IX- Thủy Triều Đang Lên (Phần 1)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p258

IX- THỦY TRIỀU ĐANG LÊN

Sau cuộc họp của Ủy ban Trung ương tại Pác Bó, vào tháng Năm năm 1941, ban lãnh đạo của Đảng bắt đầu giải tán. Tổng Bí thư Trường Chinh, cùng đi với Hoàng Quốc Việt và Hoàng Văn Thụ, trở về Hà Nội để thiết lập một trụ sở mới cho ủy ban ở những vùng ngoại ô của đế kinh xưa; những Đảng viên khác được gởi đến các huyện gần đó để tổ chức những phân đội du kích và bắt đầu xây dựng căn cứ cách mạng ở vùng núi Việt Bắc. Những người khác vẫn vượt biên giới vào Trung Quốc để được đào tạo hoặc lại tiếp tục những cố gắng để xây dựng liên minh mong manh với các nhóm dân tộc chủ nghĩa không-Cộng-sản ở miền nam Trung Quốc. Chính Nguyễn Ái Quốc tạm thời ở lại Pác Bó để chuẩn bị cho việc mở rộng trong tương lai về phía nam.

Trong vài tháng tới, trong một sự lặp lại kinh nghiệm trước đó của anh ta ở Siam (i.e. Xiêm La), anh ta một lần nữa trở thành một người thầy và người cha của đàn chiên mình. Anh ta tổ chức một khóa học để truyền thụ những cán bộ địa phương về chủ nghĩa Marx-Lenin và cung cấp cho họ lớp đào tạo quân sự cần thiết để trở thành vừa là những chiến binh vừa là những tông đồ cách mạng. Sau bốn ngày của những bài giảng, các học viên bắt đầu thực hành năng khiếu của họ như là những người tuyên truyền. Nguyễn Ái Quốc quan sát cách làm việc của họ và sau đó phê bình những thiếu sót. Anh ta cũng phục vụ như là một giảng viên thường trực cho khóa học, đưa ra một bài giảng mở đầu về tình hình thế giới, và sau đó theo dõi cuộc thảo luận về tình hình trong nước và những nhiệm vụ sắp tới cho phong trào cách mạng. Kể từ khi ký kết Hiệp ước Liên Xô-Đức Quốc xã vào tháng Tám năm 1939, những cán bộ Đảng đã thường xuyên gặp phải những khó khăn trong việc giải thích lý do tại sao Stalin đã chọn liên minh quốc gia mình với nước Đức của Hitler, đâu đâu cũng xem như là kẻ thù không đội trời chung của cách mạng thế giới. Đến cuối tháng Sáu năm 1941, tuy nhiên, tin tức về cuộc tấn công của Đức vào Liên Xô đến vùng biên giới và chắc chắn tạo điều kiện thuận lợi cho sự cố gắng của Nguyễn Ái Quốc phối hợp những hoạt động của ĐCSĐD(pc 01) với cuộc đấu tranh toàn cầu chống chủ nghĩa phát-xít trên thế giới. Như có lần anh ta giải thích điều đó: “Những người phát-xít đã tấn công Liên Xô,

p259

một phụ quốc của cách mạng thế giới, nhưng các dân tộc Sô-Viết chắc chắn sẽ chiến thắng. Chúng ta người Việt Nam cũng đứng về phía Dân chủ Mới, và ủng hộ Liên Xô chống lại phát-xít.”1

Nguyễn Ái Quốc cũng viết một cuốn sách mỏng về những chiến thuật chiến tranh du kích để dùng như là sổ tay hướng dẫn cho một phần của khóa học cung cấp huấn luyện quân sự. Tài liệu thì rõ ràng được chọn lọc từ kinh nghiệm của anh ta quan sát lực lượng Cộng sản ở Trung Quốc, cũng như từ khóa huấn luyện du kích mà anh ta đã từng tham dự ở Hengyang (i.e. Hành Dương) hai năm trước đây. Sau chương mở đầu được dành cho sự mô tả tổng quát về chiến tranh du kích, phần còn lại của cuốn sách nhỏ bao gồm thảo luận về những kỹ thuật tổ chức cũng như các chiến thuật rút lui, tấn công, và xây dựng một khu căn cứ. Cuối cùng nó được xuất bản để sử dụng trong nhữnh chương trình đào tạo ở những khu vực khác của Việt Bắc.2

Nguyễn Ái Quốc cũng tìm thời gian để viết những điều khác thêm. Anh ta là một người đóng góp tích cực cho Việt Nam Độc Lập, một tạp chí đã được làm ra trong năm qua trên bản thạch in cho sự tuyên huấn những thành viên tập sự của phong trào. Được in trên giấy thô được làm từ bột tre nhào nước, tạp chí bao gồm những bài báo được soạn theo phong cách đơn giản để khiến cho chúng dễ tiếp cận đối với dân địa phương. Rất ít dân làng địa phương có khả năng đọc, vì vậy anh ta tài trợ việc sáng tạo những chương trình xoá mù chữ, vốn được dạy không chỉ là quốc ngữ, một chữ viết theo mẫu tự La-tinh, mà còn là những khái niệm cơ bản về lịch sử Đảng và cách mạng thế giới. Những bài viết, phần nhiều được viết bởi chính Nguyễn Ái Quốc, chuyên về nhiều mặt chủ đề, nhưng tất cả đều có mục đích truyền bá thông điệp của Việt Minh và chuẩn bị người đọc cho cuộc đối đầu không thể tránh khỏi với kẻ thù. Một phần tiêu biểu là bài thơ ngắn “Phụ nữ,” vốn xuất hiện trong số ấn hành 104:

Ph n Vit Nam mãi mãi
        Đã từng hy sinh vì đất nước chúng ta và dân tộc chúng ta
        Mười ngàn người hợp lại đáp lởi Trưng Nhị
        Lên đường cứu nước và dân mãi mãi.
        Qua bao năm đấu tranh cách mạng
        Chị em của chúng ta đã từng thường tham gia.
        Nhiều lần đấu tranh dũng cảm
        Những trái tim vàng, lòng dũng cảm sắt đá, ai có thể làm ít hơn?
        Giống như Nguyễn Minh Khai
        Bị kết án chết nhiều lần.
        Bây giờ cơ hội đến gần,
        Đánh bại người Pháp, đánh bại người Nhật Bản, cứu dân và nhà,
        Những phụ nữ từ trẻ đến già

p260

Hợp nhất với nhau để đấu tranh
        Tập hợp lại cùng nhau trong Mặt trận Việt Minh
        Trước là cứu nước, sau đó chính chúng ta.
        Để cho cả thế giới sẽ biết đến
        Chúng ta là con Rồng cháu Tiên.3

Kể từ đầu thập niên 1930s, công cụ cơ bản của sự cố gắng tiếp cận cộng đồng của Đảng là tổ chức đoàn thể có chức năng, đại diện cho những lợi ích của các nhóm xã hội cụ thể ở Đông Dương. Điều này có nghĩa là việc tuyển dụng những người đi theo ở cấp cơ sở, đối với những thành viên tiến bộ hơn kế đó di chuyển vào những tổ chức cấp cao hơn, là một kỹ thuật ban đầu được đưa ra bởi Lenin và sau đó được hoàn thiện bởi ĐCSTQ(pc 02) ở Trung Quốc. Trong một bài báo có tựa đề “Chiến tranh Thế giới và Nghĩa vụ Chúng ta,” Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh sự cần thiết cho tất cả nhóm yêu nước trong xã hội Việt Nam –cho dù là giới nông dân, thanh niên, phụ nữ, trẻ em, công nhân, binh lính, hoặc ngay cả những học giả quan chức– tham gia những tổ chức như thế để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Trong tác phẩm của anh ta sau cuộc họp Pác Bó, Nguyễn Ái Quốc liên tục đề cập đến nghĩa vụ thiêng liêng giải phóng tổ quốc. Trong một cuốn sách mỏng được viết bằng thơ văn, vốn được mang tên là Lịch sử Nước ta, anh ta mở đầu với lời tuyên bố rằng dân Việt Nam phải tìm hiểu lịch sử đất nước của riêng mình; sau đó anh ta nhấn mạnh bài học lịch sử tuyệt vời là “dân ta phải học chữ “đoàn kết”: đoàn kết về tinh thần, đoàn kết về cố gắng, đoàn kết những trái tim, đoàn kết hành động.” Ở cuối tác phẩm anh ta thêm vào một danh sách về những ngày tháng quan trọng trong lịch sử dân Việt. Ngày cuối cùng trong danh sách là năm 1945, đánh dấu như là năm của nền độc lập Việt Nam. Khi những cộng sự viên hỏi anh ta làm thế nào anh ta biết chính xác khi nào công cuộc giải phóng sẽ diễn ra, anh ta trả lời khó hiểu, “Rồi sẽ biết.”4

* * *

Trong khi Nguyễn Ái Quốc đang đào tạo cán bộ và tạo cảm hứng cho những người theo anh ta bằng sự nghiệp thiêng liêng giải phóng Tổ quốc, những cộng sự viên gắng sức xây dựng một khu căn cứ giải phóng ở Việt Bắc như là một bàn đạp cho bước nhảy vọt cuối cùng đến quyền lực. Ngay sau khi chấm dứt Phiên họp Toàn thể Pác Bó, anh Quốc đã chỉ thị Phùng Chí Kiên xây dựng một căn cứ như thế cho bước tiến cuối cùng về phía nam hướng đến đồng bằng sông Hồng. Anh Kiên cuối cùng thiết lập một trụ sở quân sự mới ở vùng núi giữa những làng mạc của Nguyễn Bình và Hoà An, ngay phía tây của thủ phủ tỉnh Cao Bằng. Cao Bằng nằm vắt ngang Quốc Lộ 4, vốn chạy vòng xuống đông nam dọc theo biên giới và cuối cùng kết nối với những tuyến đường dẫn vào trong vùng đồng bằng và nơi của Ủy ban Trung ương gần Hà Nội.

p261

Mật khu chỉ huy mới được đặt trong một chảo vực nhỏ được bao quanh bởi những tảng đá cuội khổng lồ màu đỏ, tạo cảm hứng cho Võ Nguyên Giáp đặt cho nó cái tên là “lô cốt đỏ.” Chính trụ sở trung ương được đặt trong một túp lều nhỏ ở một bên ngọn núi và được bảo vệ chắc chắn bởi khu rừng sâu thẳm vây quanh. Vẫn còn thô sơ, nhưng so với hang động ở Pác Bó, những chỗ ở mới gần như là sang trọng, và trong suốt vài tháng tới, những cán bộ tại căn cứ thiết lập chương trình đào tạo của riêng mình để chuẩn bị cho việc phát động những hoạt động du kích.

Vào thời điềm nào đó trong tháng Giêng năm 1942, vận phục trong quần áo nhạt màu theo thời trang của người Nùng địa phương và nắm chặt một cái túi vải nhỏ với một ít tài sản của mình (bao gồm máy đánh chữ của anh ta và dụng cụ tập thể dục), Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Pác Bó cùng nhiều cộng sự viên và di cư đến căn cứ mới của Việt Minh. Khi nhóm có lần bị lạc trên đường đi, Nguyễn Ái Quốc vượt qua biến cố dễ dàng. “Việc thế mà hay đấy,” anh ta cười. “Trong tương lai, chúng ta phải tốt hơn nên làm quen với những con đường mòn để tìm hiểu làm cách thế nào trốn thoát.”5

Khi đến mật khu chỉ huy mới của mình (mà anh ta đặt tên ngay là Lam Sơn, trong sự nhắc nhớ về một căn cứ du kích được thành lập bởi Lê Lợi người Việt Nam yêu nước vào thế kỷ thứ mười lăm trong cuộc đấu tranh chống lại lực lượng chiếm đóng Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc tham gia trong việc khóa đào tạo mới về chính trị cho những cán bộ địa phương. Để giữ bí mật, chương trình được tiến hành vào ban đêm trong không khí cởi mở, và không có tài liệu huấn luyện. Bởi vì những học viên thì tiến bộ hơn những người ở Pác Bó, tài liệu chủ đề cũng cao hơn, bao gồm những cuộc thảo luận về học thuyết Marx, những quy định của Đảng, và lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhằm bồi đắp tinh thần những cộng sự viên của anh ta, là những người đôi khi tuyệt vọng về sự chiến thắng trong cuộc đấu tranh dường như vô tận của họ trước tiên chống Pháp, và bây giờ cũng chống Nhật Bản, Nguyễn Ái Quốc đôi khi kết thúc bài giảng của mình bằng cách chỉ ra sự cần thiết của một khu căn cứ như là một bệ phóng cho cuộc tổng nổi dậy trong tương lai. Anh ta cũng nhấn mạnh tầm quan trọng chủ yếu của việc xây dựng sức mạnh phong trào qua việc tuyển dụng những người đi theo đáng tin cậy. “Một cuộc cách mạng”, anh ta chỉ ra, “thì giống như thủy triều đang lên, và những phần tử đáng tin cậy giống như những cái cọc được chìm sâu trong lòng sông; chính họ sẽ giữ lấy đất lúc thủy triều xuống thấp.”

Một vấn đề về vị trí mới, tuy nhiên, là nó lộ diện nhiều hơn so với vùng biên giới gần Pác Bó đối với sự tấn công của kẻ thù. Trong nhiều lần khác, những cán bộ Đảng tại mật khu chỉ huy đã bị buộc phải tìm nơi ẩn náu giữa dân địa phương nhằm mục đích thoát khỏi sự giam giữ từ những đội tuần tra của Pháp trong khu vực. Vào những lần đó, họ tấn công trại ở giữa rừng già, đôi khi trong các khu vực nơi mà con người hiếm khi thâm nhập. Để tồn tại họ thường buộc phải lục lọi tìm thức, như là bắp, gạo, hoặc những củ chuối hoang.

p262

Mặc những quan tâm của các cộng sự viên mình, Nguyễn Ái Quốc yêu cầu chia sẻ những thiếu thốn với những người còn lại. Khi tinh thần giảm sút hay lòng nhiệt thành tăng lên quá độ, anh ta khuyên bảo họ: “Kiên nhẫn, bình tĩnh, và cảnh giác, những điều đó là những điều mà một nhà cách mạng không bao giờ được quên.”6

Trong mọi hoàn cảnh, những mối quan hệ tốt đẹp với các dân tộc thiểu số đang sống trong khu vực là cần thiết. Đảng đã bắt đầu xây dựng sự ủng hộ ở Việt Bắc trong suốt thời gian giữa những năm 1930s, và tại hội nghị Macao năm 1935, Đảng đã từng hứa hẹn quyền tự quyết cho tất cả nhóm dân tộc trong liên bang Đông Dương độc lập ở tương lai. Bây giờ, với sự khuyến khích của anh Quốc, những cán bộ cố gắng giành lấy sự ủng hộ của các dân tộc địa phương bằng cách học ngôn ngữ và phong tục họ. Những cán bộ dự vào các nghi lễ được cử hành bởi dân ở những làng mạc gần đó, và một số thậm chí mài giũa răng họ theo thời trang địa phương hoặc lấy vợ địa phương và bắt đầu xây dựng gia đình.

Vào ngày 07 tháng Mười Hai 1941, lực lượng Nhật Bản phát động một cuộc không kích ở Trân Châu Cảng. Ngày hôm sau, Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản. Trong một bài xã luận ngắn được in trong tạp chí Việt Nam Doc Lap, Nguyễn Ái Quốc tuyên bố rằng cuộc đấu tranh ở khu vực Thái Bình Dương bây giờ đã được biến đổi thành một cuộc xung đột lớn trên thế giới, làm cho nó ngày càng cấp bách cho các dân tộc Đông Dương huy động những cố gắng của họ để đáp ứng những thách thức sắp tới . Trở lại Pác Bó, vào tháng Bảy năm 1942, anh Quốc chỉ đạo những cộng sự viên của anh ta gần Cao Bằng mở rộng những hoạt động của họ nhằm mục đích thành lập những liên kết thông tin liên lạc với các phần tử đang hoạt động ở Bắc Sơn và Võ Nhai, xa hơn về phía nam, và do đó tạo ra một hành lang chính trị ổn định từ Cao Bằng về phía nam hướng đến đồng bằng. Chiến dịch “Nam Tiến ” của phong trào (cùng thuật ngữ như được dùng cho cuộc di dân lịch sử của các dân tộc Việt Nam về hướng nam từ đồng bằng sông Hồng sau khi thu hồi độc lập từ Trung Quốc trong thế kỷ thứ mười), sắp sửa tiến hành.

Tại Bắc Sơn, Chu Văn Tân, một cán bộ Đảng gốc Nùng, đã từng tìm cách tổ chức những người còn lại của lực lượng nổi dậy vốn đã chiến đấu chống Pháp và Nhật Bản vào mùa thu năm 1940, thành những phân đội du kích dưới danh hiệu có chút gì đó rỗng toét được thổi phồng là Cứu Quốc Quân. Bởi vì khu căn cứ của họ được đặt gần thủ phủ tỉnh Lạng Sơn, những đơn vị này lộ diện một cách nguy hiểm đối với cuộc tấn công từ lực lượng an ninh Pháp gần đó, là những người thường xuyên phát động những cuộc càn quét qua khu vực, bắt những kẻ tình nghi và đốt rụi làng mạc. Có một trong những lần, Phùng Chí Kiên, một trong những cộng sự viên đáng tin cậy nhất của Nguyễn Ái Quốc và là thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng kể từ năm 1935, bị giết chết trong trận chiến. Chính anh Quốc là người đã gởi anh Kiên đến Bắc Sơn để thiết lập những khóa đào tạo và mở rộng tỉnh địa du kích,

p263

những hoạt động trong tỉnh, nhưng anh Quốc trên thực tế có lẽ đã tìm thấy niềm an ủi rằng cái chết của cộng sự viên anh ta có nguyên nhân vì anh ấy cảm thấy là rất quan trọng. Nhiệm vụ của thông tin liên lạc, anh ta thường tuyên bố với các cộng sự viên của mình, là “một nhiệm vụ quan trọng nhất” cho công tác cách mạng của họ, vì nó quyết định cho việc duy trì nguyên tắc về chỉ huy đồng bộ và về sự khai triển thích hợp của lực lượng, do đó đảm bảo sự thành công cuối cùng.

Khi quân du kích gia tăng những hoạt động của mình, chính quyền tăng cường những cố gắng riêng của họ để ngăn chặn quân du kích, thiết lập lệnh giới nghiêm khắp các tỉnh nhỏ hơn của Việt Bắc và tung ra những đội tuần tra để triệt hạ lực lượng bất đồng chính kiến. Chỉ vì muốn giảm thiểu khả năng bị bắt nên Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Lam Sơn vào tháng Sáu năm 1942 và trở về Pác Bó. Giả dạng như là một pháp sư địa phương, được hoàn thiện với một chiếc áo choàng màu đen và tất cả vật dụng linh tinh, bao gồm những cuốn sách về ma thuật, nhang thơm, và một con gà sống (mà máu của nó được nghĩ là để chữa bệnh), anh ta đã có nhiều kinh nghiệm đau đớn cho đến khi anh ta và nhóm nhỏ cùng đi với anh tìm cách vượt qua những trạm kiểm soát của đối phương đến nơi đã định cuối cùng của họ. Có một lần, một sĩ quan an ninh tại một trạm kiểm soát địa phương yêu cầu pháp sư ghé xem dùm vợ mình, là người cảm thấy không được khoẻ. Một trong những cộng sự viên của Quốc nài xin viên quan chức rằng nhóm họ không có nhiều thời gian, vì mẹ vợ của riêng pháp sư bị bệnh nặng. Nhờ thế, viên quan chức động lòng, yêu cầu là pháp sư dừng lại trên đường về qua làng.7

* * *

Đối với chương trình nội bộ của anh ta hiện nay vào quy củ, Nguyễn Ái Quốc hướng sự chú ý của mình để xây dựng sự ủng hộ quốc tế cho sự nghiệp. Vào ngày 13 tháng Tám năm 1942, anh ta đi theo hướng trở lại Trung Quốc bằng đường bộ với cộng sự viên của mình Lê Quang Ba. Để giảm nguy cơ bị tóm lấy bởi đội tuần tra Pháp, họ đi vào ban đêm và nghỉ ngơi trong suốt ban ngày, anh Quốc một lần nữa mang thẻ chứng nhận của một phóng viên Hoa kiều bằng tên Hồ Chí Minh. Tại thị trấn biên giới nhỏ của Trung Quốc là Bamong vào ngày thứ 25, anh ta nghỉ ngơi một thời gian ngắn tại nhà của Xu Weisan, một nông dân địa phương được biết là có cảm tình với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Hai ngày sau, anh ta khởi hành với người hướng dẫn trẻ Trung Quốc, sau khi thông người đó rằng anh ta muốn đi bộ đến thị trấn buôn bán gần đó là Binhma để bắt xe buýt đến thủ đô thời chiến Chongqing (i.e. Trùng Khánh); Lê Quang Ba vẫn ở lại Bamong. Cả hai bị bắt giữ trên đường, tuy nhiên, bởi cảnh sát Trung Quốc ở làng trong Teyuan, không xa từ thủ phủ huyện Debao,(pc 09) khoảng hai mươi dặm đông bắc Jingxi.(pc 08) Sự nghi ngờ của chính quyền địa phương được đánh thức bởi thực tế rằng, ngoài việc mang những giấy tờ xác định anh ta như là đại diện một nhóm gọi là “phân bộ Việt Nam của Liên đoàn chống Xâm lược,”

p264

ông Hồ cũng mang một thẻ đặc biệt của Cơ quan Quốc tế Báo chí (Guoji Xinwenshe) và một sổ thông hành quân sự được cấp từ văn phòng của người chỉ huy thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự Thứ tư. Tất cả những văn kiện này đã được ban hành vào năm 1940 và không còn hợp lệ. Ví nghi ngờ rằng bất cứ ai với quá nhiều văn kiện giả mạo ắt hẵn là một gián điệp của Nhật, họ đưa ông ta và hướng dẫn viên trẻ của mình vào nơi tạm giam.8

Mục đích của Hồ Chí Minh trong chuyến trở về Trung Quốc từ lâu đã là vấn đề của cuộc tranh luận. Trong hồi ký của mình, ông ta ngụ ý rằng mục tiêu của ông ta là thiết lập liên lạc với Tổng thống Trung Quốc Chiang Kai-shek (i.e. Tưởng Giới Thạch) và những người có quyền lực khác của Quốc dân Đảng nhằm mục đích khẩn khoản sự hỗ trợ của họ trong việc trục xuất người Nhật từ Đông Dương. Nhiều nguồn tài liệu khác của Việt Nam đều trùng hợp. Tuy nhiên những người khác đã gợi ý rằng mục đích thực sự của ông ta là liên lạc với những đại diện của ĐCSTQ(pc 02) tại trụ sở liên lạc của họ ở Chongqing.(pc 04) Tất cả đều có thể, cả hai thì đúng. Chắc chắn là có những lý do hợp lý cho ông ta để thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với những người quen biết trong ĐCSTQ, nhiều người trong số họ mà ông ta đã không nhìn thấy kể từ khi chuyến dừng chân ngắn ngủi của ông ta ở Yan’an (i.e. Diên An) gần bốn năm trước. Tuy vậy, mặc dù Hồ Chí Minh chắc chắn có ý định liên hệ với người bạn cũ của ông ta là Zhou Enlai (i.e. Chu Ân Lai) trong khi ở Chongqing, mục tiêu chính của ông ta có lẽ là tìm kiếm sự ủng hộ từ chính phủ Quốc Dân Đảng và có được sự công nhận của chính phủ đối với Mặt trận Việt Minh như là một đại diện hợp pháp của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Lúc bấy giờ, tin tức về chiến thắng của hải quân Hoa Kỳ ở Midway đã đến lục địa châu Á, và sự ủng hộ của Đồng minh cho chính phủ của Chiang Kai-shek(pc 03) tạo nên sự tồn tại của ông ta vào cuối cuộc chiến Thái Bình Dương ngày càng có thể. Một người liên lạc thích hợp là góa phụ Sun Yat-sen,(i.e. Tôn Dật Tiên) Soong Ching-ling (i.e. Tống Khánh Linh), là người giữ chức Chủ tịch phân bộ Trung Quốc thuộc Liên đoàn Quốc tế Chống Xâm lược. Đối với phong trào cách mạng Việt Nam hiện nay trong tình trạng rất thiếu thốn sự hỗ trợ vật chất, điều cần thiết là chính phủ Quốc Dân Đảng khoan thứ những hoạt động của Việt Minh ở miền nam Trung Quốc và hỗ trợ vai trò mặt trận trong việc giúp đỡ đánh bại người Nhật.9

Tin tưởng rằng bất cứ ai mang theo quá nhiều văn kiện giả mạo ắt hẵn không chỉ là nguy hiểm mà còn là một người nào đó có tầm quan trọng chính trị đáng kể, chính quyền địa phương quyết định liên lạc với tòa án quân sự ở Guilin (i.e. Quế Lâm), thủ phủ của tỉnh Guangxin (i.e. Quảng Tây); tòa án yêu cầu rằng ông Hồ được gửi đến Guilin để thẩm vấn và có thể xét xử ở đó. Trên tuyến đường bị giải đi qua Debao (i.e. Đức Bảo) và Jingxi,(pc 08) địa điểm của những hoạt động của Hồ Chí Minh ngay trước khi hội nghị Pác Bó. Ông ta bị tống giam trong một nhà tù của Quốc dân Đảng ở Jingxi vào ngày 29 tháng Tám. Bấy giờ, bạn bè của ông ta ở vùng biên giới đã dần nhận biết được tình cảnh hiểm nguy của ông ta, và ngay lập tức họ gởi một người đưa tin đến vị thẩm phán huyện Jingxi, người mà ngẫu nhiên là một người quen của Xu Weisan.

p265

Tuy nhiên, nhân viên cảnh sát từ chối yêu cầu thả ông Hồ và báo cáo việc bắt giữ qua điện tín đến những người có thẩm quyền cao hơn.10

Hồ Chí Minh vẫn còn trong nhà tù Jingxi vài tuần trong khi chính quyền địa phương đang chờ đợi những hướng dẫn từ những cấp cao hơn để biết làm gì với ông ta. Theo lời tường thuật của ông ta, những điều kiện trong tù thì thô sơ, và thường vô nhân đạo. Những tù nhân bị đặt trong tình trạng cùm giam suốt ngày, và vào ban đêm bị xích vào tường trong những xà lim tràn lan chấy rận. Vấn đề dinh dưỡng bao gồm chỉ một chén cơm và nửa chậu nước, vốn phải được dùng cho cả hai việc rửa mặt và nấu trà. Tuy vậy, Hồ Chí Minh bằng cách nào đó có thể có được giấy và bút, và trong thời gian rảnh rỗi của mình, ông ta tập luyện trí óc không yên của mình bằng cách viết thơ để diễn tả cảm xúc và hoàn cảnh lúc bị giam giữ của mình. Nhiều năm sau, những bài thơ nầy được xuất bản như là Ngục Trung Nhật ký của mình. Những bài thơ theo nguyên bản được viết bằng tiếng Trung Hoa trong thể bốn câu của triều đại nhà Đường:

 Khai quyn(pc 10)

         Lão phu nguyên bất ái ngâm thi
         Nhân vị tù trung vô sở vi
         Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật
         Thả ngâm thả đãi tự do thì
M đu Nht ký
                                                           Bn dch ca Nam Trân:

                                  Ngâm thơ ta vốn không ham,
                                  Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;
                                  Ngày dài ngâm đợi cho khuây,
                                  Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.

Tù nhân bày tỏ sự phẫn nộ về số phận mình:

Thế l nan

        Tẩu biến cao sơn dữ tuấn nham
        Na tri bình lộ cánh nan kham
        Cao sơn lộ hổ chung vô dạng
        Bình lộ phùng nhân khước bị giam.

        Dư nguyên đại biểu Việt Nam dân
        Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân
        Vô nại phong ba bình địa khởi
       Tống dư nhập ngụ tác gia tân

        Trung thành ngã bản vô tâm cứu
        Khước bị hiềm nghi tố Hán gian
        Xử thế nguyên lai phi dị dị
        Nhi kim xử thế cánh nan nan.
Đưng đi Him tr
                                                            Bn dch ca Nam Trân:

                                  Đi khắp đèo cao, khắp núi cao,
                                  Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao!
                                  Núi cao gặp hổ mà vô sự,
                                  Đường phẳng gặp người bị tống lao?!

                                  Ta là đại biểu dân Việt Nam,
                                  Tìm đến Trung Hoa để hội đàm;
                                  Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió,
                                  Phải làm "khách quý" ở nhà giam!

                                  Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng,
                                  Lại bị tình nghi là Hán gian;
                                  Xử thế từ xưa không phải dễ,
                                  Mà nay, xử thế khó khăn hơn.

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh, với sự lạc quan thâm căn cố đế của mình, không bao giờ đánh mất hy vọng và lây nhiễm cho những bạn tù của mình với quyết tâm để tồn tại:

p266

To

        Thái dương mỗi tảo tòng tường thượng
        Chiếu trước lung môn môn vị khai
        Lung lý hiện thời hoàn hắc ám
        Quang minh khước dĩ diện tiền lai.

        Tảo khởi nhân nhân tranh liệp sắt
        Bát chung hưởng liễu tảo xan khai
        Khuyến quân thả ngật nhất cá bão
        Bĩ cực chi thì tất thái lai.
      Bui sm
                                                                 Bn dch ca Nam Trân - Xuân Thy:

                                        Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc,
                                        Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài;
                                        Trong ngục giờ đây còn tối mịt,
                                        Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.

                                        Sớm dậy, người người đua bắt rận,
                                        Tám giờ chuông điểm, bữa ban mai;
                                        Khuyên anh hãy gắn ăn no bụng,
                                        Bĩ cực rồi ra ắt thái lai.11

Vào ngày 10 tháng Mười, ngày kỷ niệm thứ 31 của cuộc cách mạng Trung Quốc đầu tiên, Hồ Chí Minh được chuyển từ Jingxi(pc 08) trở lại Debao.(pc 09) Chuyến đi rõ ràng ban cho một ít khuây khỏa từ sự đơn điệu của cuộc sống trong tù:

Tu l

        Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
        Trùng san chi ngoại hựu trùng san
        Trùng san đăng đáo cao phong hậu
        Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Đi đưng
                                                            Bn dch ca Nam Trân:

                                  Đi đường mới biết gian lao,
                                  Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
                                  Núi cao lên đến tận cùng,
                                  Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

 

    Sơ đáo Thiên Bo ngc

             Nhật hành ngũ thập tam công lý
             Thấp tận y quan phá tận hài
             Triệt dạ hựu vô an thụy xứ
             Xí khanh thượng tọa đại triêu lai.
Mi đến nhà lao Thiên Bo
                                                             Bản dịch của Huệ Chi:

                                  Năm mươi ba dặm, một ngày trời,
                                  Áo mũ ướt đầm, dép tả tơi;
                                  Lại khổ thâu đêm không chốn ngủ,
                                  Ngồi trên hố xí đợi ban mai.

Ở Debao,(pc 09) ông ta nghe tin rằng Wendell Willkie, đặc phái viên cho vấn đề Trung Quốc của Tổng thống Roosevelt, đã đến Chongqing(pc 04) để hội đàm với Chiang Kai-shek.(pc 03) Bản tin của chuyến thăm gây nên sự thất vọng của ông ta:

Các báo: Hoan nghênh Uy-ki Đi hi

        Đồng thị Trung Quốc hữu
        Đồng thị yếu phó Du
        Quân vi tọa thượng khách
        Ngã vi giai hạ tù
        Đồng thị đại biểu dã
        Đãi ngộ hồ huyền thù?
        Nhân tình phân lãnh nhiệt
        Tự cổ thủy đông lưu.
Các báo Đăng tin: Đi hi Hoan nghênh Willkie
                                                             Bn dch ca Nam Trân:

                                  Cũng là đi Trùng Khánh,
                                  Cũng là bạn Trung Hoa;
                                  Anh, làm khách trên sảnh,
                                  Tôi, thân tù dưới nhà;
                                  Cùng là đại biểu cả,
                                  Khinh trọng sao khác xa?
                                  Thói thường chia ấm lạnh,
                                  Về đông nước chảy mà!

Từ huyện Debao (i.e. Đức Bảo thuộc Quảng Tây), ông Hồ bị chuyển về huyện Tiandong (i.e. Điền Đông thuộc Quảng Tây) và huyện Long’an (i.e. Long An thuộc Quảng Tây) đến thủ phủ Nanning,(i.e. Nam Ninh thuộc Quảng Tây) khoảng 20 dặm về phía đông, trên đường đến huyện Guilin (i.e. Quế Lâm thuộc Quảng Tây).Đến bây giờ sự căng thẳng của việc bị giam hãm lâu dài đang bắt đầu ảnh hưởng đến ông ta.

D lãnh

        Thu thâm vô nhục diệc vô chiên
        Súc hĩnh cung yêu bất khả miên
        Nguyệt chiếu đình tiêu tăng lãnh khí
        Khuy song Bắc Đẩu dĩ hoành thiên.
Đêm lnh
                                                             Bn dch ca Nam Trân:

                                  Đêm thu không đệm cũng không chăn,
                                  Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;
                                  Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh,
                                  Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang.

Tuy vậy, ông ta vẫn không bị mất cảm giác hài hước và tài mỉa mai vốn đã từng đặc trưng cách viết của mình từ những ngày đầu như là một nhà cách mạng ở Paris:

Gii trào

        Ngật công gai phạn trú công phòng
        Quân cảnh luân ban khứ hộ tòng
        Ngoạn thủy du sơn tùy sở thích
        Nam nhi đáo thử diệc hào hùng!
      Pha trò
                                                             Bn dch ca Văn TrcVăn Phng:

                                        Ăn cơm nhà nước ở nhà công,
                                        Lính tráng thay phiên đến hộ tòng;
                                        Non nước dạo chơi tùy sở thích,
                                        Làm trai như thế cũng hào hùng!

Thật ra, hoàn cảnh của ông ta sắp được cải thiện. Vào ngày 09 tháng Muời Hai, 1942, ông ta được đưa từ Nanning(pc 13) bằng xe lửa đến Liuzhou (i.e. Liễu Châu), địa điểm của trụ sở Chỉ huy Quân sự Thứ tư của Chiang Kai-shek.(pc 03) Hồ Chí Minh chắc chắn hy vọng rằng sự hiện diện của ông ta sẽ được báo cáo đến vị chỉ huy khu vực, Zhang Fakui (i.e. Trương Phát Khuê), một vị chỉ huy kỳ cựu của Quốc Dân Đảng là người không chia sẻ sự nghi ngờ ngấm ngầm của ông Chiang về ĐCSTQ và được biết là có cảm tình với cuộc đấu tranh của Việt Nam vì giải phóng dân tộc. Đối với sự thất vọng của ông Hồ, tuy nhiên, ông ta tiếp tục chờ đợi, và sau đó cuối cùng được chuyển đến Guilin(pc 07) vào ngày hôm sau:

Cu bt đ gii

        Khổ dược, bôi tương can cánh khổ,
        Nan quan, mạt bộ bội gian nan;
        Trưởng quan bộ chỉ cách lý hử,
        Hà cố trường lưu ngã thử gian?
Giam lâu không đưc chuyn
                                                             Bn dch ca Nam Trân:

                                  Thuốc đắng, cạn liều càng thấy đắng,
                                  Đường gay, cuối chặng lại thêm gay;
                                  Dinh quan chỉ cách đây chừng dặm,
                                  Sao mãi giam ta ở chốn này ?

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ ĐCSĐD : Đảng Cộng sản Đông Dương.
pc 02_ ĐCSTQ : Đảng Cộng sản Trung Quốc.
pc 03_ Chiang Kai-shek : Tưởng Giới Thạch.
pc 04_ Chongqing : thành phố Trùng Khánh.
pc 05_ Zhou Enlai : Chu Ân Lai.
pc 06_ Sun Yat-sen : Tôn Dật Tiên.
pc 07_ Guilin : huyện Quế Lâm.
pc 08_ Jingxi : huyện Tĩnh Tây.
pc 09_ Debao : huyện Đức Bảo.

pc 10_ Tất cả những bài thơ được chép lại theo nguyên bản Hán Viết vả bản dịch của một số dịch giả Việt Nam, hơn là dịch lại từ tác giả.

pc 11_ Liuzhou : huyện Liễu Châu.
pc 12_ Zhang Fakui : Trương Phát Khuê.
pc 13_ Nanning : huyện Nam Ninh.
pc 14_ Guangxi : tỉnh Quảng Tây.
pc 15_ Guangdong : tỉnh Quảng Đông.
pc 16_ Kunming : quận Côn Minh.
pc 17_ CDvClHK : Cục Dịch vụ Chiến lược Hoa Kỳ (OSS: U.S. Office of Strategic Services).
pc 18_ CTtCtHK : Cục Thông tin Chiến tranh Hoa Kỳ (OWI: U.S. Office of War Information).
pc 19_ VNQDĐ : Việt Nam Quốc dân Đảng.
pc 20_ DvTgKn : Dịch vụ Trợ giúp Không nạn (AGAS: Air Ground Aid Services).
pc 21_ GBT : nhóm tình báo dân sự của Hoa Kỳ.
pc 22_ Yan’an : Diên An.
pc 23_ New Guinea : là hải đảo lớn thứ hai trên thế giới, sau Greenland là hải đảo phía tây gần Vương quốc Anh, bao gồm một diện tích 786.000 km 2. Nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, theo mặt địa lý nó nằm về phía đông của quần đảo Mã Lai Á, qua đó mà đôi khi nó được bao gồm như là một phần lớn quần đảo Ấn-Úc. Hải đảo nầy bị tách ra tử phía bắc nước Úc khi khu vực này được biết đến với tên gọi Eo biển Torres bị ngập lụt trong thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Tên gọi Papua từ lâu đã đồng hành với hòn đảo này. Về mặt chính trị, một nửa phía tây của hòn đảo bao gồm hai tỉnh của Indonesia : Papua và Tây Papua. Nửa phía đông hình thành lục địa của nước Papua New Guinea.

pc 24_ VNGpQ : Việt Nam Giải phóng Quân.

Leave a comment