VII- Trong Vùng Hoang Dã (Phần 2)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p211

Sau khi du hành bằng xe lửa băng qua vùng lãnh nguyên Siberia đông lạnh từ Viadivostok, Nguyễn Ái Quốc đến Moscow vào thời điểm nào đó trong mùa xuân năm 1934. Một kế hoạch năm-năm nhằm phát triển nền kinh tế Sô-Viết đã được phê duyệt ở Đại hội Đảng vào năm 1928, cũng như chương trình tập thể hóa và công nghiệp hóa theo xã hội chủ nghĩa được thực hiện khắp cả nước. Đối với những du khách chỉ ghé thăm qua loa và công dân, vốn là những người không dám mạo hiểm bên ngoài Moscow, Leningrad, hoặc những thành phố lớn khác, tình hình dường như có vẻ như là được cải thiện nhiều hơn so với những gì nó đã có trong suốt thập kỷ trước. Những nhà báo đến viêng thăm tung lên những bản tin sáng loè; nhà kịch sĩ George Bernard Shaw, là một điển hình, mô tả nó như là một “thí nghiệm xã hội vĩ đại” sau chuyến du ngoạn đến Liên Bang Sô-Viết vào giữa những năm 1930s. Nguyễn Ái Quốc dường như đồng ý, sau khi nhắc đến trong hồi tưởng của mình là theo hệ thống xã hội chủ nghĩa, Liên Bang Sô-Viết đang làm một sự chuyển đổi từ một xã hội nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc kỷ nghệ tiến bộ.18

Đối với hàng triệu công dân Sô-Viết, tuy nhiên, thực tế thì khác xa. Trong sự quyết tâm của mình để tập thể hóa nông nghiệp, trong những năm 1930s Stalin đã ra lệnh phá hủy nền kinh tế nông nghiệp tư nhân. Những phú nông, được biết đến theo tiếng Nga như là kulaks (hoặc “những nắm tay,” vì cách bắt tay của họ), bị “thanh toán như là một tầng lớp” Những ai là người chống lại sự tập thể hóa đều bị giết chết hoặc chuyển đến vùng băng giá Siberia. Hàng ngàn người khác bị buộc phải làm việc trong nhóm lao động nô lệ để thực hiện những dự án kỹ thuật dân sự to lớn như là Kênh đào Karelian, mà nó nối kết Vịnh Phần Lan đến Biển Trắng (i.e. White Sea) và cuối cùng mở ra cho sự vận chuyển vào năm 1933. Mặc dù có thêm hàng hóa trên những ngăn kệ của những cửa hàng nhà nước ở các khu vực đô thị, nhà chức trách đã trưng dụng ngũ cốc từ những nông dân để nuôi các thành phố hoặc xuất cảng ra nước ngoài để trả tiền cho máy móc; kết quả là, một cuộc khủng hoảng phát triển ở nông thôn. Nạn đói bắt đầu ở Ukraine vào năm 1932; hơn hai năm sau, 5 đến 7 triệu người chết đói.

Đến giữa thập kỷ 1930s, sự đề kháng đối với những cố gắng khắc nghiệt của Stalin để biến đổi Mẫu quốc Nga thành một cường quốc kinh tế theo xã hội chủ nghĩa đã trở nên lan rộng trong phạm vi của chính bản thân Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX). Tại Đại hội lần thứ 17 của ĐCSLX vào năm 1934, một sự chuyển động nhằm thay thế Stalin bằng Đảng Leningrad nổi tiếng, trưởng đảng Sergey Kirov nhanh chóng đạt được đà tăng trưởng. Nhưng Stalin đã củng cố xong quyền lực của mình trên bộ máy Đảng và di chuyển với chuyển hết sức mạnh chống lại những đối thủ của mình, những người mà ông ta nghi ngờ đang âm mưu chống lại sự lãnh đạo của ông ta. Leon Trotsky đã bị đày đi lưu vong; những nhà lãnh đạo chủ yếu khác, như là Lev Kamenev và Grigory Zinoviev người đứng đầu Quốc tế Cộng sản trước đó, đang bị cô lập. Vào tháng Mười Hai, ông Kirov bị ám sát theo lệnh của Stalin,

p212

và những vụ xét xử thanh trừng to lớn bắt đầu xóa bỏ đội quân của những người Bolsheviks cũ vốn đã từng tham gia với Vladimir Lenin để tiến hành cuộc Cách mạng 1917. Vào năm 1935, hơn 100.000 người bị nghi ngờ là “những kẻ thù của nhà nước” bị bắt chỉ riêng ở Leningrad.

Trên bề mặt, sự căng thẳng trong phạm vi của Đảng dường như không gây ảnh hưởng gì đến cá nhân Nguyễn Ái Quốc. Lúc đến Moscow, anh ta đã nhận được sự đón mừng của một anh hùng ở Ban bí thư của Dalburo (i.e. Cục Viễn Đông ở Moscow), bây giờ dưới chức vụ giám đốc của Otto Kuusinen thuộc Cộng sản Phần Lan. Những học viên Việt tại Trường Stalin (lúc bấy giờ được đổi tên thành Viện Nghiên cứu về những Vấn đề Thuộc địa và Quốc gia) đã nhận được những báo cáo về cái chết của anh Quốc “vì bệnh lao sớm phát triển” và đã tổ chức xong buỗi tang lễ cho cả anh ta và Trần Phú, Tổng bí ký của ĐCSĐD,(pc 01) là người đã chết trong nhà tù Pháp vào mùa thu năm 1931.

Nguyễn Ái Quốc ngay lập tức được đặt vào trách nhiệm cho 144 học viên Việt Nam lúc bấy giờ đang học tại học viện, với một văn phòng trên tầng thứ tư của căn nhà trên đại lộ Moskovskii. Ở đó, anh ta tham dự những bài giảng, viết những bài báo, và giám sát các học viên. Như là một trong những học viên, Nguyễn Khánh Toàn, nhớ lại:

Anh ta vẫn giữ một sự tiệp xúc rất gần với nhóm Việt Nam. Thông thường, anh đã đến trong suốt buổi chiều tối để kể lại những kinh nghiệm của mình trong việc đưa ra một sự nhấn mạnh về đạo đức cách mạng và, riêng biệt, về tình đoàn kết. Một số trong những  thành viên trẻ nhất, vì châm chọc hoặc kiêu ngạo, thường hay tranh cãi trên những vấn đề nhỏ mọn. Chính là Bác Hồ là người phân xử những cuộc xung đột như thế. Anh ta tìm cách khắc sâu trong mọi người một vài nguyên tắc cần thiết: để chống lại tính kiêu hảnh, tính ích kỷ và tính tự tôn cá thể, tính vô kỷ luật, tính vô chính phủ, và để củng cố sự đoàn kết và nhu cầu đặt những lợi ích cách mạng trên tất cả thứ khác. Anh ta thường khuyên chúng tôi: “Nếu bạn không có khả năng duy trì đoàn kết trong nhóm nhỏ nầy, làm sao bạn sẽ có thể nói về việc thống nhất quần chúng để đánh thực dân và cứu nước sau khi bạn trở về nước mình?19

Bởi vì sống trong phạm vi một cái kén được tiêu biểu cho nhà trường, anh Quốc có thể đã không nhận biết gì về hoàn cảnh bi thảm bắt phải đối mặt bởi hàng triệu công dân Sô-Viết đang sống ở nông thôn. Những học viên tại học viện vẫn đang được đối xử tốt hơn nhiều so với số còn lại dân chúng. Họ nhận được quần áo và giầy miễn phí, sống ở những khu tương đối rộng rãi trong những ký túc xá của họ, và được cho ăn ngon, đầy đủ ở nhà ăn của trường. Họ nhận được sự chăm sóc y tế miễn phí, những kỳ nghỉ hè miễn phí ở Crimea, và 140 đồng rúp một tháng để trang trải những chi phí khác.

Tuy nhiên, Nguyễn Ái Quốc rất cần được nghỉ ngơi. Những người quen ở học viện sau này nhớ lại là lúc chuyến đến Moscow của anh ta, anh ta có vẻ xanh xao và bệnh hoạn,

p213

có lẽ là một di căn vẫn còn của những tháng trong nhà tù ở Hong Kong. Vào tháng 9 năm 1934, anh ta đến Crimea, nơi anh ta vào chữa bệnh trong viện điều dưỡng. Sau khi ở đó được vài tuần, anh ta trở về Moscow và vào Đại học Lenin, một trường học cho những cán bộ đảng cao cấp của các đảng Cộng sản anh em. Có hai chương trình khác nhau tại trường, một cho ba năm và cái kia cho sáu tháng. Anh ta ghi danh vào khóa học sáu tháng dưới tên là Lin (tiếng Nga, là Linov). Trong nhiều tháng kế tiếp, anh ta tham dự những bài giảng, giảng dạy các khóa học về đạo đức, và viết những bài báo, trong khi tiếp tục phân xử các vấn đề của những người Việt đồng bào mình ở những học viện khác nhau hoặc ở Dalburo.(pc 09)

Ít được biết về cuộc sống cá nhân của anh ta trong suốt những tháng đầu tiên ờ Moscow. Lúc đầu anh ta được xếp chỗ trong một phòng ở lớn với một nhóm cán bộ Trung Quốc, nhưng sau khi anh ta phàn nàn rằng anh ta đang gặp khó khăn trong việc hiểu được họ, cuối cùng anh ta đã được chuyển sang một ký túc xá dành cho người nói tiếng Pháp. Mặc dù vẫn còn yếu ớt và vẻ bệnh hoạn qua dáng dấp, anh ta trải qua cuộc sống hoạt động xã hội, tham dự những cuộc triển lãm nghệ thuật và các chương trình văn học và tham gia trong các chuyến thăm định kỳ đến những địa điểm thú vị trong vùng, bao gồm nông trại tập thể ở Ryazan. Theo một người Sô-Viết viết tiểu sử của anh ta, anh ta tập những bài thể dục mỗi ngày để thêm sức cho thể chất yếu đuối của mình và có một quả tạ và một dụng cụ tập nở ngực trong phòng mình.20

Thông thường đều nghĩ rằng Nguyễn Ái Quốc xoay trở một cách thành công để tránh những tác động hỗn loạn về những xét xử thanh trừng kiểu Stalin vốn làm rung chuyển đất nước trong suốt thời gian giữa những năm 1930s. Theo nhà văn Pháp Jean Lacouture, Nguyễn Ái Quốc ở “cách xa những cuộc cãi vã và thanh trừng đang xé nát Đảng Cộng sản Liên Xô và Quốc tế Cộng sản.” Những nhà viết tiểu sử trước đây đều đồng ý.21

Gần đây, tuy nhiên, những báo cáo đã rộ lên là Nguyễn Ái Quốc thực sự phải chịu sự nghi ngờ trong suốt thời gian này và thậm chí có thể đã bị đưa ra xét xử. Những nguồn tin ở Moscow phát biểu riêng tư rằng vào thời điểm nào đó trong suốt thời gian ở lại Liên Xô của anh vào giữa những năm 1930s, anh ta bị điều tra bởi một hội đồng xét xử bao gồm Dmitri Manuilsky người quen cũ và là người bảo trợ của mình, Kang Sheng dân quân xảo quyệt thuộc ĐCSTQ (Machiavellian),(pc 10) và Vera Vasilieva quản trị viên Quốc tế cộng sản. Tội gì đó mà anh ta có thể đã bị buộc, thì không rõ ràng, mặc dù chắc chắn được biết rõ rằng anh ta bám giữ những ý tưởng trái ngược đối với đường lối tư tưởng chung được tán thành tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần Thứ sáu năm 1928. Ý tưởng đó trong chính nó có lẽ đủ để đặt anh ta dưới sự nghi ngờ của Stalin. Thật ra, anh ta là một cộng sự viên thân thiết của Mikhail Borodin, chính ông ta là nạn nhân của những cuộc xét xử thanh trừng, cũng có thể đã được đưa ra chống lại anh ta. Sau cùng, cũng có thể là việc được thả ra bất ngờ của anh ta khỏi nhà tù ở Hong Kong vào tháng Mười Hai năm 1932 đã làm dấy lên những sự nghi ngờ ở Moscow rằng anh ta có thể đã thực hiện một thỏa thuận với cảnh sát để có được sự tự do của mình.22

p214

Trong bất kỳ sự kiện nào, có lẽ là kết quả của sự hỗ trợ từ Manuilsky và Vasilieva, anh ta rõ ràng được làm sáng tỏ bất kỳ cáo buộc nào. Bà Vasilieva, vốn là người đã từ lâu phục vụ như là một liên lạc giữa những học viên Việt Nam ở Mosco và bộ máy Quốc tế Cộng sản, trung thành đứng về phía bào chữa của anh ta, biện luận rằng anh ta có tội chỉ vì thiếu kinh nghiệm. Có lẽ điều đó giải thích về lời bình luận ẩn ý khó hiểu của bà ta, trong một lá thư không ghi ngày tháng cho những nhà lãnh đạo ĐCSĐD(pc 01) ở phía nam Trung Quốc trong khi anh ta ở Moscow, rằng “về vấn đề của anh Quốc, chúng tôi cảm thấy rằng trong hai năm tới, anh ta phải chuyên tâm một cách nghiêm túc vào những học hỏi của mình và sẽ không thể giải quyết bất cứ việc gì khác. Sau khi anh ta hoàn tất những học hỏi của mình, chúng tôi có những kế hoạch đặc biệt để dùng anh ta.”23

* * *

Trong khi Nguyễn Ái Quốc ở Moscow, những người nọ trong số những cộng sự viên của anh ta vốn vẫn được tự do, đang gắng sức để khôi phục bộ máy Đảng bên trong Đông Dương. Ủy ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã nhìn nhận ĐCSĐD mới như là một thành viên chấp hành tốt vào tháng Tư năm 1931, cùng một tháng mà ban lãnh đạo cấp cao của Đảng đã bị vây bắt bởi người Pháp ở Nam Bộ. Trong nhiều tháng tới, bộ máy Đảng rơi trong một tình trạng hỗn loạn hoàn toàn. Để làm nhẹ bớt vấn đề, những quan chức Quốc tế cộng sản ở Moscow chỉ thị cho những đảng phái anh em Cộng sản làm những gì họ có thể để công bố công khai những gì đã xảy ra được biết đến như là cuộc nổi dậy Nghệ-Tĩnh. Những công nhân ở tất cả các quốc gia được kêu gọi để biểu tình ủng hộ những đồng chí bị áp bức của họ ở Đông Dương. Cụ thể hơn, trên ba mươi học viên Việt Nam hiện đang được ghi danh trong những chương trình đào tạo khác nhau ở Moscow đã được chỉ thị trở lại bằng những tuyến đường khác nhau đến Đông Dương nhằm mục đích cung cấp nền tảng cho một ủy ban trung ương Đảng. Hầu hết (22 người trong số 35, từ một nguồn tin cho biết) bị bắt giữ trên đường hoặc đào ngủ theo Pháp. Trong số đó người đến nơi an toàn là Lê Hồng Phong, protégé (i.e. người bảo vệ) của Nguyễn Ái Quốc từ Tâm Tâm Xã, là người đã học tại một trường hàng không ở Leningrad và sau đó chuyển đến Trường Stalin vào năm 1929. Anh Phong rời khỏi Liên Xô vào mùa hè năm 1931; sau khi dừng ở thủ đô Berlin và Paris, anh ta cuối cùng đến Longzhou, một thị trấn biên giới ở tỉnh Guangxi (i.e. Quảng Tây) ở phía nam Trung Quốc, vào tháng Tư năm 1932. Với hai cộng sự viên khác từ Trường Stalin ở Moscow, Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên, anh Phong cuối cùng di chuyển đến Nanning (i.e. Nam Ninh) gần đó và vào mùa hè năm 1933 bộ ba xây dựng một ban mới là Ủy ban Chấp hành Nước ngoài (Ban chỉ huy Hải ngoại). Theo những chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, tổ chức mới sẽ phục vụ như là một văn phòng liên lạc tạm thời giữa Dalburo(pc 09) ở Moscow và bộ máy Đảng bên trong nước.24

Trong khi đó, những cơ sở Đảng được thành lập trong những vùng khác để giúp khôi phục bộ máy nội bộ của mình. Giữa những năm 1930s, dân số của ba miền Việt Nam đã phát triển đến hơn 18 triệu,

p215

với hơn 4 triệu người ở Nam Bộ, 5 triệu ở An Nam, và phần còn lại ở Bắc Bộ. Ở Nam Bộ, nhiệm vụ xây dựng lại rơi trên vai của Trần Văn Giàu, một người trẻ đầy tham vọng, tốt nghiệp Trường Stalin vốn đã trở lại Sài Gòn từ Moscow vào đầu năm 1933. Anh ta ngay lập tức bắt đầu nhận lấy việc tổ chức Đảng khắp các tỉnh phía Nam. Theo đường lối tư tưởng hiện đại ở Liên Xô, những cán bộ được chỉ thị tập trung mọi cố gắng của họ trong số những công nhân ở những khu vực đô thị. Cuộc Đại Suy thoái đã dẫn đến mức thất nghiệp cao trong những hảng xưởng, tuy nhiên, và một số ít công nhân dám ghi danh vào sự nghiệp cách mạng.25

Đảng có được tương đối nhiều thành công ở những vùng nông thôn, đáng chú ý nhất là ở  những phần của đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà sự oán giận của quần chúng chống lại những nhu cầu của các địa chủ tham lam và các quan chức tham nhũng, thì mạnh mẽ. Tuy nhiên, một số ít trí thức Cộng sản ở Sài Gòn lợi dụng sự nới lỏng dần dần các hạn chế chính thức về những hoạt động chính trị bản địa. Một tờ báo Đảng được gọi là La Lutte (i.e. Chiến đấu) được thành lập, với sự hỗ trợ từ những người Việt tin theo Leon Trotsky vốn là những người đã từng học ở Paris. Những lãnh đạo Đảng ở Sài Gòn thậm chí còn thành công trong việc đề cử những ứng viên cho vị trí trong hội đồng thành phố. Vào giữa năm 1933, một ủy ban khu vực mới cho Nam Bộ được thành lập, với những tiểu ban cho các tỉnh phía đông và phía tây, và một ngôi trường nhỏ được tạo ra để đào tạo những cán bộ. Trần Văn Giàu sôi nổi, là người điều động phía sau, bị bắt giữ bởi người Pháp vào tháng Mười, nhưng được thả ra ngay sau khi vì thiếu bằng chứng.

Những báo cáo chính thức đến Bộ thuộc địa ở Paris thể hiện sự thất vọng về ban an ninh địa phương vì sự yếu kém khả năng của họ chống lại những hoạt động của ĐCSĐD. Như một báo cáo trình bày: “Lực lượng an ninh của ông Sûreté đứng bất lực tại nơi ra đời và mở rộng sự nguy hiểm. Nó chỉ có thể cho biết báo động. Những phục vụ của nó không có thể có những hành động đàn áp, trừ khi họ nhận được những mệnh lệnh từ các cơ quan chính phủ.” Tuy nhiên ông Sûreté đã thực sự có một thành công. Kể từ khi việc đàn áp cuộc nổi dậy Nghệ Tĩnh, Lê Hồng Sơn sát thủ khét tiếng của Đảng, là một trong những thành viên gốc của Tâm Tâm Xã, đã đang di chuyển từ nước này sang nước khác để tránh bị bắt giữ bởi người Pháp. Sau khi bị trục xuất khỏi Miến Điện (Burma) vào tháng Bảy năm 1931, anh ta đã đi đến Xiêm La (Siam) và sau đó tiếp tục đến Shanghai(pc 02) để thiết lập liên lạc với trụ sở chính của ĐCSTQ. Nhưng anh ta bị bắt bởi cảnh sát ở tô giới Pháp. Sau khi cuộc thẩm vấn kỷ càng, anh ta được trao qua chính quyền triều đình Việt Nam ở Huế, và vào tháng Hai năm 1933, anh ta bị xử tử ở thủ phủ Vinh.26

Những thành tích khiêm tốn của Trần Văn Giàu ở Nam Bộ thì trong sự trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh ở nơi khác thuộc Đông Dương. Trong cả hai miền An Nam và Bắc Bộ, sự giám sát của cảnh sát và sự thờ ơ của quần chúng gây khó khăn cho những cán bộ Đảng để tiến hành những công tác hoạt động.

p216

Ở miền Trung Việt Nam, một số nhỏ đặc vụ Cộng Sản là những người đã xâm nhập từ Siam(pc 08) cố gắng làm sống lại tổ chức hấp hối của Đảng. Một số trong những nhân tuyển mới là các cựu thành viên của ĐCSĐD(pc 01) vốn đã được thả ra lúc gần đây từ nhà tù (theo những báo cáo của Pháp, tại một thời điểm có hơn 2.000 người cấp tiến trong tù chỉ riêng ở Vinh), nhưng nói chung những lãnh đạo Đảng thì nghi ngờ về lòng trung thành của những cựu tù nhân. Theo một báo cáo đương thời của ủy ban tỉnh Nghệ An, “trong số 100 người Cộng sản cũ, chỉ có một người có khả năng sống đúng với học thuyết của Đảng.” Đến giữa năm 1934, ba ủy ban khu vực, mỗi ủy ban có trách nhiệm từ bốn đến bảy tỉnh, đã được thiết lập ở An Nam. Ở Bắc Bộ, những hoạt động của ĐCSĐD hầu như không tồn tại cho đến khi năm 1934, khi những chi bộ Đảng bắt đầu xuất hiện ở những vùng núi Việt Bắc, như là khu vực phía bắc của đồng bằng sông Hồng được biết đến. Ngay sau đó, từ căn cứ của mình ở Trung Quốc, Lê Hồng Phong có thể thiết lập lại một ủy ban khu vực cho Bắc Bộ.

Trong khi đó, ở Siam(pc 08) một nhóm đảng viên đang hoạt động trong những cộng đồng người Việt ở cao nguyên Khorat –một di sản của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong khu vực vào cuối thập niên 1920s– thành lập một ủy ban trung tâm tạm thời để chỉ thị cho phong trào và thiết lập một viện đào tạo để chuẩn bị những nhân tuyển mới cho các hoạt động ở Việt Nam. Sau đó, họ bắt đầu thiết lập chính mình như là mối liên lạc trực tiếp giữa các đặc vụ Đảng ở Nam Bộ và An Nam và thế giới bên ngoài. Những ủy ban tương tự cũng được thành lập tại Lào và Cambodia.27

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất cho những nhà lãnh đạo Đảng khi họ tìm cách phục hồi từ những ảnh hưởng tai hại của cuộc nổi dậy Nghệ-Tĩnh là xây dựng một chiến lược mới. Trong giữa năm 1932, Lê Hồng Phong và những cán bộ cao cấp khác sống ở phía nam Trung Quốc đã soạn thảo một chương trình hành động mới cho Đảng, mà cuối cùng nó đã được in bằng bản in thạch để được lưu truyền giữa các tín đồ Đảng ở Đông Dương. Về việc gìn giữ với tâm trạng ở Moscow vào thời điểm đó, giai điệu của tài liệu thì rõ ràng bè phái và tả khuynh, nhấn mạnh cuộc cách mạng chống quân chủ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và bày tỏ sự nghi ngờ nặng nề về vai trò của những đảng phái dân tộc trong cuộc cách mạng Việt Nam.

Những ý kiến ​​được công bố trên báo chí Đảng tại thời điểm đó phản ảnh một đường lối tư tưởng tương tự. Một bài báo trên tạp chí Bolshevik, cơ quan ngôn luận chính thức của Ủy ban Chấp hành Nước ngoài, thì chỉ trích mạnh mẽ về những thái độ tiểu tư sản, như là ý tưởng rằng cuộc cách mạng quốc gia phải diễn ra trước khi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tác giả của bài viết –có lẽ là Hà Huy Tập người mới tốt nghiệp từ Trường Stalin– cũng chỉ trích những cán bộ Đảng ở Đông Dương cho việc đặt quá nhiều sự chú ý vào sự huy động những nông dân ở các vùng nông thôn và kêu gọi chú trọng hơn nữa về việc tuyển dụng giới công nhân vào trong phong trào.

p217

Giới nông dân, tác giả buộc tội, thì “tham lam tài sản cá nhân; rất vô tổ chức, không cá tính và lừ khừ từ quan điểm thực tế và tư tưởng hệ, rất lẽ tẽ, nghĩa là rất kém điều kiện theo yêu cầu để nhận lấy chỉ thị của phong trào cách mạng.”

Mặc dù những lời chỉ trích này ra vẻ như được hướng trực tiếp vào những cán bộ Đảng vô danh bên trong Đông Dương, mối quan tâm chính của ban biên tập Bolshevik là quan điểm và những chính sách trước đây của chính Nguyễn Ái Quốc. Một bài báo lưu ý rằng “một số đồng chí” bên trong Đông Dương đã lập luận rằng giới nông dân và giới tư bản chủ nghĩa giàu có thì cần thiết để chống đế quốc và như thế có thể trở thành một phần của phong trào cách mạng; sau đó thẳng thừng tuyên bố rằng quan điểm như vậy đã được khuyến khích bởi Nguyễn Ái Quốc tại hội nghị thống nhất vào tháng Hai năm 1930, nhưng đã chính đáng bị bác bỏ bởi ban lãnh đạo mới của Đảng một năm sau đó. ĐCSĐD,(pc 01) tạp chí nhấn mạnh, là một đảng phái của giai cấp vô sản, và không phải của tất cả quần chúng lao động; mặc dù “những phần tử tiên tiến nhất của các tầng lớp khác có thể được kết hợp vào trong tổ chức của nó, nó phải cố gắng bảo tồn một phần lớn giai cấp vô sản.” Đối với vấn đề độc lập dân tộc:

Đảng Cộng sản điều hành cuộc đấu tranh giai cấp và không phải là cuộc đấu tranh chủng tộc… Khi Đảng Cộng sản là đảng phái của giai cấp vô sản, và khi nó đấu tranh để duy trì đường lối tư tưởng chính trị của quốc tế chủ nghĩa, nó phải chống lại những lý thuyết và tuyên truyền quốc gia và ngăn cấm việc sử dụng sáo ngữ của thể loại này: nhằm ủng hộ việc khôi phục đất nước và phục hưng dòng giống con rồng và cháu tiên” [một nhóm chữ thường được dùng để ám chỉ dân Việt Nam] và vân vân. Chúng ta đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc Pháp, nhưng điều đó không bao hàm sự ủng hỗ cho dân tộc chủ nghĩa.28

Một bài báo khác, chắc chắn được viết bởi Hà Huy Tập, thậm chí còn rõ ràng hơn. Chúng ta nợ nhiều đối với Nguyễn Ái Quốc, bài viết lưu ý,

nhưng những đồng chí của chúng ta không nên quên những di sản dân tộc chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc và những hướng dẫn sai lầm của anh ta về những vấn đề cơ bản của phong trào cách mạng dân chủ tư sản ở Đông Dương, cũng như những lý thuyết về cơ hội chủ nghĩa mà nó vẫn ăn sâu vào tinh thần của những tín đồ hội đoàn và đảng Tân Việt… Nguyễn Ái Quốc không hiểu những chỉ thị của Quốc tế Cộng sản; anh ta không hợp nhất ba tổ chức Cộng sản của Đông Dương từ trên xuống dưới, và không đưa vào thảo luận trước những sách lược mà Quốc tế Cộng sản phải áp dụng để tiêu diệt những giấc mơ về những khoản nầy của cơ hội chủ nghĩa.

p218

Cẩm nang có tựa đề “Những Nguyên tắc Chính trị” [tức là, chương trình chính trị được thông qua vào tháng Hai năm 1930] và quy chế của Đảng thống nhất không theo một cách chính xác chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.
          Nguyễn Ái Quốc cũng ủng hộ những sách lược sai lầm và hợp tác chủ nghĩa đó như là “tính trung lập đối với giai cấp tư sản và những phú nông”, “sự liên minh với những trung và tiểu địa chủ,” và vân vân. Đó là vì những lỗi lầm như thế từ tháng Giêng đến tháng Mười năm 1930 mà ĐCSĐD(pc 01) theo một chính sách mà trong nhiều khía cạnh thì đối lập với chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, mặc dù nó đã hăng hái dẫn dắt quần chúng trong cuộc đấu tranh cách mạng, và cũng chính vì điều đó chính sách được theo bởi những tổ chức sô-viết ở Nghệ An thì không phù hợp với đường lối tư tưởng của Đảng.29

Vào tháng Sáu năm 1934, Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập triệu tập một cuộc họp ở thuộc địa Macao của Bồ Đào Nha để tham khảo ý kiến ​​với những cán bộ hàng đầu từ bên trong nước về những chính sách trong tương lai và để chuẩn bị cho Đại hội quốc gia đầu tiên của Đảng. Trong nghị quyết được ban hành vào cuối hội nghị, cái gọi là chủ nghĩa cải cách quốc gia –bao gồm đủ thành phần những nhân vật như là Bùi Quang Chiêu, Huỳnh Thúc Kháng nhà báo yêu nước (sau nầy là một thành viên của chính phủ Hồ Chí Minh ở Hà Nội), và Nguyễn An Ninh nhà trí thức triệt cấp tiến– tất cả đều bị buộc tội là đồng lõa với chủ nghĩa đế quốc. Những phần tử như thế, nghị định cáo buộc, thì đặc biệt nguy hiểm bởi vì họ “giả dạng như là những người bảo vệ của quần chúng lao động, những kẻ thù của chính phủ, những kẻ tuyên truyền cho những cải cách hiến pháp và những người ủng hộ sự hợp tác Pháp-An Nam và sự hợp nhất của các tầng lớp, với mục đích duy nhất về việc đổi hướng quần chúng từ con đường cách mạng.” Đó là nhiệm vụ của tất cả những thành viên Đảng, tài liệu kết luận, nhằm phá hoại ảnh hưởng của những nhóm như thế, bao gồm những phần tử theo chủ thuyết Trotsky,(pc 13) những thành viên của Đoàn Thanh niên Cách mạng cũ, và những thành phần tàn dư của đảng Tân Việt.30

Trong tấn công các khuynh hướng “dân tộc chủ nghĩa” trong phạm vi Đảng và những cố gắng của một số cán bộ đối với việc tuyển mộ tích cực ở khu vực nông thôn, Ủy ban Chấp hành Nước ngoài chắc chắn đang cố gắng phản ảnh đường lối tư tưởng ý thức hệ hiện đang thịnh hành ở Moscow. Tuy nhiên, cũng giống như ủy ban với sự nhiệt tình của nó cố gắng mang những Đảng viên đang phục vụ bên trong nước vào đường lối tư tưởng với những hướng dẫn sách lược được ban hành ở Liên Xô, những thái độ đang bắt đầu đổi hướng ở Moscow. Vào tháng Mười năm 1934, thí dụ, một bài báo viết dưới bút danh “Orgwald” được xuất bản trong Quốc tế Cộng sản, là một tạp chí chính thức của Comintern (i.e tổ chức Quốc tế Cộng sản). Trong bài viết, “Entretien avec les camarades indochinois” (i.e Cuộc phỏng vấn với những đồng chí Đông Dương), mà nó đã xuất hiện đầu tiên trong một tạp chí khác vào tháng Bảy năm 1933, tác giả chỉ trích ban lãnh đạo của ĐCSĐD(pc 01) vì những thái độ bè phái của mình đối với mặt trận thống nhất.

p219

Đó là một điều để bày tỏ sự phản đối đối với những nhà cải cách quốc gia, nhân vật Orgwald lưu ý, kể từ khi những nhà lãnh đạo của họ rõ ràng là phản cách mạng và cần phải bị lột mặt nạ; nhưng đó là một sai lầm để kêu gọi lật đổ giai cấp tư sản, bởi vì giai cấp tiểu tư sản và có lẽ thậm chí một số thành viên của giai cấp tư sản quốc gia có thể vui lòng hợp tác với Đảng nếu nó dùng những danh hiệu chống lại chủ nghĩa đế quốc.31

Liệu những lãnh đạo ĐCSĐD có được bản sao của bài viết này thì không rõ. Trong bất kỳ trường hợp nào, họ có mọi lý do bị lẫn lộn về đường lối tư tưởng hiện đại, vì một bài viết khác, có tựa đề “Thư gửi các đồng chí Đông Dương” và được cho là viết bởi một thành viên hàng đầu của ĐCSTQ, đã xuất hiện vào ngày 05 Tháng Tám năm 1934, số ấn hành của cùng nơi xuất bản. Sau khi dành phần lớn lá thư gửi cho sự chỉ trích không thích đáng về tổ chức Đảng và sự cần thiết cho nguyên tắc được đề cao và cách làm việc với quần chúng, tác giả chuyển sang câu hỏi về mặt trận thống nhất và tầm quan trọng của nó trong việc thực hiện đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên, trong việc xác định bản chất của mặt trận, lá thư thì mơ hồ. Giống như chương trình hành động năm 1932 (mà nó cụ thể được cho là một cách thuận lợi), nó thì rất chú trọng về “chủ nghĩa cải cách quốc gia,” ngay cả những người mà họ giấu kín bản chất thực sự của họ dưới những danh hiệu “dân tộc” và “cánh tả”. Những nhà cải cách này, lá thư khẳng định, ắt hẵn đối kháng một cách tàn bạo.32

Quan điểm như thế, vốn có lẽ có được sự phê duyệt chính thức từ các nguồn lực cao cấp ở Moscow, chắc hẵn đã gieo sự lẫn lộn trong tâm trí của những người nhận. Trong lá thư cho những đồng chí ĐCSĐD(pc 01) được viết vào ngày 17 tháng Ba năm 1935, nhà chuyên gia Việt Nam các của Quốc tế Cộng sản, Vera Vasilieva, xác nhận rằng lá thư lưu ý ngắn của nhân vật Orgwald và lá thư của ĐCSTQ(pc 07) tiêu biểu cho sự hướng dẫn cơ bản về chính sách, cùng với chương trình hành động năm 1932 của riêng ĐCSĐD. Lá thư của Vasilieva có lẽ được dự trù xem như là một tập hợp những hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo Đảng trong sự chuẩn bị cho Đại hội quốc gia sắp tới của họ.

* * *

Tại cuộc họp Macao vào tháng Sáu năm 1934, Ủy ban Chấp hành Nước ngoài đã phê duyệt những kế hoạch nhằm tổ chức Đại hội quốc gia đầu tiên của đảng phái ở Hong Kong vào tháng Giêng năm 1935. Tuy nhiên, theo các nguồn tin Pháp, Quốc tế cộng sản yêu cầu là cuộc họp được hoãn lại cho đến tháng Ba sau. Vào cuối hè năm 1934, những lãnh đạo Đảng bắt đầu hoạch định những văn bản dự thảo sẽ được thảo luận tại Đại hội của họ, bây giờ được dự định  ​​diễn ra ở Macao; chỉ thị được gửi cho tất cả các cấp ngành để chọn lực những đại biểu, những người mà được lệnh đến đó trước ngày 15 tháng Ba. Những lãnh đạo Đảng hy vọng rằng Moscow sẽ gửi một đại biểu tham dự cuộc họp như là một đại diện chính thức từ Quốc tế cộng sản. Vào đầu mùa thu năm 1934, một đoàn đại biểu ĐCSĐD gồm Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai

p220

(người đã được phóng thích khỏi nhà tù ở Canton(pc 11) và lúc bấy giờ đang hoạt động dưới tên là Vân), và Hoàng Văn Nọn (một Đảng viên từ tỉnh Cao Bằng) đến Moscow để tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần Thứ bảy, vốn được dự kiến ​​tổ chức vào mủa hè sau.33

Cùng với Lê Hồng Phong trên tuyến đường đến Moscow, Hà Huy Tập lúc bấy giờ trở thành một quan chức cấp cao của Đảng phụ trách chuẩn bị cho Đại hội quốc gia. Là người gốc Nghệ An, anh Tập đã gia nhập đảng Việt Tân và sau đó bỏ theo Đoàn Thanh niên Cách mạng. Trong khi tại Trường Stalin, anh ta phát triển tài năng về lý thuyết và trở thành nhân vật phê bình lớn tiếng về những thiếu sót tư tưởng hệ của hội đoàn. Được mô tả qua những quan chức an ninh Pháp như là tự hào, quỷ quyệt, và “nghi ngờ đến cực độ”, anh Tập ngay lập tức bắt đầu gặp phải những vấn đề trong quan hệ với các cộng sự viên của mình, những người mà chế giễu đặt danh hiệu anh ta là “Ông Lùn” vì tầm vóc nhỏ bé của mình. Những quan hệ căng thẳng đặc biệt với Trần Văn Giàu. Vào tháng Chín năm 1934, anh Giàu đến Macao, một phần để báo cáo về tính hình ở Nam Bộ và một phần để đóng một vai trò xây dựng trong sự chuẩn bị cho Đại hội quốc gia. Trần Văn Giàu có thể xét thấy anh Tập nóng tính là người mới nổi lên, trong khi anh Tập nghi ngờ về sự kiêu căng và cách độc lập của anh Giàu. Cuối cùng, anh Tập bắt đầu lo sợ rằng Trần Văn Giàu là một điệp viên của Pháp, sau khi báo cáo những sự nghi ngờ của mình trong một lá thư cho Moscow. Chỉ sau này, khi nơi cư trú của anh Giàu bị lục soát bởi chính quyền Pháp, Hà Huy Tập thực sự thừa nhận rằng những nghi ngờ của anh ta đã không có căn cứ.34

Hóa ra là, sự nguy hiểm từ provocateurs (i.e. những sự khiêu khích) đến từ nơi nào khác. Một trong những cán bộ Đảng ở Macao, một đầu bếp có tên là Nguyễn Văn Trâm, lấy trộm một số tiền đáng kể từ kho bạc ĐCSĐD(pc 01) và chạy trốn sang Hong Kong. Bởi vì Văn Trâm đã từng được giao trách nhiệm về việc chọn lựa chỗ cho Đại hội ở Macao, những người lãnh đạo Đảng buộc phải thay đổi địa điểm vì nghi ngờ rằng anh ta có thể đã tiết lộ vị trí cho người Pháp, vốn là những gián điệp linh hoạt trong phạm vi thuộc địa của Bồ Đào Nha. Hà Huy Tập cũng nghi ngờ thành viên thứ hai, Nguyễn Hữu Cần, về việc báo cáo những hoạt động của ĐCSĐD cho lãnh sự quán Pháp ở đó. Để giảm thiểu sự thiệt hại, anh Tập ra chỉ thị cho tất cả những đơn vị Đảng ở Đông Dương và Siam (i.e Xiêm La) cần có những sự đề phòng an toàn hơn và gởi Trần Văn Giàu trở lại Nam Bộ để tổ chức lại bộ máy ĐCSĐD. Anh ta cũng cố gắng gây lẫn lộn lực lượng an ninh của ông Sûreté bằng cách chuyển tin tức sai lạc đến Văn Cần, than phiền rằng Đảng đang gặp rắc rối và không thể tổ chức Đại hội quốc gia của nó như được định.35

Đại hội quốc gia đã được lên lịch trình triệu tập vào ngày 18 tháng Ba, nhưng vì nổi sợ hãi ngày càng tăng về việc bị lộ diện (và có lẽ bởi vì một số đại biểu bị trì trệ trên đường đi), vào phút Đại hội được hoãn lại cho đến ngày 27 tháng Ba. Tham dự cuộc họp, ngoài Hà Huy Tập, Hoàng Đình Giong, Phùng Chí Kiên, và mười đại biểu khác,

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ ĐCSĐD : Đảng Cộng sản Đông Dương.
pc 02_ Shanghai : Shanghai.
pc 03_ Hội Viện trợ Đỏ Quốc tế (cũng thường được biết đến bằng chữ viết tắt tiếng Nga MOPR) là một tổ chức phục vụ xã hội quốc tế được được thành lập bởi Quốc tế Cộng sản. Tổ chức được sáng lập vào năm 1922 để hoạt động như là “Hội Hồng thập Tự mang màu sắc chính trị quốc tế,” cung cấp viện trợ vật chất và đạo đức cho những tù nhân chính trị vì “chiến tranh tầng lớp” mang tính chất cấp tiến cực đoan trên toàn thế giới. Không nên nhầm lẫn với Cứu trợ Quốc tế Công nhân (Workers International Relief = aka Mezhrabpom), cũng được thành lập bởi Quốc tế Cộng sản vào năm 1921 để thông chuyển viện trợ quốc tế đến nước Nga Sô-Viết trong suốt nạn đói.

pc 04_ Đình quyền Giam giữ (habeas corpus) : Tên một đạo luật xưa của nước Anh, buộc phải đem người bị bắt ra xét xử xem có tội hay không và chính quyền có quyền giam giữ không, nhằm bảo đảm người dân không bị giam cầm quá lâu nếu không có tội.

pc 05_ Đoàn Thanh niên Cách mạng : Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội.
pc 06_ YMCA = Y = Young Men’s Christain Association : (Hiệp hội Thanh niên Tin Lành) : là một tổ chức trên toàn thế giới với hơn 45 triệu thành viên từ 125 liên đoàn quốc gia được liên kết qua Liên minh Thế giới của YMCAs. Phương châm chính của họ là: “Trao quyền cho thanh niên.” Nó được thành lập vào ngày 06 tháng Sáu năm 1844 ở London, Vương quốc Anh, và nó nhằm mục đích đưa các nguyên tắc Tin Lành giáo vào thực hành, đạt được bằng cách phát triển “một tinh thần, tâm trí và cơ thể khỏe mạnh.” YMCA là một tổ chức được kết thành liên đoàn bằng những tổ chức địa phương và quốc gia trong hiệp hội tự nguyện. Nó là một trong nhiều tổ chức mà tán thành Cơ bắp Kitô (Muscular Christainity) giáo. Ngày nay, YMCAs mở cửa cho tất cả mọi người, bất kể tôn giáo, tầng lớp xã hội, tuổi tác, hoặc giới tính. Liên minh Thế giới của YMCAs có trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ. Đó cũng là nơi tạm trú an toàn, sạch sẽ với giá tương đối rẻ, bao cả ăn uống.
          Cơ bắp Kitô giáo là một cam kết Tin Lành với lòng đạo đức và sức khỏe thể chất, căn cứ chính giáo điều vào Tân Ước, mà nó thừa nhận những khái niệm về nghị lực (Phi-líp 3:14) và phúc lợi (1Co-rin 6:19-20)

pc 07_ ĐCSTQ : Đảng Cộng sản Trung Quốc.
pc 08_ Siam : Xiêm La.
pc 09_ Dalburo : tên viết tắc của Cục Viễn Đông ở Moscow
pc 10_ Machiavellian được viết hoa vì nó được lấy ra từ tên của một nhà ngoại giao kiêm nhà văn người Ý, Niccolò Machiavelli, trong thời kỳ Phục hưng. Từ ngữ nầy được dùng trong khoa tâm lý học hiện đại chỉ về một trong tam hắc thể (dark triad) của nhân cách.
          _ narcissistic : tính tự đại, phô trương, tự kỷ bản vị, không cảm thông.
          _ Machiavelli : tính quỷ quyệt, nham hiểm, gian xảo, bất chấp đạo đức, vì quyền lợi cá nhân.
          _ psychopath hoặc antisocial : tính chống đối xã hội, thích khích động, ích kỷ, tàn nhẫn, cách biệt.

pc 11_ Canton : Quảng Châu.
pc 12_ ĐCSP : Đảng Cộng sản Pháp.
pc 13_ Trotsky : Leon Trotsky là một nhà cách mạng và lý thuyết Mác-xít người Nga, nhà chính trị Sô-Viết và là người sáng lập và lãnh đạo đầu tiên của Hồng quân. Như là một người đứng đầu Đệ tứ Quốc tế Cộng sản, Trotsky tiếp tục trong tình trạng lưu vong ở Mexico để phản đối việc cơ cấu quan liêu của chủ thuyết Stalin ở Liên Xô, vốn là người thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản cực đoan. Những tư tưởng của Trotsky hình thành cơ bản cho chủ thuyết Trotsky, một trường phái lớn của tư tưởng Mác-xít mà nó chống lại những lý thuyết của chủ thuyết Stalin. Sau cùng ông ta bị ám sát ở Mexico vào ngày 13 tháng Ba, 1928 bởi sát thủ Ramón Mercader, một mật vụ gốc Tây Ban Nha của Sô-Viết. Ông ta là một trong thiểu số nhân vật chính trị Sô-Viết những người mà không bao giờ được phục hồi danh dự bởi chính phủ của Mikhail Gorbachev. Nhưng cuối cùng ông đã được trả lại danh dự vào năm 2001.

Leave a comment