IX- Thủy Triều Đang Lên (Phần 5-Hết)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p298

Ông Giáp đã không gặp Hồ Chí Minh kể từ khi cuộc họp của họ ở Pác Bó mùa thu trước để lập kế hoạch cho việc tạo ra những lữ đoàn tuyên truyền vũ trang. Ông ta báo cáo về hoàn cảnh hiện tại ở Đông Dương và về những kết quả của cuộc hội nghị quân sự ở Hiệp Hòa; ông Hồ giải thích cho người cộng sự viên của mình về tình hình quốc tế. Cả hai sau đó thảo luận về nơi nào đặt bộ chỉ huy quân sự mới của phong trào. Những lợi thế của Kim Lung chứng tỏ quyết định. Bộ chỉ huy theo chiến lược được đặt gần trực tuyến từ biên giới Trung Quốc đến đồng bằng sông Hồng, nhưng vì nó được giấu kín trong dãy núi quanh co giữa Thái Nguyên và Tuyên Quang, nó đủ biệt lập từ những đường chuyển chính của truyền thông liên lạc là sự an toàn hợp lý từ cuộc tấn công của kẻ thù. Đồng thời, dân cư thuộc dân tộc thiểu số địa phương có cảm tình nhiệt thành đối với cách mạng và có thể được tin cậy không tiết lộ vị trí căn cứ. Cảm nhận được tầm quan trọng lịch sử của ngôi làng cho vận mệnh của cách mạng Việt Nam, ông Hồ ra lệnh bộ chỉ huy được đổi tên thành Tân Trào.53

Trong vài ngày tới, nhóm tiếp tục cuộc hành trình về phía nam. Vào ngày 21 tháng Năm, họ vượt qua sông Đáy và đi vào Tân Trào. Để giảm nguy hiểm từ những gián điệp tiềm năng của kẻ thù, Hồ Chí Minh giả dạng như là một cán bộ bình thường và tạm thời ngủ trong nhà của một cảm tình viên địa phương trong làng. Hai vô tuyến viên Hoa Kỳ thiết lập dụng cụ của họ trong một khu rừng được ngụy trang rất kỹ gần đó. Sau đó, ông Hồ và gia chủ của ông ta tìm kiếm một vị trí mới cho ông Hồ sống, cuối cùng chọn một địa điểm cách khoảng nửa dặm ở giữa của một rừng tre nhỏ kế bên một dòng suối nhỏ. Trong khi đó, dân làng đã bắt đầu dựng lên những tòa nhà mới theo kiểu cách địa phương để dùng như là những văn phòng cho ban lãnh đạo cách mạng. Ông Hồ bây giờ chuyển sự chú ý của mình đến những kế hoạch cho cuộc tổng nổi dậy, và kêu gọi một cuộc họp của những cán bộ vào đầu tháng Sáu để thảo luận về tình hình. Sau khi nghe một báo cáo khác về những kết quả của hội nghị Hiệp Hòa, vốn đã ban hành sự thành hình của một vùng giải phóng mới bao gồm bảy tỉnh ở Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, và những phần các tỉnh lân cận), ông ta nhận xét rằng điều đó sẽ là quá vướng víu không có lực lượng quân sự ở mỗi tỉnh hoạt động theo những chỉ thị riêng biệt, vì vậy ông ta chỉ đạo tất cả những đơn vị quân đội khắp vùng giải phóng được trung tâm dưới VNGpQ(pc 24) mới. Chính khu giải phóng, mà trong đó có hơn một triệu người, được đặt dưới sự điều hành của một uy ban chấp hành lâm thời. Nghị quyết được ban hành lúc kết thúc cuộc họp kêu gọi về việc tổ chức bầu cử ở tất cả các cấp để tạo ra một cơ cấu hành chính dựa trên những nguyên tắc dân chủ, và về những cải cách xã hội và kinh tế để phân phối lại đất nông nghiệp, giảm thuế, và thúc đẩy việc xóa nạn mù chữ toàn thể.

p299

Ông Hồ hy vọng sẽ triệu tập hội nghị những cán bộ từ khắp đất nước trong tương lai gần để tiến hành chỉ đạo của cuộc họp, nhưng chẳng bao lâu trở nên rõ ràng rằng trong những trường hợp một cuộc họp như thế thì không thực tế, vì vậy được quyết định rằng ông Giáp, sau khi tham khảo ý kiến ​​hàng ngày với Hồ Chí Minh, sẽ phối hợp cố gắng từ trụ sở chính của ông ta ở Tân Trao.54

* * *

Trong suốt hai tháng tới, Hồ Chí Minh và những cộng sự viên của mình thu thập linh tinh tin tức để theo kịp với tình hình phát triển nhanh chóng. Hiện tại càng có những dấu hiệu cho thấy rằng lực lượng Đồng minh sắp sửa đi ngang qua Đông Dương và tấn công trực tiếp vào các hải đảo Nhật. Sự kết thúc của chiến tranh có thể gần đến. Để giành sự hỗ trợ từ dân cư địa phương, những mệnh lệnh được ban ra để tiến hành việc tịch thu đất đai của những địa chủ phản động trong vùng giải phóng và phân phối đất công xã của làng cho người nghèo. Lệ thường về corvée (i.e. lao động khổ sai) được tuyên bố bãi bỏ, và những ủy ban cách mạng nhân dân được tạo ra ở cấp thôn làng qua những bầu cử được trên phổ thông đầu phiếu. Ông Hồ cố gắng giám sát toàn bộ hoạt động, và những sứ giả ra đi mỗi ngày mang theo những công văn của ông ta hoặc từ Võ Nguyên Giáp cho những đơn vị cách mạng khắp khu vực.

Một trong những nhiệm vụ vốn đòi hỏi sự chú ý là sự thông tin liên lạc dễ dàng hơn với mhững người tài trợ Hoa Kỳ của Hồ Chí Minh ở miền nam Trung Quốc. Trong một thông điệp được gởi đến Kunming,(pc 16) Ông Hồ đã ngỏ ý việc sử dụng hàng ngàn du kích được huấn luyện đồn trú gần Chợ Chu cho những hoạt động chống Nhật. Mặc dù một vài do dự trong số những sĩ quan Mỹ ở Kunming và Chongqing(pc 04) về hậu quả chính trị có thể có của mối quan hệ chính thức của Hoa Kỳ với Việt Minh, sau khi trở nên rõ ràng rằng những đơn vị Pháp dưới quyền Tướng Gabriel Sabbatier, là người đã từng trốn chạy đến miền nam Trung Quốc sau khi cuộc đảo chính tháng Ba, sẽ là vô dụng, ông Patti giành được sự đồng ý của cấp trên của ông ta, Đại tá Helliwell, để theo đuổi vấn đề. Để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyến vận chuyển về nhân viên và quân nhu, ông Patti gọi điện Hồ Chí Minh, yêu cầu ông ta xác định vị trí một sân bay nhỏ mà nó có thể được sử dụng để chuyển nhân sự và dụng cụ cho trụ sở Việt Minh ở Tân Trào. Ông Hồ xác định một địa điểm gần đó có thể phù hợp cho việc xây dựng một đường băng nhỏ. Vào ngày 30 tháng Sáu, ông ta gọi điện cho ông Patti rằng ông ta đồng ý chấp nhận một đội người Mỹ và hỏi ngày đến của họ. Ông ta cảnh cáo, tuy nhiên, rằng không có nhân viên Pháp sẽ tham gia vào hoạt động. Trong khi đó, DvTgKn(pc 20) đã thả xuống bằng không vận Trung úy quân đội Hoa Kỳ Dan Phelan vào trong Tân Trào để thiết lập một mạng lưới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu nạn những phi công Đồng minh bị rơi máy bay, và phục vụ như là đại diện của Hoa Kỳ cho đến khi sự hiện đến của đội CDvClHK.(pc 17)

Vào ngày 16 tháng Bảy, Thiếu Tá Allison Thomas, người đứng đầu của đội “Con Nai” vốn đã được chỉ định bởi CDvClHK để thiết lập liên lạc với Việt Minh,

p300

nhảy dù xuống với một nhóm nhỏ vào trong Tân Trào với một nhiệm vụ đánh giá tình hình và hổ trợ Việt Minh trong việc tiến hành những hoạt động chống Nhật. Sau khi hai thành viên của đội được giúp đỡ đưa xuống từ những ngọn cây nơi mà họ đã hạ cánh, tất cả họ đều được hoan nghênh chào đón từ 200 du kích được trang bị với đủ loại vũ khí tịch thu được. Ông Thomas cảm kích:

Tôi sau đó được hộ tống đến ông Hòe, một trong những người lãnh đạo lớn của Đảng VML (Việt Minh Đoàn). Ông ta nói tiếng Anh tuyệt vời, nhưng là rất yếu đuối về thể chất khi ông ta vừa trở về từ thị trấn Tsingsi (i.e. thuộc tỉnh Quảng Tây). Ông ta đón nhận chúng tôi một cách thân ái nhất. Chúng tôi sau đó được chỉ cho nơi dóng quân của chúng tôi. Họ đã dựng cho chúng tôi một nơi trú ẩn đặc biệt bằng tre, bao gồm một sàn tre cách mặt đất vài bội, một mái nhà bằng những lá cọ. Chúng tôi sau đó có bữa ăn tối gồm bia (tịch thu được gần đây), gạo, măng tre và thịt bò nướng. Họ giết tươi một con bò để tỏ lòng trân trọng chúng tôi.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người trong đội lính Con Nai nhận được sự chào đón nhiệt tình. một trong những người mới đến được cứu thoát từ cây là một sĩ quan quân đội Pháp, Trung úy Montfort. Khi ông Thomas gặp gỡ với ông Hồ vào buổi sáng ngày thứ 17, ông Hồ nói rằng nếu những cận vệ biết được ông Montfort là người Pháp, họ có thể sẽ bắn ông ta. “Tôi thích người Pháp, nhưng nhiều chiến binh không thích,” ông ta bày tỏ. Mặc dù mười triệu người Mỹ sẽ được hoan nghênh, ông ta nói, không có người Pháp sẽ được phép. Ông Montfort và hai công dân Pháp được lệnh ra khỏi trại và cuối cùng nhập vào những người tị nạn trên đường đến Trung Quốc. Để làm cho những người khách mới của mình cảm thấy thoải mái, ông Hồ chỉ dẫn cho người đầu bếp địa phương về làm cách nào chuẩn bị quay gà theo cách người Mỹ thích nó và gởi một trong những người đi theo ông ta tìm những chai rượu sâm banh và rượu ngọt loại Dubonnet cho bữa tiệc chào đón.55

Hồ Chí Minh tìm chỗ ở cho những người Mỹ trong một ngôi nhà bên cạnh nơi ở của mình. Một ngày sau chuyến đến của họ, ông Hồ yêu cầu ông Thomas thông báo cho nhà chức trách Hoa Kỳ rằng “VNGpQ(pc 24) sẽ sẵn sàng nói chuyện với một số sĩ quan Cao Cấp Pháp (Tướng Sebotier, thí dụ) {theo nguyên văn} và xem người Pháp sẽ phải đưa ra đề nghị gì.” Ở Kunming(pc 16), ông Patti chuyển tiếp thông điệp này đến Thiếu tá Jean Sainteny, người đứng đầu của Phái đoàn Quân sự Dân Pháp Tự do vốn đã vừa đến đó để chuẩn bị cho sự trở lại của chính quyền Pháp ở Đông Dương sau chiến tranh. Một vài ngày sau đó, ông Hồ cho thấy ý muốn ông ta nói chuyện với một đại diện Pháp, hoặc ở Đông Dương hay Trung Quốc, và chuyển lời thỉnh cầu cho những cải cách trong tương lai diễn ra sau khi kết thúc chiến tranh. Trong số những điểm được nêu ra là trong cuộc bầu cử quốc hội được chọn lực qua phổ thông đầu phiếu, việc trả lại những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho dân Việt Nam, nghiêm cấm việc bán thuốc phiện,

p301

và những cam kết của Pháp rằng tất cả các quyền tự do được phát họa trong Hiến chương Liên Hợp Quốc sẽ được ban cho dân tộc Đông Dương và rằng nền độc lập sẽ được khôi phục cho Việt Nam trong thời gian không ít hơn năm năm hoặc cũng không hơn mười năm.56

Không có phản ứng tức thời từ chính quyền Pháp. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã bắt đầu tạo nên sự cảm kích đối với những người khách Mỹ. Ông Thomas có ấn tượng về chất lượng của lực lượng vũ trang Việt Minh, với sự chấp thuận từ Kunming,(pc 16) những người lính của ông ta bắt đầu cung cấp cho những đơn vị quân sự địa phương những hướng dẫn về cách sử dụng vũ khí Hoa Kỳ (như là súng trường tự động M-1, súng trường cá nhân carbine, và súng chống xe tăng bazooka) và chiến thuật du kích. Một trăm người trong số đội quân giỏi nhất của ông Hồ được chọn lựa tham gia vào chương trình huấn luyện vốn diễn ra khoảng hai dặm bên ngoài làng Tân Trào. Như Henry Prunier, người Mỹ, một thành viên của đội Con Nai, nhớ lại, họ là những người học hỏi mau chóng.

Hồ Chí Minh cũng tô điểm để làm giảm bớt những nghi ngờ có thể có của những người khách của mình như đối với định hướng tư tưởng hệ của phong trào. Như ông Thomas nhận xét trong một báo cáo được gởi đến Kunming: “Hãy quên đi loài Ma quỉ Cộng sản. VNGpQ(pc 24)  thì không phải là Cộng sản. Bênh vực cho quyền tự do và những cải cách từ sự khắc nghiệt của Pháp.” Chính bản thân Trung úy Phelan của DvTgKn(pc 20) lúc đầu đã do dự tham gia vào hoạt động bởi vì ông ta cảm thấy rằng Hồ Chí Minh có thể có kiến thức về Cộng sản, nhưng ông Hồ sớm dẹp bỏ những nghi ngờ của vị sĩ quan trẻ người Mỹ. Có một lần ông ta hỏi anh Phelan xem anh ta biết những lời mở đầu trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, mà ông Hồ có ý định kết hợp vào bản tuyên ngôn cho đất nước mình. “Nhưng thực sự ông ta dường như biết nhiều về nó hơn tôi biết,” anh Phelan báo cáo. Trong một điện tín được gởi từ Pác Bó đến Kunming,(pc 16) anh Phelan mô tả Việt Minh trong văn điện báo như là “không chống Pháp chỉ đơn thuần là những người yêu nước đáng được lòng tin tưởng hoàn toàn và sự ủng hộ.” Anh Phelan dường như không bao giờ thay đổi ý kiến mình. Nhiều năm sau đó anh ta mô tả ông Hồ với nhà báo Robert Shaplen như là “một gã hết sức ngọt ngào. Nếu tôi phải chọn ra một đức tính về ông già nhỏ dáng đang ngồi trên ngọn đồi mình trong rừng, đó chính là sự dịu dàng của ông ta.”57

Nhưng sự cố gắng quá mức của cuộc hành trình dài từ Trung Quốc bây giờ bắt đầu làm suy yếu vóc dáng vốn đã mong manh của Ông Hồ. Mặc dù ông ta chỉ có 54 tuổi, ông ta đã bị nhiễm lao trong suốt những tháng dài của mình trong nhà tù Trung Quốc, và nhiều nhà quan sát nhận xét về tình trạng suy yếu của ông ta sau việc phóng thích của mình. Ông ta dường như đã ngã bệnh một lần nữa trên cuộc hành trình của mình vào Đông Dương từ Jingxi,(pc 08) nhưng vẫn tiếp tục bằng những cố gắng của mình bỏ mặc điều đó. Như Võ Nguyên Giáp kể về câu chuyện:

Sự cố gắng quá mức quá mức có ảnh hưởng đến sức khỏe của ông ta. Ông ta ngã bệnh. Trong nhiều ngày, mặc dù mệt mỏi và bị sốt, ông ta thúc đẩy chính mình và tiếp tục công việc. Mỗi ngày tới lui để làm việc báo cáo của mình, tôi lo lắng về tình trạng của ông ta. Lúc nào ông ta cũng trả lời: “Bệnh sẽ qua.

p302

Hãy vào đi và cập nhật tin tức cho tôi” Nhưng tôi rõ ràng thấy rằng ông ta đang bị suy yếu và đã bị mất cân đáng kể. Một ngày nọ, tôi thấy ông ta trong một trạng thái khủng hoảng, mê sảng vì cơn sốt. Chúng tôi thì thiếu thuốc men một cách kinh khủng, chỉ có một số viên thuốc trị nhức đầu và sốt rét. Ông ta uống chúng, nhưng chúng không có hiệu lực. Thông thường, ngoại trừ những lúc bị phản ứng của mình, ông ta không bao giờ nằm ​​xuống. Lúc bấy giờ ông ta nằm trên giường nhỏ của mình hàng giờ trong tình trạng hôn mê. Trong số tất cả những người thường xuyên làm việc bên cạnh ông, tôi là người duy nhất vốn đã ở lại Tân Trào. Ông ta quá mỏi mệt vào một đêm đến nổi tôi đề nghị rằng tôi ở lại đêm với ông ta, cố nài rằng tôi đang rãnh rỗi, ông ta mở mắt và gật đầu nhẹ trong sự thỏa thuận,
Đêm đen và khu rừng già giữ lấy túp lều nhỏ của chúng tôi trên sườn núi trong một tình trạng khốn khó. Mỗi khi mà Bác Hồ hồi phục sự sáng suốt của mình, ông ta trở lại tình hình hiện tại: “Hoàn cảnh thì thuận lợi cho chúng ta. Chúng ta phải bằng mọi giá nắm lấy độc lập. Chúng ta phải sẵn sàng cho bất kỳ sự hy sinh nào, ngay cả khi toàn bộ dãy Trường Sơn phải bị đốt.” Khi ông ta có thể hoàn tỉnh một ít trong những suy nghĩ của mình, ông ta nhấn mạnh vào những điểm khiến ông ta bận tâm: “Trong chiến tranh du kích, khi phong trào trỗi lên, điều cần thiết là dụng lợi sự việc đó để thúc đẩy xa hơn nữa, để mở rộng và tạo ra những căn cứ vững chắc, trong việc chuẩn bị cho thời kỳ quan trọng” Lúc đó, tôi từ chối tin rằng ông ta đã tâm sự với tôi những suy nghĩ cuối cùng của ông ta, nhưng qua một phản ảnh sau đó, Tôi tự nói với mình rằng ông ta cảm thấy quá yếu đến nổi ông ta cho tôi những lời đề nghị cuối cùng của ông ta. Những khoảnh khắc sáng suốt và khích động kế tiếp nhau suốt đêm. Vào buổi sáng, tôi vội vàng thông báo cho Ủy ban Trung ương Đảng về tình trạng của ông ta. Sau đó, tôi hỏi những người dân địa phương xem họ biết làm cách nào tạo nên vài hỗn hợp của cây cỏ hoang không. Họ nói với tôi về một người đàn ông là người.. có uy tín về hốt thuốc chống sốt. Tôi gởi đi một người đưa tin ngay lập tức để tìm kiếm ông ta. Một ông già, là người có xuất xứ từ Tây Tạng, bắt mạch Bác Hồ, đốt rễ cây mà ông ta đã đào lên trong rừng, rắc tro đốt trong một chén ăn cháo và đút nó cho bệnh nhân. Phép lạ xảy ra. Vị thuốc có hiệu quả. Chủ tịch hiện ra từ tình trạng hôn mê của mình. Ngày hôm sau, cơn sốt giảm dần, ông ta uống hợp chất đó hai hoặc ba lần trong ngày. Tình trạng của ông ta vẫn tiếp tục được cải thiện. Sau khi cơn sốt giảm xuống, ông ta ngồi dậy và tiếp tục công việc hàng ngày của mình.58

Những nguồn tài liệu của Mỹ kể một câu chuyện khác. Một trong những thành viên của CDvClHK(pc 17) vốn nhảy dù vào trong khu vực là một y tá; anh ta nhanh chóng chẩn đoán bệnh của Hồ Chí Minh như là một sự kết hợp của bệnh sốt rét và bệnh lỵ và tiêm cho ông ta bằng những thuốc trị sốt rét và trị nhiễm vi khuẩn.

p303

Có hay không chính việc điều trị chữa ông ta khỏi bệnh thì không được rõ ràng; ông Thomas sau nầy nhận xét rằng mặc dù ông Hồ bị bệnh, ông ta “không chắc rằng ông Hồ sẽ chết mà không có chúng tôi.”59

Một trong những nhiệm vụ quan trọng cho những người lãnh đạo Việt Minh ở Tân Trào là đáp ứng chỉ thị gần đây của Ủy ban Trung ương mà qua đó phiên họp trung ương Đảng và đại hội của những đại biểu Việt Minh từ khắp nơi trên đất nước sẽ được triệu tập càng sớm càng tốt. Với lực lượng Đồng Minh nhanh chóng tiếp cận những hòn đảo nước nhà của Nhật Bản, ông Hồ kêu gọi những cộng sự viên mình sắp xếp tổ chức hai sự kiện không chút chậm trễ. Một cố gắng để tổ chức đại hội vào tháng Bảy chứng minh thất bại, tuy nhiên, bởi vì những đại biểu không thể đến đúng giờ, và cuộc họp bị hoãn lại cho đến giữa tháng Tám.

Đến đầu tháng Tám, ông Hồ trở nên quả quyết hơn. Sau khi nghe những báo cáo bằng vô tuyến rằng một quả bom nguyên tử đã được thả xuống đảo Hiroshima vào ngày thứ sáu, ông ta chỉ đạo tất cả các tổ chức Việt Minh khắp nước gửi những đại biểu đến Tân Trào càng sớm càng tốt. Bốn ngày sau đó, ông ta gặp gỡ với Trường Chinh và những thành viên khác của Ủy ban Trung ương vốn đã đến từ Hà Nội. Một số người cảm thấy rằng Đảng không cần triệu tập một Đại hội đại biểu và chỉ nên đơn giản nắm lấy quyền lực bằng sáng kiến ​​riêng của Đảng, nhưng phần lớn cuối cùng đi đến gần như quan điểm của ông Hồ. Khi đó là việc chứng minh khó khăn để đồng ý vào một ngày nào đó, ông Hồ vặn lại: “Chúng ta nên tổ chức đại hội ngay lập tức và không nên bỏ qua. Chúng ta phải đấu tranh để làm điều đó ngay lập tức. Tình hình thì sắp sửa thay đổi rất nhanh chóng. Chúng ta không thể mất cơ hội này.” Cuộc họp của Đại hội Quốc dân cuối cùng được lên lịch trình cho ngày 16 tháng Tám. Ủy ban Trung ương sẽ tổ chức phiên họp trung ương lần thứ chín của nó ba ngày sớm hơn.60

Trong suốt vài ngày tới, vẫn còn yếu vì cơn bệnh gần đây của mình, Hồ Chí Minh tiếp tục theo dõi tình hình thế giới một cách chặt chẽ trên máy thu vô tuyến của Thiếu tá Thomas. Việc tạo ra Liên Hiệp Quốc ở San Francisco, cửa ngõ của Liên Xô vào cuộc chiến chống lại Nhật Bản, và việc thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống đảo Nagasaki, tất cả sự kiện đưa đến sự thành công nhanh chóng và điều đó khiến rõ ràng rằng sự kết thúc chiến tranh thì đến gần. Sau một vài do dự (có thể vì bệnh tật của mình), ông Hồ trước đó đã đồng ý gặp gỡ với một đại diện của Phong trào Dân Pháp Tự Do ở Kunming;(pc 16) tại một thời điểm vào đầu tháng Tám, ông ta đi đến đường băng để chờ chuyến bay của mình, nhưng máy bay được gửi từ Trung Quốc không thể hạ cánh vì thời tiết. Khi tin tức về đảo Hiroshima đến, ông Hồ hủy bỏ những kế hoạch mình và quyết định ở lại Tân Trào. Vào ngày 12 tháng Tám, những người lãnh đạo Đảng quyết định đề nghị trực tiếp hướng tới việc phát động ra một cuộc tổng khởi nghĩa khắp cả nước, và (mặc dù nhiều đại biểu đã chưa không đến được) để tổ chức hội nghị đảng phái của họ, được biết đối với những nhà sử học Việt Nam như là Phiên họp Toàn thể lần Thứ chín, vào ngày hôm sau.

* * *

p304

Hội nghị Đảng được tổ chức trong một căn nhà nhỏ ở làng Tân Trào. Thành phần tham gia thì khoảng 30 đại biểu, bao gồm Tổng Bí thư Trường Chinh và Nguyễn Lương Bằng (đại diện cho miền Bắc Việt Nam), Nguyễn Chí Thanh (đại diện cho miền Trung Việt Nam), Hà Huy Giáp người anh của Hà Huy Tập (đại diện cho miền Nam Việt Nam), Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Hoan (đại diện cho Việt Bắc), và những đại biểu bổ sung từ Thái Lan và Lào, cũng như chính Hồ Chí Minh.

Bởi vì bệnh tật, Hồ Chí Minh không tham dự những phiên khai mạc, nhưng ông ta đã thực sự trình bày bản báo cáo chính tại Phiên họp Toàn thể lần Thứ chín. Ông ta mở đầu với một cái nhìn tổng quan về tình hình quốc tế, ghi nhận sự đầu hàng sắp đến của lực lượng Nhật trên khắp châu Á, và dự đoán rằng quân đội Đồng minh sẽ sớm đến Đông Dương. Sự hiện diện của quân đội chiếm đóng nước ngoài, dù là Anh, Pháp, hoặc Trung Hoa Dân Quốc, sẽ là một yếu tố phức tạp, ông ta thừa nhận, nhưng Đảng không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp xúc với họ. Với ý tưởng đó trong quan điểm, điều quan trọng là phải ở một vị trí mạnh mẽ để đối phó với họ bằng cách thu chiếm lấy nền độc lập từ chính quyền đầu hàng Nhật Bản. Ngay sau khi Tokyo công bố sự đầu hàng của nó, ông ta kêu gọi Đảng phát động một cuộc tổng nổi dậy để nắm lấy quyền lực chính trị khắp đất nước.61

Cuộc tranh luận về đề nghị của Hồ Chí Minh thì căng thẳng. Một số lãnh đạo Đảng (có lẽ bao gồm Trường Chinh) do dự phát động một cuộc nổi dậy sớm, dẫn chứng sự yếu kém của lực lượng vũ trang cách mạng. Mặc dù VNGpQ(pc 24) đã từng phát triển trong kích thước từ 500 trong tháng ba đến 5.000 vào giữa tháng Tám, họ lập luận rằng nó không phải là đối thủ của lực lượng Nhật bên trong Đông Dương, nơi rất ít lực lượng chiếm đóng của Đồng Minh. Nếu đó là trường hợp, Đảng tốt hơn hết nên yêu cầu nền độc lập qua những cuộc đàm phán với các cường quốc Đồng minh hoặc chính quyền Pháp. Nhưng Hồ Chí Minh khăng khăng rằng nếu Đảng hy vọng sẽ đối đầu với quân Đồng minh từ một vị thế mạnh mẽ, không có sự lực chọn nào khác ngoài việc cố gắng nắm lấy quyền lực bằng chính mình. Quyên lực thì xa tầm với, ông ta tuyên bố, kể từ khi chúng ta có một khối đông theo sau khắp nước. Nếu điều đó chứng minh không thể củng cố thẩm quyền cách mạng, như thế điều sống chết là phải giải phóng những khu vực trước khi sự hiện đến của quân đội nước ngoài và chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh kéo dài trong khi khai thác những mâu thuẫn giữa các nước Đồng Minh để có được những lợi thế cho mình.

Cuối cùng, Hồ Chí Minh có cách của mình. Hội nghị kêu gọi cho sự phát động một cuộc tổng khởi nghĩa giành lấy quyền lực khắp nước, và chọn lựa một ủy ban khởi nghĩa toàn quốc

p305

dưới quyền của Trường Chinh để đưa ra chỉ đạo trung ương cho lực lượng quân sự của Đảng. Ủy ban ngay lập tức ban hành mệnh lệnh cho tất cả đội quân:

Những Chiến sĩ và đồng bào khắp nước. Giờ tổng khởi nghĩa đã vang lên. Cơ hội duy nhất đã được trao cho tất cả đội quân của chúng ta và toàn thể nhân dân Việt Nam để phát động cuộc tái chiếm nền độc lập dân tộc. Chúng ta phải hành động kịp thời bằng toàn bộ năng lực của chúng ta nhưng cũng bằng sự cẩn thận cao độ. Đất nước đòi hỏi chúng ta tất cả những hy sinh lớn lao. Sự chiến thắng hoàn toàn thì trong tay chúng ta!62

Vào ngày 16 tháng Tám, 1945, ngay sau khi tin tức đầu hàng của Nhật Bản đã dần được biết đến ở Đông Dương, những lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh (bây giờ đang trở nên được biết đến như là Tổng Bộ, hoặc Tổng Cục) triệu tập một cái gọi là Đại hội Quốc Dân ở Tân Trào. Sáu mươi đại biểu từ tất cả khu vực của đất nước và ngoài nước tham dự, một số đã đi bộ hàng tuần để đến đó. Nhiều người mang những quà tặng bằng gạo hay thịt. Một đại biểu của dân tộc thiểu số Tày thậm chí dâng lên một con trâu sống. Hội nghị được tổ chức trong một căn nhà công xã lợp lá và gỗ có ba phòng được xây dựng đặc biệt, nằm trên bờ một dòng suối nhỏ. Chính cuộc họp diễn ra trong một phòng ở một đầu cuối căn nhà. Những bức chân dung của Lenin, Mao Trạch Đông, và Tướng Claire Chennault được đặt trên những bức tường. Phòng giữa có một bàn thờ và được trang trí bằng những vũ khí Nhật bị tịch thu. Ở đầu kia là một thư viện cho văn học cách mạng, mà nó cũng thay thế như là phòng ăn của những đại biểu. Sau một báo cáo khai mạc bởi Trường Chinh, Hồ Chí Minh chiếm diễn đàn. Thật đáng ngạc nhiên, rất ít người tham dự biết thân thế thực sự của ông ta, vì ủy ban tổ chức tại Đại hội chỉ đơn giản giới thiệu ông ta như là Hồ Chí Minh, một nhà cách mạng kỳ cựu. Tuy nhiên, một số trong những người thành thạo hơn đã bắt đầu thì thầm với nhau rằng “ông già của Tân Trào,” như ông ta được thân mật gọi tên tại Đại hội, thực sự là Nguyễn Ái Quoc.63

Hồ Chí Minh lặp lại nhiều về thông điệp mà ông ta đã từng đưa ra tại Phiên họp Toàn thể lần Thứ chín một vài ngày trước đây về tình hình tổng quát ở Đông Dương và nước ngoài. Ông ta nhắc lại tầm quan trọng của việc nắm lấy quyền lực nhanh chóng nhằm mục đích chào đón lực lượng chiếm đóng đang đến của Đồng minh ở một vị thế mạnh mẽ. Chính quyền Nhật phải đối phó với họ, bằng cách thuyết phục nếu có thể. Nhưng ông ta cảnh cáo những đại biểu rằng chính quyền Pháp có thể phát động một cuộc xâm lược lớn vào Việt Nam với sự ủng hộ của những cường quốc Đồng Minh, và ông ta nói thêm rằng nếu điều đó xảy ra, điều cần thiết có thể là tổ chức những cuộc đàm phán với chính quyền Pháp về một giải pháp thỏa hiệp mà nó có thể dẫn đến sự độc lập hoàn toàn trong vòng năm năm.

p306

Sau khi Hồ Chí Minh chấm dứt cuộc nói chuyện, những đại biểu chấp thuận một danh sách của “mười chính sách lớn” được soạn thảo bởi ban lãnh đạo Việt Minh và kêu gọi cho việc tạo ra một Cộng hòa Dân chủ Độc lập Việt Nam trên cơ bản về những quyền tự do dân chủ và những chính sách ôn hòa được đề ra nhằm đạt được sự công bằng về kinh tế và xã hội. Một Ủy ban Giải phóng Dân tộc gồm năm người, với Hồ Chí Minh như là Chủ tịch, được bầu lên để lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa và phục vụ như là một chính phủ lâm thời. Sau việc bỏ phiếu cho lá cờ mới của quốc gia bao gồm một ngôi sao vàng rực trong nền đỏ và một bài quốc ca mới, đại hội chấm dứt. Sáng hôm sau, ông Hồ dẫn đầu những đại biểu trong một buổi lễ long trọng được tổ chức bên ngoài hội trường xã trên bờ dòng suối gần đó. Cùng ngày, một “bản kháng cáo gởi nhân dân” được ban hành. Nó nói trong phần:

Giờ quyết định về vận mệnh của nhân dân ta đã điểm. Chúng ta hãy đứng lên bằng tất cả sức mạnh của chúng ta để giải thoát chính mình!
Nhiều dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đang ganh đua với nhau trong cuộc tuần hành để giành lại độc lập của họ. Chúng tai không thể cho phép mình tụt hậu phía sau.
Hãy tiến về phía trước! Hãy tiến về phía trước! Dưới những biểu ngữ của Mặt trận Việt Minh, hãy can đảm đi về phía trước!

Bản kháng cáo được ký tên, trong lần cuối cùng, Nguyễn Ái Quốc.64

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ ĐCSĐD : Đảng Cộng sản Đông Dương.
pc 02_ ĐCSTQ : Đảng Cộng sản Trung Quốc.
pc 03_ Chiang Kai-shek : Tưởng Giới Thạch.
pc 04_ Chongqing : thành phố Trùng Khánh.
pc 05_ Zhou Enlai : Chu Ân Lai.
pc 06_ Sun Yat-sen : Tôn Dật Tiên.
pc 07_ Guilin : huyện Quế Lâm.
pc 08_ Jingxi : huyện Tĩnh Tây.
pc 09_ Debao : huyện Đức Bảo.

pc 10_ Tất cả những bài thơ được chép lại theo nguyên bản Hán Viết vả bản dịch của một số dịch giả Việt Nam, hơn là dịch lại từ tác giả.

pc 11_ Liuzhou : huyện Liễu Châu.
pc 12_ Zhang Fakui : Trương Phát Khuê.
pc 13_ Nanning : huyện Nam Ninh.
pc 14_ Guangxi : tỉnh Quảng Tây.
pc 15_ Guangdong : tỉnh Quảng Đông.
pc 16_ Kunming : quận Côn Minh.
pc 17_ CDvClHK : Cục Dịch vụ Chiến lược Hoa Kỳ (OSS: U.S. Office of Strategic Services).
pc 18_ CTtCtHK : Cục Thông tin Chiến tranh Hoa Kỳ (OWI: U.S. Office of War Information).
pc 19_ VNQDĐ : Việt Nam Quốc dân Đảng.
pc 20_ DvTgKn : Dịch vụ Trợ giúp Không nạn (AGAS: Air Ground Aid Services).
pc 21_ GBT : nhóm tình báo dân sự của Hoa Kỳ.
pc 22_ Yan’an : Diên An.
pc 23_ New Guinea : là hải đảo lớn thứ hai trên thế giới, sau Greenland là hải đảo phía tây gần Vương quốc Anh, bao gồm một diện tích 786.000 km 2. Nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, theo mặt địa lý nó nằm về phía đông của quần đảo Mã Lai Á, qua đó mà đôi khi nó được bao gồm như là một phần lớn quần đảo Ấn-Úc. Hải đảo nầy bị tách ra tử phía bắc nước Úc khi khu vực này được biết đến với tên gọi Eo biển Torres bị ngập lụt trong thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Tên gọi Papua từ lâu đã đồng hành với hòn đảo này. Về mặt chính trị, một nửa phía tây của hòn đảo bao gồm hai tỉnh của Indonesia : Papua và Tây Papua. Nửa phía đông hình thành lục địa của nước Papua New Guinea.

pc 24_ VNGpQ : Việt Nam Giải phóng Quân.

Leave a comment