVNCH về hướng nam từ những khu căn cứ của họ xung quanh Huế nhằm ngăn chận bất kỳ những cuộc tấn công quyết liệt nào của chính phủ vào thành phố đó và chuẩn bị sẵn sàng tăng cường các đơn vị của QĐVNCH tại Đà Nẵng vốn hỗ trợ Phong trào Đấu tranh.

p60

Trong một sự bế tắc căng thẳng, với đội quân chính phủ đang đối mặt chống lại những quân lính vốn ủng hộ Phong trào Đấu tranh, điều đó dường như rằng miền Nam Việt Nam đứng trên bờ vực của một cuộc nội chiến khác.51
Ngạc nhiên bởi mức độ đề kháng, ông Kỳ, bị làm nhục, thối lui khỏi lập trường đối đầu của mình, tuyên bố rằng cuối cùng Đà Nẵng không bị chiếm bởi những người cộng sản, và ông ta thử cố gắng hoà giải những người lãnh đạo của Phong trào Đấu tranh bằng cách hứa hẹn một sự chuyển đổi đến dân chủ. Ông Kỳ bay trở lại Sài Gòn ngay ngày hôm sau và vào ngày 10 tháng Tư bắt đầu rút các lực lượng chính phủ khỏi căn cứ Không quân Đà Nẵng. Phong trào Đấu tranh đã chiến thắng giai đoạn đầu của cuộc đối đầu nhưng đã niêm phong sự diệt vong của riêng mình. Chế độ ông Thiệu / Kỳ đến gần sự sụp đổ và, mặc dù nó dường như sắp hòa giải trong tháng sau, nó phải đánh trả chống lại những Phật tử và người đồng minh với QĐVNCH của họ để duy trì quyền lực và sự hỗ trợ luôn-quan-trọng của Hoa Kỳ.
Trong suốt những cuộc hội đàm với ban lãnh đạo Phật giáo liên quan đến sự khả dĩ của những cuộc bầu cử và sự kết thúc quyền cai trị bằng quân sự, ông Kỳ bí mật di chuyển chưa từng gần hơn đến việc thử cố gắng bằng vũ trang lần thứ hai để kết thúc điều gì mà ông ta xem như là một cuộc nổi loạn. Một trong những động thái đầu tiên của ông Kỳ là thay thế Tướng Chuẩn, vốn là người mà ông ta cảm thấy đã làm quá ít chống lại Phong trào Đấu tranh, với Tướng Tôn Thất Đính như là vị Tư lệnh của Quân đoàn I. Ông Chuẩn và người phụ tá của mình là anh Huế đi đến Sài Gòn cho việc thuyên chuyển. Sau khi quyến rủ Phong trào Đấu tranh bằng những lời hứa hẹn về sự thay đổi, ông Kỳ tấn công lần nữa vào ngày 15 tháng Năm. Không cần báo trước, hai tiểu đoàn TQLC(pc 03) của miền Nam Việt, được tăng cường bởi hai tiểu đoàn Nhảy dù, mà qua đó nhận được sự hỗ trợ từ những xe tăng và máy bay của Không lực miền Nam Việt Nam, cuồn cuộn đổ vào trong Đà Nẵng và chiếm giữ những địa điểm quan trọng, bao gồm văn phòng Thị trưởng và Tổng hành dinh của Quân đoàn I. Tướng Tôn Thất Đính, vị Tư lệnh mới của Quân đoàn I, phản đối bước biện pháp đó và đến phiên được thay thế bởi Tướng Huỳnh Văn Cao. Anh Đính kịp thời chạy trốn đến thành phố Huế, nơi mà anh ta gia nhập cùng ông Thi và ông Nhuận như là một phần của Phong trào Đấu tranh.52 Đà Nẵng đã rơi một cách nhanh chóng vào sự kiểm soát của chính phủ, với những người ủng hộ Phật giáo còn lại đang rút quân đến nơi tương đối an toàn của những ngôi chùa địa phương, qua đó để lại thành phố Huế như là nơi bám giữ chính của Phong trào Đấu tranh và như là mục tiêu tiếp theo trên danh sách của ông Kỳ.
Tướng Nhuận và ban lãnh đạo của Phong trào Đấu tranh đánh trả bằng cách gởi các đơn vị của Sư đoàn 1 QĐVNCH ngăn chận tuyến đường mà những lực lượng chính phủ sẽ phải đi giữa Đà Nẵng và thành phố Huế. Anh Phạm Văn Đính và đội Báo Hắc thất bại nhiệm vụ trong việc bảo vệ cây cầu gần làng Lăng Cô ngay phía bắc của đèo Hải Vân.

p61

Cây cầu hình thành một chỗ thắt lại của cổ chai theo thiên nhiên trên Quốc lộ 1, là tuyến đường chính đến phía bắc, và anh Đính đã được lệnh phải bảo vệ cây cầu chống lại những cuộc tấn công bởi đội quân của QĐVNCH trung thành với chính phủ. Anh Đính rất phiền muộn bởi bản chất của công tác mới của mình, vì anh ta xem Việt cộng và Bắc Việt như là những kẻ thù của mình và không thích thú với ý tưởng thay vì phải chiến đấu chống các đơn vị QĐVNCH.(pc 01) Hơn nữa anh Đính đã từng quan sát khi Sư đoàn 1 QĐVNCH đã rơi vào trạng thái hôn mê trong suốt cuộc khủng hoảng, khó mà thực hiện bất kỳ hoạt động chiến đấu nào. Kết quả là, nhiều gặt hái khó nhọc trong số đó của những năm trước, đã bị đánh mất. Mặc dù Việt cộng và QĐVNCH đi theo một cái gì đó của chính sách “sống và phải sống” trong Quân đoàn I trong suốt cuộc khủng hoảng, những người cộng sản đã sử dụng cơ hội xa hơn nữa để xây dựng sức mạnh của họ và nắm quyền kiểm soát trên nhiều làng mạc trong khu vực. Anh Đính ước tính rằng một số khoảng 30 phần trăm những ngôi làng vốn lúc xưa đã từng được kiểm soát bởi chính phủ, hiện thởi thì dưới quyền kiểm soát của Việt cộng; những ngôi làng mà những người lính của anh ta sẽ phải chiến đấu và chết để chiếm giữ lại.
Vào ngày 17 tháng Năm, Tướng Huỳnh Văn Cao, vị Tư lệnh mới của Quân đoàn I, bay bằng trực thăng đến thành phố Huế cho một cuộc họp với các sĩ quan, bao gồm anh Đính của Sư đoàn 1 QĐVNCH. Ông Cao thông báo những sĩ quan được nhóm họp rằng cuộc nổi dậy phải chấm dứt và rằng Sư đoàn 1 QĐVNCH lại một lần nữa phải theo những mệnh lệnh của chính quyền Sài Gòn. Cuộc họp căng thẳng thất bại để đạt được một giải pháp, và ông Cao trở lại chiếc trực thăng của mình để rời khỏi. Trước khi ông có thể đi, tuy thế, một Trung úy của QĐVNCH, Nguyễn Tài Thực, bắn hai phát vào ông Cao từ khẩu súng lục của mình. Người xạ thủ Mỹ trên trực thăng bắn trả, giết chết anh Thức và làm bị thương nhiều người khác.53 Mặc dù anh Đính khôn ngoan tổ chức cuộc tham khảo ý kiến của mình ở giữa một nhóm những sĩ quan vốn ủng hộ Phong trào Đấu tranh, anh ta đồng ý với những lời trình bày của ông Cao. Đối với anh Đính, biến cố bạo lực củng cố quan điểm cho rằng QĐVNCH được lãnh đạo cho một cuộc đấu tranh chống lại riêng mình thay vì tập trung sự chú ý vào cuộc chiến tranh với Việt cộng và Bắc Việt.
Ngay những ngày sau đó, vào ngày 19 tháng Năm, tình hình trở nên thậm chí hỗn loạn hơn khi Tướng Cao từ chối tấn công những người chống chọi của Phật giáo trong các chùa của Đà Nẵng và được thay thế như là vị Tư lệnh Quân đoàn I bởi Tướng Hoàng Xuân Lãm, vị Tư lệnh thứ sáu của Quân đoàn I trong ba tháng.54 Đối với anh Đính, sự hỗn loạn và sự lãng phí thời gian ngày càng tăng đã trở nên quá sức chịu đựng, và, sau gần hai tuần canh giữ cây cầu tại làng Lăng Cô, anh ta quyết định chọn lấy hành động tuyệt vọng. Anh Đính nhận ra rằng hầu hết những lực lượng của Sư đoàn 1 QĐVNCH đã rời khỏi thành phố Huế để canh giữ những đường vào trận tuyến của nó, mà qua đó để lại thành phố một mình và Tổng hành dinh thiếu phòng thủ của Sư đoàn 1 QĐVNCH. Nếu đội Hắc Báo có thể chỉ dùng một số mưu mẹo để đến thành phố Huế,

p62

đại đội sẽ có khả năng bắt giữ Tướng Nhuận, đặt sự chấm dứt cho cuộc nổi dậy, và trả lại chính quyền Sài Gòn quyền kiểm soát trên những lực lượng của QĐVNCH(pc 01) tại Quân đoàn I.
Anh Đính ra lệnh đội Hắc Báo lên những chiếc xe tải, bằng cách nói với những người của mình rằng họ sắp sửa trở lại thành phố Huế để lấy những lương thực tươi. Anh ta cũng hy vọng sẽ sử dụng luận điệu lẫn tránh đó với bất kỳ đội quân nào của QĐVNCH trung thành với Phong trào Đấu tranh vốn chận đường của họ; dù sau, thành phố Huế là cơ sở hậu cần của đội Hắc Báo. Những người ủng hộ của Phong trào Đấu tranh, tuy thế, phát hiện đoàn xe của đội Hắc Báo, và anh Đính chẳng bao lâu tìm thấy bước tiến của mình bị chận bởi những chiếc xe tăng và bộ binh của QĐVNCH. Người chỉ huy ở nơi xảy ra đã ra lệnh cho anh Đính vào trong khu nhà của mình, nhưng anh Đính từ chối. Trong bối cảnh bế tắc căng thẳng, Tướng Nhuận đạt được một liên kết điện thoại trực tiếp với anh Đính và yêu cầu được biết những ý định của anh ta. Anh Dinh thông báo cho vị Tư lệnh sư đoàn của mình rằng anh ta đang tìm cách tiếp tế lương thực lại, và ông Nhuận, phản ứng bằng ra lệnh cho đội Hắc Báo trở lại cây cầu tại làng Lăng Cô. Ông Nhuận sau đó cách chức anh Đính khỏi quyền chỉ huy và thông báo cho anh ta rằng anh ta sẽ bị đưa ra trước một tòa án quân sự để trả lời cho những hành động của mình.55
Lo sợ cho cuộc sống của mình, anh Đính tháp tùng với cố vấn Hoa Kỳ của mình đến quân khu của BChHTrQsVN(pc 07) tại Phú Bài trong khi chờ đợi thủ tục giấy tờ liên quan đến số phận của mình. Tuy nhiên, trong đêm đó, một chiếc máy bay nhỏ đến để mang anh Đính về Đà Nẵng, nơi mà anh ta sau này tiếp tục bay về Sài Gòn. Chế độ ông Thiệu / Kỳ biết ơn đối với những hành động của anh Đính và đánh dấu anh ta cho ngay cả cấp bậc cao hơn của quyền chỉ huy sau việc kết thúc cuộc khủng hoảng. Tướng Nguyễn Ngọc Loan, đứng đầu cảnh sát Việt Nam và là trung tâm đối với việc đánh bại Phong trào Đấu tranh tại Đà Nẵng, thậm chí đưa ra đề nghị cho anh Đính quyền chỉ huy dưới phạm vi hoạt động của mình. Anh Đính do dự; anh ta muốn quay trở lại quyền chỉ huy cho đội Hắc Báo và muốn sự chấm dứt đối với cuộc nổi dậy vốn đã làm quá suy yếu QĐVNCH(pc 01)
Trong khi Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế cả hai ở Sài Gòn, những lực lượng chính phủ tập trung và xiết chặt gọng kềm của họ trên thành phố Huế, trong khi việc gây nổi loạn chống-Mỹ nghiêm trọng nổ ra trong thành phố. Mặc dù Tướng Nhuận từ chối sử dụng đội quân của Sư đoàn 1 QĐVNCH chống lại so với thường dân của thành phố Huế, ông ta cuối cùng nhận ra rằng các lực lượng được dàn ra chống lại Phong trào Đấu tranh thì quá mạnh. Cuối cùng, ông ta tuyên bố lòng trung thành của mình với chế độ Sài Gòn và dời đi Sư đoàn 1 QĐVNCH khỏi việc phòng ngự thành phố, sau khi để lại tuyến đường mở rộng cho sự tiếp nhận của chính phủ vào khu vực.56 Vào ngày 18 tháng Sáu, ba tiểu đoàn Nhảy dù, dưới sự chỉ huy của Đại tá Ngô Quang Trưởng, tiến vào thành phố Huế và trong vòng 48 giờ đã tái lập quyền kiểm soát.

p63

Mặc dù sẽ mất một thời gian để nhổ tận gốc những ổ kháng cự cuối cùng, cuộc nổi dậy của Phật giáo của năm 1966 vào lúc kết thúc.

h- Một sự bắt đầu mới :

Những rối loạn đã gây thiệt hại nặng nề về khả năng chiến đấu của các lực lượng QĐVNCH(pc 01) tại Quân đoàn I, đặc biệt là Sư đoàn 1 QĐVNCH. Trong vòng hai tháng, những cố gắng quân sự của miền Nam Việt Nam trong khu vực đã bắt buột ngưng lại, để cho Việt cộng và Bắc Việt tự do thực hiện các hoạt động chống-chính-phủ. Vào tháng Tám, BChHTrQsVN(pc 07) báo cáo rằng các đơn vị của QĐVNCH trong khu vực vẫn còn đang khốn đốn từ những ảnh hưởng sau đó của cuộc khủng hoảng Phật giáo và rằng những hoạt động tấn công vẫn chưa được lên kế hoạch.57 Nhiệm vụ xây dựng lại Sư đoàn 1 bị tan vỡ từng mảnh rơi rơi vào vị Tư lệnh mới của nó, Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng. Một người theo Phật giáo từ đồng bằng sông Cửu Long và học viên sĩ quan tốt nghiệp của trường Thủ Đức, Tướng Trưởng là người đàn ông đúng cho công việc. Ông ta có cá tính mạnh mẽ và những khả năng tổ chức và thậm chí sau này được ca ngợi bởi Tướng Norman Schwarzkopf như là một “vị chỉ huy chiến thuật xuất sắc nhất” mà ông ta từng biết đến.58
Ông Trưởng làm việc cặm cụi một cách siêng năng để nâng cao hiệu quả hoạt động của sư đoàn sau cuộc nổi dậy đã được đánh giá như là ngoại biên. Một nhà lãnh đạo chiến đấu chân chính vốn là người ít quan tâm đến chính trị, ông Trưởng chú tâm chọn lọc kỹ lưỡng những sĩ quan cao cấp của mình và nhấn mạnh rằng những người chỉ huy tiểu đoàn của ông ta là người chuyên ngành với kinh nghiệm rộng lớn về chiến đấu. Vị Tư lệnh sáng tạo cũng chú tâm cung cấp cho việc huấn luyện tốt hơn và việc sử dụng các lực lượng bản địa của mình, mà qua đó làm tăng thêm to lớn sức mạnh và khả năng chiến đấu của Sư đoàn 1 QĐVNCH. Do sự chăm sóc của ông Trưởng và khả năng của ông ta phát triển một tinh thần đồng đội trong sư đoàn, Sư đoàn 1 QĐVNCH trổi lên đến một cấp độ mới về hiệu quả và phục vụ như là một mô hình của cái gì đó mà quân đội miền Nam Việt Nam có thể trở thành. Vào năm 1968, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Clark Clifford phát biểu rằng Sư đoàn 1 QĐVNCH thì “có thể so sánh về chất lượng đối với bất kỳ sư đoàn nào của Quân đội Hoa Kỳ.”59
Dưới quyền chỉ huy của Tướng Ngô Quang Trưởng là một thời gian hứng thú cho cả Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế. Sư đoàn 1 QĐVNCH cuối cùng có một vị lãnh đạo thực sự vốn là người lên kế hoạch để mang chiến tranh đến kẻ thù hơn là tham gia vào chính trị. Với ông Trưởng trong vai trò chỉ huy, anh Đính, vốn là người vẫn mòn mỏi chờ đợi ở Sài Gòn, đã ngây ngất khi anh ta nhận được cú gọi để trở lại vai trò chỉ huy của đội Hắc Báo. Đối với Trần Ngọc Huế, thời gian của anh ta như là người phụ tá doanh trại cho Tướng Chuẩn, vốn là người đã đi tiếp lên để điều hành công cuộc huấn luyện quân sự cho những sĩ quan của bộ Tổng Tham Mưu Kết hợp Việt Nam ở Sài Gòn, đang gần sự kết thúc của nó.

p64

Khi tiếng tăm của Sư đoàn 1 QĐVNCH một lần nữa trỗi lên, Trần Ngọc Huế khao khát cho việc trở lại để chiến đấu và quyết định làm việc chăm chỉ để đạt được việc thuyên chuyển đến đơn vị mà anh ta cuối cùng đi đến sự tôn trọng rất nhiều trong khi anh ta và anh Đính đã làm việc chặt chẽ với nhau ở thành phố Huế –đội Báo Hắc. Sau những công việc khó nhọc của năm trước, cả anh Đính và anh Huế tượng trưng cho quan điểm chiếm ưu thế trước đây của các sĩ quan thuộc thế hệ họ và nhìn về một tương lai với niềm lạc quan và hy vọng lớn lao về thắng lợi. Hiện thời lúc bấy giờ, những người Mỹ đang đảm nhận phần lớn gánh nặng quân sự và chế độ miền Nam Việt Nam đã phải chịu đựng qua cuộc khủng hoảng to lớn và công cuộc cải cách đã bắt đầu, chắc chắn là điều tồi tệ nhất của cuộc chiến ở phía sau họ. Không ai đưa ra bất kỳ suy nghĩ nào đối với bối cảnh trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, vì điều đó quá kỳ lạ thậm chí không thể cho rằng những lực lượng Mỹ sẽ rút khỏi cuộc xung đột, bỏ lại công việc chưa hoàn thành, và rằng chế độ miền Nam Việt Nam và quân đội sẽ không thay đổi từ nền tảng một cách cơ bản, rời bỏ một QĐVNCH chưa sẵn và lẽ loi để chiến đấu cuộc chiến bị chuyển đổi.

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ QĐVNCH : Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
pc 02_ BĐQ : Biệt động Quân.
pc 03_ TQLC : Thủy quân Lục chiến.
pc 04_ ĐPQ & NQ: Địa phương Quân và Nghĩa quân.
pc 05_ QĐBV : Quân đội Bắc Việt.
pc 06_ VC : Việt Cộng.
pc 07_ BChHtrQsVN : Bộ Chỉ huy Hỗ trợ Quân sự cho Việt Nam (MACV = Military Assistance Command, Vietnam).

Leave a comment