VI- Nghệ Tỉnh Đỏ (Phần 1)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p168

VI- NGHỆ TỈNH ĐỎ

Đối với Nguyễn Ái Quốc, việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là sự trọn vẹn một giấc mơ, là đỉnh điểm của một quá trình mà nó đã bắt đầu với chuyến khởi hành của anh ta từ cầu cảng Sài Gòn gần hai mươi năm trước. Đối với sự bùng nổ của cuộc Đại Suy thoái ở phương Tây và sự trỗi lên của một kỷ nguyên mới của phong trào hành động bên trong Đông Dương, ắt hẵn quả thực rằng, như Quốc tế cộng sản đã từng dự đoán gần đây, giai đoạn tạm ổn định trong trật tự của tư bản chủ nghĩa thế giới đã đi đến một kết thúc, mở ra một kỷ nguyên mới của cuộc cách mạng toàn cầu.

Nhưng sự sáng lập ĐCSVN đặt ra những câu hỏi trong tâm trí anh ta mà chúng cần được trả lời. Đâu là nơi đảng phái mới thích hợp trong phạm vi cấu trúc tổ chức của Quốc tế cộng sản? Phải chăng nó sẽ được đặt dưới sự hướng dẫn của Ban thư ký có trụ sở ở Singapore hoặc, như Nguyễn Ái Quốc hy vọng, nó sẽ được chấp nhận như là một đảng phái độc lập trực thuộc thẩm quyền của Cục Viễn Đông ở Shanghai (i.e. Thượng Hải)? Vã lại, vai trò mới của riêng mình là gì? Moscow sẽ mong anh tiếp tục phục vụ như là một đại diện của Quốc tế cộng sản hoặc nắm quyền đảng phái mới của Việt Nam không? Nếu điều ước đoán sau cùng đó là trường hợp có thể, anh ta sẽ dựa vào đâu, vì anh ta không thể trở lại Đông Dương chịu bị bắt và có thể bị tử hình?

Đó là một phần nào nhằm tìm kiếm những câu trả lời cho những câu hỏi, cũng như để báo cáo cấp trên Hilaire Noulens của mình về sự hình thành của tổ chức mới, mà anh ta phải đến Shanghai vào ngày 13 Tháng Hai 1930, chỉ một vài ngày sau khi kết thúc hội nghị thống nhất . Mặc một bộ đồ mỏng hầu như không thích hợp cho mùa đông Shanghai lạnh lẽo, anh ta thuê phòng trong một khách sạn rẻ tiền và tìm cách thiết lập liên lạc với ông Noulens, là người có văn phòng Cục Viễn Đông được đặt tại một tòa nhà theo phong cách châu Âu dọc theo đường Nanjing (i.e. Nam Kinh) sầm uất, đường phố chính về thương mại trong thành phố.

Đối với chính quyền địa phương, cả Trung Quốc và Tây phương, luôn đề phòng những người cấp tiến, vì vậy việc gặp mặt với nhân vật cao cấp của anh ta không dễ dàng.

p169

Vào ngày thứ mười tám, trong một tâm trạng thất vọng rõ ràng, anh Quốc đã gửi một lá thư chi tiết đến ông Noulens, báo cáo về việc sáng lập một đảng phái mới và kết luận với một tái bút được viết bằng tiếng Anh hơi lập dị của mình:

Tôi muốn gặp thấy ông càng sớm càng tốt,
1) vì báo cáo này đã được viết hai ngày rồi và chưa đến ông. Có quá nhiều sự chậm trễ.
2) Chúng ta có thể giải quyết tất cả những câu hỏi trong vài giờ, và tôi đã bỏ ra năm ngày rồi.
3) Tôi bắt buột phải chờ đợi, không làm gì, trong khi công việc đang chờ tôi, ở nơi khác.

Trong thư, Nguyễn Ái Quốc cũng ghi lại sự bất đồng ý mạnh mẽ của mình với kế hoạch của Moscow nhằm đặt các ĐCSVN(pc 01) dưới ban bí thư mới của Đông Nam Á có trụ sở ở Singapore, lập luận rằng sự gần gũi địa thế của Việt Nam đối với Trung Quốc và sự kiện mà sức mạnh của Đảng chính yếu dựa vào là ở phần phía bắc của đất nước khiến cho ĐCSVN thích hợp hơn để chỉ định nó như là một tổ chức độc lập được đặt trực tiếp dưới Cục Viễn Đông qua một văn phòng trợ lý đặt ở Hong Kong. Quốc tế cộng sản muốn tạo ra những đảng phái khu vực, bất kể nguồn gốc dân tộc hoặc thuộc tộc nào, trong khi Quốc muốn mỗi đảng phái có một nhân vật quốc gia của riêng nó.

Có thể nói là anh Quốc cuối cùng có thể gặp mặt với ông Noulens, bởi vì vài ngày sau đó, anh ta đã viết cho Cục Dalburo (i.e. Cục Viễn Đông) ở Moscow cho biết rằng anh ta đã trình bày báo cáo của mình rồi. Rõ ràng anh cũng có thể để giành được sự thỏa thuận dự kiến ​​của Noulen là đặt ĐCSVN dưói Cục Nam phương (Southern Bureau), để được thành lập dưới sự điều hành của anh ta ở Hong Kong. Nhưng không phải tất cả những câu hỏi của mình đã được trả lời:

Bây giờ tôi không biết chính xác vị trí của tôi là gì. Tôi là thành viên của PCF hay PCV [Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Việt Nam]? Cho đến khi những mệnh lệnh mới đưa đến, tôi sẽ tiếp tục điều hành công việc của ĐCSVN. Nhưng dưới danh hiệu gì? Tôi không trực tiếp tham gia vào những hoạt động của ĐCSVN bởi vì tôi không thể trở lại Đông Dương. Vào lúc nầy, họ đã ban vinh dự cho tôi bằng cách lên án tôi tội chết à contumace [vắng mặt]. Có phải chăng ủy quyền của tôi đối với Quốc tế Cộng sản được chấm dứt? Nếu không gì xảy ra, tôi sẽ sẽ vẫn được liên hệ với văn phòng khu vực ở đây không? Xin hỏi Ủy ban Chấp hành cho một quyết định.1

Trước khi rời khỏi, Nguyễn Ái Quốc liên lạc với Nguyễn Lương Bằng, một tốt nghiệp viên từ học viện đào tạo của hội đoàn ở Canton (i.e Quảng Châu) bây giờ đang làm việc ở Shanghai (i.e. Thượng Hải), nhằm cung cấp cho anh ấy những chỉ thị làm thế nào khuấy động và gây lan tuyên truyền cách mạng trong số hơn bốn ngàn binh lính Việt vốn lúc đó đang phục vụ dưới quyền chỉ huy của những sĩ quan Âu châu trong tô giới Pháp ở đó.

p170

Quốc cảnh cáo cộng sự viên của mình phải thận trọng trong việc tìm kiếm tổ chức họ dưới vai trò lãnh đạo của Đảng. Những binh sĩ thường có những ý định tốt, nhưng có thể là hung bạo. Anh ta cũng nhấn mạnh sự quan trọng của việc duy trì liên lạc với những đại diện địa phương của ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc), qua đó sự giúp đỡ của họ đôi khi thì cần đến.

Trong khi chờ đợi phúc đáp từ Moscow về vai trò mới của mình, Nguyễn Ái Quốc trở về Hong Kong để thiết lập văn phòng trợ lý của Cục Viễn Đông mà anh ta đã từng đề cập đến trong lá thư mình. Theo người Liên Xô viết tiểu sử anh ta, Yevgeny Kobelev, văn phòng của Cục Nam phưong nằm trên tầng hai của một tòa nhà đá khiêm tốn trên đảo Hong Kong và hoạt động dưới lớp ngụy trang của một công ty thương mại. Anh ta lấy chổ ở trong một căn buồng nhỏ gần sân phi trường, nằm đối diện từ bán đảo Kowloon của Hong Kong. Như là một vỏ bọc cho những hoạt động của mình, anh ta giả dạng như là một nhà báo và tự gọi mình là L.M. Vương. Trong khi ở Hong Kong, anh ta tìm cách khôi phục liên lạc với những tổ chức Cộng sản nơi khác ở Đông Nam Á. Trong báo cáo ngày 18 tháng Hai của mình cho ông Noulens, anh ta đã từng đề nghị rằng ĐCSVN nên duy trì những nối kết gần gũi với Singapore và nên gởi một Đảng viên Việt Nam làm việc ở đó. Anh ta cũng hỏi một số người trong số những liên lạc viên ĐCSTQ địa phương của anh ta về những địa chỉ của một số Đảng viên hàng đầu Trung Quốc ở Siam (i.e. Xiêm La), như để những nối kết với họ cũng có thể được thành lập.

* * *

Vào thời điểm nào đó trong cuối tháng Ba, Nguyễn Ái Quốc rời Hong Kong trên chuyến hoạt động qua khu vực Đông Nam Á để đưa ra vấn đề tái tổ chức Đảng Cộng sản Biển Nam (Nam Yang), mà nó đã từng được quyết định qua bởi Moscow năm trước. Qua Bangkok, trước tiên anh ta đi Udon Thani, ở cao nguyên Khorat, nơi anh ta thông báo đến những đồng bào của mình về sự thành lập của ĐCSVN(pc 01) và ra những chỉ thị cho họ về những hoạt động trong tương lai ở địa bàn. Theo Hoàng Văn Hoan, sau đó một nhà hoạt động trẻ tuổi của ĐCSVN, anh Quốc chuyển đến những chỉ thị của Quốc tế Cộng sản là tất cả những người Cộng sản nên tham gia vào những hoạt động cách mạng của đất nước nơi mà họ cư trú nhằm đóng góp vào công cuộc cách mạng Cộng sản quốc tế. Quốc đề nghị rằng những thành viên của hội đoàn giờ không còn tồn tại đang làm việc trong khu vực nên tham gia Đảng Cộng sản Xiêm La (ĐCSXL) sớm được thành lập để giúp đở thực hiện giai đoạn đầu tiên, hoặc gọi là giai đoạn dân chủ tư sản, của cuộc cách mạng Xiêm. Để làm dịu bớt những nỗi sợ hãi của những người Việt Nam đó vốn lo ngại rằng họ sẽ không còn được nhìn nhận trong cuộc đấu tranh giải thoát Việt Nam, anh ta đề nghị rằng văn phòng hội đoàn ở Udon Thani nên chuyển đổi thành một ủy ban cấp tỉnh của ĐCSVN.

p171

Vào giữa tháng Tư, Nguyễn Ái Quốc trở lại Bangkok, nơi anh ta chủ trì cuộc họp để thành lập ĐCSXL(pc 05) mới và chọn một ủy ban điều hành tạm thời, mà nó sẽ bao gồm một thành viên Việt Nam từ nhóm Udon Thani. Anh ta sau đó tiếp tục đi đến Malaya và Singapore, nơi anh ta tham dự hội nghị của Đảng Biển Nam, vốn đã được lệnh phải biến đổi mình thành một Đảng Cộng sản Mã Lai (ĐCSML). Cả hai đảng phái Mã Lai và Xiêm đều được đặt dưới Cục Viễn Đông ở Shanghai,(pc 03) qua Cục Nam phương của Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong. Anh ta trở lại Hong Kong vào giữa tháng Năm.2

* * *

Trong khi Nguyễn Ái Quốc bận rộn hỗ trợ sự ra đời của những đảng phái Cộng sản khắp khu vực, tình hình bên trong Đông Dương đang ngày càng căng thẳng tăng thêm. Dấu hiệu Rõ ràng đầu tiên của sự rắc rối xuất hiện vào đầu tháng Hai, khi cuộc nổi dậy được khích động bởi VNQDĐ (Việt Nam Quốc Dân Đảng) nổ ra ở những đồn trú quân trong nhiều vùng khác nhau của Bắc Bộ. Ngay từ đầu, những nhà lãnh đạo của VNQDĐ đã dường như trong một hoàn cảnh vội vàng. Khinh rẻ phương pháp tiếp cận chịu khó của Lenin về việc xây dựng một tổ chức quần chúng với những gốc gác bình dân khắp cả nước, họ tạo ra một đội quân ưu tú của những nhà cách mạng hiến dâng cho cuộc lật đổ bạo lực chính quyền thực dân Pháp bằng phương tiện của một cuộc khởi nghĩa quân sự. Điều quan trọng đối với những kế hoạch của họ là sự phá vỡ đội quân bản địa Việt Nam phục vụ trong quân đội thuộc địa.

Quân đội thuộc địa, vốn đã được sáng lập vào năm 1879 bởi Charles Le Myre de Vilers, Thống đốc Pháp miền Nam Bộ, bao gồm khoảng 30.000 quân, hai phần ba trong số đó là dân tộc Việt Nam. Nó được chia thành 31 tiểu đoàn, tất cả đều được chỉ huy bởi những sĩ quan Pháp. Cũng có một lực lượng dân quân khoảng 15.000 binh lính phục vụ dưới những hạ sĩ quan Pháp. Nhiều người trong số đội quân Việt đã từng được tuyển, đôi khi bằng cách cưỡng bức, do những quan lại địa phương vốn là những người được yêu cầu để đạt đến một mức hạn ngạch được quy định về những người đến tuổi trong vùng riêng của họ, bất kể dùng cách nào. Đến cuối thập niên 1920s, nhiều người trong số binh lính Việt đang phục vụ trong hàng ngũ nuôi dưỡng cảm giác oán giận sâu sắc chống lại sự tàn bạo của những sĩ quan Pháp của họ và xúc cảm với lời kêu gọi của tình dân tộc.

Đến năm 1929, VNQDĐ đã bắt đầu dự trữ vũ khí ở những nhà kho bí mật nằm rải rác khắp nước. Hầu hết những chỗ cất giấu vũ khí như thế, tuy nhiên, bị tìm ra nhanh chóng và phá hủy bởi người Pháp. Sau đó, những nan đề của đảng bắt đầu leo ​​thang. Khi một người tuyển dụng lao động đồn điền gốc Pháp bị ám sát trong khi rời khỏi nhà tình nhân của hắn trên một con đường công cộng ở Hà Nội, những nhà chức trách nghi ngờ VNQDĐ(pc 07) có dính líu trong mưu đồ. Hàng trăm đảng viên hay những người đi theo bị bắt và bị buộc tội đồng lõa trong vụ ám sát.

p172

Tin rằng trừ khi họ đã hành động nhanh chóng, phong trào của họ sẽ bị nghiền nát, những lãnh đạo đảng quyết định dấy động một cuộc nổi dậy. Lúc bấy giờ, họ có được số người nồng cốt theo sau trong đội quân Việt đang phục vụ trong các trại quân đội Pháp khắp Bắc Bộ: có hơn 1.000 chi bộ, mỗi một với ba đến năm thành viên. Vào đầu tháng Hai năm 1930, cuộc nổi dậy được hoạch định ​​trong số đội quân bản địa nổ ra tại nhiều đồn trú nhỏ ở vùng cao nguyên Bắc Bộ, bao gồm trại quân ở Yên Bái, một thị trấn nhỏ nằm dọc theo tây bắc sông Hồng của Hà Nội. Cuộc binh biến thật là một thảm họa. Những người nổi dậy ở Yên Bái đã lên kế hoạch đầu độc những sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp của họ và sau đó phát động cuộc nổi dậy của họ vào lúc giữa ban đêm. Tuy nhiên, một người tham dự cảm thấy sợ hãi và tiết lộ âm mưu cho sĩ quan chỉ huy quân đồn trước đó. Mặc dù vị chỉ huy ban đầu có vẻ nghi ngờ, ông ta quyết định sử dụng biện pháp phòng ngừa. Kết quả là, khi cuộc tấn công nổ ra ngay sau nửa đêm đến sáng ngày 10 tháng Hai, người Pháp đã được chuẩn bị. Đến giữa sáng những phiến quân đã rút theo một tuyến đường và chính quyền có được tình hình dưới sự kiểm soát. Những cuộc tấn công khác ở các tiền đồn rải rác gần đó bị dập tắt dễ dàng như nhau. Hầu hết những nhà lãnh đạo của đảng bị bắt; mười ba người trong số những người cầm đầu bị tử hình vào ngày 17 tháng Sáu, 1930.3

Khái niệm mà nói, cuộc nổi dậy đã bị khuyết điểm thậm tệ. Đã không có kế hoạch về việc quấy động dân chúng nổi lên, và không có biện pháp rút lui trong trường hợp thất bại. Những nối kết truyền thông bất ngờ bị gián đoạn vào phút cuối, vì vậy hầu như không có sự phối hợp giữa người mưu đồ ở những đồn trú khác nhau trong vùng. Tồi tệ nhất trong tất cả, có rất ít đáp ứng đối với một cuộc nổi dậy trong nước theo chiều hướng rộng lớn, và những thành viên đó của đảng thoát khỏi cuộc vây bắt, buộc phải trốn qua biên giới vào Trung Quốc, nơi mà họ chia thành hai phe phái –một phe tuân thủ theo sách lược ban đầu về sự khích động một cuộc nổi dậy vũ trang, phe khác nghiêng theo chiều hướng tiếp cận cải cách. Trong một lúc ngắn ngủi, người Pháp có thể thở phào nhẹ nhõm.

* * *

Nhưng việc thiếu đáp ứng công khai đối với cuộc nổi loạn Yên Bái thì dễ lầm lẫn, vì sự bất mãn với hoàn cảnh ở Đông Dương đang ấp ủ. Những dấu hiệu khơi mào đã xuất hiện với sự trỗi dậy của tích cực chủ nghĩa trong giới học sinh ở những thành phố lớn trong suốt thời gian giữa thập kỷ 1920s. Mặc dù đã có một sự gia tăng đều đặn trong số lượng học sinh (năm 1930, đã có khoảng 7.000 trường công lập ghi danh tổng cộng hơn 340.000 học sinh), tình trạng bất ổn trong số thanh niên Việt Nam được tăng thêm hơn bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm việc thiếu những cơ hội giáo dục ở các cấp cao hơn. Đại đa số học sinh được ghi danh vào trường tiểu học trong làng của họ.

p173

Vẫn còn ít hơn 5.000 học sinh vào trường trung học, và chỉ khoảng 500 người ghi danh ở trường Đại học Hà Nội, học viện cao học duy nhất ở Đông Dương. Sinh viên cũng cảm thấy thất vọng về việc thiếu những cơ hội có việc làm hấp dẫn sau khi tốt nghiệp, và thực tế là trong nhiều nghề nghiệp người Việt được trả lương ít hơn những đối tượng Âu châu của họ cho công việc tương tự. Những xúc cảm như thế chắc chắn thêm vào một điệp khúc phản đối đang trỗi lên trong số người Việt ở cả ba miền chống lại sự thống trị ngoại bang.

Sau khi phong trào hành động của học sinh ở giữa thập kỷ 1920s giảm xuống, nó đã nhanh chóng được thay thế bởi một làn sóng mới của sự bất mãn trong giới công nhân. Dưới tác động của sự gia tăng trong vốn đầu tư của Pháp, khu vực thương mại và sản xuất đã được phát triển nhanh chóng ở Đông Dương, đặc biệt là kể từ khi kết thúc Thế Chiến thứ I. Những người hưởng lợi trước nhất qua sự gia tăng hoạt động kinh doanh là hàng ngàn người Âu châu đang định cư ở Đông Dương, cũng như cộng đồng lớn của Hoa kiều. Điều không thể tránh được là, tuy nhiên, ảnh hưởng bắt đầu được cảm nhận trong số dân chúng bản địa, điều đáng đáng chú ý nhất là  sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu thành thị tuy nhỏ nhưng ngày càng có tiếng. Đồng thời, một giai cấp vô sản lên tới gần 200.000 đến cuối thập niên 1920s đang hình thành. Một số làm việc trong những hảng xưởng ở các thành phố lớn, sản xuất hàng tiêu dùng như là diêm quẹt, vải vóc, bàn ghế, và sản phẩm thực phẩm. Những người khác làm việc trong các mỏ than đá dọc theo hướng đông bờ biển của Hà Nội (có khoảng 50.000 thợ mỏ than trong năm 1929, gấp năm lần mức độ đó vào cuối Thế Chiến thứ I), trên nhữngbến cảng ở Sài Gòn và Hải Phòng.

Hoàn cảnh làm việc của những công nhân trên các đồn điền trà và cao su ở Tây Nguyên và dọc theo biên giới Cam-pu-chia thì đặc biệt tồi tệ. Như một người quan sát mô tả chúng:

Ở tất cả đồn điền cao su, những công nhân phải thức dậy lúc 4 giờ sáng… Nhiều người không có thời gian để ăn bữa sáng của họ, tuy nhiên khi những cái cồng vang lên vào khoảng 5 giờ hoặc sau một chút thúc giục họ ra ngoài để điểm danh, tất cả công nhân phải có mặt trong sân trước thời gian đó –vì không ai được phép trễ. Việc điểm danh chỉ mất khoảng 20 phút, nhưng đây là hai mươi phút bực mình tột cùng biết bao! Những trái tim của đám người lao động đập nhịp bằng nỗi sợ hãi vì trong suốt cuộc điểm danh những người quản lý và chủ chân người Pháp sẽ cố gắng tìm lỗi nơi họ để có cớ la mắng hoặc đánh đập họ.

Sau khi điểm danh, những công nhân tiến đến những lô cây cao su để bắt đầu ngày lao động của họ. Mỗi công nhân có trách nhiệm cá nhân cho một nhóm 280 đến 350 cây mỗi ngày. Mỗi cây trước tiên phải được được rạch vết, sau đó mủ cây phải được thu gom vào những cái thùng lớn và được khiên trở lại các trung tâm thu góp.

p174

Những người quá yếu để hoàn thành mức hạn ngạch của họ thường bị đánh đập, trừ khi họ có khả năng hối lộ những người quản lý của họ để bỏ qua sự vi phạm. Cả buổi chiều dành thời gian cho làm các công việc vặt lẻ tẻ khác cho những chủ nhân, như là làm cỏ hoặc quét dọn quanh nhà. Trừ khi cho đến lúc mặt trời gần lặn những công nhân không được phép trở về láng (i.e khoảnh đất kín rào) của họ. “Vì những lý do trên,” được nhận xét qua người quan sát,” ở những đồn điền cao su, dân chúng có câu ngạn ngữ là trẻ con không biết cha già, mà cả chó nhà chẳng nhớ chủ nhân.”4

Những ảnh hưởng xã hội về kỷ nghệ hóa trong giai đọan mới thì hiếm khi dễ chịu trong bất cứ xã hội nào –hoàn cảnh tại các thành phố công nghiệp của châu Âu thời thế kỷ 19 đủ chứng thực điều đó. Tình hình ở Việt Nam thì không ngoại lệ, vì hoàn cảnh sống và làm việc của giai cấp lao động mới thì gần như tồi tệ y nhau, dù trong những xí nghiệp lao khổ của Hà Nội và Hải Phòng, trong những hầm mỏ ở Hồng Gai dọc theo Vịnh Bắc Bộ, hoặc trên các đồn điền cao su ở Nam Bộ. Việc tuyển dụng những người lao động thường dính dáng đến sự ép buộc và cách dùng người thường là tàn bạo, như khi là những băng nhóm cưỡng bức đôi khi níu kéo người qua đường vô tội và nhòi nhét họ một cách bạo lực vào những xe hàng để chuyển đến nơi làm việc. Tiền lương thì vừa đủ ở mức đủ sống và giờ làm việc thì dài, đôi khi hơn mười hai tiếng một ngày, bảy ngày một tuần. Nhiều thành viên của việc làm mới là những nông dân vốn đã bị buộc từ bỏ trang trại mình, vì nợ nần hoặc sự tịch thu tài sản bởi chủ nhà của họ. Công việc mới của họ, tuy nhiên, thì hiếm khi có sự cải tiến, và thường liên quan đến hành động tàn bạo, thiếu dinh dưỡng, và hoàn toàn không có sự phòng ngừa an toàn. Đó là tình cảnh mà có lẽ Charles Dickens sẽ nhận biết và lên án.

Mọi việc vẫn không gì tốt đẹp khi vốn đầu tư chảy vào Việt Nam, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi những làn sóng chấn động của cuộc Đại Suy thoái bắt đầu có tác động đến nền kinh tế Đông Dương; vốn luyến Pháp chạy ra khỏi đất nước, dẫn đến một sự gia tăng nhanh chóng về thất nghiệp. Trong một số doanh nghiệp hơn một nửa công nhân bị sa thải. Nhiều người buộc phải chạy trở về những ngôi làng đông đúc từ nơi mà họ đã đến, tìm cách ra khỏi cảnh nghèo đói dai dẳng của mình. Những người khác bắt đầu phản đối. Đến cuối thập niên 1920s, những cuộc đình công trở nên một hiện tượng ngày càng phổ biến. Những mục tiêu của những người đình công biến đổi theo hoàn cảnh địa phương, nhưng phổ biến nhất là giảm giờ làm việc, cải thiện hoàn cảnh làm việc, cấm đối xử thô bạo do những đốc công nhà máy (họ thường đánh thúc nhân viên bị bệnh nặng hoặc kiệt sức không thể đảm trách nhiệm vụ mình), và việc bãi bỏ trả công theo mỗi sản phẩm. Trong một số trường hợp, sự khích động được thúc đẩy bởi những nhà hoạt động chính trị của Đoàn Thanh niên Cách mạng,(pc 08) hoặc Đảng Tân Việt, nhưng phần lớn là tự phát.

Mặc dù hoạt động đình công lẻ tẻ như vậy chắc chắn là đáng lo ngại đối với người Pháp,

p175

tự bản chất nó không có nguyên nhân chính gây báo động, bởi vì những người lao động vẫn được tổ chức quá sơ sài và cô lập với nhau nên không thể phối hợp những hoạt động của họ. Quan trọng hơn là, tuy nhiên, tình trạng bất ổn đang bắt đầu xuất hiện ở những vùng nông thôn, đặc biệt là ở vùng đồng bằng ven biển của miền Trung Việt Nam. Sự biểu hiện to lớn sau cùng về nỗi bất hạnh nông dân trong khu vực đã xảy ra hơn hai thập kỷ trước đó, trong suốt thời biến loạn được gọi là Cuộc nổi Dậy của Tóc ngắn vào năm 1908. Kể từ đó, tình hình nông thôn đã không được cải thiện. Những thuế má cao và giá thuê cao, cùng với sự tham nhũng và mua chuộc của quan lại, là một tính chất riêng biệt ở An Nam, nơi mà giới quan liêu triều đình xưa cũ vẫn giữ lại quyền thế địa phương đáng kể.

Vì chán ghét những chính sách độc quyền của Pháp về việc bán muối, thuốc phiện, và rượu, tất cả những điều đó góp phần cho sự bất mãn của nông dân. Một quan chức Pháp thừa nhận rằng những người nông dân bị buộc phải mua muối của chính phủ vào lúc gấp mười lần mức giá. Trong cuốn sách của anh ta, Le Procès de la colonisation française (Bản án Chế độ Thực dân), Nguyễn Ái Quốc trích dẫn một lá thư từ Toàn quyền Albert Sarraut hướng dẫn tất cả dân thành thị Pháp sắp xếp những “nhà” thuốc phiện và rượu để dựng lên ở mỗi làng trong những khu vực thuộc thẩm quyền của họ. Một số làng, ông Sarraut than phiền, gần như hoàn toàn mà không có rượu mạnh và thuốc phiện. “Chỉ qua sự hiểu biết hoàn toàn và bất biến giữa chính quyền của bạn và của chúng tôi”, ông ta lên giọng, “mà chúng ta sẽ có được kết quả tốt nhất, trong những quan tâm nhất của Bộ Tài Chánh.” Không có gì ngạc nhiên, anh Quốc nhận xét một cách mai mỉa, rằng Ngài Sarraut xứng đáng tự gọi mình là “người cha bé nhỏ của dân bản địa” và được yêu mến bởi họ.5

Những báo cáo chính thức của Pháp thường tỏ ra nhiệt tình trên những cải tiến được mang lại cho các vùng nông thôn của Đông Dương bởi chế độ thuộc địa, trong một thí dụ chủ yếu, sự gia tăng đều đặn trong xuất cảng gạo và cao su (những xuất cảng cao su tăng từ 200 tấn vào năm 1914 đến hơn 10.000 tấn vào năm 1929) được trích dẫn như là một minh chứng cho những lợi ích qua sự cai trị của Pháp cho dân cư nông thôn. Tuy nhiên, sự thống kê khác chứng minh rằng nông dân Việt trung bình hưởng lợi ít oi từ những chính sách nông nghiệp của Pháp. Với việc thương mại hóa nông nghiệp, quyền sở hữu đất ngày càng tập trung vào tay của những điền chủ ẩn mặt giàu có, đặc biệt là ở các khu vực canh tác mới mở rộng ở đồng bằng sông Cửu Long, trong khi nông dân nhỏ thường bị buộc trở thành người thuê nhà.

Trong nhiều trường hợp, những điền chủ buộc người thuê của họ lao động trong một thời gian nhiều tuần trong một năm, hoặc đóng góp những món quà hay tiền bạc vào thời điểm lễ hội. Nhiều điền chủ cũng phục vụ như là người cho vay tiền ở địa phương, tính những mức lời cắt cổ cho dân làng, vốn là những người bị buộc phải vay mượn để nuôi sống gia đình họ hoặc mua những hạt giống cho kỳ thu hoạch năm tới. Những mảnh đất công xã của làng, từ lâu được dùng như một cái khóa đóng mở an toàn để cung cấp những khoảnh nhỏ cho người nghèo không có đất, bị chiếm lấy bởi những điền chủ có ảnh hưởng qua sự vận động hợp pháp và bất hợp pháp.

p176

Trong một trường hợp, Nguyễn Ái Quốc viết, một quan chức Pháp tịch thu nhiều héc-ta đất của một ngôi làng và chuyển chúng cho một ngôi làng Công giáo gần đó. Khi những người nông dân bị cưỡng đoạt đệ đơn khiếu nại, họ bị bỏ tù. Một số người quan sát quan trọng của chế độ thực dân Pháp đã tuyên bố rằng mặc dù sự gia tăng về sản lượng ngũ cốc khắp nước trong suốt quý đầu tiên của thế kỷ 20, sự tiêu thụ gạo theo bình quân đầu người giảm xuống trong cùng giai đoạn. Trong khi đó những ước tính như thế có lẽ được phóng đại, thậm chí những quan chức Pháp tại thời điểm thừa nhận rằng vào đầu những năm 1930s, có một mức cao về sự khốn khổ của nông dân ở một số vùng. Trong một vài ngôi làng ở tỉnh nhà Nghệ An của anh Quốc, nơi mà dân số quá đông đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, hơn một nửa dân số không có đất.6

Đối với những hoàn cảnh thăm căn cố đế nầy bây giờ được thêm vào ba yếu tố mới: những lũ lụt thảm họa ở miền Trung Việt Nam, hoàn cảnh hạn hán ở các khu vực khác, và sự giảm xuống nghiêm trọng về giá gạo. Đối với giá trị gạo bị mất trong cuộc Đại Suy thoái, những giá trị đất tự rối tung lên và vô số mẫu đất chỉ đơn giản là bị bỏ bởi những người chủ nông dân của chúng. Những báo cáo của Pháp thừa nhận rằng ở một số huyện, 1/3 dân số đang bị đói.

Một cảm giác lo âu lan tràn –và trong một số trường hợp là sự tuyệt vọng– tạo nhiều ảnh hưởng lên xã hội Việt Nam khi thập kỷ mới bắt đầu hé mở. Vào tháng Ba năm 1930, những cuộc bạo loạn nổ ra tại đồn điền cao su Phú Riềng, nằm trong vùng “terre rouge” (i.e. đất đỏ) ở miền Tây Nam Bộ gần biên giới Cam-pu-chia. Một vài tuần sau đó, những cuộc đình công đã nổ ra tại một nhà máy sợi ở Nam Định, một trung tâm sản xuất ở Bắc Bộ, và tại một nhà máy diêm quẹt ở Bến Thủy, một khu ngoại ô kỷ nghệ của thành phố Vinh, thủ phủ của tỉnh Nghệ An. Như một kết quả của những cố gắng chính quyền để ngăn chặn tình trạng bất ổn, nhiều người biểu tình bị thiệt mạng và một số bị thương. Biến cố ở Vinh thì thuộc về một sự việc đáng chú ý riêng biệt, bởi vì nhiều công nhân tham gia là những người di cư gần đây từ các vùng nông thôn và vẫn có quan hệ chặt chẽ với những người thân của họ trong các làng lân cận. Khi những vấn đề ở nông thôn bắt đầu căng thẳng hơn, những nông dân bắt đầu tham gia các cuộc bạo loạn của công nhân và nâng lên những cuộc biểu tình của riêng họ. Ở huyện Thanh Chương, một vài dặm phía bắc làng quê Kim Liên của Nguyễn Ái Quốc và là một trong những vùng chịu đau khổ nhất từ ​​ tình trạng yếu đuối kinh tế ở những tỉnh miền Trung, hàng ngàn nông dân giận dữ diễn hành đến đồn điền địa phương mà người chủ của nó bị cho là tịch thu đất công xã và đánh đập những người công nhân mình. Tài sản bị phá hủy và một lá cờ búa liềm được đặt trên tòa nhà chính quyền. Khi những đơn vị của Đội lính Lê dương Pháp (French Foreign Legion) đến để trấn áp cuộc tấn công, hàng tá người biểu tình bị giết hoặc bị thương.

Theo một báo cáo của Pháp được viết sau việc đàn áp những cuộc bạo động đó, những mục tiêu của những người biểu tình thì rất đa dạng.

p177

Nhiều người trong số những nhà lãnh đạo là trí thức được thúc đẩy bởi sự mong muốn cho độc lập dân tộc, hoặc sự sáng tạo một “Thiên đường Cộng sản.” Những nông dân có xu hướng tham gia phong trào nhằm thoát khỏi sự khốn khổ và tuyệt vọng, hoặc như là kết quả của lòng hận thù chung chung về người Pháp vốn đã được cố tình đánh thức bởi những người khích động bên ngoài . Thái Văn Giai, một nhà hoạt động sau này bị bắt bởi chính quyền và bị thẩm vấn, cho biết, “Quần chúng không phải là những người Cộng sản, nhưng họ bất mãn. Những điền chủ bóc lột nông dân. Chính phủ đã không giới thiệu thủy lợi để tăng năng suất đất. Và quan lại sống bòn vào dân chúng.” Khi được hỏi tại sao giới nông dân phẫn nộ người Pháp, ông ta trả lời: “Người dân không biết gì về vấn đề quản trị của Pháp, mà điều đó thì quá xa vời từ cuộc sống hàng ngày của họ. Họ biết chỉ có quan, người mà họ coi thường.”7

Ngay từ đầu, những người tổ chức Cộng sản đã đóng một phần quan trọng trong việc tạo nên tình trạng bất ổn ở miền Trung Việt Nam. Vào cuối năm 1929, ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (ĐCSĐD) đã gởi một trong những thành viên hàng đầu của nó, một người gốc Nghệ An tên là Nguyễn Phong Sắc, đến miền Trung Việt Nam để giúp tổ chức những công nhân trong khu vực thành phố Vinh. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, anh ta đã làm việc tại nhà máy diêm quẹt Bến Thủy. Vào tháng Hai năm 1930, chỉ hai tuần sau hội nghị thống nhất ở Hong Kong, một ủy ban cấp tỉnh được thành lập ở Nghệ An và bắt đầu hình thành những chi bộ ở những nhà máy và những hiệp hội nông dân trong những làng mạc. Vì thiếu những chỉ thị chắc chắn từ ban lãnh đạo Đảng, những cán bộ địa phương hành động theo sáng kiến ​​riêng của mình. Như Thái Văn Giai đưa ra nhận xét với những người bắt giữ mình nó vài tháng sau đó:

Đảng Cộng sản chuẩn bị phong trào. Nó thành lập những chi bộ, lây lan những vùng và tổ chức những cuộc họp. Nó có thể hoạt động hoàn toàn tự do ở những làng mạc nơi mà không có ai xen vào với họ. Những thân hào nhân sĩ không dám hành động vì sợ hãi, trong khi những quan lại không để ý đến chúng tôi và người Pháp đã không biết gì về những gì đang diễn ra.

Khi được hỏi làm thế nào những cuộc biểu tình được tổ chức, ông Giải nói rằng người hoạt động đánh trống ở nhà công xã để vận động dân chúng địa phương. Những người nào do dự hoặc chống lại, bị đe dọa bằng dùi cui. Trong một vài trường hợp, ông ta thừa nhận, những căn nhà, chùa chiềng bị đốt cháy rụi, trong khi một số trong những người phản đối các cuộc biểu tình bị tra tấn hoặc giết chết, nhưng đó không phải là phương cách tiêu chuẩn. Những vụ ám sát những người Việt hợp tác bị nghi ngờ được tiến hành một cách bí mật, bởi vì Đảng “không muốn làm quần chúng kinh hải.”8

Đối với nhiều Đảng viên trẻ đầy tâm huyết vào thời điểm đó, sự dự đoán gần đây của Moscow rằng châu Á thì trên bờ vực của cuộc nổi dậy, ắt hẵn có vẻ như là thông thái. Trong lời khuyên của Moscow cho những nhà lãnh đạo của Đoàn Thanh niên Cách mạng vào cuối năm 1929,

p178

Comintern (i.e. Quốc tế Cộng sản) đã tuyên bố thẳng thừng rằng sự thiếu vắng một Đảng Cộng sản có tổ chức sẽ không ngăn chặn những người cách mạng đóng góp sự ủng hộ tích cực của họ cho một cuộc nổi dậy tự phát được dẫn đầu bởi giới công nhân và nông dân. Trên hết, Moscow lập luận, hội đoàn không nên tụt lại phía sau quần chúng trong phong trào hành động có tính cách mạng của họ. Như đối với sự cần thiết để xác định liệu xem tình hình thuận lợi cho các lực lượng cách mạng, Comintern có thể cung cấp một ít hỗ trợ, lời đề nghị xa hơn cho rằng quyết định cuối cùng về những câu hỏi như vậy có thể đạt được chỉ do sự lãnh đạo tại chỗ.

Quốc tế cộng sản đã chắc chắn có ấn tượng do tình trạng bất ổn liên tục ở Trung Quốc, nơi mà những nhóm nổi dậy dưới người lãnh đạo đầy tham vọng của ĐCSTQ là Mao Zedong (i.e. Mao Trạch Đông) vừa đi lánh nạn vì sự quyết liệt qua những cố gắng đàn áp của Chiang Kai-shek ở những dãy núi thuộc tỉnh Jiangxi (i.e. Giang Tây), phía tây nam của Shanghai.(pc 03) Đối với ĐCSVN mới được tạo ra, tuy nhiên, cuộc khủng hoảng gia tăng ở Việt Nam đầy với những tình huống khó xử cũng như cơ hội. Mặc dù lời bình luận vu vơ Moscow cho là “không cần thiết chờ đợi” cho đến khi Đảng Cộng sản đã được hoàn toàn tổ chức trước khi khích động một cuộc nổi dậy, đảng phái mới chắc chắn chuẩn bị yếu kém cho một cuộc đối đầu to lớn với chế độ thực dân Pháp. ĐCSVN vừa sống sót qua sự phân rẻ đau xé lòng trong phong trào, và những nhà lãnh đạo của đảng chưa có kinh nghiệm và không kiên định. Một ủy ban trung ương chính thức chưa được tạo ra, và bộ máy địa phương của Đảng thì còn trong quá trình hình thành. Cho đến khi một ủy ban như vậy có thể được hình thành, ban lãnh đạo tồn tại hiện vẫn ở Hong Kong, xa biệt từ những sự kiện bên trong nước. Nếu Đảng cố gắng châm ngòi một cuộc nổi dậy ở những tỉnh miền Trung, không có đảm bảo rằng phần còn lại của đất nước sẽ theo sau. Ngay cả khi sự thù nghịch và bất mãn trong số những công nhân và nông dân có thể được diễn dịch thành hành động, không rõ là liệu cấp tư sản thành thị hiếu động sẽ đến hỗ trợ họ hoặc chỉ đơn giản đứng xem trong im lặng trong khi người Pháp phục hồi trật tự ở những khu vực nổi loạn. Đối với một cuộc cách mạng mang ý nghĩa lịch sử, những điều kiện ở Việt Nam có lẽ giống như thế ở Nga vào năm 1905 hơn là 1917.

Dù sao đi nữa quan điểm như thế là của những thành viên thận trọng của ban lãnh đạo Đảng. Ngay cả người xúi giục Trần Văn Cung, người đứng đầu của nhóm người không quan trọng thừa lại vốn đã chia tay với hội đoàn để hình thành ĐCSĐD vào năm 1929, thì cũng cẩn trọng. Theo báo cáo của tình báo Pháp, khi những người lãnh đạo VNQDĐ(pc 07) liên lạc với anh Cung để khuẫn khoản sự hỗ trợ của anh ta cho cuộc nổi dậy được kế hoạch của riêng họ vào tháng Hai năm 1930, anh ta đã từ chối lời đề nghị của họ trên nguyên tắc là những điều kiện cho cuộc cách mạng chưa chín muồi. Khi một số thành viên địa phương thuộc đảng phái của anh Cung muốn tham gia trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái, những nhà lãnh đạo của họ khuyên họ chống lại cuộc khởi nghĩa Yên Bái đó.

Nguyễn Ái Quốc đồng ý gần như một cách chắc chắn. Có một điều, VNQDĐ(pc 07) thiếu một tổ chức đảng phái nghiêm khắc.

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam.
pc 02_ Canton : Quảng Châu.
pc 03_ Shanghai : Thượng Hải.
pc 04_ ĐCSTQ : Đảng Cộng sản Trung Quốc.
pc 05_ ĐCSXL : Đảng Cộng sản Xiêm La.
pc 06_ ĐCSML : Đảng Cộng sản Mã Lai.
pc 07_ VNQĐD : Việt Nam Quốc dân Đảng.
pc 08_ Đoàn Thanh niên Cách mạng = Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
pc 09_ ĐCSĐD : Đảng Cộng sản Đông Dương.
pc 10_ ĐCSP : Đảng Cộng sản Pháp.

Leave a comment