V- Thanh Gươm Kỳ Diệu (Phần 2-Hết)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p157

(thường có nghĩa đen là khoác lên bộ quần áo công nhân và cố gắng tìm việc trong những hảng xưởng) nhằm nâng cao nhận thức của họ về cách nhìn của người vô sản.21

Đại hội lần Thứ sáu, dưới sự châm thọc của Stalin, cho là nhìn thấy sự trỗi lên của làn sóng cách mạng mới ở chân trời, khi sự bất ổn kinh tế ngày càng tăng ở châu Âu dựng lên bóng ma của một tình trạng suy thoái mới trên thế giới. Những tổ chức của Cộng sản và Cộng-sản-nguyên-thủy khắp thế giới được chỉ thị làm hết sức mình, không chỉ để nâng cao năng lực của mình nhằm đáp ứng với mức tăng lên của sự bất mãn trong những xã hội riêng của họ, mà còn để khuyến khích cao nhận thức cách mạng bằng cách khởi xướng những cuộc đình công và biểu tình quần chúng trong số giới công nhân và giai cấp nông dân nghèo khó hơn, và để thiết lập những chi bộ Đảng ở các hảng xưởng, trường học, làng mạc, tất cả chuẩn bị cho một cuộc bùng nổ cách mạng trong tương lai.

Kể từ khi nó chưa hẵn là một Đảng Cộng sản chính thức, Đoàn Thanh niên Cách mạng(pc 04) Việt Nam không có một đại diện chính thức tại Đại hội lần Thứ sáu, nhưng ba người Việt tham dự cuộc họp như là những đại diện của Đảng Cộng sản Pháp (ĐCSP). Một là Nguyễn Văn Tạo, một người gốc Nghệ An đã bị trục xuất khỏi trường ở Sài Gòn vì những hoạt động cấp tiến trong suốt giữa thập kỷ 1920s và sau đó bí mật đến Pháp. Phát biểu thay mặt cho anh An, anh Tạo trình bày một bài diễn thuyết quan trọng tại Đại hội. Anh Tạo lập luận rằng, mặc dù một số người cảm thấy rằng Việt Nam chưa sẵn sàng cho một Đảng Cộng sản, thực tế là có một giai cấp vô sản nhỏ và đang phát triển ở trong nước và một Đảng Cộng sản cần thiết cấp bách, bởi vì giai cấp tư sản địa phương không thể dẫn dắt cách mạng. Thực ra, những tổ chức như “cải cách chủ nghĩa thuộc quốc gia” chẳng hạn là tổ chức Đảng Lập hiến và Đảng An Nam Độc lập (Parti Annamite de l’Indépendance) (được thành lập ở Paris bởi Nguyễn Thế Truyền người cộng sự viên trước đây của Nguyễn Ái Quốc) thì “tuyệt đối nguy hiểm” trong lập luận về việc rút khỏi Đông Dương êm thắm của Pháp, kể từ khi một tình huống có thể xảy ra như thế có thể làm giảm sự ủng hỗ của quần chúng cho một cuộc cách mạng xã hội chân chính. Sau khi Đại hội lần Thứ sáu kết thúc, Quốc tế cộng sản gửi một chỉ thị bí mật đến hội đoàn qua ĐCSP(pc 07)cung cấp những hướng dẫn cho những hoạt động trong tương lai.22

Những quyết định của Đại hội lần Thứ sáu, khi chúng trở thành hiện hữu ở Việt Nam vào cuối năm, làm sâu sắc hơn cuộc tranh luận và mạnh thêm quyết tâm của phe cấp tiến ở Bắc Bộ đẩy mạnh cố gắng mình để biến đổi hội đoàn thành một Đảng Cộng sản tập trung nhiều hơn vào tư tưởng hệ. Nhà lãnh đạo của khích động vẫn là Trần Văn Cung, người từng càng lúc tin tưởng qua kinh nghiệm của mình làm việc như là một công nhân lao động hảng xưởng là những khẩu hiệu yêu nước mơ hồ sẽ không khiến cho những công nhân đô thị ủng hộ hội đoàn. Tổ chức phải nhấn mạnh những vấn đề có tầm quan trọng cơ bản cho người lao động –tiền lương cao hơn, hoàn cảnh làm việc tốt hơn, giảm giờ làm việc– nhằm giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới lao động. Và điều này không thể thực hiện được, anh ta cảm thấy, mà không có sự chuyển đổi của các hội đoàn thành Đảng Cộng sản chính thống.

p158

Vấn đề trở thành đầu đề tại Đại hội chính thức đầu tiên của Đoàn Thanh niên Việt Nam cách mạng,(pc 04) được tổ chức ở Hong Kong tháng Năm năm 1929. Mười bảy đại biểu tại Đại hội đại diện cho khoảng 1.200 thành viên với 800 từ Bắc Bộ, và mỗi 200 từ An Nam và Nam Bộ. Chẳng bao lâu sau khi chuyến đến của anh ta, Trần Văn Cung họp mặt với Lê Hồng Sơn đề nghị rằng hội đoàn nên giải tán và được thay thế bởi Đảng Cộng sản. Lê Hồng Sơn đã không cương quyết phản đối đề nghị đó. Như là một thành viên của nhóm Cộng sản thầm kín của Nguyễn Ái Quốc từ ban đầu và là một trong những nhân vật ghê gớm nhất trong phong trào, anh Sơn cam kết một cách chắc chắn việc chuyển đổi cuối cùng của hội đoàn thành một tổ chức chính thống thuộc chủ nghĩa Marx-Lenin. Đối với nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên, anh ta cảm thấy rằng Đại hội không phải là thời gian thuận lợi để ra một quyết định như vậy. Trước hết, như anh ta đã nói riêng với Trần Văn Cung, nhiều đại biểu tại Đại hội Hong Kong hoặc là quá thật thà về chính trị hoặc cấp tiến chưa đủ thích hợp để trở thành những thành viên chân thành của một đảng phái mới. Thứ hai, sự hình thành của Đảng Cộng sản tại Đại hội Hong Kong rõ ràng sẽ tạo nên sự chú ý của chính quyền Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông láng giềng và khuyến khích họ tăng cường những biện pháp đàn áp của họ chống lại hội đoàn. Lê Hồng Sơn khuyên nhũ về sự thận trọng và việc phát động từng bước và quá trình bí mật để chuyển đổi hội đoàn thành một tổ chức mà nó có thể tiến hành hiệu quả hơn những chỉ thị của Đại hội Quốc tế cộng sản lần Thứ sáu.23

Anh Cung cứng đầu, tuy nhiên, vẫn nhất quyết đưa vấn đề ra trước Đại hội. Khi anh ta và những đại biểu khác của Bắc Bộ trình bày đề nghị của họ một cách chính thức trước cuộc họp, họ gặp phải đối thủ chính của họ là Chủ tịch Lâm Đức Thụ, vốn là người vẫn khăng khăng chống đối sự hình thành của Đảng Cộng sản và từ chối đề nghị ra thẳng bàn tay. Trong một đợt bùng nổ giận dữ, Trần Văn Cung và tất cả ngoại trừ một thành viên của phái đoàn Bắc Bộ, rời khỏi Đại hội, sau khi công bố quyết tâm của họ thành lập một đảng phái trong số những người cùng phe của riêng họ ở Việt Nam. Ngay sau khi chuyến về của họ đến Hà Nội, họ thành lập một tổ chức mới, được gọi là Đảng Cộng sản Đông Dương, và bắt đầu cạnh tranh với hội đoàn vì những nhân tuyển, tuyên bố rằng hội đoàn được cấu thành gồm “những cách mạng sai lầm” những người mà “chưa từng bao giờ tỏ ra hết mình cho quần chúng vô sản hoặc gắn liền với Quốc tế cộng sản.”24

Trong khi đó, những đại biểu còn lại tại Đại hội cố gắng để đối phó với những rạn nứt đau buồn. Hầu hết trong số họ đã tỏ ra thông cảm trên nguyên tắc đối với vị trí của Trần Văn Cung, nhưng miễn cưỡng lên tiếng chống lại cộng sự viên cũ Đức Lâm Thu của họ. Sau chuyến khởi hành của những đại biểu Bắc Bộ, Đại hội soạn thảo một chương trình hành động và một nghị quyết mà nó tuyên bố rằng Đảng Cộng sản thì cần thiết ở Đông Dương,

p159

nhưng thời gian chưa chín muồi bởi vì về bản chất thật thà của giai cấp công nhân Việt Nam và sự thiếu hiểu biết của họ về lý thuyết cách mạng. Sau khi phê duyệt nghị quyết, những đại biểu chính thức yêu cầu sự công nhận của Quốc tế cộng sản và sau đó tạm nghĩ.25

Cuộc tranh chấp sớm thoái hóa từ khủng hoảng thành phi lý. Trong suốt những tháng theo sau Đại hội, ĐCSĐD(pc 08) mới bắt đầu dẫn dụ những thành viên ra khỏi hội đoàn, khiến cho ban lãnh đạo ở Hong Kong nhận ra rằng họ đã phạm một lỗi lầm nghiêm trọng về sách lược trong việc thiếu nhận biết mức độ ủng hỗ cho Đảng Cộng sản trong số những đảng viên thường bên trong Việt Nam. Vào tháng Tám, khi Hồ Tùng Mậu và Lê Quang Đạt đã được thả khỏi nhà tù ở Canton,(pc 01) họ trở về Hong Kong và, với sự đồng ý của Hồng Sơn, quyết định thành lập một Đảng Cộng sản bí mật của riêng họ trong phạm vi phân bộ của hội đoàn –được gọi là Đảng Cộng sản An Nam (ĐCSAN) và bao gồm những thành viên tiến bộ nhất trong tổ chức. Ban lãnh đạo điều hành thuộc về một “phân bộ đặc biệt” bao gồm Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Quang Đạt, và hai người khác. Vì nhóm không tin tưởng Lâm Đức Thụ, anh ta đã không được hội ý ​​về vấn đề nào.26

Những chi bộ đầu tiên của đảng phái mới được thành lập ở Nam Bộ vào tháng Tám năm 1929, và chính nơi đây, dù là với cái tên của nó, ĐCSAN(pc 09) tuyển dụng hiệu quả nhất. Tuy thế, sự chia rẽ trong phong trào vẫn còn chờ lành lặng. Cùng tháng đó, Hồ Tùng Mậu gởi một lá thư cho Trần Văn Cung và ban lãnh đạo ĐCSĐD(pc 08) đề nghị rằng những đại biểu của cả hai đảng phái mới nên gặp mặt ở Canton (i.e. Quảng Châu) để bàn thảo vấn đề thống nhất đất nước. Nhưng những nhà lãnh đạo ĐCSĐD khinh khỉnh trả lời rằng họ “quá bận rộn” để tham dự. Trong thất vọng, Hồ Tùng Mậu đề nghị rằng nên yêu cầu Quốc tế cộng sản tìm cách tạo ra một Đảng Cộng sản thống nhất:

Nếu chúng ta không chú ý đến việc hình thành một Đảng Cộng sản ngay lập tức, như thế tôi e rằng chúng tôi sẽ phát triển thành hai đảng phái riêng biệt, một ở phía bắc và một ở phía nam. Một khi hai đảng phái được hình thành trong nước, muốn đạt được sự thống nhất sẽ là một điều khó. Vào thời điểm đó, làm thế nào chúng ta sẽ có thể dựa vào Quốc tế Thứ ba để giải quyết nan đề? Chẳng phải sẽ tốt hơn để tự mình giải quyết điều đó sao?27

Những thành viên cấp tiến của Đảng Việt Tân ở miền Trung Việt Nam lúc bấy giờ làm tăng thêm sự rối rắm bằng cách bắt đầu hành động. Trong một cố gắng tuyệt vọng để bảo vệ số người theo sau của riêng mình, nhiều người trong số họ đã trốn sang các đối thủ của họ, họ đổi tên tổ chức của họ thành Liên đoàn Cộng sản Đông Dương. Như vậy, bấy giờ có ba Đảng Cộng sản ở Đông Dương thuộc Pháp thêm vào hội đoàn,

p160

mà hiện tại hầu như đang hấp hối. Chính vào lúc thời điểm này Lê Hồng Sơn, vẫn còn ở Hong Kong, nghe nói rằng Nguyễn Ái Quốc đang ở Phichit. Như là người sáng lập của hội đoàn và là người lãnh đạo được đa số tôn trọng nhất của nó, anh Quốc ắt hẵn có thể dùng kỹ xảo đàm phán độc đáo của mình để tìm cách giải quyết nan đề. Không cần thông báo Lâm Thủ Đức, anh Sơn bảo cộng sự viên của mình Lê Duy Diệm đi Xiêm La để tìm Nguyễn Ái Quốc và yêu cầu anh ta trở về Hong Kong nhằm giúp giải quyết vấn đề lộn xộn. Anh Diệm rời khỏi vào cuối tháng Tám.28

Phản ứng từ Moscow đối với những sự kiện gây hoang mang đang diễn ra ở Việt Nam thì có thể đoán được. Vào ngày 27 tháng Mười, một chỉ thị gay gắt được gởi đến ban lãnh đạo ĐCSAN,(pc 09) chỉ trích họ vì sự thất bại của mình ngăn chặn sự tan rã của các lực lượng cách mạng ở Việt Nam thành ba phe đối thủ. Thiếu một đảng phái thống nhất tại thời điểm hứa hẹn này, chỉ thị nói rằng, là mối nguy hiểm nghiêm trọng đến sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản và là “hoàn toàn sai lầm.” Chỉ thị Quốc tế cộng sản công khai hỗ trợ phe phái Trần Văn Cung ở Hà Nội và khẳng định rằng hoàn cảnh khách quan cho một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã hiện diện ở Việt Nam và rằng “sự vắng mặt của Đảng Cộng sản giữa lúc sự phát triển của phong trào công nhân và quần chúng đang trở nên rất nguy hiểm cho các tương lai trước mắt của cách mạng ở Đông Dương.” Hội đoàn bị phê bình về việc cho thấy sự “lưỡng lự và sự thờ ơ” và về  việc không tỏ ra cố gắng lớn hơn tuyển dụng trong số những công nhân Việt Nam. Cuối cùng, Moscow đã kết luận rằng “nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất của tất cả những người Cộng sản ở Đông Dương là sự hình thành của một đảng cách mạng có những tính chất giai cấp của tầng lớp vô sản, đó là một Đảng Cộng sản phổ thông ở Đông Dương.” Để giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan cấp bách, đề nghị rằng một hội nghị thống nhất được triệu tập dưới vai trò chủ tịch của một đại diện thuộc Quốc tế cộng sản, là người sẽ được gửi đến đứng ra dàn xếp.29

Cảm giác cấp bách phát ra từ Moscow chắc chắn được trở nên mạnh mẽ hơn bởi những sự kiện diễn ra trong thế giới tư bản chủ nghĩa, nơi mà cuộc khủng hoảng kinh tế đã từng ấp ủ như là kết quả của những thất bại về ngân hàng ở nước Áo gần đây đã được tăng lên. Khi tin tức về sự sụp đổ đột ngột của thị trường chứng khoán ở thành phố New York đến Liên Xô, ắt hẵn dường như đối với những lãnh đạo Sô-Viết rằng sự tan rã cuối cùng được tiên liệu từ lâu của hệ thống tư bản chủ nghĩa thì cuối cùng trong tầm bàn tay.

Trong suốt khoảng còn lại của năm 1929, ba phe phái tiếp tục tranh chấp với nhau, trong khi sự cạnh tranh vì những người tin theo và những lời lăng mạ trao đổi (thông thường nhất là “Menshevik,” một ám chỉ đến những đối thủ tương đối ôn hòa của Lenin trong phong trào cách mạng Nga trước khi cuộc cách mạng Bolshevik) . Một lá thư từ nhóm anh Cung cho rằng ĐCSAN(pc 09) và hội đoàn thì chống cách mạng và phải bị giải tán

p161

và hợp nhất với ĐCSĐD.(pc 08) Nếu Quốc tế cộng sản nhấn mạnh trên sự thống nhất của phong trào, những nhà lãnh đạo ĐCSĐD sẽ đồng ý làm như vậy, nhưng sẽ chỉ ra cho thấy những khó khăn liên hệ vào. Từ Hong Kong, Hồ Tùng Mậu, đại diện cho ĐCSAN, cố gắng xoa dịu đối thủ của mình, lập luận rằng tư cách thành viên của hội đoàn vào mùa xuân năm 1929 đã quá phức tạp không thể tạo ra một Đảng Cộng sản chính thức; kể từ khi nhiều thành viên hội đoàn thiếu những phẩm chất cách mạng được yêu cầu của một người Cộng sản tốt, ắt hẵn là điên rồ khi đề nghị Đảng Cộng sản tại thời điểm đó. Để thiết lập một cách đơn giản một Đảng Cộng sản bí mật mà sẽ được dán nhãn là “Bolshevik” theo nguyên tắc, anh ta cảnh cáo, sẽ chỉ giống như một hội đoàn cũ dưới một tên mới.

Tuy nhiên, ĐCSĐD chưa sẵn sàng thỏa hiệp. Vào đầu tháng Mười, nó lặp lại yêu cầu của nó khiến cho Hồ Tùng Mậu phải giải tán toàn bộ hội đoàn. Anh Cung lập luận rằng anh ta và những cộng sự viên mình đã nhận ra rằng không ai tại hội nghị tháng Mười ngoại trừ chính họ muốn thành lập một đảng bí mật. Họ đã đưa ra lời đề nghị nhằm “đánh dấu trong lịch sử cách mạng mà qua đó Đoàn Thanh niên Cách mạng(pc 04) không phải là Cộng sản, và để cho công chúng thấy được những khác biệt giữa Hội đoàn và Cộng sản thật sự.” Khi hội nghị từ chối lời đề nghị của họ, họ quyết định từ bỏ hội đoàn và thiết lập một tổ chức của riêng họ. Về việc tìm kiếm một giải pháp đối với sự chia rẽ, anh Cung đề nghị rằng bất kỳ cá nhân nào với chứng từ cách mạng thích hợp có thể được chấp nhận vào ĐCSĐD. Những người khác có thể chờ đợi và thử lại. Anh ta cũng nói rằng ĐCSĐD sẵn sàng hợp tác với VNQDĐ(pc 05) trên cơ bản tạm thời, nhưng xem nó là một tổ chức dân tộc chủ nghĩa thuần túy. Sự hợp tác có thể xảy ra chỉ trử khi nào VNQDĐ đồng ý không chống đối những nỗ lực của ĐCSĐD dẫn dụ những thành viên VNQDĐ vào đảng của riêng mình. Điều có thể là Nguyễn Ái Quốc có thể trở lại Hong Kong để tìm kiếm sự thống nhất, “Nếu anh ấy trở về,” anh Cung tuyên bố một cách ẩn ý, “chúng tôi sẽ theo về phía anh ta giống như là về phía các anh.”30

Vào cuối tháng Mười, ĐCSĐD(pc 08) gởi một đại diện, Đỗ Ngọc Dzu, đến Hong Kong theo yêu cầu của Hồ Tùng Mậu để gặp mặt với những nhà lãnh đạo ĐCSAN(pc 09) trong cố gắng đạt được một giải pháp mà không cần sự can thiệp bên ngoài. Nhưng anh Dzu, được cho là hành động theo mệnh lệnh, tiếp tục nhất định rằng đoàn kết có thể diễn ra chỉ trừ khi nào ĐCSAN giải thể trước tiên, và từ đó những thành viên của nó có thể xin vào ĐCSĐD như là những cá nhân. Không có gì đáng ngạc nhiên, những đại biểu của ĐCSAN bát bỏ sự bàn giao.31

Trong khi tranh chấp đang xảy ra, ban lãnh đạo ĐCSAN ở Hong Kong chờ đợi chuyến viếng thăm của thanh tra viên mà Quốc tế cộng sản đã đề cập đến trong lá thư ngày 27 tháng Mười. Họ đã được thông báo bằng thư từ một cộng sự viên ở Moscow rằng yêu cầu xin gia nhập của họ vào Quốc tế cộng sản sẽ không được cho phép đến khi sự kiểm tra đã được hoàn thành. Thật vậy, nhóm của Cục Dalburo(pc 12) , vốn đã từng mở một văn phòng phân bộ mới ở Shanghai (i.e. Thượng Hải)

p162

(còn được biết là Cục Viễn Đông) vào mùa thu năm 1928, đã quyết định tạo ra một cấu trúc mới để quản lý những mối quan hệ của nó với các tổ chức cộng sản khác nhau trong khu vực. Kế hoạch kêu gọi cho việc tạo ra một tổ chức mới gọi là Liên bang Nhóm Cộng sản Insulinde,(pc 10) với trụ sở chính ở Singapore. Tất cả các tổ chức Cộng sản ở châu Á vốn đã chưa được tổ chức xong thành một đảng quốc gia (như là những tổ chức non trẻ ở Đông Nam Á, bao gồm Đông Dương) đã được đặt dưới sự điều khiển của tổ chức này, mà chính nó sẽ chịu sự giám sát trực tiếp của một “bí thư của những dân tộc bị áp bức thuộc phương Đông” được gắn liền với Cục Viễn Đông ở Thượng Hải. Hiển nhiên, những nhà lãnh đạo ĐCSAN(pc 09) dần dần nhận biết kế hoạch này vào thời điểm nào đó trong mùa thu; một lá thư được viết bởi Hồ Tùng Mậu vào giữa tháng Mười chỉ ra rằng một đại biểu Trung Quốc trên đường từ Singapore tới Thượng Hải để bàn thảo vấn đề, sau khi đã dừng lại ở Hong Kong vào ngày 02 tháng Mười Một và cho họ biết về dự án. Nhóm Việt Nam, tuy nhiên, không hài lòng về ý kiến ​​đó. Đảng Cộng sản Biển Nam Hải (Nan Yang), vốn đã được thành lập ở Singapore vào giữa những năm 1920s và được cho là sẽ ban ra chỉ thị cho văn phòng mới trong khu vực ở đó, được cấu thành chủ yếu gồm Hoa kiều từ Singapore và chịu sự giám sát chung từ trụ sở ĐCSTQ(pc 06) ở Thượng Hải. Như vậy, vì mục đích thiết thực, phong trào cách mạng Việt Nam sẽ được đặt dưới sự điều hành cuối cùng của ĐCSTQ. Trong quan điểm của nhiều đồng chí Việt Nam, cách mạng Trung Quốc có một khuynh hướng tập trung hoàn toàn vào những mục tiêu riêng của họ và thường được chiếu cố trong thái độ hướng đến những hoạt động của các dân tộc khác. Lê Hồng Sơn ra lệnh cho Lê Quang Đạt đi đến Shanghai (i.e. Thượng Hải) để tranh luận trường hợp của ĐCSAN(pc 09) được đặt tên như một đảng phái quốc gia trực thuộc dưới Cục Viễn Đông.32

Vào ngày 16 tháng Mười Hai năm 1929, Hồ Tùng Mậu và một trong số những cộng sự viên của anh ta gặp mặt với một đại diện của Quốc tế cộng sản là người đã đến Hong Kong qua một vòng hành trình kiểm tra tất cả những tổ chức cộng sản trong khu vực. Người đại diện góp ý kiến cho những chủ nhân khu vực của mình rằng không phải Đoàn Thanh niên Cách mạng(pc 04) (hoặc kế thừa của nó, ĐCSAN) cũng không phải ĐCSĐD và Đoàn Cộng sản Đông Dương xứng đáng danh hiệu “Cộng sản” và không có thể chính thức được công nhận bởi Quốc tế cộng sản. Cho đến khi một đảng phái thống nhất đã được tạo ra, những chỉ thị cho tất cả các nhóm Mác-xít ở Đông Dương sẽ được quy định bởi ĐCSTQ.33

* * *

Ở Siam,(pc 03) Nguyễn Ái Quốc đã nghe nói về sự chia rẽ trong hội đoàn từ hai đại biểu dự Đại hội tháng Năm 1929, và vào tháng Chín, anh ta đã viết một lá thư cho những nhà lãnh đạo của ĐCSĐD mới, tuyên bố thẳng thừng rằng

p163

ông có thể không có sự tự tin vào bất kỳ người nào ngoại trừ người Cộng sản thật sự. Họ có thể chứng minh lòng trung thành tốt đẹp của họ, anh ta viết, bằng cách tìm kiếm sự liên kết với Quốc tế cộng sản, và anh ta mời họ gửi những đại diện đến một cuộc họp được tổ chức vào năm 1930 tại Vladivostok. Tuy nhiên, những lãnh đạo ĐCSĐD, là những người nhận được lá thư từ một émigré Việt (i.e. di dân) đến từ Siam và đọc nó ra trong suốt một cuộc họp Đảng ở Hà Nội, đã không có quyết định về vấn đề này. Anh Quốc đã cố gắng hai lần để đi đến Việt Nam, nhưng đã không thể vượt qua biên giới bởi vì sự cảnh giác của cảnh sát. Anh ta định thử lần thứ ba khi một cộng sự viên vừa đến từ Hong Kong (có thể cho là Lê Duy Diệm) thông báo anh ta về sự cấp bách của tình hình. Anh Quốc ngay lập tức đến Bangkok, và bắt tàu đến Canton.34

Nguyễn Ái Quốc đến vào ngày 20 tháng Giêng năm 1930, lấy phòng ở khách sạn, và viết thư cho những cộng sự viên của anh ta ở Hong Kong, yêu cầu họ đến gặp anh ta ở Canton. Có thể nói rằng, anh ta sợ bị bắt tóm bởi cảnh sát Anh luôn canh chừng tại biên giới. Cuối cùng, tuy nhiên, họ thuyết phục anh ta rằng gặp mặt ở Hong Kong thì an toàn hơn, nơi mà nhà chức trách Anh tương đối khoan dung về hoạt động của những người nước ngoài đang cư trú trong lãnh thổ miễn là họ không để lộ ý đe dọa thấy rõ đến sự ổn định của chính thuộc địa hoàng gia. Hoàn cảnh sống ở Hong Kong nói chung thì thoải mái hơn ở nước Trung Quốc láng giềng, và dân chúng chủ yếu là người Hoa thì tương đối im lìm, mặc dù những cuộc đình công đã nổ ra nhiều lần trong thập niên 1920s. Hồ Tùng Mậu gởi một trong những người theo anh ta đến Canton để hộ tống anh Quốc trở lại Hong Kong bằng xe lửa, nơi mà anh ta ngụ lại trong một khách sạn ở bán đảo Kowloon (i.e. bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong).35

Sau khi đến, Nguyễn Ái Quốc đi ngay lập tức đến căn chung cư của Lê Hồng Sơn, nơi anh ta tự mình quen thuộc với tình hình và tổ chức những cuộc thảo luận với Mậu và những thành viên thuộc Hội đoàn khác. Anh ta chỉ trích họ vì sự cô lập từ quần chúng và việc không thấy trước sự chia rẽ của họ, mà anh ta mô tả như là “đồ trẻ con.” Anh ta cũng đã liên lạc với trụ sở chính của ĐCSTQ(pc 06) địa phương. Sau đó, anh ta mời những thành viên của ba phe phái đấu đá bên trong Đông Dương đến Hong Kong để chuẩn bị cho sự hợp nhất của những nhóm thành một đảng phái mới.36

Đến cuối tháng Giêng năm 1930, những đại diện từ ĐCSAN(pc 09) và ĐCSĐD bên trong Đông Dương đã đến Hong Kong. Những đại biểu từ Đoàn Cộng sản Đông Dương đã rời khỏi Đông Dương bằng tàu, nhưng bị bắt trên đường về nghi ngờ cờ bạc. Vào ngày 03 tháng Hai, hội nghị được triệu tập trong một căn nhà nhỏ thuộc khu lao động ở bán đảo Kowloon. Sau đó ngày càng cần thiết chuyển sang địa điểm khác, bao gồm một phiên họp mà theo như được biết đã diễn ra dưới một sân vận động đá banh ở bán đảo Kowloon (i.e. Cửu Long). Có hai đại biểu mỗi một người từ ĐCSAN(pc 09) và ĐCSĐD.

p164

Lê Hồng Sơn, và Hồ Tùng Mậu tham dự hội nghị như là những đại diện từ trụ sở cũ của Đoàn Thanh niên Cách mạng(pc 04) ở Hồng Kong.37

Theo lời tường thuật của những người tham gia, sự thỏa thuận thì dễ dàng đạt được một cách bất ngờ. Nguyễn Ái Quốc mở một cuộc họp xác minh chính mình và sau đó nhẹ nhàng quở trách những đại biểu vì đã để cho sự đỗ vở xảy ra. Anh ta quy trách nhiệm về sự phân rẽ cho cả hai bên, và nhấn mạnh rằng vấn đề chính vào lúc này là khôi phục sự thống nhất cho phong trào. Chẳng bao lâu, càng lúc rõ ràng rằng những sự khác biệt đang tồn tại giữa những thành viên của hai phe phái dựa nhiều trên tự ái cá nhân và những tính nhạy cảm thuộc vùng miền hơn là trên ý thức hệ. Những thành viên từ Bắc Bộ và Nam Bộ nuôi dưỡng những sự nghi ngờ về những chứng từ cách mạng thực sự của nhau (những người miền Bắc thường chê bai những người miền Nam như là lười biếng và dễ tính, trong khi những người miền Nam chỉ trích những đồng bào miền Bắc của họ là lì lọm và cứng đầu), trong lúc cả hai phe phẫn nộ vì vị trí quyền lực thống trị mà những thành viên từ tỉnh nhà Nghệ An của Nguyễn Ái Quốc chiếm giữ trong ban lãnh đạo của phong trào. Đối với ban lãnh đạo ĐCSAN, chắc chắn được uốn nắn bởi những lời chỉ trích của Moscow trong bức thư tháng Mười, bây giờ nhận thức về việc cần tạo ra một Đảng Cộng sản chính thức, vấn đề lớn duy nhất vẫn còn chờ giải quyết là làm thế nào chấm dứt sự chia rẽ và hợp nhất những phe phái, bao gồm Đoàn Cộng sản Đông Dương vắng mặt, thành một đảng duy nhất trên các điều khoản thỏa đáng lẫn nhau. Ở đây, vị trí của Nguyễn Ái Quốc như là đại diện Quốc tế cộng sản giúp anh ta có lợi thế. Anh ta đề nghị rằng giải pháp đơn giản là không có sự hấp thụ một đảng phái bởi đảng phái khác hoặc cũng không sự sáp nhập những đảng phái hiện có, ngoại trừ sự giải thể của cả hai và sự hình thành của một tổ chức mới, với một chương trình mới và những đạo luật mới, và trong đó tất cả những người chấp thuận mục tiêu và đáp ứng các tiêu chuẩn có thể được chấp nhận là thành viên. Có một sự chấp nhận nhanh chóng và có thể thuyên giảm vì lời đề nghị của tất cả những đại biểu.38

Điểm duy nhất còn lại của cuộc tranh luận là tên gọi đặt cho đảng phái thống nhất mới. Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra một số suy nghĩ về vấn đề này trước khi triệu tập hội nghị. Trong một ghi chép cho mình ghi ngày 06 tháng Giêng, anh ta đã liệt kê năm điểm chính được đưa ra tại Hội nghị đang thành lập; một điểm chờ thoả thuận về tên gọi mới cho đảng phái. Tại cuộc họp, anh ta theo sát ý tưởng mình, tranh luận rằng không có tên gọi nào trong những cái tên của các đảng phái hiện có là đủ, vì “Đông Dương” ngụ ý là tất cả các nước Đông Nam Á, trong khi “An Nam,” một thuật ngữ Trung Quốc có nghĩa là “phía nam bình định,” bây giờ được sử dụng bởi người Pháp cho sự bảo hộ của mình ở miền Trung Việt Nam. Anh ta đề nghị rằng một đảng mới nên có một cái tên mới, Đảng Cộng sản Việt Nam. Anh Quốc đã giải quyết về sự phù hợp của từ ngữ này trước khi triệu tập hội nghị.

p165

Việt Nam không chỉ là tên gọi chính thức của một đất nước dưới triều Nguyễn độc lập trong thế kỷ 19, đồng thời nó cũng gợi lên hình ảnh của quốc gia nhỏ bé đầu tiên của Nam Việt, đã xuất hiện trong thung lũng sông Hồng trước khi cuộc chinh phục của Trung Quốc vào thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên. Cái tên ngay lập tức được chấp nhận.39

Đối với những nan đề gai góc nhất đành hết cách, những vấn đề còn lại được giải quyết mà không gì khó khăn. Thêm những phiên họp nữa, được cho là tổ chức “trong một bầu không khí của sự đoàn kết và yêu thương”, soạn thảo chương trình cho đảng phái mới về hành động, quy định, và những đạo luật. Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy một báo cáo tóm tắt về những kết quả của Đại hội Quốc tế Cộng sản lần Thứ sáu và ít nhất có nhận thức tổng quát về những thay đổi trong một đường lốii chung của phong trào tại thời điểm đó. Tuy nhiên, anh ta dường như đã không nhận được một bản sao một bài phê bình dài về chương trình năm 1929 của Đoàn Thanh niên Cách mạng(pc 04) mà bài phê bình đó mới được viết tại trụ sở Quốc tế cộng sản ở Moscow. “Những nhiệm vụ cấp bách của Cộng sản Đông Dương,” mà nó dường như đã được viết vào thời điểm nào đó trong tháng Mười Hai, đã được gởi đến trụ sở ĐCSP ở Paris, nhưng vì một số lý do nào đó, không đến trụ sở hội đoàn ở Hong Kong. Lê Hồng Phong, một trong những những người gây nhiễu của hội đoàn, là người lúc bấy giờ đang ở Liên Xô thụ huấn, đã có được một bản sao ở Moscow và gửi nó cho một cộng sự viên ở Nam Bộ. Thật không may, nó đã không đến cho đến sau khi kết thúc hội nghị thống nhất.40

Quốc tế cộng sản chỉ trích chương trình của hội đoàn vì sự mơ hồ về những điểm khác nhau. Mặc dù Quốc tế Cộng sản thừa nhận rằng cuộc cách mạng chỉ có thể ở Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, quan trọng là giai cấp công nhân đóng vai trò hàng đầu trong cuộc đấu tranh. Nhằm thiết lập sự thống trị của mình trên phong trào, Đảng Cộng sản trong tương lai phải chiến đấu với tất cả sức mãnh liệt của nó ảnh hưởng lên “đảng phái cải cách quốc gia” (thí dụ, Đảng Lập hiến) và tìm kiếm lợi ích từ những phân bộ trong giai cấp tư sản địa phương. Tài liệu thì cũng rất quan trọng cho sự giải thích chương trình về cuộc cách mạng hai-giai-đoạn Lenin. Đối với lý thuyết về đạt đến quyền lực trong nhiều phân đoạn, tài liệu nói rằng, lý thuyết này “là một hình thức của chủ nghĩa cải lương và không phải của cộng sản, vì không thể dự đoán sự tồn tại của những giai đoạn trong phong trào cách mạng mà chúng sẽ cho phép cách mạng vượt qua từ một thành công tối thiểu đến cuộc tấn công trực tiếp vào chế độ.” Cách tiếp cận như vậy, tài liệu cảnh cáo,”trong thực tế chỉ như là đặt một cái thắng giảm tốc độ trên hành động của quần chúng và làm suy yếu họ thay vì kích thích họ.” Trong bất kỳ trường hợp nào, tài liệu tuyên bố rằng, lý thuyết về một cách mạng được chia thành những giai đoạn sẽ để lại sự điều hành cuộc đấu tranh trong tay một số nhỏ trí thức Cộng sản, một kết quả mà nó sẽ trái ngược đối với những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Marx. “Chính là quần chúng những người làm cách mạng”, Moscow xướng lên, “và những người Cộng sản có mặt ngay lúc đó để  hướng dẫn, tổ chức, và điều khiển quần chúng”.

p166

Cuối cùng, tài liệu kết luận rằng không cần phải đợi cho đến khi ĐCSAN(pc 09) được tổ chức hoàn toàn trước khi khích động một cuộc nổi dậy cách mạng.41

Lời kêu gọi đã được đề ra ở hội nghị tháng Hai năm 1930 cho thấy rằng sự thay đổi trong chiến lược trước đó được ứng dụng bởi Đại hội lần Thứ sáu vào tháng Bảy 1928 đã có một số ảnh hưởng đến suy nghĩ riêng của anh Quốc. Trong khi lời kêu gọi được gởi đến phần lớn dân chúng ở Việt Nam (những công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, “anh em và chị em” bị áp bức và bóc lột), nó xóa bỏ ý tưởng cũ của anh Quốc về đội tiên phong của giai cấp vô sản-nông dân (như thế ám chỉ một cuộc cách mạng có tầng lớp rộng hơn) và công khai tuyên bố rằng tổ chức mới là “một đảng phái của giai cấp vô sản” mà nó sẽ đấu tranh để lật đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp, chủ nghĩa phong kiến, cũng như giai cấp tư sản phản-cách-mạng, và để tạo ra một “chính phủ của công công nhân-nông dân và quân nhân.” Chính phủ đó sẽ dần dần mở đường đến giai đoạn thứ hai, hoặc xã hội chủ nghĩa, của cuộc cách mạng.42

Tuy nhiên, Nguyễn Ái Quốc rõ ràng là chưa sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn các phương pháp tiếp cận trước mặt trận thống nhất rộng lớn kiểu Lenin mà anh ta đã từng ủng hộ trong suốt thời gian chưa tan rã của hội đoàn. Một tài liệu chiến lược được phê duyệt tại hội nghị kêu gọi mọi cố gắng để giành lấy sự ủng hỗ của giới trí thức, trung nông (một thuật ngữ của Đảng chỉ về giới nông dân là những người đã có đủ đất để sống nhờ vào, nhưng không thuê mướn những người lao động), giai cấp tiểu tư sản, cũng như những nhóm dân tộc chủ nghĩa như là Đảng Hy vọng Thanh niên của Nguyễn An Ninh. Ngay cả những nông dân giàu có và tiểu địa chủ có thể được tập hợp lại vì sự nghiệp miễn là họ không phản-cách-mạng một cách rõ ràng. Chỉ có Đảng Lập hiến, được dẫn dắt bởi nhà cải cách ôn hòa Bùi Quang Chiêu, thì được xác định rõ ràng như là phần tử chống đối.43

Từ những nhận xét trong một bức thư ngày 18 tháng Hai gởi đến Cục Viễn Đông, được viết từ nhiều ngày sau khi kết thúc hội nghị, có vẻ như rõ ràng rằng Nguyễn Ái Quốc tin rằng những tài liệu được đưa ra tại hội nghị thống nhất thì theo đúng với đường lốii Quốc tế cộng sản mới. Trong thực tế, tuy nhiên, họ tách ra từ chiến lược mới của Moscow trong nhiều khía cạnh; mặc dù anh Quốc vẫn là một người trung thành tận tụy cống hiến cho chiến lược Lenin trong những khu vực thuộc địa, Moscow vẫn tiếp tục theo hướng mình. Chính sự chệch hướng nầy sẽ sớm rõ nét lên như là một nguồn khó khăn to lớn cho anh ta trong những năm sau nầy.

Vào cuối hội nghị, cuộc họp đã chọn lựa một ủy ban trung ương tạm thời, và sau đó những đại biểu chuẩn bị trở lại Đông Dương để thành lập một bộ máy địa phương cho đảng phái mới. Một vài ngày sau đó, Nguyễn Ái Quốc đến Shanghai (i.e.Thượng Hải). Trước khi khởi hành, anh ta đã viết cho Lê Quang Đạt, nói với anh ấy rằng anh ta có ý định đối phó với Cục Viễn Đông về mối quan hệ của nó đảng phái mới ở Đông Dương. Sau đó, trong lá thư của anh ta ngày 18 tháng Hai, anh ta báo cáo những kết quả của hội nghị thống nhất cho Hilaire Noulens, giám đốc mới của Cục Viễn Đông ở Thượng Hải.

p167

Hội đoàn –mà anh Quốc mô tả như là “vỏ trứng từ đó ra đời {theo nguyên văn} con chim Cộng sản trẻ”– bấy giờ đã chính thức bị bãi bỏ và một đảng mới đã được hình thành. Nó có 204 thành viên ở Bắc Bộ và An Nam, 51 ở Nam Bộ, 15 ở Trung Quốc, và 40 ở Siam.(pc 03) Những tổ chức quần chúng cho giới học sinh, nông dân, và công nhân vốn đã được tạo ra bởi hội đoàn và những đảng phái kế thừa của nó trong suốt thập kỷ cuối 1920s, bây giờ chứa hơn 3.500 người đi theo.44

Với sự hình thành của đảng phái mới vào tháng Hai năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị chuyển sang giai đoạn kế tiếp của cuộc cách mạng ở Việt Nam. Như anh ta mô tả nó trong lá thư này gởi cho Noulens, Đảng chỉ là một trong nhiều đảng phái chính trị và phe phái ở Việt Nam, bao gồm Đảng Lập hiến, Đoàn Cộng sản Đông Dương (chẳng bao lâu bị giải thể, với hầu hết những thành viên tham gia ĐCSVN(pc11)), VNQDĐ(pc 05) có căn cứ ở Hà Nội, và Đoàn Cách mạng Thanh niên bây giờ không còn tồn tại. Mặc dù Đảng Cộng sản vẫn còn trẻ và nhỏ, anh ta tuyên bố, nó “có tổ chức tốt nhất và hoạt động nhất trong tất cả đảng phái.” Cho đến bây giờ, sự đấu tranh giữa hai phe Cộng sản thống trị đã được đưa đến một kết thúc, anh ta bày tỏ tin tưởng rằng ĐCSVN, được trang bị với một chính sách đúng đắn và đồng nhất nội bộ mới được phát hiện, sẽ bắt đầu tiến triển nhanh chóng. Thanh kiếm kỳ diệu của Nguyễn Ái Quốc, vũ khí mà Lê Lợi người yêu nước thuộc thế kỷ 15, đã dùng để giải thoát những đồng bào mình từ những kẻ thù bên ngoài của họ, bây giờ cuối cùng trong tầm tay của anh ta.

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ Canton : Quảng Châu.
pc 02_ Chiang Kai-shek : Tưởng Giới Thạch.
pc 03_ Xiêm La : Siam.
pc 04_ Đoàn Thanh niên Cách mạng = Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội : Vietnamese Revolutionary Youth League.

pc 05_ VNQDĐ : Việt Nam Quốc Dân Đảng.
pc 06_ ĐCSTQ : Đảng Cộng sản Trung Quốc.
pc 07_ ĐCSP : Đảng Cộng sản Pháp.
pc 08_ ĐCSĐD : Đảng Cộng sản Đông Dương.
pc 09_ ĐCSAN : Đảng Cộng sản An Nam.
pc 10_ Đảng phái chính trị Insulinde (1913-1919), là một đảng phài kế thừa trực tiếp của Đảng Indische và sau đó đổi tên thành Đảng Quốc gia Indische (NIP), và là một tổ chức chính trị tiêu biểu cho những cố gắng của một số dân lai Âu-Á thuộc Đông Dương để đồng cảm và hợp tác với tầng lớp quý tộc bản địa có giáo dục của vùng Đông Ấn thuộc Hà Lan trong một cố gắng thiết lập quyền tự trị độc lập. Tổ chức chủ yếu được dẫn dắt bởi những nhà hoạt động Ấn-Âu và Java, nhưng đã có số thành viên đáng kể ở miền Nam Moluccas. Nó được xem là một phần của phe cánh chính trị cấp tiến hơn ở thuộc địa, vì thế mà nó phải đối mặt với nhiều áp bức của chính quyền thuộc địa.

pc 11_ ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam.
pc 12_ Cục Dalburo : Cục Viễn Đông.

Leave a comment