X- Những Ngày Tháng Tám (Phần 1)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p307

X- NHỮNG NGÀY THÁNG TÁM

Vào ngày 14 tháng Tám năm 1945, những tiếng súng rơi vào im lặng trên khắp châu Á. Với công bố quyết định của Nhật Bản đầu hàng, Tướng Douglas MacArthur của Hoa Kỳ tiến về vịnh Tokyo để trình bày những điều khoản hòa bình của Đồng Minh cho những đại diện của chính phủ thiên triều trên sân tàu chiến U.S.S. Missouri.

Trong pháo đài vùng núi của họ ở Tân Trào, những người lãnh đạo Việt Minh đã nghe tin tức về việc đầu hàng sắp đến của Tokyo và đã bắt đầu phản ứng. Vào ngày 16 tháng Tám, ngày khai mạc của Đại hội Quốc Dân, những đơn vị thuộc Việt Nam Giải phóng Quân (VNGpQ) của Võ Nguyên Giáp, được tháp tùng bởi Thiếu tá Allison Thomas và đội Con Nai của mình, đã bắt đầu di chuyển về phía nam, hướng đến đồng bằng sông Hồng. Vào cùng ngày, những cuộc nổi của quần chúng dậy nổ ra ở các huyện nông thôn khắp miền Bắc Việt Nam. Một số trong những hành động là tự phát một cách chủ yếu theo bản chất, những hành động khác bị xúi giục bởi các đơn vị Việt Minh địa phương. Trong những khu vực đó nơi mà quyền lực chính phủ bị phá hủy một cách thắng lợi, “những ủy ban nhân dân giải phóng” địa phương được thành lập. Những ấn triện văn phòng được chuyển giao cho chính quyền mới, và những phần tử thù nghịch bị đánh đập và trong một vài trường hợp người ta bị xử tử.

Lực lượng cách mạng chắc chắn được hỗ trợ bởi nạn đói ở miền Bắc và miền Trung của đất nước mà nó đã liên tục kể từ mùa đông trước. Chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim, vốn được bổ nhiệm bởi Hoàng đế Bảo Đại sau cuộc đảo chính Nhật vào tháng Ba, đã cố gắng chấm dứt cuộc khủng hoảng bằng cách ngăn chặn việc bán gạo cưỡng bức cho nhà chức trách Nhật Bản, đặt mức cao nhất về giá cả, và tìm cách gia tăng những chuyến hàng từ các tỉnh phía nam bằng cách cải thiện những phương tiện vận tải. Các hiệp hội cứu trợ nạn đói được thành lập để cung cấp lương thực cho người nghèo. Một vụ hoạch tốt vào xuân đã giúp giảm bớt nạn đói, nhưng những cơn mưa lớn vào giữa mùa hè khiến cho sông Hồng và các nhánh phụ của nó tràn đầy. Nhiều gia đình nông dân sống ở những vùng nằm thấp thuộc khu vực đồng bằng buộc phải bỏ nhà cửa vườn tược của họ và tìm kiếm nơi lánh nạn ở những đê điều bên trên những vùng nước xoáy.

p308

Nạn đói lan rộng tạo một cơ hội bằng vàng cho Việt Minh, là những người tiếp tục khuyến khích giới nông dân nỗi giận trong trong những vùng sắp sửa chịu sự chiếm đóng của họ để chiếm lấy những kho gạo công cộng dùng riêng cho họ. Nhưng ít nhất trong khoảng thời gian ngắn, không thể làm được gì nhiều hơn để giảm bớt sự khốn khổ. Lên đến một triệu người, gần 10% dân số của một nửa phía bắc đất nước, đã chết vì nạn đói trong suốt nửa năm đầu.1

Trong một vài trường hợp, những phần tử nổi dậy gặp phải sự chống trả từ lực lượng chiếm đóng của Nhật. Khi những đơn vị thuộc VNGpQ(pc 01) của ông Giáp, mang những vũ khí Hoa Kỳ và khoác lên mình vẻ mệt mỏi, đi vào thủ phủ tỉnh Thái Nguyên vào buỗi sáng ngày 19 tháng Tám, một cuộc xuống đường khổng lồ của quẩn chúng nỗ ra ở trung tâm thành phố để chào đón những người mới đến, và những người lính mất tinh thần của lực lượng Dân Vệ giao vũ khí họ cho những người tấn công. Thống đốc Việt Nam và những quan chức lâu năm khác trong tỉnh công bố sự đầu hàng của họ, nhưng đội quân Nhật phát động một phòng thủ mạnh mẽ cho trụ sở chính của mình ở trung tâm của thị trấn. Khi tin tức về cuộc đề kháng cứng đầu của Nhật đến Ủy ban Trung ương Đảng, ủy ban ra lệnh cho ông Giáp để lại một phần quân đội mình ở Thái Nguyên để ngăn chặn lính Nhật Bản, trong khi điều hành phần còn lại hướng đến thủ đô Hà Nội. Một quá trình tương tự diễn ra ở gần tỉnh Tuyên Quang.2

* * *

Tại Hà Nội, những tin đồn rằng Nhật Bản sắp sửa đầu hàng đã bắt đầu lưu hành vào ngày 11 tháng Tám, sau sự việc thả quả bom nguyên tử thứ hai, trên đảo Nagasaki, hai ngày trước đó. Những thành viên của ủy ban khu vực Đảng dưới quyền Nguyễn Khang bắt đầu nhanh chóng chuẩn bị một cuộc nổi dậy để chiếm lấy thành phố từ Nhật Bản. Thật ra, họ đã từng chuẩn bị cho ngày đó trong nhiều tháng. Mặc dù chỉ có khoảng năm mươi Đảng viên ở thủ đô, nhiều ngàn người đã gián tiếp gia nhập Hội cứu Quốc Việt Minh khi sự vỡ mộng với những chính sách không hiệu quả của chính phủ Trần Trọng Kim lan ra. Đến cuối năm 1944, những người hoạt động cống hiến nhất được ghi tên trong những đơn vị tấn công được tạo ra nhằm chiếm lấy những cơ sở chính phủ, hoặc trong cái gọi là những đơn vị danh dự để tiến hành những hoạt động khủng bố chống lại các quan chức chính phủ và những cư dân địa phương khác có cảm tình với chế độ. Ở những làng mạc xung quanh, các đơn vị tuyên truyền vũ trang đã được hình thành để chuẩn bị cho thời điểm này khi những dân làng địa phương sẽ được mệnh lệnh đi vào Hà Nội để khơi dậy dân cư đô thị và hỗ trợ lực lượng đô thị chiếm lấy quyền lực.3

Hoàn cảnh kinh tế ở tất cả những khu vực thành thị hoạt động ủng hộ các phần tử nổi dậy. Sản xuất công nghiệp đã giảm mạnh trong suốt hai năm cuối của chiến tranh, trong khi nạn lạm phát

p309

–gây ra một phần như là kết quả của sự phát hành tiền giấy do chính quyền quân sự Nhật để đáp ứng những nhu cầu của mình– đang tăng lên nhanh chóng. Trong một vài tháng, tỷ lệ trao đổi cho đồng tiền Đông Dương giảm từ khoảng 0,25$ US đến kém hơn 0,10$ US. Theo một số ước tính, chi phí sinh hoạt thì tăng trên ba mươi lần mức mà nó đã có lúc khởi đầu chiến tranh. Với những chi phí sinh hoạt tăng lên và tình trạng thiếu lương thực tiếp tục, nhiều cư dân thuộc tầng lớp trung lưu ở Hà Nội và những thành phố lớn khác bắt đầu chuyển hướng nhìn đến Việt Minh, và một số thậm chí bắt đầu mua “những trái phiếu cách mạng” của Việt Minh để bợ đỡ chính quyền cách mạng mới có tiềm năng.

Trong suốt hai tuần đầu của tháng Tám, những người lãnh đạo Đảng có trụ sở ở Hà Nội tìm cách xâm nhập vào những đơn vị quân sự của chính phủ đóng quân tại thủ đô và thiết lập liên lạc với Phan Kế Toại, đại biểu triều đình ở Bắc Bộ. Ông Toại, vốn là người được báo cáo là có cảm tình bí mật đối với lực lượng cách mạng (con trai của ông tích cực tham gia vào Mặt trận Việt Minh), gặp gỡ với Nguyễn Khang vào ngày 13 tháng Tám và yêu cầu Việt Minh gia nhập với chính phủ Bảo Đại, mà lúc bấy giờ được chuẩn bị để ứng xử với các cường quốc Đồng minh thắng trận. Nhưng ông Khang từ chối và khuyên rằng hoàng đế nên thoái vị và chuyển giao quyền lực cho một chính phủ cộng hòa mới. Ông Toại không cam kết điều gì, nhưng đồng ý truyền thông điệp đến triều đình ở Huế. Vào cùng ngày, Thủ tướng Trần Trọng Kim, sau khi ý thức về vết bẩn không hợp pháp trên chính phủ hiện tại và đau đớn nhận thức được sự thiếu kinh nghiệm của riêng mình (trước khi việc bổ nhiệm như là Thủ tướng, ông là một nhà sử học có quan điểm chính trị ôn hòa), đã từ chức ở Huế và chuyển giao quyền lực của mình cho một ủy ban được lập ra để phục vụ như là một chính phủ lâm thời cho đến khi sự xuất hiện của lực lượng Đồng Minh. Những người quốc gia không-Cộng-sản tạo ra Ủy ban Cứu quốc để phục vụ như là đại diện của chính phủ đó ở Hà nội.4

Những báo cáo mà Tokyo đã chấp nhận các điều khoản hòa bình của Đồng minh ngày hôm trước, đến Hà Nội vào ngày 15 tháng Tám. Chính quyền chiếm đóng của Nhật Bản ngay lập tức chuyển giao quyền lực cho chính quyền Việt Nam địa phương. Chiều tối đó, những thành viên của ủy ban khu vực Bắc Bộ thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương (DCSĐD) gặp nhau ở vùng ngoại ô Hà Đông để lên kế hoạch cho sự đáp ứng của họ đối với những sự kiện trong tuần. Mặc dù ủy ban đã không nhận được những mệnh lệnh từ trụ sở chính của ông Hồ ở Tân Trào, chỉ thị của Đại hội tháng Ba của Đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng về sáng kiến ​​địa phương nhằm mục đích tận dụng tối đa khoảng trống mà nó sẽ được tạo ra vào thời điểm đầu hàng của Nhật. Ủy ban khu vực ra lệnh những cuộc nổi dậy quần chúng ở các tỉnh khắp vùng đồng bằng sông Hồng trong sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công sắp đến vào thủ đô. Một “Ủy ban Khởi nghĩa Quân sự ” gồm năm người được tạo ra dưới quyền Nguyễn Khang để điều hành  hoạt động. Sáng hôm sau, ông Khang cưỡi xe đạp vào Hà Nội,

p310

nơi mà ông gặp gỡ với những lãnh đạo địa phương để phối hợp những hành động của họ. Tuy nhiên, thiếu khẩu lệnh từ Tân Trào, họ vẫn không có quyết định cuối cùng về làm cách nào và khi nào nắm lấy quyền lực.5

Vào đêm 16 tháng Tám, dân Hà Nội nằm trong bóng tối đang chờ đợi số phận của họ. Những ánh sáng đèn đường ở trung tâm thành phố đã bị mờ đi và bị bao phủ trong những màn đen hầu chuẩn bị cho cuộc không kích có thể có, và ánh sáng thỉnh thoảng phát ra từ những khách sạn và nhà hàng địa phương tương phản mạnh mẽ với bóng tối đang bao trùm. Đột nhiên, yên tĩnh kỳ lạ của những đường phố bị đâm thủng bởi âm thanh của những tiếng súng lục. Một đội Việt Minh đã tràn vào một rạp chiếu phim thuộc trung tâm thành phố gần hồ Hoàn Kiếm (được biết đến qua tiếng Pháp như là Le Petit Lạc) và gián đoạn cuốn phim bằng một loạt những bài phát biểu ngắn. Khi một quan chức quân sự Nhật Bản trong khán giả bỏ chạy khỏi rạp hát, ông bị bắn hạ trên đường phố. Xác ông nằm bỏ đó trong hàng giờ.

Hy vọng nghĩ ra một đối ứng với tình hình phát triển nhanh chóng, những thành viên hàng đầu của Hội đồng Tham vấn Bắc Bộ, một cơ chế thận trọng được tạo ra hai thập kỷ trước đó bởi chế độ thực dân Pháp, triệu tập cuộc họp hội đồng tại Dinh thự gây ấn tượng của Toàn quyền ở phần phía tây bắc trang nhã của thành phố trên đường thứ Mười Bảy. Cuộc họp bị chiếm lãnh bởi những thành viên ủng hộ Nhật Bản của Đảng Đại Việt, là những người đã hình thành một số đông trong Uỷ ban Cứu Quốc được tạo ra bốn ngày trước đó. Họ kêu gọi những cuộc biểu tình quần chúng trong sự ủng hộ chính phủ Bảo Đại. Trong khi đó, tuy nhiên, những đơn vị Việt Minh ở ngoại ô –đáp ứng với mệnh lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa Quân sự– đã đi vào hành động, chiếm lấy quyền lực từ chính quyền địa phương và lập nên những ủy ban nhân dân cách mạng thay thế vị trí họ. Những đơn vị dân quân, thường được trang bị không hơn là những thanh cây, lưỡi kiếm, và một số ít vũ khí lỗi thời, được tạo ra trong số người có thể tạo nên nhóm, trong sự chuẩn bị cho cuốc tiến bước vào thành phố sáng hôm sau.6

Những sự kiện khuấy động đang diễn ra tại các vùng ngoại ô tăng cao mức độ xáo động bên trong thành phố. Vào chiều ngày 17 tháng Tám, trong khi Hội đồng Tham vấn Bắc Bộ vẫn còn trong phiên họp tại Dinh Toàn quyền, một cuộc họp khác được triệu tập tại Nhà hát Thành phố, một nhà hát theo nghệ thuật cổ điển trang trí kiểu Pháp được xây dựng vào đầu thế kỷ ở trung tâm thành phố Hà Nội. Cuộc họp này đã được kêu gọi để gom lại với nhau những đảng phái chính trị và các nhóm trung thành đối với chính phủ lâm thời vừa được tạo ra bởi Trần Trọng Kim; một đám đông lớn, được ước tính 20.000 người, tập trung trong khoảnh sân trước rạp hát để quan sát và có lẽ để gây ảnh hưởng đến những diễn biến. Nhưng khi hội nghị mở ra, những người biểu tình ủng hộ Việt Minh đang hoạt động theo những mệnh lệnh của uỷ ban thành phố của Đảng bắt đầu tung hô những khẩu hiệu đòi độc lập dân tộc và quyền lực cho người dân. Ngay sau đó, những người bạo động dân quân tràn vào tòa nhà và lên tầng hai,

p311

nơi mà họ gỡ xuống lá cờ đế quốc trên ban công và nâng lên cờ hiệu đỏ ngầu và vàng rực của Mặt trận Việt Minh. Nguyễn Khang gắn trên lễ đài được dựng lên ở phía trước tòa nhà, công bố sự đầu hàng của Nhật, và kêu gọi đám đông tập hợp để ủng hộ cuộc nổi dậy sắp tới. Cuộc họp kết thúc trong hỗn loạn khi đám đông biến thành một hàng khổng lồ diễu hành qua cơn mưa bão mùa hè nặng hạt đến Dinh thự của Đại biểu Triều đình, cách đó hai khoảng đường. Những người khác tiếp tục đến Dinh Toàn quyền hoặc bộ phận thương mại cũ của thành phố.

Chiều tối hôm đó, khi thành phố nằm căng thẳng trong cái nóng của đêm mùa hè hầm hực, những lãnh đạo địa phương của Đảng đã gặp nhau tại một địa điểm bí mật ở ngoại ô, để vạch ra những kế hoạch cho những ngày kế tiếp. Được thúc đẩy tiếp tục bởi Nguyễn Khang, ủy ban quyết định sử dụng ngày hôm sau chuyển lậu vũ khí vào thành phố và đặt những đội xung kích của Đảng tại những địa điểm chiến lược cho một cuộc khởi nghĩa được phát động vào ngày 19 tháng Tám. Những lãnh đạo Đảng ước tính rằng bấy giờ có hơn 100.000 người ủng hộ Việt Minh trong thành phố, hoặc ít nhất một nửa toàn thể dân số thành thị. Để tăng cường sức mạnh của họ, quân tiếp viện được xâm nhập vào từ những vùng ngoại ô, nơi mà các đơn vị dân quân đang chờ đợi mệnh lệnh tiến bước. Vào buổi chiều tối thứ mười tám, những thành viên của Ủy ban Khởi nghĩa Quân sự lặng lẽ tràn vào Hà Nội để chỉ huy hành động.

Một đám đông lớn bắt đầu tụ tập tại khoảnh sân trước Nhà hát Thành phố vào những giờ sáng sớm. Nhiều người trong số những người tham dự đó là giới nông dân từ các làng lân cận Thanh Thi, Thuận Tín, Phú Xuyên là những người đã được huy động nhưng đội tuyên truyền vũ trang của Việt Minh và đã bắt đầu tuôn dòng vào trong thành phố trước bình minh. Những người khác là dân thị trấn, công nhân, học sinh, thương gia, và những quan chức chính phủ chỉ đơn giản vì tò mò tham gia vào những sự kiện sắp tới. Theo một người tham dự, những người đàn ông vận phục trong những áo sơ mi màu nâu và dép cao su, phụ nữ trong những áo cánh nâu và khăn trùm đầu và chân trần. Những đường phố là một rừng cờ đỏ, mỗi lá cở chưng diện một ngôi sao vàng rực đã quen thuộc ở giữa. Bởi vì đó là ngày chủ nhật, tất cả những tiệm đóng cửa, cũng như những chợ thực phẩm địa phương.

Một buổi lễ bắt đầu ở phía trước Nhà hát Thành phố ngay trước buổi trưa. Sau một lúc im lặng để tưởng nhớ những người đã chết trong cuộc đấu tranh cho độc lập, một ban nhạc tấu lên bài quốc ca mới khi lá cờ đã được kéo lên. Sau đó, một thành viên của ủy ban thành phố của Đảng xuất hiện trên ban công và thông báo rằng các cuộc tổng nổi dậy đang diễn ra. Ngay sau đó, đám đông túa ra thành nhiều hàng, mỗi hàng tiến đến một điểm chiến lược trong thành phố: Tòa thị Chính, trụ sở cảnh sát trung ương, và Dinh thự của Đại biểu Triều đình.

p312

Hầu hết thì không kháng cự, nhưng trong một vài trường hợp họ gặp phải những trở ngại tạm thời. Khi nhóm được dẫn đầu bởi Nguyễn Khang đến gần dinh thự, một đơn vị địa phương thuộc Dân Vệ được dàn trận để chống trả, nhưng sau một cuộc giao tranh ngắn ngủi với đội xung kích Việt Minh, viên sĩ quan chỉ huy đầu hàng. Những thành viên của đơn vị Việt Minh trèo qua hàng rào được trui rèn bằng sắt ở phía trước dinh thự và lá cờ Việt Minh của họ chẳng bao lâu được kéo lên thay vị trí của tấm biễn triều đình. Những hàng người khác tiến đến trụ sở chính của Dân Vệ, nhà tù thành phố, và những tòa nhà hành chánh khác, và cũng chiếm đóng hết.

Không cả chính phủ lâm thời hoặc cũng không phải quân Nhật đưa ra bất kỳ sự đối kháng nào. Sau những điều đình với những lãnh đạo Việt Minh, chính quyền chiếm đóng của Nhật Bản đạt được sự thỏa thuận mà qua đó quân đội Nhật sẽ không can thiệp. Ủy ban Cứu quốc được thành lập một vài ngày trước đó dường như bất lực để hành động –và thật ra, nó tan rã trước khi qua ngày. Vào lúc mặt trời lặn, Hà Nội nằm trong tay của lực lượng cách mạng qua sự tiếp quản không đổ máu, và chính quyền Việt Minh gởi những thông tin cho các đơn vị ở nơi khác công bố chiến thắng và ra những huấn thị cho hành động xa hơn nữa: “Nếu có thể hành động như ở Hà Nội. Nhưng nơi nào quân Nhật kháng cự, hãy tấn công quyết liệt. Điều cần thiết là bằng bất cứ giá nào phải nắm lấy quyền lực.”

Những sự kiện trong vài ngày qua đã là một kinh nghiệm phấn khởi cho dân cư Hà Nội, vốn đã chịu khốn khổ qua nhiều năm trong cảnh thiếu thốn kinh tế và sự chiếm đóng quân sự của Nhật. Không bị hạn chế bởi cảnh sát Nhật, những đám đông luân chuyển qua các đường phố, vẫy những biểu ngữ và hét vang những khẩu hiệu đòi hỏi độc lập và sự từ chức của chính phủ bù nhìn triều đình. Rất ít trong số những người lang thang qua những con đường thuộc trung tâm thành phố có một ý tưởng rõ ràng nào về bản chất của phong trào Việt Minh, mà lúc bấy giờ tuyên bố đại diện cho những lợi ích của tất cả dân Việt Nam. Nhưng đối với đại đa số, sự kết thúc của Chiến tranh Thái Bình Dương và sự trục xuất chính quyền Pháp có thể xảy ra quy ra đủ lý do để ăn mừng.

* * *

Tin tức về những sự kiện ở thủ đô nhanh chóng lan rộng khắp Bắc Bộ và chắc chắn tạo thuận lợi cho Việt Minh tiếp quản nơi khác trong khu vực. Lực lượng cách mạng gạt qua một bên sức đối kháng thiếu hăng hái được được đưa ra bởi chính quyền địa phương hoặc quân Nhật và ở vô số làng mạc và những thị trấn buôn bán nắm quyền lực hầu như không một kháng cự. Vào ngày 22 tháng Tám, lá cờ đỏ sao vàng rực đang bay khắp Bắc Bộ và những huyện phía trên của dãy đất hẹp. Một lệnh ngừng bắn sắp xếp cho sự đầu hàng của tất cả quân đội Nhật ở thành lũy cuối cùng tại Thái Nguyên được đàm phán vào ngày hôm sau.

Trong các tỉnh miền Trung kéo dài về phía nam dọc theo bờ biển, tình hình thì có thêm một chút thách thức nào đó.

p313

Phong trào cách mạng thì không được tổ chức chặt chẽ như thế ở những tỉnh của An Nam, và thiếu lợi thế của một vùng căn cứ giải phóng mà trong phạm vi có được những thành viên mới và lương thực dự trữ. Khoảng cách khiến cho thông tin liên lạc với ban lãnh đạo Việt Minh ở phía bắc khó khăn hơn, và mặc dù những đơn vị Đảng đã nhận được những chỉ thị tháng Ba từ Uỷ ban Thường trực, đôi khi mất nhiều ngày để nhận những thông tin từ Tân Trào, hoặc thậm chí để có được tin tức đáng tin cậy về những sự kiện diễn ra ở Hà Nội.

Trong hoàn cảnh đó, những lãnh đạo Đảng địa phương quyết định hành động theo sáng kiến ​​riêng của họ. Sự tập trung chính của họ về sự chú ý là kinh đô Huế, nơi mà những đặc vụ Đảng đã đang chuẩn bị cho cuộc nổi dậy sắp đến kể từ khi nhận được chỉ thị tháng Ba. Sự pha trộn dân cư trong khu vực, tuy nhiên, thì không thuận lợi đối với cách mạng như nó đã đối với nơi xa hơn ở phía bắc. Như là một kinh đô xưa, Huế là một thành phố của những người quản trị có thẩm quyền và các quan chức triều đình hơn là giới công nhân hảng xưởng hoặc các thương gia. Mặc dù một số dân cư ngụ –đặc biệt là những học sinh, thợ thủ công, và công chức thấp– nghiên về hướng cách mạng, cũng có một số đảng phái chính trị hoặc phe phái có cảm tình đối với chế độ cũ hoặc thậm chí đối với người Nhật. Kết quả là, những cán bộ tập trung cố gắng của họ ở những làng nông thôn gần đó, nơi mà sự ủng hộ Việt Minh thì khá mạnh mẽ.

Vào ngày 21 tháng Tám, Hoàng đế Bảo Đại ở Huế nhận được một điện thư từ chính phủ mới tại Hà Nội yêu sự cầu thoái vị của mình. Những lãnh đạo địa phương của Đảng trong một lúc dường như không biết chắc nên làm gì, nhưng khi Tố Hữu nhà thơ cách mạng trẻ tuổi và là đặc vụ của Việt Minh đến thị trấn, ủy ban tỉnh của ĐCSĐD(pc 02) trở nên hăng hái. Những người hoạt động Việt Minh chiếm lấy quyền hành chính ở các làng xung quanh và bắt đầu tổ chức những đơn vị dân quân nông dân. Sau đó, vào ngày 22 tháng Tám, hơn 100.000 người tụ tập ở kinh đô xưa cũ trong khi ủy ban khởi nghĩa địa phương nắm quyền lực. Như đã từng là một trường hợp ở Hà Nội, hầu như không có sự đề kháng từ chính quyền địa phương hoặc Nhật Bản.

* * *

Đối với Việt Minh, Nam Bộ là cái hạt đậu phọng cứng nhất để đập vỡ. Sau việc đàn áp cuộc nổi dậy năm 1940, bộ máy địa phương của ĐCSĐD đã bị ném vào tình trạng lộn xộn. Hầu hết ban lãnh đạo của Đảng trong khu vực hoặc đã chết hay ở trong tù, và những người ủng hộ bị mất hết tinh thần. Trong khi đó, những phần tử không-Cộng-sản thịnh vượng dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản, qua đó khuyến khích sự phát triển của một phong trào dân tộc chủ nghĩa được điều hành chống lại Tây phương mà nó phản ảnh phiên bản Học thuyết Monroe của Tokyo, một học thuyết dựa trên ngữ hiệu “châu Á của người Á châu.”

p314

Chính quyền Jean Decoux của chính phủ Pháp Vichy cố gắng duy trì ảnh hưởng của riêng mình bằng cách vun trồng những phần tử ôn hòa được kết nối với tầng lớp trung lưu tương đối giàu có ở Sài Gòn và những thị trấn lớn có thương mại ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đối mặt với mối đe dọa về sự tiêu hủy thực sự, những phần tử Đảng chịu khó cố gắng để tái tạo lại phong trào từ đầu. Dẫn đầu sự cố gắng là Trần Văn Giàu một cựu học viên tốt nghiệp từ Trường Stalin, là người đã từng ở trong tù tại thời điểm của cuộc khởi nghĩa Nam Bộ vào năm 1940 nhưng đã tìm cách trốn thoát mùa hè sau. Trong sự thiếu vắng bất kỳ thông tin liên lạc nào từ ban lãnh đạo Đảng ở miền Bắc, những đặc vụ địa phương của Đảng quyết định tuân thủ theo tinh thần của Phiên họp Toàn thể lần Thứ sáu của năm 1939, mà nó đã từng kêu gọi những sự chuẩn bị cho cuộc tổng nổi dậy trong tương lai, trong lúc thích ứng nó với hoàn cảnh ở Nam Bộ. Thiếu một đồn nhỏ thuộc vùng núi như Việt Bắc ở miền Bắc, ông Giàu quyết định tập trung những cố gắng của Đảng trên thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn, trong khi xây dựng lên sức mạnh ở những vùng nông thôn cho một cuộc tổng nổi dậy vào lúc cuối Chiến tranh Thái Bình Dương. Mặc dù những người hoạt động của Đảng không thể khống chế những đối thủ thuộc dân tộc chủ nghĩa của họ như là một trường hợp ở nơi khác trong nước, ông Giàu cố gắng thúc đẩy tinh thần của những cộng sự viên mình bằng cách trích dẫn thí dụ về cuộc cách mạng Bolshevik đến một hiệu lực mà một thiểu số có kỷ luật và được đào tạo có thể chiếm lấy quyền lực trong một tình hình hay thay đổi. Ngay sau đó ông ta bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc nổi dậy thành thị, với sự giúp đỡ từ những thành phần nông dân xâm nhập vào thành phố từ những vùng ngoại ô.7

Đến đầu năm 1943, Đảng đã tạo ra một phong trào lao động bí mật ở khu vực Sài Gòn với những chi bộ trong hơn bảy mươi cơ sở kỷ nghệ và số thành viên 3.000 công nhân. Sau cuộc đảo chính tháng Ba, vốn lật đổ chế độ Vichy của Pháp ở Đông Dương, những người hoạt động của ĐCSĐD(pc 02) lợi dụng những hạn chế chính trị được thả lõng bằng cách chiếm lấy sự kiểm soát trên một tổ chức thanh niên được thành lập dưới sự bảo trợ của Nhật Bản được gọi là Thanh niên Tiền phong. Được dẫn đầu bởi nhân vật Cộng sản che đậy Phạm Ngọc Thạch (con trai của một gia đình bè bạn Phạm Ngọc Thơ, là người đã chứa chấp Hồ Chí Minh ở Qui Nhơn trong suốt chuyến di cư về nam của ông Hồ sau khi tham gia trong những cuộc bạo loạn nông dân năm 1908), Thanh niên Tiền phong xem như là lớp phủ ngoài cho những cố gắng của Đảng để huy động thanh niên yêu nước cho sự phục vụ trong tương lai trong sự nghiệp cách mạng. Phần nào gợi nhớ đến phong trào Hướng Đạo ở phương Tây, với những đồng phục, bài hát, và cảm giác mãnh liệt về bản sắc hỗ tương, nó lan ra nhanh chóng trong suốt mùa xuân và hè năm 1945 ở những trường học, nhà máy, và các làng mạc trồng trọt; đến tháng Tám, Thanh niên Tiền phong có số thành viên hơn một triệu, trong hầu hết mỗi tỉnh ở Nam Bộ.8

Sau cuộc đảo chính tháng Ba, Nhật Bản đã quyết định giữ lại sự kiểm soát về hành chính của Nam Bộ vì những lý do chiến lược; chỉ vảo ngày 14 tháng Tám chính quyền chiếm đóng địa phương cho phép Hoàng đế Bảo Đại bổ nhiệm nhà hoạt động dân tộc kỳ cựu Nguyễn Văn Sâm như là vị Kinh lược triều đình của mình.

p315

Những phần tử không-Cộng-sản tạo ra Mặt trận Dân tộc Thống nhất để lấp vào khoảng trống mà sẽ bỏ lại do việc Nhật Bản ra đi. Vào ngày 16 tháng Tám, ủy ban điều hành của mặt trận lên nắm quyền ở Sài Gòn trong một cuộc đảo chính không đổ máu, trong khi chờ đợi sự xuất hiện của vị Kinh lược triều đình.

Phải đối mặt với mối nguy hiểm song song về việc trở lại trong tương lai của Pháp và sự nắm lấy quyền lực của chính quyền Việt Nam không-Cộng-sản ở Sài Gòn, Trần Văn Giàu cố gắng ứng biến. Khi nghe về sự đầu hàng của Nhật Bản vào ngày 14 tháng Tám, ông ta gặp gỡ với những lãnh đạo khu vực của Đảng để thiết lập một ủy ban khởi nghĩa và chuẩn bị cho cuộc khởi dậy. Tuy nhiên, một số trong những thành viên –chắc chắn nhớ lại sự sụp đổ của năm 1940– bày tỏ những mối hoài nghi là lực lượng cách mạng đang ở một vị thế chiếm lấy quyền lực. Không chỉ vì họ thiếu những số lượng thích hợp về vũ khí để trang bị cho lực lượng bán quân sự vốn đã được tổ chức trong số giới công nhân tiến bộ và những thành phần dân quân trong Thanh niên Tiền phong, mà còn vì những lãnh đạo Đảng ở Nam Bộ thì không nhận biết gì về những ý định của các cộng sự viên họ ở phía bắc. Cuối cùng, ủy ban quyết định hoãn lại cuộc nổi dậy cho đến khi tin tức đã được nhận về tình hình ở Hà Nội. Trong khi đó, họ sẽ khởi động một “trường hợp thử nghiệm” bằng cách cố gắng chiếm lấy quyền lực trong một vài vùng địa phương lựa chọn ở nông thôn trong khi tìm cách xây dựng cơ sở phong trào Việt Minh giữa dân cư bình thường khắp những tỉnh phía Nam.

Khi tin tức về cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội đến Sài Gòn, vào ngày 20 tháng Tám, Trần Văn Giàu yêu cầu một cuộc họp với ủy ban điều hành của Mặt trận Dân tộc Thống nhất. Tại hội nghị, được tổ chức hai ngày sau đó, ông ta lập luận rằng Mặt trận, được cấu thành gồm nhiều đảng phái và những nhóm vốn có những mối quan hệ gây tổn hại cho chế độ chiếm đóng của Nhật Bản, sẽ chắc chắn không được chấp nhận bởi các cường quốc Đồng Minh như là đại diện hợp pháp những khát vọng của dân tộc Việt Nam. Chỉ có Mặt trận Việt Minh– vốn có, ông ta lập luận, sự ủng hộ hoàn toàn của Đồng minh– có thể làm điều đó. Trong suốt cuộc họp, tin tức đến cho biết rằng Hoàng Đế Bảo Đại đã kêu gọi những người có thẩm quyền của cách mạng ở Hà Nội thành lập một chính phủ mới để thay thế chính quyền của Trần Trọng Kim không còn tồn tại. Bất đắc dĩ, những đại diện quốc gia lững lờ đồng ý hợp tác với Việt Minh. Mặt trận Dân tộc Thống nhất được giải tán và thay thế bởi một Ủy ban mới cho miền Nam (Ủy ban Nam Bộ), với ông Giàu như là Chủ tịch.

Trong khi đó, cuộc nổi dậy “trường hợp thử nghiệm” của ông Giàu ở Tân An, một thị trấn vài dặm về phía tây nam Sài Gòn ở đồng bằng sông Cửu Long, đã xảy ra trôi chảy không có gì vướng mắc hoặc bất kỳ phản ứng nào từ Nhật. Sự thành công này cho phép ông Giàu thuyết phục những người hoài nghi về ủy ban khu vực của Đảng đưa ra sự chấp thuận của họ cho một cuộc tổng khởi nghĩa giành lấy chính quyền ở Sài Gòn vào ngày 25 tháng Tám.

p316

Hoạt động được theo sau qua những cuộc nổi dậy nhỏ hơn ở địa phương trong những vùng nông thôn. Sự thành công, ông ta lập luận, là “chắc chắn chín mươi phần trăm,” nhưng hành động phải được thực hiện trước khi sự xuất hiện của quân đội Đồng minh. Đêm đó, kế hoạch được thông qua lần cuối, và vào một buổi sáng của ngày thứ 25 những đội xung kích chiếm giữ những cơ sở chính phủ và doanh nghiệp, trong khi hàng ngàn(pc 11) dân làng vốn đã tụ tập trước đây ở những vùng ngoại ô tràn vào thành phố để hòa mình với dân thành thị trong điệp khúc hò reo “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc, đã đảo thực dân Pháp,” “Việt Nam cho người Việt Nam,” và “Tất cả quyền lực cho Việt Minh”. Đến giữa trưa, hầu hết thành phố nằm trong tay những người nổi dậy. Mặc dù những đơn vị cách mạng được lệnh tránh những cuộc đối đầu với đội quân Nhật Bản, có một vài cuộc đụng độ bạo lực giữa người Việt và người Âu châu trên các đường phố, và có những báo cáo về những cách hành hình kiểu linh-ching (lynching)(pc 03) rải rác. Ngay sau buổi trưa, Ủy ban Nam Bộ, sáu người trong số những thành viên của nó là từ Việt Minh, được tuyên thệ nhậm chức như là chính phủ lâm thời Nam Bộ. Ngày hôm sau, đài phát thanh Việt Minh cổ võ cho sự thành công của cách mạng ở “thành phố Hồ Chí Minh.”9

* * *

Trong khi làn sóng nhiệt tình cách mạng quét qua đất nước, Hồ Chí Minh đang chuẩn bị rời khỏi căn cứ du kích ở Tân Trào và đi đến Hà Nội. Mặc dù ông ắt hẵn chia sẻ sự hân hoan chung trên những sự kiện bất ngờ đang xảy ra khắp nước, ông ta chắc chắn ý thức được những thách thức đáng sợ phía trước, và trích dẫn những lời cảnh cáo nổi tiếng của Lenin cho những cộng sự viên của mình: “Chiếm đoạt quyền lực thì khó, nhưng giữ nó thì thậm chí khó khăn hơn. ” Vào buổi sáng ngày 22 tháng Tám, ông ta đến Thái Nguyên, đi một phần của con đường bằng cuốc bộ và phần còn lại bằng ô-tô và phà, đến đó ngay sau khi đêm xuống. Cuộc hành trình đã là một việc khó khăn –ông ta vẫn chịu khốn khổ từ những ảnh hưởng còn lại của bệnh tật mình, và phải được khiên một phần đường bằng kiệu. Ngày hôm sau, được tháp tùng bởi một nữ cán bộ địa phương, ông tiếp tục về nam bằng xe hơi trên Đường số 3 vào trong vùng đồng bằng và vượt qua sông Hồng –vẫn còn dâng lên bởi những trận mưa mùa hè nặng hạt– vào trong những vùng ngoại ô phía bắc Hà Nội. Quang cảnh của sự lũ lụt, vốn đã từng tràn ngập những đồng lúa và làng mạc khắp khu vực, khiến ông ta xúc động bày tỏ trong nỗi buồn, “Chúng ta có thể làm gì để cứu dân khỏi cảnh khốn khổ và nạn đói?”

Vào buổi sáng ngày 25 tháng Tám, ông Hồ được bắt gặp ở một thôn ngoại thành Ga bởi Võ Nguyên Giáp và Trần Đăng Ninh, là những người đã đến từ Hà Nội để đón chào ông ta và báo cáo cho ông ta về tình hình ở thủ đô. Ngay sau khi, Trường Chinh đến; vào chiều hôm đó, ông ta và ông Hồ rời khỏi bằng xe hơi đến thành phố. Vượt qua con sông trên cây cầu Paul Doumer,

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ VNGpQ : Việt Nam Giải phóng Quân.
pc 02_ ĐCSĐD : Đảng Cộng sản Đông Dương.
pc 03_ Lynching : là một cuộc hành hình ngoài pháp luật được thực hiện bởi một đám đông, thường bằng cách treo cổ, nhưng cũng bằng cách đốt cháy tại cột cây hoặc xử bắn, nhằm mục đích trừng phạt người vi phạm bị cáo buộc, hoặc đe dọa, kiểm soát, hoặc một khác hơn là vận động số đông người. Nó liên quan đến phương tiện khác của sự kiểm soát xã hội vốn phát sinh trong những cộng đồng, như là la hét nỗi đình nỗi đám (charivari), cho cưỡi thanh sắt đường rầy, và tẫm hắc in và phủ lông gà.

pc 04_ CDvClHK : Cục Dịch vụ Chiến lược Hoa Kỳ (OSS: U.S. Office of Strategic Services).
pc 05_ Jingxi : huyện Tĩnh Tây.

Leave a comment