Phần 03: Đại úy Ripley–Đại đội 6 Lima

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

(trang bỏ trống)
p37

Phần 03: Đại úy Ripley–Đại đội 6 Lima

Khi Đại úy John Ripley đến đất nước vào tháng Mười năm 1966, anh ta sẽ là người thứ ba trong số ba anh em Ripley ở đó vào năm đó để thăm viếng sự tàn phá trên kẻ thù Cộng Sản. Trong khi người anh tên Mike, già hơn anh ta John một năm nhưng là người anh em Ripley sau cùng bước vào Quân đoàn, lái chiếc phi cơ A-4s (i.e. A-4 Skyhawk) và đã thực sự kết thúc quân vụ chiến đấu của mình vào tháng Sáu, người anh cả tên George, là một người vốn đã đầu độc em nhỏ của mình bằng sự tiếp xúc với tác phẩm “Tiếng thét của Trận chiến” (“Battle Cry”) của Leon Uris(pc 01) và vì thế gắn chặt ước muốn của mình là một quân nhân Thủy quân Lục chiến (TQLC), bây giờ là vị Thiếu tá và đang phục vụ như là một sĩ quan chuyên trách những hoạt động(pc 02) (có ký hiệu là S-3) cho Trung Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến, đơn vị mẹ là 3/3.(pc 03) Người cha tên là Bud Ripley đã thực sự viết một lá thư gói trọn cảm xúc trước đó trong năm cho Bộ trưởng Hải quân cầu xin cho một cơ hội dành cho cả ba đứa con trai của mình phục vụ trong vùng chiến sự cùng một lúc. Lo ngại rằng luật lệ nhằm hạn chế những mất mát mà một gia đình có thể chịu đựng được, cũng sẽ hạn chế nghĩa vụ của những đứa con trai mình cho đất nước của họ, Bud Ripley vui lòng mạo hiểm những người mà anh ta yêu thương nhất, cho đất nước mà anh ta yêu quí rất nhiều.

(Phi cơ A-4 Skyhawk trong Chiến tranh Việt Nam
mà Mike Ripley đã từng là một phi công)

(Tiểu thuyết gia Mỹ Leon Uris 1924-2003)

(Ấn bản đầu tiên của tác phẩm “Tiếng thét của Trận chiến”
được xuất bản vào năm 1953)

Việc bổ nhiệm bởi vận mệnh của Đại úy John Ripley sẽ không bị gián đoạn bởi bất kỳ luật lệ hoặc người nào. John Ripley đã nuôi dưỡng, hoạch định, và tự quyết ý bước vào hiện tình như ý này. Đại đội Lima, mà gần đây đã trải qua hai vị chỉ huy trong thời gian nắm quyền ngắn ngủi và chỉ như là một đại đội súng trường khác, được biến đổi trong vòng chỉ là một vài tuần qua sự xuất hiện của một vị Đại úy mới trở thành những Tiểu đoàn Hoạt động Đặc biệt (SOB = Special Operations Battalion) cừ khôi nhất quanh đó. Trước khi anh ta nắm quyền chỉ huy trong cả tháng, sự biến dạng đã hoàn tất.

p38

Lê Bá Bình
Sài Gòn
Tháng Hai năm 1965

Nếu được xét đoán từ bên ngoài, từ quan điểm của người Mỹ, chính là điều bất thường mà Lê Bá Bình, gần đây đã được thăng lên chức Trung úy và được nắm quyền chỉ huy của Đại đội Sói Biển đầu tiên, ngay lập tức trở về nhà và trở lại cuộc chiến tranh. Ngoại trừ cuộc Nội Chiến của Hoa Kỳ, không có cuộc chiến nào trong kinh nghiệm gần đây về cuộc chiến đấu trên sân nhà. Trong số những người đang sinh sống, ký ức chung luôn luôn là về những chàng trai Mỹ đi ra chiến tranh hoặc bổn phận nghề nghiệp –chủ yếu là đến châu Âu nhưng cũng đến vùng Thái Bình Dương hoặc lục địa Á châu– ở một nơi nào đó, một nơi xa cách quê nhà. Ngay cả đối với viễn ảnh về Trận chiến đấu Cuối cùng bằng hạt nhân không bao giờ xa khỏi ý thức quốc gia, điều đó là một sự có thể quá khủng khiếp không thể liệu trước một cách nghiêm túc.
Đối với người dân của nó, nước Mỹ là quê nhà, nơi trái tim ngự, bị cô lập và cách ly bởi hai đại dương, là một thành trì hùng vĩ. Những người chiến đấu Mỹ không phải lo lắng là các thị trấn và thành phố của họ có thể bị cướp phá, và những phụ nữ, con cái của họ sẽ bị xúc phạm. Cũng không phải là Lê Bá Bình và những người của TQLC.(pc 04) Không có điều như thế như Thành trì Việt Nam. Ít nhất là chưa.
Việc trở lại Việt Nam của anh Bình thì không đáng chú ý. Anh ta đã từng nhớ mái ấm gia đình của mình, thức ăn, những mùi vị và âm thanh quen thuộc của nhà mình. Đó là điều tốt được trở lại, qua việc thoả lòng để biết rằng anh ta sẽ sớm bắt đầu trở lại việc đầu tư vào đất nước mình vốn đã thực hiện trong lòng anh ta. Anh ta đã từng thích thú nước Mỹ, sự to lớn của nó và những khoảng không gian rộng mở của nó, sự chuyển động liên tục của người dân nó.
Anh Bình đã học được nhiều ở Trường Cơ bản, đã làm bạn nghiêm túc trong số những quân nhân Thủy quân Lục chiến Mỹ vốn là những người sẽ chẳng bao lâu đến bên cạnh trong cuộc đấu tranh của đất nước mình. Anh Bình nóng lòng áp dụng các bài học học được mà qua đó, như anh ta biết, sẽ biến thành cái gì đó cứu lấy những sinh mạng trong số những người lính của mình và, về sự quan trọng to lớn hơn, thêm nhiều cái chết của những người Cộng sản.
Trong những năm theo sau cuộc hôn nhân của bà ta với Lê Bá Sách, người mẹ kế của anh Bình đã lo liệu sinh ra bảy đứa con, trợ giúp với việc nuôi dưỡng bốn đứa con riêng lớn hơn của mình chồng, và điều hành một tiệm tạp hóa đủ loại và một quầy thức ăn trong Chợ Tân Định. Chuyên biệt nhiều về món bún phổ biến hơn và những món cơm đĩa từ miền bắc, bà ta trông nom công việc buôn bán có lợi nhuận với sự trợ giúp của những đứa con của bà vốn là những người làm việc ở đó sau giờ học.

p39

Đối với anh Bình, vùng Tân Định là quê nhà, một ốc đảo yên tĩnh, một nơi trú ẩn, một nơi luôn luôn trở lại vào cuối tuần khi Tiểu đoàn 3 đã không được dàn quân từ căn cứ địa phương của nó, chỉ có mười lăm cây số cách xa, ở Thủ Đức. Cuộc sống hàng ngày ở vùng Tân Định dường như tương đối không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh đang được tiến hành từng lúc ở các làng mạc và vùng nông thôn không cách xa lắm. Bên ngoài Sài Gòn, bằng chứng về sự cảm thông với Cộng sản và sự kiểm soát của Việt Cộng (VC) thì không khó khăn để xác định vị trí. Những người Mỹ tìm thấy khó có thể hiểu được cảnh ngộ của những đồng minh Việt Nam. Đối với những người Mỹ, việc ra đi đến chiến tranh có nghĩa là một chuyến đi dài trong một chiếc máy bay hoặc tàu. Đối với anh Bình và hầu hết mọi người trong TQLC, điều đó thường chỉ là một cuộc đi chơi vài phút ở lưng chiếc xe gắn máy.
Khi họ chuẩn bị cho những hoạt động chiến đấu thường ngày, các đơn vị di động của TQLC thường mang theo những phần ăn đủ cho sáu ngày bao vốn bao gồm gạo, cá khô, lạp xưởng, và nước tương. Những phần ăn cá nhân loại C(pc 05) của Mỹ được mang theo cùng nhưng được sử dụng như là một sự lựa chọn cuối cùng bởi những người lính TQLC Việt Nam với những khẩu vị sành điệu. Với một hệ thống cung cấp rất ít phức tạp hoặc cồng kềnh, mỗi vị Tiểu đoàn Trưởng duy trì phần trợ cấp tiền mặt của riêng mình mà từ đó anh ta có thể rút ra để bổ sung vào những phần ăn của người mình. Tiền mặt thì dễ dàng mang theo hơn hàng tấn thực phẩm. Có thể để mua cá, gạo, sản vật, và bất cứ điều gì khác mà những binh lính của anh ta có thể cần đến từ các nguồn địa phương, đưa đến các đơn vị một ảnh hưởng mạnh mẽ về thương mại trong các khu vực mà họ hoạt động. Một trọng tải nhẹ hơn cũng làm đơn giản hóa sự cố gắng về hậu cần.

(Phần ăn loại C của một quân nhân Hoa Kỳ
chiến đấu ở Việt Nam)

Nước đã được rút ra từ các nguồn địa phương, thường thường là những cái giếng hoặc những con suối nhỏ. Lực lượng TQLC, hoặc là những chàng trai thành phố hay thôn quê, nói chung có những thể chất phù hợp đối với chất lỏng thích đáng nhưng kém-tinh-khiết-hơn-theo-những-tiêu-chuẩn-Mỹ. Việt Cộng được biết đến với việc bỏ thuốc độc vào những cái giếng khi họ có thể. Một thử nghiệm thô sơ nhưng hiệu quả cho việc giả mạo như thế liên quan đến việc ngâm ớt tươi mới cắt vào trong nước được mới múc ra. Một sự thay đổi màu sắc đưa đưa ra kết quả xác định nước đó có an toàn để uống không.
Một trong những thách thức lớn hơn, khi việc hoạt động trong hoặc xung quanh những khu vực đông dân cư, là việc nhận diện những người Việt Nam có cảm thông đối với nguyên nhân của Cộng sản. Không giống như Quân đội Bắc Việt, Việt Cộng không mặc những đồng phục.

p40

Tính chất lén lút và lừa dối, là khả năng để trà trộn ngược lại vào trong dân cư từ đám người mà đó họ từng đến, là những lợi thế mà họ luôn luôn tìm cách để khai thác.
Những người Mỹ đặc biệt gặp phải khó khăn trong việc tách biệt những thường dân trung lập khỏi các chiến binh của kẻ thù. Những sự khác biệt to lớn trong cả ngôn ngữ và văn hóa đã kết hợp với nhau để tạo nên sự giao tiếp hiệu quả và sự hiểu biết những khía cạnh tinh tế của cách sống này; vì vậy hoàn toàn vượt ra ngoài cái gì đó mà một quân nhân điển hình Mỹ đã từng biết đến, là một chướng ngại lớn đối với những cố gắng của Mỹ hầu đánh bại kẻ thù hoàn toàn dù thắng thế hơn trong hỏa lực nhưng thua trong việc gian xảo hoặc sự cống hiến. Với những rào cản không phải là văn hóa cũng không phải là ngôn ngữ, những binh lính Thủy quân Lục chiến Việt Nam nói chung có thể xác định vị trí những khu vực nơi mà VC(pc 06) hoạt động.
Một hàng dài những kỹ thuật và những người chỉ điểm xác định sự hiện diện của Việt Cộng. Những cuộc nói chuyện đơn giản với những dân làng thường thường sẽ tiết lộ những sự cảm thông hoặc ý định của họ. Đó là điều hiển nhiên riêng biệt nếu một người chống cộng bằng ý muốn của anh ta hoặc cô ta để nói về điều gì đó đang diễn ra vì trợ giúp cho chính phủ thường đi đến một cái giá cao cho những thường dân bị kẹt ở giữa. Sự trả thù của VC cho sự phản bội như thế đó thì nhanh chóng và tàn bạo.
Trong những khu vực thuộc quyền kiểm soát hoặc đe dọa của VC, dân cư thì thường im lặng hơn, miễn cưỡng trả lời những câu hỏi cơ bản nhất. Sự im lặng một mình là điều báo hiệu đủ cho những binh lính Thủy quân Lục chiến phải biết thận trọng hơn. Những làng mạc và những cánh đồng lúa kế bên với chỉ những dân cư gầy như bộ xương của những người lớn đang làm việc trong suốt những giờ canh tác ban ngày bình thường theo một cách đặc trưng có nghĩa là họ đang tham dự những lớp học được đòi hỏi về sự tuyên truyền và truyền bá. Đôi khi, Thủy quân Lục chiến sẽ yêu cầu những ngôi làng bị nghi ngờ là VC tiếp tục thắp sáng những cái đèn lồng của họ vào ban đêm để cho sự di chuyển có thể dễ dàng được quan sát. Nếu ánh sáng tắt cho những binh lính Thủy quân Lục chiến biết, có một cái gì đó ẩn nấp.
Tách biệt ra và gom lại với nhau, có một dãy những mô hình rõ ràng và không rõ ràng mấy để xác định mức độ đe dọa trong bất kỳ khu vực cụ thể nào. Theo nguồn tình báo tốt nhất, tuy nhiên, cách chắc chắn không sai được để tìm ra nếu có những người Cộng sản quanh đó là thu hút những trẻ em, những đứa nhỏ trong cuộc trò chuyện. Chọn lọc chúng ra khỏi đám đông, tiếp tục đưa ra cho chúng lòng tốt và kẹo, đó là điều dễ dàng nhiều hơn để có được sự thật từ tính ngây thơ trẻ con vốn không có thực chất nào của việc đào tạo hoặc lời cảnh cáo nào của cha mẹ VC trung kiên nhất vốn có thể hoàn toàn lờ đi.

p41

Điều mà anh Bình và số lượng ngày càng tăng của các sĩ quan non trẻ TQLC đã từng được giáo dục xa hơn tại thị trấn Quantico, là việc tốt. Khi năng lực chiến đấu của họ đang cải thiện và kích thước của Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Việt Nam đang phát triển để đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của cuộc chiến tranh vào năm 1965, sự tàn khốc của các trận đánh đang được tiến hành cũng thế. Khi anh Bình còn là một Thiếu úy, hầu hết cuộc chiến đấu đã gần hơn đối với Sài Gòn chống lại các đơn vị nhỏ hơn của Việt Cộng. Ngay sau khi việc phong chức của anh ta lên Trung úy và việc nắm lấy quyền chỉ huy Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 3, anh Bình thấy chính mình bị lôi cuốn trong cuộc chiến đấu xa hơn về phía bắc chống lại các đơn vị VC lớn hơn và ngay cả Quân đội Bắc Việt.
Từ việc khởi đầu của anh ta vào trong cuộc chiến đấu, ngay trước khi những ngày của anh ta ở thị trấn Quantico, anh Bình đã có sự cảm kích dành cho sự hiện diện của các vị cố vấn TQLC Mỹ mà sự tham gia của họ trong hoạt động bên cạnh những người anh em Việt Nam của họ bảo đảm việc đưa đến những số lượng tốt lành của hỏa lực. Sự hỗ trợ của Không quân đáp ứng nhanh chóng và chính xác hợp lý từ cả những phi công Việt Nam và Mỹ và sự yểm trợ pháo binh từ tiểu đoàn pháo binh của riêng TQLC thường báo hiệu những sự khác biệt giữa chiến thắng và thu bại, sống hay chết, đặc biệt là chống lại những lực lượng thường xuyên có số lượng vượt trội của kẻ địch trên phía bắc.
Những hoạt động của Đại đội 1 vào năm 1965 diễn ra chủ yếu ở khu vực mà qua đó sẽ trở nên được biết đến đối vối những người lính và công chúng Mỹ như là Quân khu I (được phát âm như là “Eye Corps” –“ai cóp”– từ chữ I Corps). Miền Nam Việt Nam đã được phân chia thành bốn vùng cho những mục đích quân sự. Quân khu I là một khu vực quân đoàn ở cực bắc trong đất nước. Khi nó là một khu vực quân đoàn vốn bao gồm vùng biên giới với miền Bắc Việt Nam (là Vùng phi Quân sự) cũng là một lãnh thổ tiếp giáp với Lào nơi mà Quân Bắc Việt duy trì Đường mòn Hồ Chí Minh và các doanh trại căn cứ rất quan trọng mà từ đó họ có thể xâm nhập vào miền Nam Việt Nam tại vô số các địa điểm; Quân khu I, một trong bốn khu vực quân đoàn, sẽ là một khu vực chiến đấu chán ngán nhất và những thương vong cao nhất trong suốt thời gian của cuộc chiến tranh.
Mười chín sáu mươi lăm là năm đẫm máu nhất lúc bấy giờ đối với những quân nhân Thủy quân Lục chiến của Sói Biển. Điều cần thiết là, sự nhạy bén của anh Bình như là một người chỉ huy đại đội bộ binh đã tăng trưởng theo cấp số nhân. Những cuộc chạm trán chính chống lại những đơn vị lớn hơn nhiều của Việt Cộng tại các địa điểm như là Tam Kỳ tỉnh ở tỉnh Quảng Nam, tiếp giáp với Quốc lộ 1, khoảng 60 km về phía nam của Đà Nẵng,

p42

570 km về phía bắc của Sài Gòn, và chỉ có sáu cây số từ bờ biển, là một nơi mà Đại đội 1 của anh Bình tham gia trong một chiến thắng to lớn trên nhiều trung đoàn VC.(pc 06) Những cuộc đụng độ khác, giống như cuộc chạm trán 40 km về phía nam Tam Kỳ tại Ba Gia và xa hơn vào nội địa là một bài học đắt giá trong việc tránh sự lừa dối. Tại Ba Gia, VC đã làm một công việc ra oai trong việc chuẩn bị chiến trường trước khi chiến đấu. Mặc dù Đại đội 1 rút ra một số lượng máu khá nhiều của Cộng sản, khi cuộc tiếp xúc cuối cùng nổ ra, chính là kẻ thù vốn là những người đã gây ra những thương vong lớn hơn. Lần này.

(Bản đồ quân sự của khu vực Đà Nẳng)

(Xe tăng Hoa Kỳ trong khu vực Tam Kỳ vào năm 1965)

(Những xe thiết giáp của quân đội đồng minh trong
Trận đánh ở Tam Kỳ vào năm 1965)

Bị thương lần thứ tư trong khi ở trên phía bắc dẫn dắt Đại đội 1, và một lần nữa được nhìn nhận cho tính cách anh hùng cá nhân của mình, danh tiếng chuyên nghiệp của anh Bình như là một nhà tư tưởng và là một chiến binh không sợ hãi khi lâm trận với một kẻ thù ngoan cường, đang trở nên được biết đến một cách rộng rãi trong nhóm huynh đệ nhỏ nhoi nhưng đang phát triển của TQLC. Những người anh em, chị em, cha mẹ của anh ta, và những người bạn cũ ngạc nhiên trước tính cách cam chịu gian khổ của anh ta khi anh ta dường như mãi mãi trong tình trạng phục hồi từ vết thương do mảnh bom nào đó hoặc bệnh tật ngoài da của rừng già.
Giữa khoảng thời gian những hoạt động, Sói Biển được bổ sung, sửa chữa, thay thế, nghĩ ngơi, và được huấn luyện thêm ở Thủ Đức. Luôn luôn có thời gian cho anh Bình trải qua với gia đình và bạn bè ở gần vùng Tân Định. Không có gì là chiến sự ở khu xóm đô thị của họ, ngoại trừ một đồn cảnh sát có kích thước hạn chế, nguy cơ của một cuộc tấn công khủng bố của Việt Cộng thì xa vời. Đối với anh Bình, sự chuyển đổi gần như liên tục giữa cuộc chiến đấu ở bất cứ địa điểm nào mà anh ta có thể được gởi đến và niềm khuây khỏa của vùng Tân Định lúc nầy là chuyện thường lệ. Một khi những người Cộng sản bị đánh bại và hòa bình được lập lại, tất cả họ sẽ trở lại với những đời sống sinh động mà không ai trong số họ đã từng thực sự trải qua nhưng tất cả đều nóng lòng mong đợi. Trong khi chờ đợi, họ sẽ phải thực hiện những hy sinh cần thiết.
Không có nơi nào là sự kéo dài của những hy sinh cần đến hôm nay cho một ngày mai tốt đẹp hơn, rõ ràng hơn trong âm nhạc của thời đại. Âm nhạc đương thời của Việt Nam, đến đầu và giữa thập niên 1960s là một sự pha trộn khác thường nhất của ảnh hưởng nào đó của Mỹ và Pháp, nhưng thường xuyên hơn là sự phản ảnh của thời đại bị kiềm chế theo địa phương hơn hai thiên niên kỷ của văn hóa bên trong nước.
Âm nhạc hiện đại của Việt Nam thực sự có thể được chia thành các khoảng giai đoạn thời gian. Từ năm 1954 lên đến khoảng năm 1962, trong khi sự nỗ lực tập thể đặt trên việc xây dựng bên trong một đất nước, các bài hát ghi chép về những cuộc đấu tranh gần đây và tự hào về những điều có thể có của nền cộng hòa.

p43

Bài nhạc “Chuyến Đò Vĩ tuyến”(pc 07) được dành riêng cho 800.000 công dân đó vốn là những người đã từ bỏ rất nhiều để đến từ miền bắc bằng tàu. Bài nhạc “Nắng Đẹp Miền Nam,”(pc 08) được dịch ra gần như là “The Rising Sun of the South,” là một giai điệu vốn gây thích thú cho công chúng rộng rãi như là tựa đề nói lên tất cả điều đó, và chỉ là một trong số nhiều bài hát đặc trưng có chủ đề tương tự cho thời điểm đó.

(Ca sĩ Hoàng Oanh trình bày Chuyến Đò Vĩ tuyến
(xin bấm vào để nghe)
của nhạc sĩ
Lam Phương, sau năm 1975, trên Asia DVD)

(Ca sĩ Hoàng Oanh với Nắng Đẹp Miền Nam,” (xin bấm vào để nghe)
của nhạc sĩ Lam Phương, trước 1975, ở Sài Gòn)

Từ năm 1962 về phía trước, khi cuộc xung đột gia tăng mạnh mẽ, âm nhạc theo sau. Tính cách ủy mị của ca sĩ Hoàng Oanh và sự biểu hiện tính chất hào hiệp của bài nhạc “Tình Anh Lính Chiến”(pc 09)“The Love of a Fighting Man”— được biết đến đối với tất cả mọi người và làm thót tim mỗi người đàn ông trong bộ đồng phục cũng như những phụ nữ vốn là những người đang chờ đợi họ. Trong bài hát, người lính đang ở tiền phương và người yêu của anh ta ở lại quê nhà. Vào lúc ban đêm, anh ta rình ngắm ánh trăng tròn và tự hỏi, giống như những người lính ở mọi nơi, không biết nàng của anh ta có đang nhìn thấy cùng một mặt trăng vào cùng một lúc và đang suy nghĩ về anh ta không.

(Ca sĩ và kịch sĩ Túy Hồng với Tình Anh Lính Chiến
(xin bấm vào để nghe)
của nhạc sĩ Lam Phương, trước 75)

Những bài nhạc khác, trong khi không gây đau lòng như thế, kêu gọi lòng yêu nước và sự hy sinh. Bài nhạc “Biệt Kinh Kỳ”(pc 10) hỏi và trả lời câu hỏi, “Ai là những người tham gia quân đội để xây dựng cho một tương lai hòa bình?” Nhiều bài trong số các bài nhạc mang tính chất yêu nước và chống Cộng, nhưng không phải tất cả. Miền Nam thì đủ lớn và đủ an ninh thậm chí chịu đựng âm nhạc phản chiến, phổ biến của nhạc sĩ Phạm Duy.(pc 11)

(Ca sĩ và nhạc sĩ Duy Khánh với Biệt Kinh Kỳ
(xin bấm vào để nghe)
của nhạc sĩ Minh Kỳ, sau 1975)

Ngay từ đầu năm 1962, dấu chân Mỹ ở Việt Nam thì đáng kể và ở mọi nơi, và hầu hết những thời gian quân vụ của những người Mỹ ngắn ngủi, đủ để áp đặt nền văn hóa của nó trong đất nước để cho sẽ có một chút sự khích lệ hoặc lý do để vượt ra ngoài cái gì đó dễ dàng để thưởng thức. Đi từ việc nói tiếng Anh đến tiếng Việt Nam thì không giống như việc học tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Pháp ở bậc trung học. Bạn không thể thêm một mẫu tự “o” vào cuối mỗi chữ và giả ra nó được, mặc dù một số ít chữ tiếng Pháp vẫn tạo nên sự khác biệt nào đó. Những người lính Mỹ và quân nhân TQLC sẽ nói là “boocoo VC,”(pc 12) “boocoo cái này”, và ” boocoo cái kia.” Những âm điệu tinh tế về ca hát của ngôn ngữ địa phương bị lạc mất nơi những người Mỹ vốn là những người vất vả ngay cả với những đôi đũa, và tìm thấy văn hóa Việt Nam cứ vòng vèo và không thích hợp với cái gì mà họ tin là những phương pháp công việc vượt trội hơn và trực thẳng về phía trước theo kiểu Tây phương của họ.
Trong số tầng lớp thương mại Việt Nam là những người vốn là những đàn ông quá mức tham lam và cực kỳ tư bản và những phụ nữ chỉ quá lo âu không thể bám vào sự hào phóng của Mỹ và sự kết hợp thiếu sự trao đổi có ý nghĩa.

p44

Bên trong vòng ranh giới của hàng chục “những người Mỹ non chẹt” vốn có mặt ở khắp bất cứ nơi nào mà nhân viên quân sự Mỹ hoạt động, tất cả đều quyến rủ kỳ lạ và gợi tình mà hầu hết những thanh niên nầy có ý muốn trải nghiệm. Một số ít người có lẽ thực sự từng muốn hiểu biết người dân hoặc nền văn hóa theo cách thân thiện vượt xa hơn cái gì đó hiện có sẵn trong những tiệm nhót bèo (tiệm nhảy rẻ tiền), nhà thổ và quán rượu.
Nơi mà chủ nghĩa đế quốc văn hóa của Mỹ dường như để lại ít khoảng trống cho điều đó vốn không thể được hiểu theo sự giao hảo của Mỹ, anh Bình sẽ thích thú, cùng với nhiều người trong số những bạn bè của mình và gia đình, một sự pha trộn đầy màu sắc của âm nhạc mãi mãi trên những làn sóng phát thanh. Mọi người đều thuộc nằm lòng nhịp điệu mạnh mẽ của bài hát “C’est Si Bon”(“Đó là điều Quá Tốt”)(pc 13) và hầu hết mọi người, bởi vì di sản Pháp ở đó, thực sự hiểu được những lời nhạc đó. Với việc ra lệnh mệnh của anh ta bằng tiếng Anh, anh Bình thậm chí thấu hiểu những lời của những bài hát của ban nhạc Beatles giống như bài “I Saw her Standing There” (“Tôi Trông thấy Nàng đang Đứng đó”). Và tuy là anh ta chắc chắn rất thích chúng không nhiều hơn hàng trăm ngàn thanh thiếu niên Việt Nam không quan tâm và không quen thuộc đối với những ý nghĩa của lời bài hát, nhưng hoàn toàn bị chiếm lấy bởi âm thanh của âm nhạc. Ít nhất là những người Việt Nam và những người Mỹ cùng nhau có thể tìm thấy một chút gì đó để chia sẻ trong tính chất phổ quát của loại nhạc kích động rock-n-rock. Đối với những người yêu nước theo nếp sống kiểu xưa vốn là những người biết thưởng thức nam ca sĩ Sergeant Barry Sadler và bài nhạc “Ballad of Green Berets,” (“Giai điệu Ballad của Lực lượng Mũ Xanh”), nếu ở bản nhạc đó đã là sự quan tâm hoặc nhận thức, những người Mỹ có thể đã tìm thấy một nền tảng chung, và bản nhạc “Tình Anh Lính Chiến” đã sẽ dường như thu hút và quen thuộc nhiều hơn.

(Nữ ca sĩ và minh tinh Pháp, Patachou nổi tiếng
với bài C’est Si Bon” (xin bấm vào để nghe)
trong cuốn album “Huyền thoại của những
Bản nhạc Pháp”
vào năm 1955)

(Bản ấn hành bên Mỹ vào năm 1963, với bài I Saw Her Standing There
I Want to Hold Her Hand” (xin bấm vào để nghe) nổi tiếng )

(Đĩa nhạc được ưa thích bởi những quân nhân Mỹ
với bài Ballad of Green Berets
(xin bấm vào để nghe)
vào năm 1966)

Như là một cấp úy bộ binh trẻ, anh Bình là tập trung nhiều vào việc theo đuổi phần việc của mình về chiến tranh và việc giám sát những người của Đại đội 1 hơn bất cứ điều gì khác. Trong khi anh ta rất thích những gì âm nhạc có, anh ta dành ít thời gian trong sự trầm tư nghiêm túc trên ý nghĩa của bất kỳ bài nhạc nào một cách riêng biệt. May mắn cho anh ta, có một người phụ nữ trẻ, đặc biệt, với một cảm giác sâu sắc hơn về nghệ thuật và thơ ca và sự lãng mạn của những thời gian nầy và giai đoạn riêng biệt nhất này. Anh Bình sẽ có một lý do cá nhân để sau đó cảm ơn cho việc hát bài nhạc “Tình Anh Lính Chiến” của Hoàng Oanh khi sự biểu diễn liên tục của nó sẽ phục vụ như là một sự xác định cuối cùng trong việc thỏa thuận sau hết của Bành Cẩm kết hôn với anh ta.

p45

Đại đội 6 LIMA:

Khi John Ripley xuất hiện ở Việt Nam, anh ta chỉ có một mục đích chuyên nghiệp trong tâm trí. Nhiều như anh ta yêu người vợ Moline và đứa con trai của họ là Stephen, John Ripley là một sĩ quan bộ binh của Quân đoàn Thủy quân Lục chiến. Anh ta là vị Đại úy của Quân đoàn TQLC. Những vị sĩ quan Đại úy bộ binh của Quân đoàn TQLC, theo cách sắp xếp, chỉ huy những đại đội súng trường –trong cuộc chiến đấu khi có thể. Bất kỳ một vị “thuyền trưởng” TQLC (skipper –theo cách gọi riêng biệt của những binh lính TQLC Mỹ ám chỉ vị đại đội trưởng bằng sự kính trọng và thân mến) nào với những mức hợp chất bày tiết về sinh dục hợp lý, bất kỳ một vị “thuyền trưởng” TQLC nào với cặp tinh hoàn có một hoặc nhiều chức năng sẽ bò trần truồng trên kính vỡ cho cơ hội được dẫn dắt những quân lính TQLC vào trong cuộc chiến đấu. Bất kỳ một vị “thuyền trưởng” TQLC nào thiếu mức độ đó của tính chất nhiệt tình thì không có khả năng thành công trong những sự gắng sức lãnh đạo của mình.
Một số ít người bên ngoài quân đội hiểu được hoặc đánh giá cao sức mạnh tuyệt đối và thẩm quyền quyết định giống như Thượng đế được cho nam giới trong suốt cuộc chiến đấu, họ vốn là những người vừa mới ra khỏi lứa tuổi thiếu niên của họ. Lịch sử chiến tranh thì tràn đầy với những thí dụ của những chàng trai chỉ mới vừa trở thành trước đó và trạng thái biến đổi nhanh chóng của họ. Bởi vì bản chất việc chiến đấu trên bộ ở Việt Nam, một số lượng hỏa lực phi hạt nhân dồi dào được tập trung trong tay của những vị Đại úy 24, 25, 26 tuổi đó vốn là những người thường xuyên điều hành những đại đội của họ vượt qua các cánh đồng lúa và những khu rừng già và lên xuống những con đường mòn khổ ải.
Đối với một vị sĩ quan bộ binh vốn là người thích thú sự thử thách cuối cùng nhất, đối với người đàn ông đó vốn là người tất nhiên phải biết xem anh ta có sự pha trộn cần thiết của những bộ não và cơ bắp để dẫn dắt người đàn ông trong cuộc đấu tranh đầy chán ngán, công việc của người chỉ huy đại đội súng trường là một thử nghiệm đơn thuần.
Nhiều yếu tố được kết hợp để tạo nên một cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cái gì đó mà một số người sẽ đề cập đến như là một “cuộc chiến tranh của vị chỉ huy đại đội.” Địa hình và địa thế hầu hết thường gây trở ngại việc sử dụng các đơn vị lớn hơn và việc thực hiện cuộc huy động càn quét. Với rất nhiều cuộc chiến đấu được thực hiện trong những khu rừng núi, tầm nhìn bị hạn chế, những vấn đề thông tin liên lạc là một thách thức, và sự tiếp xúc với kẻ thù thì rất gần bên và cá nhân.

p46

Điều này có nghĩa là những đơn vị lớn hơn đại đội có thể không thường xuyên được sử dụng cho một hiệu quả tối ưu. Do những hạn chế nầy về địa lý, những vị Tướng vốn là những người chỉ huy những sư đoàn, những vị Đại tá chịu trách nhiệm những trung đoàn, và thậm chí những vị Trung tá điều hành những tiểu đoàn đôi khi bị xuống việc giám sát những trận chiến từ những đồn trú chỉ huy ở phía sau hoặc trong những chiếc trực thăng bên trên, nhưng chỉ hiếm khi từ tiền phương. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam, qua việc được trù tính theo chiến lược và được tỉ mỉ lên kế hoạch ở những mức độ cao và trung bình, được thực hiện trên quy mô lớn từ cấp Đại úy trở xuống.
Vai trò của vị “thuyền trưởng” TQLC cho một đại đội súng trường có sự thu hút riêng biệt nhất. Chính là một điểm tựa, trung tâm điểm tuyệt đối của vũ trụ Thủy quân Lục chiến xung quanh vốn xoay vòng một sự pha trộn hoàn hảo của ban lãnh đạo đang thực tập. Một sĩ quan có thẩm quyền, không có sự tranh chấp, vốn là người đại diện và thích hợp cả “việc quản trị” và “lao động,” vẫn có thể gần gủi như là một người anh lớn đối với các người chỉ huy trung đội và những người của mình, nhìn thấy những kết quả ngay lập tức –những gặt hái về những khả năng của đơn vị mình– và đồng thời sử dụng một sự đo lường đầy đủ các kỹ năng về trí tuệ của anh ta trong việc phối hợp và chỉ huy tất cả các binh chủng hỗ trợ mà qua đó những quá trình suy nghĩ của anh ta có thể đạt được kết quả.
Trong cuộc chiến đấu, không có thử thách nào lớn hơn việc tham gia vào hỏa lực tuyệt vời của những khẩu súng Hải quân, pháo binh, và sự hỗ trợ của Không quân và việc phối hợp chúng một cách thành công, chính xác đối với những người lính trên bộ. Khi tất cả điều đó kết hợp với nhau, như nó thường làm, chiến thắng là một sự chắc chắn gần kề. Đôi khi không phải tất cả mọi thứ tạo nên kết quả tốt. Thậm chí sau đó, điều đó luôn luôn là những hoạt động chung của những quân nhân TQLC cá thể được huấn luyện kỷ càng và được dẫn dắt đúng đắn trong những toán, tiểu đội, và những trung đội súng vốn là những bộ phận cấu thành của những đại đội; họ vốn là những người sẽ vượt qua những sai lầm trong việc phán đoán, những vấn đề thông tin liên lạc lầm lỗi, “bắn lầm,” những trường hợp không may, hoặc một kẻ thù kiên quyết ngang nhau; họ vốn là những người tạo nên những sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
Theo sự tuân hành của mệnh lệnh, sử dụng sự phán đoán có đầy đủ thẩm quyền nhưng vẫn chín chắn, đang chờ đợi một cuộc dàn trận đầy đủ của lực lượng hủy diệt, với đủ mọi vũ khí ngoại trừ hạt nhân, vốn được tạo nên bởi các nhà khoa học giỏi nhất từ các công ty lớn nhất của khu cao ốc kết hợp về kỹ nghệ và quân sự của nước Mỹ hùng mạnh. Tất cả mọi việc mà một vị “thuyền trưởng” TQLC phải làm là yêu cầu cho những mệnh lệnh, và sau đó cho biết nơi mà sự phá hủy cần được được đặt vào. Đó là tất cả việc ở đó cho anh ta và những binh lính TQLC của mình, đại loại giống như bàn thức ăn tự phục vụ, to lớn với những phút giây không giới hạn.

p47

Thứ đồ vật rất dễ làm nặng đầu; hỏa lực hủy diệt vốn sẽ cày nát trái đất, hỏa lực hủy diệt vốn sẽ biến một người đàn ông trở thành sương mù, xóa tất cả bằng chứng từng có sự tồn tại của anh ta –tất cả hỏa lực này trong tay của một người đàn ông trẻ tuổi, sự cân nhắc, trách nhiệm cho những sinh mạng của 200 người đàn ông và hỏa lực vô giới hạn phụ thuộc vào quá trình suy nghĩ của một người hầu như không cạo râu, vốn là người chỉ một hoặc hai năm trước đó có thể đã xem mối quan tâm trước mắt nhất của mình là vượt qua được kỳ thi vào đại học, giường của một số phụ nữ trẻ đầy hứa hẹn, hoặc không suy nghĩ gì hết hơn là lắng nghe bài nhạc “(Who Wrote) The Book of Love” (“(Ai viết) Cuốn sách Tình yêu?”)(pc 14) hoặc “Who Put the Bomp in the Bomp Bah Bomp Bah Bomp” (“Đặt bỏ trái Bom vào trong tiếng kêu Bom Bom Bom?”(pc 15)

(Ban nhạc The Monotones nổi tiếng với bản nhạc
(Who Wrote) The Book of Love” (xin bấm vào
để nghe)
vào năm 1958)

(Đĩa nhạc đơn Who Put the Bomp (in the Bomp Bomp Bomp)
(xin bấm vào để nghe)
với ca sĩ Barry Mann
trình bày theo âm điệu doo-wop vào năm 1961)

Không một tổ chức khác nào cung cấp những sự hồi hộp, những cao độ và thấp về tình cảm, những trách nhiệm, hoặc những cơ hội cho sự liều lĩnh cá nhân và phần thưởng hoặc sự mất mát về tâm linh. Sau công việc của một vị chỉ huy đại đội, người đàn ông sẽ không bao giờ một lần nữa có được mức độ cá nhân hoàn toàn đó của một quyền lực giống như Thượng đế. Nếu anh ta trở lại với thế giới dân sự, không có một số lượng tài sản được tích lũy nào sẽ từng ngang bằng mức độ đó về trách nhiệm và thẩm quyền trước kia được ban cho. Ngay cả khi anh ta vươn lên nắm quyền chỉ huy các đơn vị lớn hơn, kinh nghiệm đó sẽ trừ đi những gì dính dáng không đổi về cá nhân đối với những người của mình vào thời gian chiến tranh xảy ra. Gần như mỗi vị Tướng lãnh của Quân đoàn TQLC, nghe nói rằng, sẽ vui lòng trao đổi những ngôi sao của mình cho một cơ hội thử thách khác trong việc chỉ huy một đại đội trong cuộc chiến đấu.
Phải mất một chút thời gian làm vài việc sau khi đến Việt Nam, nhưng John Ripley cuối cùng được ban cho quyền chỉ huy một đại đội mà anh ta rất mực khao khát. Nhiệm vụ được phân công như là một vị sĩ quan chỉ huy của Đại đội Lima đến khá nhanh chóng. Đại đội, vì nhiều lý do khác nhau không quá bất thường đến khủng khiếp, đã từng qua nhiều vị sĩ quan có chức vụ nắm quyền ngắn ngủi. Ngay cả với một số ít cựu chiến binh còn lại từ các chiến dịch gần đây, nhiệm vụ đó đã khá khác nhau. Trước đó khai triển đến một khu vực quanh thành phố Đà Nẵng, hoạt động của 3/3(pc 03) chủ yếu là chống lại những quân du kích Việt Cộng trong những cuộc va chạm không liên tục, thoáng qua. Cuộc chiến tranh mà họ sẽ chẳng bao lâu là một phần của nó ở Quân khu I về phía bắc, sẽ khắc nghiệt, có tính cách quy ước, và liên miên rất nhiều hơn so với kinh nghiệm trước đó. Sự tiếp xúc hàng ngày với lực lượng chính được đào tạo tốt hơn (so với Việt Cộng) và ghê gớm hơn của các đơn vị của Quân Bắc Việt trong địa hình thậm chí kém hiếu khách sẽ làm cho cuộc chiến đấu có những cấp cường độ đẫm máu hơn.

p48

Khi Đại úy Ripley nắm quyền chỉ huy Đại đội Lima, anh ta không mang lại một kinh nghiệm chiến đấu cá nhân nào với anh ta. Anh ta cũng không mang lại bất kỳ thói quen xấu nào. Một tâm trí cởi mở được kết hợp cùng với mong muốn là một người giỏi nhất mà anh ta có thể, là một khởi đầu tốt. Nền tảng về Lực lượng Trinh sát của anh ta được kết hợp với cuộc huấn luyện Biệt kích, lòng nhiệt tình cá nhân của anh ta cho việc thám thính và tuần tra, những kỹ năng chắc chắn trong việc tìm phương hướng trên bộ, và sự hiểu biết vững chắc về việc làm cách nào tối đa hóa sự hỗ trợ của hỏa lực hiện có là những tài sản không thể sờ thấy được mà anh ta sẽ chẳng bao lâu sử dụng với sự hiệu quả thiết thực.

(Huy hiệu của Lực lượng Trinh sát TQLC Mỹ, FORECON)

Cuộc huấn luyện Đại đội Lima bắt đầu với chiến thuật bộ binh cơ bản nhất, Đại úy Ripley là một đốc công nghiêm ngặt. Sự di chuyển của một đại đội súng trường bằng tất cả sức mạnh cộng với những thứ kèm theo, lên đến 225 binh lính TQLC, và những y tá quân y của Hải, thì không phải là một vấn đề đơn giản, đặc biệt là ở Quân khu I về phía bắc. Bên trong hai tuần, Đại đội Lima thường xuyên có thể thực hiện sự di chuyển để tiếp xúc với sự thông tin liên lạc 100% vô âm ngữ.
Không có chuyện chơi bời làm mất thời gian, không có chuyện giả vờ trốn tránh. Tất cả các giác quan đều được tham gia một cách đầy đủ. Mỗi quân nhân TQLC và y tá quân y biết công việc của mình, biết phải làm gì khi vấn đề trở nên xấu. Những người đàn ông trở thành giống như những con chó săn, qua việc mật thám cho bất kỳ đầu mối nào về sự hiện diện của đối phương trước khi Quân Bắc Việt sẽ tìm thấy họ. Trong hàng tháng, Đại đội Lima không bao giờ bắt gặp những việc bất ngờ, không bao giờ bị phục kích bởi kẻ địch. Đại đội Lima khởi đầu tất cả sự tiếp xúc. Họ đã tìm thấy rất nhiều. Một người bạn của anh Ripley và là đệ tử của Ed “Machete Eddie” McCourt, sau đó là vị Trung úy với Đại đội Ấn Độ của 3/3,(pc 03) nhanh chóng nhận xét rằng: “Rip là một thổi nam châm của Quân Bắc Việt. Những binh lính TQLC của tôi và tôi thường yêu cầu được giao nhiệm vụ là một trong hai bên sườn của Đại đội Lima bởi vì chúng tôi luôn chắc chắn sẽ thấy rất nhiều hoạt động.”

[00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42]

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ Leon Uris : tên đầy đủ là Leon Marcus Uris (3/08/1924–21/06/2003) là một tiểu thuyết gia Mỹ, được biết đến với thể loại sử giả của mình và việc nghiên cứu sâu sắc vốn đi vào trong những cuốn tiểu thuyết của ông ta. Hai cuốn sách bán chạy nhất của ông ta là “Cuộc Tha Hương” (“Exodus”) (được xuất bản vào năm 1958) và “Ba Ngôi” (“Trinity”) (được xuất bản vào năm 1976). Ngoài ra, tác phẩm “Tiếng thét của Trận chiến” (“Battle Cry”) (được xuất bản vào năm 1953) được dựa trên những kinh nghiệm của ông ta ở hải đảo Guadalcanal và Tarawa –là những nơi đã từng xảy ra những trận chiến Thái Bình Dương– mà qua đó ông ta tạo ra một tác phẩm bán chạy nhất. Đó là một cuốn tiểu thuyết mô tả sự dẻo dai và lòng dũng cảm của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.
Cuốn sách đó kể một câu chuyện về việc làm cách nào một nhóm tạp nhạp đến với nhau để tạo thành một đội ngũ hiệu quả, cũng như mô tả các trận đánh mà họ đã chiến đấu trong đó, bao gồm Trận chiến Guadalcanal, Tarawa và Trận chiến Saipan. Cũng được mô tả về những kinh nghiệm ở trại huấn luyện quân sự của họ ở thành phố San Diego và hai công tác của họ cho những trại Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ ở New Zealand, lần đầu tiên cho việc huấn luyện chuẩn bị cho Trận chiến Guadalcanal và sau đó trở lại một lần nữa để nghỉ ngơi và hồi phục trước khi chiến dịch Tarawa xảy ra. Những kinh nghiệm của họ ở New Zealand phơi bày những nền văn hóa rất khác biệt của hai nước đồng minh, và những quân nhân Thủy quân Lục chiến trẻ thích thú nhiều như thế nào sự hiếu khách của người dân địa phương, mặc dù là điều gì đó đã được gọi là “một cuộc xâm lược thân thiện.”
Phiên bản phim của cuốn tiểu thuyết này đã được thực hiện vào năm 1955, được đạo diễn bởi Raoul Walsh và được viết bởi ông Uris. Các ngôi sao điện ảnh gồm có Van Heflin, Aldo Ray, James Whitmore, Tab Hunter và Fess Parker.

pc 02_ Sĩ quan chuyên trách những hoạt động : là một nhân viên sĩ quan làm việc cho Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO = Norht Atlantic Treaty Organization); bộ phận hoạt động có thể bao gồm những việc lên kế hoạch và huấn luyện. Những kế hoạch dành cho bộ phận hoạt động và các hoạt động hợp tác, và tất cả những việc cần thiết để cho phép sự hình thành hầu hoạt động và hoàn thành sứ mệnh của nó. Trong hầu hết các đơn vị, bộ phận hoạt động thì lớn nhất trong số các bộ phận tham mưu và được xem là quan trọng nhất. Tất cả các khía cạnh của việc duy trì những hoạt động của đơn vị, việc lập kế hoạch cho những hoạt động trong tương lai, và thêm vào đó là việc lên kế hoạch và thực hiện cuộc huấn luyện cho tất cả các đơn vị, chịu trách nhiệm cho những hoạt động. Bộ phận hoạt động cũng được giao nhiệm vụ theo dõi các lịch trình huấn luyện hàng tuần. Trong hầu hết các đơn vị quân đội (tức là tiểu đoàn, trung đoàn, và lữ đoàn), sĩ quan chuyên trách những hoạt động mang cùng cấp bậc giống như là một sĩ quan điều hành (XO = Executive Officer), nhưng rõ ràng là sẽ xếp hạng thứ ba trong chuỗi chỉ huy của một đơn vị.
Hầu hết các nước thành viên NATO đã từng ứng dụng Hệ thống Tham mưu Lục địa (Continental Staff System) (cũng còn được biết đến như là Hệ thống Tham mưu Tổng quát –General Staff System) trong việc cấu tạo những chức năng của ban tham mưu quân sự của họ. Trong hệ thống này, vốn được dựa trên một hệ thống được sử dụng ban đầu bởi Quân đội Pháp trong thế kỷ 19, mỗi vị trí nhân viên trong một trụ sở chính hoặc đơn vị được quy định một mẫu tự đứng trước tương ứng với yếu tố của sự hình thành và một hoặc nhiều con số hơn xác định một vai trò.
Những số lượng nhân viên được phân nhiệm theo lề lối không phải là phân cấp, có thể truy nguyên ngược lại đến sự thực thi của Pháp, tức là số 1 thì không phải là “xếp hạng cao hơn” hơn số 2. Danh sách này phản ảnh cấu trúc Trụ sở chính Tối cao của những Cường quốc Đồng minh ở Âu Châu (SHAPE = Supreme Headquarters Allied Powers Europe) –là Bộ Chỉ huy Trung ương của những lực lượng quân sự của NATO:
_ 1, về ban nhân viên và ban quản trị;
_ 2, về tình báo và an ninh;
_ 3, về những hoạt động;
_ 4, về hậu cần;
_ 5, về những việc lên kế hoạch;
_ 6, về tín hiệu (tức là, những thông tin liên lạc hoặc kỷ thuật thông tin (IT = Information Technology);
_ 7, về việc huấn luyện;
_ 8, về tài chánh và những hợp đồng. Còn được biết đến như là “quản trị nguồn tài lực.”
_ 9, về sự Hợp tác Dân sự–Quân sự (CIMIC = Civil–Military Co-operation) hoặc ‘những vấn đề dân sự’;

Được rút ra từ Großer Generalstab của nước Phổ (Bộ Tổng tham Mưu Vĩ đại –Great General Staff), theo truyền thống các chức năng nầy của bộ tham mưu được thêm vào phía trước bởi một mẫu tự đơn giản “G,” vốn được giữ lại nguyên vị trí cho việc sử dụng của quân đội hiện đại. Tuy nhiên, sự phức tạp ngày càng gia tăng của quân đội hiện đại, không cần nói đến sự mở rộng về khái niệm “Tham mưu” đối với binh chủng Hải quân và những thành phần khác, đã đòi hỏi việc thêm vào những chữ mới đứng trước. Những chữ đứng trước của thành phần là:
_ A, dành cho trụ sở Lực lượng Không quân;
_ C, dành cho trụ sở kết hợp (nhiều quốc gia);
_ F, dành cho trụ sở tiền phương nào đó hoặc có thể khai triển;
_ G, dành cho trụ sở Quân đội hoặc binh chủng Thủy quân Lục chiến của cấp sư đoàn và cao hơn (“Tổng” hoặc “Bộ”);
_ J, dành cho trụ sở Liên kết (những phục vụ đa dạng);
_ N, dành cho tại trụ sở Hải quân;
_ S, dành cho những vai trò của ban tham mưu bên trong trụ sở chính của các tổ chức được chỉ huy bởi một sĩ quan điều hành với cấp bậc Đại tá hoặc cao hơn (thí dụ, những lữ đoàn, trung đoàn, nhóm, tiểu đoàn, và đội; không được sử dụng bởi tất cả các nước).
Do đó, S-3 có thể được hiểu là một viên chức sĩ quan trong bộ tham mưu cho những hoạt động về huấn luyện, tổ chức, lên kế hoạch, kiểm soát quá trình huấn luyện.

pc 03_ 3/3 : tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 3.
pc 04_ TQLC : Thủy quân Lục chiến.
pc 05_ Phần ăn cá nhân loại C : là một phần ăn cá nhân được đóng hộp, nấu chín trước, hoặc tẫm gia vị sẵn, có dự định phân phối cho các lực lượng bộ binh của Hoa Kỳ khi thực phẩm tươi sống (được xếp là phần ăn cá nhân loại A) hoặc thực phẩm được đóng gói, chưa được chuẩn bị (được xếp là phần ăn cá nhân loại A) được chuẩn bị trong những khu nhà lộn xộn hoặc nhà bếp trên chiến trường thì không thực tế hoặc không có sẵn, và khi phần ăn sinh tồn (được xếp là phần ăn cá nhân loại K hay D) không đủ thích hợp.
Phần ăn cá nhân loại C được thay thế vào năm 1958 bằng “Bữa ăn Cá nhân trên Chiến trận” (Meal Combat Individual = MCI) Mặc dù chính thức là một phần ăn cá nhân mới, MCI được bắt nguồn từ và rất giống với Phần ăn cá nhân loại C ban đầu, và trong thực tế, tiếp tục được gọi là ” Phần ăn cá nhân loại C” bởi những quân lính Mỹ trong suốt thời gian còn sản xuất của nó như là một phần ăn trên chiến trận trong khoảng thời gian 1958–1980.
MCI bao gồm một thùng giấy hình chữ nhật chứa đựng 1 lon đồ hộp thiết nhỏ, dẹp, 1 lon to, và hai lon nhỏ. Nó bao gồm một lon với đơn vị “M” (món ăn cơ bản là thịt, heo, gà), đơn vị “B” (món bánh mì) được cấu thành gồm một lon đồ hộp thiết những bánh nướng & kẹo và một lon đồ hộp dẹp để trét bánh (như bơ sửa, bơ đậu phọng, hoặc pho mát) và đơn vị “D” (món tráng miệng). Mỗi thùng chứa một bữa ăn hoàn chỉnh cung cấp khoảng 1.200 năng lượng, được đóng gói với trọng lượng là 1,2 kg và khối lượng là 1,5 L). Ngoài ra còn có thuốc lá, khăn lau miệng, giấy vệ sinh cá nhân, kẹo cao su, chai nước uống.

pc 06_ VC : Việt Cộng.
pc 07_ Bài nhạc “Chuyến đò Vĩ tuyến” : của nhạc sĩ Lam Phương
(Ca sĩ Hoàng Oanh là một ca sĩ nổi tiếng với với những bài nhạc về quê hương, tình cảm theo thể loại nhạc phổ thông như Bolero và cũng là một trong những ca sĩ được yêu chuộng nhất vì bản chất thiết tha với dân tộc –không như một số ca sĩ và nhạc sĩ khác của miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và cũng như một số ca sĩ sau năm 1975 dễ dàng chấp nhận cuộc sống hoà hợp với chế độ Cộng sản đương thời (năm 2013) nên trở lại Việt Nam Cộng sản Chủ nghĩa để ca hát– Hoàng Oanh cũng được biết đến với khả năng ngâm thơ tuyệt vời. Và nhạc sĩ Lam Phương cũng là một nhạc sĩ của miền Nam Việt Nam trước thời kỳ 1975 với lòng yêu dân tộc thiết tha được thể hiện qua những bài nhạc của ông ta; ngoài ra ông cũng viết nhiều về loại nhạc tình cảm theo thể loại Bolero mà qua đó tạo sự ham chuộng trong giới mộ điệu âm nhạc Việt Nam.)


Đêm nay trăng sáng quá anh ơi.
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu.
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh.
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng.
Vượt rừng vượt núi đến đầu làng.
Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến.
Phương Nam ta sống trong thanh bình.
Tình ngát hương nồng thắm,
bên lúa vàng ngào ngạt dâng


Ơ… ai… hò …
Giòng sông mơ màng và đẹp lắm.
Anh ơi ai nỡ chia đôi bờ,
để tình ta ngày tháng phải mong chờ.
Hò… hớ …. hò …. hơ …
Em và cùng anh xây một nhịp cầu.
Để mai đây quân Nam về Thăng Long.
Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng !


Sương khuya rơi thấm ướt đôi mi.
Tim em lạnh lẽo như chiều đông ngoài biên thùy.
Ai gieo chi khúc hát lâm ly.
Như khơi niềm nhớ cuộc từ ly lòng não nùng.
Bùi ngùi nhìn cách xa ngàn trùng.
Giờ đây em điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm.
Bao đêm thổn thức dưới trăng ngà.
Hồn đắm say chờ đón ngày anh về sưởi lòng nhau.

pc 08_ Bài nhạc “Nắng Đẹp Miền Nam” : của nhạc sĩ Lam Phương


Đây trời bao la ánh nắng mai,
hé đầu ghềnh lan dần tới đồng xanh.
Ta cùng chen vai đem tay góp sức tăng gia,
cho người người vui hòa.
Đường cày hôm nay lên tràn bông lúa mới,
ôi duyên dáng đồng ơi!
Đến mai sẽ là ngày muôn hạt chín lả lơi,
mình ngắm nhau cười.


Kìa đàn chim quê chim tung bay về đâu,
mang tin rằng giờ đây ta sống với bình minh.
Tiếng ca trong lành tiếng hát lừng trời xanh,
đẹp biết bao tâm tình…
Tình là tình nồng thắm,
buộc lòng mình vào núi sông,
tình mến quê hương.


Ngàn bóng đêm phai rồi,
vầng dương lên soi đời làng ta nay rạng ngời!
Khi người lính chiến đã đấu tranh,
hiến hoà bình cho Đồng Tháp Cà Mau.
Ta người nông thôn quên sương gió,
góp gian lao lo được mùa mong cầu .
Nhờ tình quân dân gây bao niềm thương,
ấm cúng non sông đón bình minh,
gắng lên với ngày này ta cùng tưới đồng xanh,
rồi sống no lành.


Đây quê hương thân yêu miền Nam,
nắng lên huy hoàng đẹp mùa vui sang.

pc 09_ Bản nhạc “Tình Anh Lính Chiến” : của nhạc sĩ Lam Phương


Xuyên lá cành trăng lên lều vải.
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi.
Thương những người mạch sống đang khơi.
Đang tìm một cuộc đời cho lòng vơi nét phong sương.


Anh chiến trường tôi nơi hậu tuyến.
Đời lính chiến xui gặp nhau đây.
Đôi đứa mình còn mỗi đêm nay.
Nói gì cạn niềm thương để rồi mai ta lên đường.


Rồi ngày mai ra đi.
Chốn biên thùy anh sá chi gian nguy.
Có bao giờ anh nhớ chăng.
Đêm nào nằm gần nhau.
Hồn xây mộng ước mai sau.


Mai nếu đời ngăn chia ngàn lối.
Đừng quên nhé những ngày bên nhau.
Đêm cuối cùng buồn quá anh ơi.
Bao giờ tình ngàn phương hòa lòng trai nơi sa trường.

pc 10_ Bản nhạc “Biệt Kinh Kỳ” : của nhạc sĩ Minh Kỳ –trong bài, tác giác lầm lẫn tựa đề bài nhạc khi viết là “Ai Đi Chính Chiến” mà đúng ra chỉ là một phần lời của bài hát.


Bạn ơi ! quan hà xin cạn chén ly bôi.
Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi.
Thành đô lưu luyến chắn bước chân tôi,
trước giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi.
kỷ niệm buồn vui mãi ghi trong lòng tôi.
Rồi đây mai ngày ai hỏi đến tên tôi.
Bạn ơi ! hãy nói “khoác chiến y” rồi.
Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên,
giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền,
có về là khi nước non vui bình yên.


Nhớ lúc lên đường đưa tiễn chân tôi.
Thương lên khoé mắt mẹ nhắn đôi lời.
Diệt thù lập công cho xứng tài trai.
Sắt son ghi lòng chớ phai.
Ai đi chinh chiến xây đắp tương lai.
Con đi chinh chiến để nước yên vui.
Lời mẹ hiền khuyên nguyền khắc trong tim,
bao giờ dám quên.


Bạn ơi ! khi nào ai hỏi đến tên tôi.
Đời tôi lính chiến cánh chim tung trời.
Ngày nào khi đất nước hết binh đao,
giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu,
trở về thành đô nắm tay ta mừng nhau.


Người đi chiều ấy áo nhuộm bụi đường.
Chiều nay về giữa kinh kỳ say hương.

pc 11_ Phạm Duy : có lẽ tác giả lại lầm lẫn giữa nhạc sĩ Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, mà đúng ra âm nhạc của họ Trịnh có một phần lớn đích thực là phản chiến. Trong khi đó, dòng nhạc của họ Phạm mang những sắc thái đa đạng hơn qua những chủ đề khác nhau, ngoại trừ phản chiến.
Mặc dù cả hai nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam trước thời kỳ 1975, sau nầy, bị chống đối mạnh mẽ bởi những người Việt lưu vong ở hải ngoại vì những hành động của họ tạo ảnh hưởng có lợi về sự tuyên truyền chính trị của nhà nước Cộng sản đương thời (2013) sau khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam vào ngày 30/04/1975. Trịnh Công Sơn ở lại Việt Nam sau ngày đó và hợp tác với Cộng sản mặc dù vẫn bị nghi ngờ và không được trọng dụng nhiệt tình. Riêng Phạm Duy vượt biên cùng gia đình đến Hoa Kỳ vào tháng 4/1975 và sau đó chính thức trở lại sinh sống ở Việt Nam cùng gia đình vào tháng 5/2005. Vì những lời phát biểu ca tụng chế độ Cộng sản, tiếp tay tuyên truyền chính sách “hoà hợp hòa giải” gian ngoa của Cộng sản, cũng như bày tỏ sự xem thường những cộng động người Việt chống Cộng ở hải ngoại, đó là một vài lý do tại sao họ bị phản đối mặc dù họ là những người trong số những nhạc sĩ được ưu chuộng bởi công chúng.

pc 12_ “boocoo VC” : “boocoo” là từ phát âm của chữ “beaucoup” của tiếng Pháp –có nghĩa là “nhiều”– mà binh lính Hoa Kỳ thích dùng khi nói chuyện với nhau ở Việt Nam. Cũng như câu “Boocoo dinky dow” là lấy từ phát âm của tiếng Pháp và Việt là “beaucoup điên cái đầu;” có nghĩa là “muốn điên cái đầu.”
Người Mỹ có câu là “mad as a wet hen;” có thể phỏng dịch là “nổi điên như con gà mái ướt.” Theo cách hiểu của người Mỹ, ý nghĩa câu đó gần gủi với câu “Boocoo dinky dow.”

pc 13_ Bài nhạc Pháp “C’est Si Bon” : được viết bởi Henri Betti vào năm 1947 với lời nhạc của André Hornez.


C’est si bon.
De partir n’importe où.
Bras dessus bras dessous.
En chantant des chansons.
C’est si bon.
De se dire des mots doux.
De petit rien du tout.
Mais qui en disent long.
En voyant notre mine ravie.
Les passants dans la rue, nous envient.
C’est si bon.
De guetter dans ses yeux.
Un espoir merveilleux.
Qui donne le frisson.
C’est si bon.
Ces petit’s sensations,
ça vaut mieux qu’un million.
C’est tell’ment, tell’ment bon
Voilà C’est bon.
Les passants dans la rue.
Bras dessus bras dessous.
En chantant des chansons.
Quel espoir merveilleux.
Uummm – C’est bon.
Je cherche un millionnaire,
Avec des grands “Cadillac car.”
“Mink coats” – Des bijoux.
Jusqu’au cou, tu sais?
C’est bon.
Cette petit’ sensation,
Ou peut-être quelqu’un,
avec un petit yacht, no?


Aahhh C’est bon.
C’est bon, C’est bon.
Vous savez bien que j’attendrai,
quelqu’un qui pourrait m’apporter,
beaucoup de “loot.”

pc 12_ Bài nhạc “I Saw Her Standing There” : được viết bởi John Lennon và Paul McCartney vào năm 1963, là hai thành viên đắc lực nhất trong ban nhạc “The Beatles” của Anh Quốc.


[1, 2, 3, 5! ]


Well, she was just seventeen.
You know what I mean.
And the way she looked was way beyond compare.
So how could I dance with another, (Ooh).
And I saw her standing there.


Well she looked at me, and I, I could see,
That before too long I’d fall in love with her.
She wouldn’t dance with another, (Ooh).
And I saw her standing there.


Well, my heart went “boom.”
When I crossed that room.
And I held her hand in mine…


Whoa, we danced through the night.
And we held each other tight.
And before too long I fell in love with her.
Now I’ll never dance with another, (Ooh)
Since I saw her standing there.


Well, my heart went “boom.”
When I crossed that room,
And I held her hand in mine…


Whoa, we danced through the night.
And we held each other tight.
And before too long I fell in love with her.
Now I’ll never dance with another, (Ooh)
Since I saw her standing there.


Ooh Since I saw her standing there.
Yeah well, Since I saw her standing there.

pc 13_ Bài nhạc “Ballad of the Green Berets” : được viết bởi Trung sĩ Tham mưu Barry Sadler và Robin Moore vào năm 1966 nhằm ca tụng lực lượng Mũ Xanh của Hoa Kỳ.


Fighting soldiers from the sky.
Fearless men who jump and die.
Men who mean just what they say.
The brave men of the Green Beret.
Silver wings upon their chest.
These are men, America’s best.
One hundred men will test today.
But only three win the Green Beret.
Trained to live off nature’s land.
Trained in combat, hand-to-hand.
Men who fight by night and day.
Courage peak from the Green Berets.
Silver wings upon their chest.
These are men, America’s best.
One hundred men will test today.
But only three win the Green Beret.
Back at home a young wife waits.
Her Green Beret has met his fate.
He has died for those oppressed.
Leaving her his last request.
Put silver wings on my son’s chest.
Make him one of America’s best.
He’ll be a man they’ll test one day.
Have him win the Green Beret.

pc 14_ Bản nhạc “(Who Wrote) The Book Of Love” : được viết bởi ba thành viên –Warren Davis, George Malone và Charles Patrick– của ban nhạc “The Monotones” vốn bao gồm 6 ca sĩ da đen Mỹ, vào năm 1958.


I wonder wonder who, oouu who.
Who wrote the book of love.


Tell me, tell me, tell me.
Oh who wrote the book of love.


I’ve got to know the answer.
Was it someone from above.


I wonder wonder who, be-do-do who.
Who wrote the book of love.


I, I love you darlin’.
Baby you know I do.
But I’ve got to see this book of love.
Find out why it’s true.


I wonder wonder who, be-doooo who.
Who wrote the book of love.


Chorus:


Chapter one says the lover.
You lover her with all your heart.


Chapter two you tell her.
You never, never, never, never, ever wanna part.


In chapter three remember.
The meaning of romance.


In chapter four you break up.
But you give her just one more chance.

Oh I wonder wonder who, be-doooo who.
Who wrote the book of love.


Baby, baby, baby.
I love you yes I do.
Well it says so in this book of love.
Are’s is the one that’s true.


Oh I wonder wonder who, be-doooo who.
Who wrote the book of love.


Chorus:


Oh I wonder wonder who, be-doooo who.
Who wrote the book of love.


Baby, baby, baby.
I love you yes I do.
Well it says so in this book of love.
Are’s is the one that’s true.


I wonder wonder who, be-doooo who.
Who wrote the book of love.


I, wonder who, (Yeah) who wrote the book of love.

pc 15_ Bản nhạc “Who Put the Bomp (in the Bomp Bomp Bomp)” : được viết bởi Gerry Goffin và Barry Mann vốn cũng là người trình bày theo âm điệu vui nhộn doo-wop vào năm 1961. Doo-wop là sự pha trộn giai điệu có vần và loại nhạc blue và loại rock-n-roll vốn được phát triển trong những cộng đồng dân Mỹ gốc Phi châu trong những thập niên 40’s đến đầu 60’s.


I’d like to thank the guy who wrote the song.
That made my baby fall in love with me.


Who put the bomp.
In the bomp bah bomp bah bomp.
Who put the ram.
In the rama lama ding dong.


Who put the bop.
In the bop shoo bop shoo bop.
Who put the dip.
In the dip da dip da dip.


Who was that man, I’d like to shake his hand.
He made my baby fall in love with me [Yeah].


When my baby heard.
Bomp bah bah bomp.
Bah bomp bah bomp bah.
Every word went right into her heart.


And when she heard them singin’.
Rama lama lama lama.
Lama ding dong.
She said we’d never have to part.


So who put the bomp.
In the bomp bah bomp bah bomp.
Who put the ram.
In the rama lama ding dong.


Who put the bop.
In the bop shoo bop shoo bop.
Who put the dip.
In the dip da dip da dip.


Who was that man, I’d like to shake his hand.
He made my baby fall in love with me [Yeah].


Each time that we’re alone.
Boogity boogity boogity.
Boogity boogity boogity shoo.
Sets my baby’s heart all aglow.


And everytime we dance to.
Dip da dip da dip.
Dip da dip da dip.
She always says she loves me so.


So who put the bomp.
In the bomp bah bomp bah bomp.
Who put the ram.
In the rama lama ding dong.


Who put the bop.
In the bop shoo bop shoo bop.
Who put the dip.
In the dip da dip da dip.


Who was that man, I’d like to shake his hand.
He made my baby fall in love with me [Yeah].


Darling, bomp bah bah bomp, bah bomp bah bomp bomp.
And my honey, rama lama ding dong forever.
And when I say, dip da dip da dip da dip.
You know I mean it from the bottom of my boogity boogity boogity shoo.


Ooh… ooh… ooh… ooh… ooh… ooh… ooh… ooh… ooh… ooh…
Ooh… ooh… ooh… ooh… ooh… ooh… ooh… ooh… ooh.

One thought on “Phần 03: Đại úy Ripley–Đại đội 6 Lima

  1. Pingback: Buổi Lễ Trình Chiếu Phim “Ride The Thunder” (Lý Văn Quý – Việt Thức) | Ngoclinhvugia's Blog

Leave a comment