VII- Trong Vùng Hoang Dã (Phần 3-Hết)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p221

không có đại diện của Quốc tế cộng sản hoặc từ những đảng phái Cộng sản khác.

Những đại biểu đến Đại hội Ma Cao đại diện cho tổng cộng khoảng 800 Đảng viên đang hoạt động ở Đông Dương và Siam.(pc 08) Đa số là dân tộc Việt Nam, mặc dù một số ít, như Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Nọn, là những thành viên của những dân tộc thiểu số miền núi, hoặc là Hoa kiều. Hầu hết thì tương đối trẻ, trong độ tuổi hai mươi hoặc ba mươi and chỉ một số ít là phụ nữ. Sự hiện diện của Nguyễn Thị Minh Khai, quan hệ yêu đương của anh Quốc và người trợ lý trước đây tại Cục Nam phương ở Hong Kong, trong phạm vi ban lãnh đạo của Đảng cho thấy rằng những rào cản đối với sự tiến bộ trên cơ bản giới tính không phải là một yếu tố.

Mặc dù thiếu một thống kê chính xác, dường như là tỷ lệ phần trăm của những thành viên từ công nhân hoặc thân thế nhà nông đang tăng lên, mặc dù bè lũ cầm quyền trong Đảng bị kiềm chế bởi những thành viên từ thân thế học giả quan chức, nhiều người trong số họ đã từng học trong hệ thống trường Pháp-Việt và bây giờ hoạt động như là những nhà cách mạng toàn thời gian. Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, Nguyễn Ái Quốc đã thực sự phàn nàn rằng những Đảng viên vốn thiếu bất kỳ nền giáo dục chính thức nào, thường được tìm thấy đó là điều khó khăn để nắm bắt những sự phức tạp tư tưởng hệ của học thuyết Marx-Lenin và đôi khi không đáng tin cậy dưới áp lực. Thành kiến ​​chống lại những Đảng viên có thân thế quê mùa thì đặc biệt mạnh mẽ trong phạm vi ban lãnh đạo, một di sản của sự khôn ngoan được chấp nhận ở Moscow cũng như của những thái độ truyền thống trong phạm vi tầng lớp học giả quan chức Việt Nam. Giới công nhân và nông dân có thể rất hữu dụng, tuy nhiên, như là một phương tiện tạo thuận lợi cho những cố gắng thâm nhập vào các hảng xưởng và làng mạc đồng ruộng để tuyên truyền cho sự nghiệp cách mạng.

Mặc dù những cơn gió của sự thay đổi bắt nguồn từ Moscow, những quyết định đạt được tại Đại hội Macao không tạo nên thay đổi gì trong sách lược hiện có của Đảng. Những nghị quyết chính trị, mà qua đó tái khẳng định tính đúng đắn về cách tiếp cận hạn hẹp của mặt trận thống nhất mà nó đã được đưa ra trong chương trình hành động năm 1932, kêu gọi những đồng chí Đảng thâm nhập vào các đảng phái quốc gia cải cách nhằm mục đích làm suy yếu vai trò lãnh đạo của họ và thu hút những người theo họ về phía ĐCSĐD. Những quy chế mới của Đảng được phê duyệt, cũng như nghị quyết về công tác đúng đắn trong quần chúng. Vào lúc kết thúc cuộc họp, một Ủy ban Trung ương chín thành viên mới được lựa chọn, với Hà Huy Tập phục vụ như là Tổng thư ký. Ủy ban mới được tái định cư ở Sài Gòn, nơi mà Hà Huy Tập duy trì nơi cư trú của mình. Ủy ban Chấp hành Nước ngoài của Lê Hồng Phong, mà nó được giữ lại như là mối liên lạc giữa Ủy ban Trung ương và Quốc tế cộng sản, sẽ được chuyển đến Shanghai.36

Hà Huy Tập lợi dụng cơ hội được tạo ra nhờ những báo cáo của mình gởi đến Moscow

p222

về những kết quả của Đại hội để giáng thêm một vài cú vào Nguyễn Ái Quốc. Trong một bức thư ngày 31 tháng Ba gởi đến Dalburo,(pc 09) anh ta lưu ý rằng những thành viên Đảng ở Đông Dương và Siam đang tiến hành một cuộc đấu tranh công khai chống lại di sản ý thức hệ về “cách mạng quốc gia” của Đoàn Thanh niên Cách mạng(pc 05) và cựu lãnh đạo của nó Nguyễn Ái Quốc. Di sản đó, anh ta cảnh cáo, “thì rất mạnh mẽ và tạo thành một trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản.” Một cuộc đấu tranh tàn bạo chống lại những lý thuyết cơ hội chủ nghĩa của anh Quốc do đó không bỏ qua. Những đảng phái Cộng sản ở Đông Dương và Siam đã được cả hai dự định sẽ viết một cuốn cẩm nang chống lại những xu hướng này. Anh Tập dưa ra đề nghị rằng Nguyễn Ái Quốc nên lập một bản tự phê bình thừa nhận những lầm lỗi đã qua của mình.

Một vài tuần sau đó, anh Tập trở lại cuộc tấn công, lưu ý rằng nhiều đại biểu tại Đại hội Macao cho là anh Quốc ít nhất một phần nào đó chịu trách nhiệm về việc bắt giữ hơn 100 thành viên ĐCSĐD và hội đoàn, kể từ khi Quốc đã từng biết rằng cộng sự viên của anh ta Lâm Đức Thụ là một gián điệp, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng anh ta. Anh Quốc, anh Tập tiếp tục buộc tội, cũng đã từng vô tâm yêu cầu mỗi học viên tại học viện đào tạo ở Canton (i.e. Quảng Châu) đưa cho anh ta một tấm hình, cũng như tên và địa chỉ của những người thân. Tư liệu đó sau nầy đã rơi vào tay người Pháp; Nguyễn Ái Quốc, anh Tập cáo buộc, “không bao giờ có thể khước từ trách nhiệm của mình” cho những hành động như thế. Đối với mức độ mà ý tưởng của anh Quốc ngày càng rõ ràng đối với đảng viên và quần chúng, anh Tập kết luận, những ý tưởng như thế sẽ bị chỉ trích hơn nặng nề hơn bao giờ hết.37

Nguyễn Ái Quốc có lẽ đọc những báo cáo như vậy sau chuyến đến Moscow của phái đoàn Việt Nam. Những gì mà anh ta nghĩ đối với những lời chỉ trích của anh Tập về những hành động của riêng mình thì không được biết, nhưng thái độ chung chung của anh ta được chỉ ra trong một lá thư mà anh ta đã viết vào tháng Giêng năm 1935 cho một người nào đó ờ Dalburo,(pc 09) than phiền rằng kiến ​​thức lý thuyết của những học viên từ khu vực Đông Nam Á những người mà đã đang học ở Moscow, thì quá thấp. Nhiều người đã không hiểu được cuộc cách mạng tư sản dân chủ, hoặc lý do tại sao một cuộc cách mạng điền sản và nguyên nhân chống lại chủ nghĩa đế quốc được liên kết với nhau. Mặc dù anh Quốc thừa nhận rằng những thiếu sót như thế là sự thật trong ĐCSĐD vào những năm 1930 và 1931, vấn đề gần đây đã trở nên nghiêm trọng hơn vì tuổi trẻ và thiếu kinh nghiệm của nhiều Đảng viên. Có hay không, anh ta đang đánh cú trả mạnh vào những cộng sự viên trẻ như là Hà Huy Tập hoặc Trần Phú người nay đã qua đời, thì không rõ ràng. Trong bất kỳ trường hợp nào, anh ta đề nghị là cuốn cẩm nang được hoạch định nhằm soi sáng họ về những vấn đề ý thức hệ.38

* * *

p223

Vào ngày 25 tháng Bảy năm 1935, Đại hội lần Thứ bảy của Quốc tế Cộng sản mở ra ở Viện Công đoàn Thương mại nhiều phòng ở Moscow. Trên những vách tường là những bức chân dung khổng lồ của Marx, Engels, Lenin, và Stalin, cũng như những biểu ngữ màu đỏ với các mẫu tự Cyrillic của tiếng Liên Xô màu vàng ánh công bố sự chiến thắng sắp tới của cuộc cách mạng vô sản. Cuộc xét xử thanh trừng của những nhà lãnh đạo Bolshevik như là Lev Kamenev và Grigory Zinoviev, những người đứng đầu trước đó của Quốc tế cộng sản, vẫn đang tiếp tục khi Đại hội triệu tập. Cả hai người sau đó bị xử tử. Vì những căng thẳng xung quanh cuộc xét xử, các đại biểu đến Đại hội tất cả đều được cho ở với nhau trong khách sạn Lux, và không được phép bước vào điện Kremlin (i.e. Cẩm Linh).

Ba đại biểu ĐCSĐD được tham dự Đại hội: Lê Hồng Phong (được biết cách khác tại Đại hội là Litvinov, Hải An, Chajan, hoặc Chayan), Nguyễn Thị Minh Khai (Vân, Phan Lan), và Hoàng Văn Nọn. Hai đại biểu bổ sung đã được gởi từ Việt Nam sau chuyến ra đi của ba người nầy, nhưng họ không đến được. Trụ sở chính của Quốc tế cộng sản đã quyết định rằng mỗi đại biểu Việt Nam sẽ diễn thuyết trước Đại hội. Trong bài phát biểu của mình, Nguyễn Thị Minh Khai đề cập đến sự bóc lột phụ nữ đang xảy ra ở những khu vực thuộc địa khắp châu Á và nhấn mạnh tầm quan trọng của phụ nữ trong cuộc cách mạng ở tương lai trong khu vực; Hoàng Văn Nọn nói về cuộc đấu tranh quần chúng. Như là Chủ tịch phái đoàn đại biểu, Lê Hồng Phong trình bày một bài diễn thuyết quan trọng về những thiếu sót trong quá khứ của ĐCSĐD và những nhiệm vụ hiện tại của nó. Trong số những lỗi lầm đó là sự kiện mà nhiều Đảng viên tiếp tục bày tỏ là những người “put-chis” (i.e. “putschist” : người cuồng bạo) và những tư tưởng giáo phái được thừa kế từ những đảng phái “cách mạng quốc gia” trước đây như là VNQDĐ, cũng như từ các nhóm Cộng sản trước đó (có thể cho là một hóa thân của Đảng Cộng sản Đông Dương của Trần Văn Cung), và không liên kết Đảng trực tiếp đến quần chúng.39

Trong khi không ai trong số những diễn giả từ Việt Nam xuất hiện để phản ảnh thực tế, mục đích chính của Đại hội Quốc tế Cộng sản lần Thứ bảy là biểu quyết một sách lược mới cho những đảng phái Cộng sản trên khắp thế giới, một phương cách tiếp cận khởi đầu mà nó sẽ đồng điệu với những ý tưởng mà anh Quốc đã tán thành trong suốt thời gian tồn tại của Đoàn Thanh niên Cách mạng hơn là sơ với những tư tưởng được bày tỏ bởi Đại hội hội lần Thứ sáu vào năm 1928. Lý do chính cho sự thay đổi chính sách là sự nguy hiểm ngày càng tăng được tiêu biểu bởi sự vươn lên quyền lực của Adolf Hitler và Đảng Xã hội Quốc gia (Đức quốc xã) của ông ta ở Đức. Khi Hitler lần đầu tiên nắm chức Thủ tướng vào tháng Giêng năm 1933, Stalin tin rằng ông ta đại diện cho cánh cực đoan của giai cấp tư bản ở Đức và do đó phản ảnh giai đoạn cuối cùng đầy nguy hiểm của chủ nghĩa đế quốc toàn cầu; uy thế của ông ta, Stalin tin tưởng, do đó sẽ nhanh chóng dẫn đến việc chuyển đổi quyền lực vào Đảng Cộng sản Đức.

p224

Đến năm 1935, tuy nhiên, Stalin đã được bác bỏ những ảo ảnh như thế, và giờ đây anh ta xem Phát xít Đức như là một nguy cơ chết chót đối với sự sống còn của Liên bang Sô-Viết.

Phản ảnh tầm quan trọng của mối đe dọa mới từ phương Tây, cũng như sự nguy hiểm ngày càng tăng được gây ra bởi sự xuất hiện của một chính phủ chống cộng quyết liệt ở Nhật Bản, vào năm 1935, điện Kremlin (i.e. Cẩm Linh) đã quyết định phủ nhận đường lốii cánh tả cực đoan vốn đã được phê duyệt tại Đại hội lần Thứ sáu vào năm 1928 và biểu quyết một sách lược mới được kế hoạch để tạo ra một mặt trận thống nhất của lực lượng chống phát-xít từ khắp nơi trên thế giới. Tại Đại hội lần Thứ bảy, đường lối tư tưởng mới được cẩn thận hợp soạn bởi Tổng thư ký mới nhất của tổ chức, Georgi Dimitrov một nhân vật Cộng sản Bungary. Sách lược trước đây, vốn đã từng kêu gọi những cuộc cách mạng vô sản và sự sáng lập “chính phủ Sô-Viết” ở các thuộc địa, đã được xóa bỏ; nhiệm vụ mới là huy động một liên minh rộng lớn lực lượng dân chủ và tiến bộ trên thế giới nhằm chống lại mối nguy hiểm ngày càng tăng của chủ nghĩa phát xít hiểm độc . Những đảng phái Cộng sản được chỉ thị tham gia với chính phủ tiến bộ hoặc những đảng phái dân tộc chủ nghĩa chống chủ nghĩa đế quốc trong những mặt trận phản đế rộng lớn chống lại mối nguy hiểm chung từ Đức Quốc xã và Nhật Bản.

Nhìn từ viễn ảnh đó, bài phê bình của Lê Hồng Phong về chủ nghĩa bạo động chớp nhoáng và chủ nghĩa phiêu lưu, những bản chất cá biệt vốn có thể được gán cho ban lãnh đạo cánh tả hiện nay của ĐCSĐD, do đó được cẩn thận hợp soạn bởi Moscow để gửi một thông điệp rõ ràng đến những cộng sự viên của anh Phong ở Macao. Vào lúc kết thúc phiên họp cuối cùng của Đại hội, ĐCSĐD được chấp nhận là thành viên chính thức trong Quốc tế Cộng sản, trong khi chính anh Phong được chọn là thành viên của Đoàn Chủ tịch của tổ chức.

Nguyễn Ái Quốc đã tham dự Đại hội như là một người quan sát từ Ban thư ký của Dalburo,(pc 09) dưới tên là Linov. Anh ta rõ ràng không diễn thuyết trước Đại hội, nhưng có lẽ hoạt động phía sau hậu trường nói chuyện với những đại biểu, và anh ta tham gia vào bữa tiệc được tài trợ bởi Maurice Thorez, một nhân vật hàng đầu trong Đảng Cộng sản Pháp, để ăn mừng việc thu nhận chính thức của ĐCSĐD vào Quốc tế cộng sản. Sự chuyển đổi trong sách lược toàn cầu được công bố tại Đại hội chắc chắn làm hài lòng anh Quốc, và sự nhận định rất cần thiết về tính đúng đắn của phương pháp khởi đầu của mặt trận thống nhất rộng rãi mà anh ta đã từng ứng dụng trước đây với Đoàn Thanh niên Cách mạng ở Canton. Vai trò của anh ta như là quan sát viên tại Đại hội thì không nhất thiết phải phù hợp với trách nhiệm hiện thời của mình như là phát ngôn viên cao cấp của Quốc tế cộng sản cho công việc Đông Nam Á. Tuy nhiên, ắt hẵn lòng tự ái bị xúc phạm khi ngồi bên lề trong khi một trong những người protégés (i.e. người bảo vệ) của anh ta hiện ra trong những ánh đèn màu như là nhà lãnh đạo của ĐCSĐD trong kỷ nguyên mới.40

Thực sự làm cho vấn đề tồi tệ hơn, khi mối quan hệ thân mật của Nguyễn Ái Quốc với cộng sự viên trẻ của mình là Nguyễn Thị Minh Khai đã rõ ràng đi đến một kết thúc.

p225

Những lá thư và báo cáo bảo mật từ ban lãnh đạo ĐCSĐD ở Macao được gởi cho Dalhuro(pc 09) trong hàng tháng hướng vấn đề đến Đại hội, đã nhắc đến rằng “vợ của anh Quốc” (la femme de Quốc) sẽ là trong số những đại biểu tham dự cuộc họp, như thế ngụ ý rằng hai ngưòi đã kết hôn trước khi việc bị bắt của họ ở Hong Kong vào năm 1931. Có lẽ, như nhà văn Sô-Viết Yevgeny Kobelev đã suy đoán, cô ấy rơi vào tình yêu với Lê Hồng Phong đẹp trai trên cuộc hành trình. Có lẽ, cũng thế, anh Quốc và Minh Khai đã trôi dạt xa nhau trong suốt thời gian bốn năm cách biệt sau vụ bị bắt của họ ở Hong Kong vào mùa xuân năm 1931. Những nguồn tài liệu khác đề nghị rằng sau chuyến đến Moscow của mình, Nguyễn Ái Quốc đã được chia cho một “người vợ tạm” qua trụ sở Quốc tế cộng sản; cũng được nghe đồn đại rằng anh ta đã trờ thành cha một đứa con gái do người bạn phụ nữ ở Liên bang Sô-Viết.

Dù đúng hay không sự thật của vấn đề, ngay sau khi khoảng nghĩ giữa những phiên họp của Đại hội lần Thứ bảy, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai được chính thức kết hôn tại văn phòng của hộ tịch viên huyện ở Moscow. Sau lễ cưới, anh Phong đến Trung Quốc để báo cáo về cuộc họp đến ban lãnh đạo Đảng. Minh Khai vẫn ở lại Moscow trong nhiều tháng, cuối cùng khởi hành đến Pháp trên đường tới Hong Kong với cộng sự viên của cô ta Hoàng Văn Nọn vào mùa hè năm 1936. Để đánh lừa nghi ngờ những mật thám Pháp, hai người giả dạng như là cặp vợ chồng giàu có Trung Quốc đi nghỉ hè. Từ Hong Kong, cô ta theo đường biển đến Shanghai(pc 02) để họp mặt với Lê Hồng Phong, và cuối cùng trở lại với anh ta đến Sài Gòn, nơi cô ta trở thành thành viên của ủy ban khu vực của Đảng cho Nam Bộ. Trong khi làm như thế, cô ta và người chồng đi một bước gần hơn đến số phận tương lai của họ như là hai trong số những người hy sinh vì giáo điều đầu tiên của cách mạng Việt Nam.41

Mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những vấn đề khó hiểu nhất trong cuộc sống của anh ta. Trong những năm sau nầy, anh ta không bao giờ nhắc vấn đề đó với những cộng sự viên của mình, và những nguồn tài liệu chính thức ở Hà Nội mạnh mẽ phủ nhận rằng cuộc hôn nhân giữa hai người chưa từng bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, những tài liệu nội bộ cung cấp bằng chứng khá mạnh ngược lại, mặc dù có thể rằng hai người chưa bao giờ trải qua một buổi lễ kết hôn hợp pháp và chỉ đơn giản mạo nhận mối liên hệ của họ đối với những cộng sự viên như là chồng và vợ. Cho dù sự kết hợp của việc đánh mất vai trò lãnh đạo Đảng và vợ của anh ta cho Lê Hồng Phong đã là “một sĩ nhục gấp đôi,” như một người quan sát đưa ý kiến, là một vấn đề khác. Trong sự nghiệp lâu dài của mình, anh Quốc đã chứng tỏ một ý thích cho những quan hệ ngẫu nhiên miễn là họ không can thiệp vào mục tiêu chính trị của anh ta, và anh ta có thể đã nhìn thấy mối liên hệ như là một cuộc tình tạm thời từ khởi đầu.

Trước khi chuyến khởi hành của họ đến Trung Quốc, Minh Khai và Hoàng Văn Nọn đã gặp gỡ với Nguyễn Ái Quốc để nhận tin tức mang về cho Lê Hồng Phong ở Shanghai.(pc 02) Vào thời điểm đó, những quyết định đạt được tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần Thứ bảy đã bắt đầu nghe thấy kết quả,

p226

khi chính phủ mới của Mặt trận Bình dân được hình thành ở Paris vào tháng Bảy năm 1936 dưới Thủ tướng Đảng Xã hội, Leon Blum. Mặc dù ĐCSP(pc 12) thì không chính thức là một phần của liên minh đang cầm quyền, nó ủng hộ chính phủ mới, vốn hứa hẹn chống lại chủ nghĩa phát xít, để hỗ trợ cho Liên Bang Sô-Viết, và để chấm dứt luật lệ ở Pháp hạn chế tự do ngôn luận và hiệp hội. ĐCSP cũng kêu gọi cho sự hình thành một ủy ban điều tra để xem xét tình hình ở những thuộc địa và đề nghị những cải cách. Hoàn cảnh ở Đông Dương cho một cơ hội đầy hứa hẹn cho sự phục sinh ĐCSĐD. Theo một người Sô-Viết viết tiểu sử của anh ta, anh Quốc đã cho cộng sự viên ĐCSĐD của anh ta một số lời khuyên cụ thể:

Chiến thắng của Mặt trận Bình dân ở Pháp là một cơ hội hiếm có, và chúng ta không được thất bại sử dụng nó. Việc chính bây giờ là củng cố sự thống nhất hoàn toàn bên trong Đảng, đặc biệt là, giữa phe nhà của Đảng và những đơn vị nước ngoài. Về đến Sài Gòn, xin vui lòng báo cho Lê Hồng Phong ba điều sau đây:

         Một. Chiến thắng của Mặt trận Bình dân ở Pháp thì chắc chắn mang lại những thay đổi tích cực trong tình hình ở Đông Dương. Vì lý do này, Uỷ ban Trung ương Nước ngoài nên về nước ngay lập tức và nhận lấy sự hướng dẫn cho phong trào yêu nước. Nó sẽ để lại không nhiều hơn một nhóm nhỏ những đồng chí ở nước ngoài để duy trì liên lạc với thế giới bên ngoài.

         Hai. Những người theo chủ thuyết Trotsky(pc 13) đã để lộ bản chất phản động của họ ở khắp mọi nơi, và cũng như ở Việt Nam. Đảng của chúng ta phải tự tách ra từ chúng một cách kiên quyết nhất. Không có sự thỏa hiệp nào cả.

         Ba. Mọi cố gắng phải được thực hiện để hình thành mặt trận dân chủ chống chiến tranh chống phát xít. Nó phải gôm lấy tất cả lực lượng yêu nước, tất cả những người muốn chiến đấu vì sự cứu rỗi của đất nước. Nhưng đừng bao giờ quên khi tấn công những liên minh là các lợi ích sống còn của Đảng và giai cấp công nhân đến trước.42

Trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của sách lược mặt trận thống nhất rộng lớn, vốn đã được đề ra tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần Thứ bảy, Nguyễn Ái Quốc bày tỏ niềm tin chắc của mình một cách quả quyết; trong việc cảnh cáo những cộng sự viên của mình về sự cần thiết duy trì quyền kiểm soát chặt chẽ của Đảng trên những phong trào cách mạng, anh ta đang theo các thực hành mà anh ta đã từng ứng dụng trong suốt thời gian tồn tại của hội đoàn; nhưng về việc chọn lựa loại ra những người Trotsky như là những kẻ phản đảng đã phản lại những quyền lợi của học thuyết Marx-Lenin, anh ta có lẽ làm theo những mong muốn của Quốc tế cộng sản, và đặc biệt là của chính Joseph Stalin, là người trong nhiều năm đã tiến hành một cuộc chiến cay đắng chống lại ảnh hưởng của Trotsky(pc 13) và những người theo ông ta trong Phong trào Cộng sản quốc tế.

p227

Mặc dù anh Quốc chắc chắn đồng ý với Stalin rằng sự nhấn mạnh của Trotsky về một “cuộc cách mạng không gián đoạn” được dẫn dắt chỉ bởi những phần tử vô sản chống lại lực lượng thù nghịch trên toàn thế giới là không thực tế, anh ta ắt hẵn cảm thấy rằng, về mặt tương quan, những người theo của Trotsky ở Đông Dương có nhiều điểm chung với ĐCSĐD hơn với những kẻ thù của họ. Nếu cứ để mặc anh ta, Nguyễn Ái Quốc có lẽ sẽ tìm đồng hóa những người Trotsky Việt Nam vào sự chấp nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSĐD.

Trong khi những cộng sự viên của anh ta trở lại châu Á, Nguyễn Ái Quốc vẫn còn ở Moscow. Nhưng anh ta rõ ràng là không ngừng hoạt động. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Chín năm 1935, anh ta nói với Ilya Ehrenburg nhà báo Sô-Viết rằng anh ta chỉ có một mong muốn, và đó là trở lại tổ quốc mình càng sớm càng tốt. Trong một lúc, tình hình đầy hứa hẹn. Anh ta yêu cầu cho phép trở lại ngay sau khi kết thúc Đại hội lần Thứ bảy, nhưng lời yêu cầu bị từ chối với lý do rằng tình hình ở Đông Dương thì quá phức tạp. Vào mùa hè năm 1936, anh ta trình lên một yêu cầu lần thứ hai nhằm xin phép trở lại qua tuyến đường đến Berlin và Pháp. Nếu kế hoạch bị thất bại, anh ta hứa đi đến Shanghai(pc 02) để thiết lập liên lạc với văn phòng Quốc tế cộng sản ở đó, và sau đó tìm kiếm đường về nước. Văn phòng nhân sự của Quốc tế cộng sản mời anh ta điền vào tờ đơn xin đi lại, nhưng cuối cùng kế hoạch bị hủy bỏ vì sự bùng nổ của cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, một sự kiện có những tác động đến Pháp.

Trong khi chờ đợi câu trả lời cho yêu cầu của anh ta, vào mùa thu năm 1936 Nguyễn Ái Quốc ghi danh vào một khóa học tại Viện Nghiên cứu những Vấn đề Thuộc địa và Quốc gia (Trường Stalin trước đây); từ đó về sau anh ta di chuyển từ chỗ ở của mình tại Đại học Lenin đến một căn phòng nhỏ độc thân trên đường Bolshaya Bronnaya. Chương trình học của anh ta bao gồm những khóa học về triết, lịch sử, và ngôn ngữ Nga. Nhưng anh ta cũng được giao phần việc tập sự qua văn phòng Đông Dương của Dalburo(pc 09) để nghiên cứu tình hình nông dân và làm ra các bản dịch tiếng Việt về Tuyên ngôn Cộng sản của Marx và bài viết của Lenin Chủ nghĩa Cánh tả: sự Rối loạn của Trẻ sơ sinh. Có lẽ đó là lý do tại sao anh ta là một trong hai học viên không ghi tên cho chuyến đi mùa hè được kế hoạch bởi nhà trường. Trong suốt năm học 1937-1938, anh ta ghi danh vào các khóa học bổ sung tại học viện trong khi cũng làm việc tại Dalburo.(pc 09) Với sự giúp đỡ của những giảng viên tại học viện, anh ta cũng chuẩn bị tìm toài tài liệu để viết một tác phẩm có tựa là  “Cuộc cách mạng Điền sản trong khu vực Đông Nam Á.”43

Sau hai thập kỷ làm việc cách mạng, Nguyễn Ái Quốc tức mình vì hoàn cảnh hiện tại của mình. Đối với một nhà hoạt động có ít quan tâm về lý thuyết, hàng tháng dành cho việc dịch thuật những tác phẩm của những ngôi sao sáng Cộng sản hoặc tham dự các lớp học chuyên về các vấn đề tư tưởng hệ trừu tượng ắt hẵn là một kinh nghiệm phiền nhọc. Tháng Sáu năm 1938, gần ba năm sau khi kết thúc Đại hội lần Thứ bảy,

p228

anh ta viết cho một cộng sự viên tại Quốc tế Cộng sản trong tình trạng tuyệt vọng. Đã bảy năm kể từ khi anh ta bị bắt, và sự bắt đầu của năm thứ tám không hoạt động của mình. Anh Quốc yêu cầu sự giúp đỡ trong việc thay đổi tình huống buồn phiền của mình. “Gởi tôi đến một nơi nào đó, hoặc giữ tôi ở đây. Hãy sử dụng tôi làm những gì bạn cho là hữu ích. Nhưng tôi cầu xin bạn đừng bỏ tôi quá lâu không hoạt động gì và bỏ tôi sang một bên và bên ngoài Đảng.” Để nêu ra trường hợp mình, anh ta yêu cầu một cuộc phỏng vấn với một quan chức Quốc tế cộng sản có trách nhiệm. Với sự giúp đỡ từ Vera Vasilieva một người biết cảm thông, yêu cầu của anh ta cuối cùng đã được chấp thuận, và anh ta được chỉ thị trở về Trung Quốc bằng đường sắt qua Trung Á. Vào ngày 29 tháng Chín, 1938, anh ta rời bỏ trường học. Ngày hôm sau, các nhân viên văn phòng tại học viện ghi lại sự kiện là học viên số 19, tên Lin, hôm nay được phóng thích.44

Tại sao Nguyễn Ái Quốc đã cuối cùng đã được thả ra từ nơi sám hối của mình ở Moscow sau quá nhiều năm không hoạt động? Nếu không có việc mở cửa những kho bảo lưu phụ ở Nga, điều nầy chắc hẵn vẫn là một chủ đề suy xét, đối với tin tức về cuộc sống của anh ta ở Moscow trong suốt giữa thập niên 1930s thì thật đáng thương. Có lẽ anh ta từng bị theo dõi vì những tin đồn dai dẳng rằng anh ta có thể đã đồng ý trở thành một mật thám của hoàng gia Anh như là một cái giá cho sự phóng thích từ nhà tù ở Hong Kong. Cũng không chắc rằng anh Quốc đã từng trong tình trạng bị Stalin ghét bỏ vì phương cách giải quyết khởi đầu không chính thống của mình đối với giáo lý thiêng liêng. Nếu vậy, sự tiến triển của tình hình thế giới và sách lược mới của Quốc tế cộng sản hiện tại làm cho một nhà cách mạng kỳ cựu có tiềm năng hữu ích hơn trong việc thực hiện những chính sách của Liên Xô ở Đông Á. Mặc dù chỉ thị cụ thể của anh ta thì chưa được biết, dường như có lẽ rằng anh ta được mong mõi ​​sẽ cung cấp cho Moscow tin tức về tình hình đang thay đổi nhanh chóng ở Trung Quốc. Dưới áp lực mạnh mẽ từ lực lượng quân sự của Chiang Kai-shek (i.e. Tưởng Giới Thạch), vào tháng Mười năm 1934, ĐCSTQ đã bỏ cơ sở của nó ở phía nam sông Yangtze (i.e. Dương Tử), trước khi bắt đầu cuộc Vạn lý Trường chinh của ĐCSTQ đến Yan’an (i.e Diên An) ở phía bắc Trung Quốc. Nguyễn Ái Quốc có thể đã xem bổn phận mới của anh ta trong việc báo cáo cho Moscow về những hoạt động của các đồng chí Trung Quốc của mình như là một phân công quan trọng, tuy ắt hẵn có vẻ như là thứ phụ đối với nhiệm vụ hỗ trợ những đồng bào trong việc thực hiện giai đoạn kế tiếp của cuộc cách mạng Việt Nam.

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ ĐCSĐD : Đảng Cộng sản Đông Dương.
pc 02_ Shanghai : Shanghai.
pc 03_ Hội Viện trợ Đỏ Quốc tế (cũng thường được biết đến bằng chữ viết tắt tiếng Nga MOPR) là một tổ chức phục vụ xã hội quốc tế được được thành lập bởi Quốc tế Cộng sản. Tổ chức được sáng lập vào năm 1922 để hoạt động như là “Hội Hồng thập Tự mang màu sắc chính trị quốc tế,” cung cấp viện trợ vật chất và đạo đức cho những tù nhân chính trị vì “chiến tranh tầng lớp” mang tính chất cấp tiến cực đoan trên toàn thế giới. Không nên nhầm lẫn với Cứu trợ Quốc tế Công nhân (Workers International Relief = aka Mezhrabpom), cũng được thành lập bởi Quốc tế Cộng sản vào năm 1921 để thông chuyển viện trợ quốc tế đến nước Nga Sô-Viết trong suốt nạn đói.

pc 04_ Đình quyền Giam giữ (habeas corpus) : Tên một đạo luật xưa của nước Anh, buộc phải đem người bị bắt ra xét xử xem có tội hay không và chính quyền có quyền giam giữ không, nhằm bảo đảm người dân không bị giam cầm quá lâu nếu không có tội.

pc 05_ Đoàn Thanh niên Cách mạng : Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội.
pc 06_ YMCA = Y = Young Men’s Christain Association : (Hiệp hội Thanh niên Tin Lành) : là một tổ chức trên toàn thế giới với hơn 45 triệu thành viên từ 125 liên đoàn quốc gia được liên kết qua Liên minh Thế giới của YMCAs. Phương châm chính của họ là: “Trao quyền cho thanh niên.” Nó được thành lập vào ngày 06 tháng Sáu năm 1844 ở London, Vương quốc Anh, và nó nhằm mục đích đưa các nguyên tắc Tin Lành giáo vào thực hành, đạt được bằng cách phát triển “một tinh thần, tâm trí và cơ thể khỏe mạnh.” YMCA là một tổ chức được kết thành liên đoàn bằng những tổ chức địa phương và quốc gia trong hiệp hội tự nguyện. Nó là một trong nhiều tổ chức mà tán thành Cơ bắp Kitô (Muscular Christainity) giáo. Ngày nay, YMCAs mở cửa cho tất cả mọi người, bất kể tôn giáo, tầng lớp xã hội, tuổi tác, hoặc giới tính. Liên minh Thế giới của YMCAs có trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ. Đó cũng là nơi tạm trú an toàn, sạch sẽ với giá tương đối rẻ, bao cả ăn uống.
          Cơ bắp Kitô giáo là một cam kết Tin Lành với lòng đạo đức và sức khỏe thể chất, căn cứ chính giáo điều vào Tân Ước, mà nó thừa nhận những khái niệm về nghị lực (Phi-líp 3:14) và phúc lợi (1Co-rin 6:19-20)

pc 07_ ĐCSTQ : Đảng Cộng sản Trung Quốc.
pc 08_ Siam : Xiêm La.
pc 09_ Dalburo : tên viết tắc của Cục Viễn Đông ở Moscow
pc 10_ Machiavellian được viết hoa vì nó được lấy ra từ tên của một nhà ngoại giao kiêm nhà văn người Ý, Niccolò Machiavelli, trong thời kỳ Phục hưng. Từ ngữ nầy được dùng trong khoa tâm lý học hiện đại chỉ về một trong tam hắc thể (dark triad) của nhân cách.
          _ narcissistic : tính tự đại, phô trương, tự kỷ bản vị, không cảm thông.
          _ Machiavelli : tính quỷ quyệt, nham hiểm, gian xảo, bất chấp đạo đức, vì quyền lợi cá nhân.
          _ psychopath hoặc antisocial : tính chống đối xã hội, thích khích động, ích kỷ, tàn nhẫn, cách biệt.

pc 11_ Canton : Quảng Châu.
pc 12_ ĐCSP : Đảng Cộng sản Pháp.
pc 13_ Trotsky : Leon Trotsky là một nhà cách mạng và lý thuyết Mác-xít người Nga, nhà chính trị Sô-Viết và là người sáng lập và lãnh đạo đầu tiên của Hồng quân. Như là một người đứng đầu Đệ tứ Quốc tế Cộng sản, Trotsky tiếp tục trong tình trạng lưu vong ở Mexico để phản đối việc cơ cấu quan liêu của chủ thuyết Stalin ở Liên Xô, vốn là người thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản cực đoan. Những tư tưởng của Trotsky hình thành cơ bản cho chủ thuyết Trotsky, một trường phái lớn của tư tưởng Mác-xít mà nó chống lại những lý thuyết của chủ thuyết Stalin. Sau cùng ông ta bị ám sát ở Mexico vào ngày 13 tháng Ba, 1928 bởi sát thủ Ramón Mercader, một mật vụ gốc Tây Ban Nha của Sô-Viết. Ông ta là một trong thiểu số nhân vật chính trị Sô-Viết những người mà không bao giờ được phục hồi danh dự bởi chính phủ của Mikhail Gorbachev. Nhưng cuối cùng ông đã được trả lại danh dự vào năm 2001.

Leave a comment