X- Những Ngày Tháng Tám (Phần 2)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p317

họ đi qua những đường phố lúc bấy giờ được trang trí bằng những lá cờ Việt Minh và những biểu ngữ và đi thẳng vào trong khu vực xưa cũ của người Hoa thuộc thị trấn, nơi mà họ dừng lại tại một ngôi nhà có một dãy ba tầng trên đường Hàng Ngang thuộc sở hữu của một cảm tình viên Việt Minh. Căn nhà đó bây giờ được sử dụng bởi một số lãnh đạo Đảng như là nơi tạm trú của họ. Chổ ở đã được sắp xếp cho Hồ Chí Minh trên tầng cao nhất. Đây là lần đầu tiên trong 55 năm của ông ta mà Hồ Chí Minh đã từng ở Hà nội.10

Chiều hôm đó, Hồ Chí Minh triệu tập một cuộc họp của Uỷ ban Thường trực của Đảng tại nơi cư trú mới của mình. Trong khi hội nghị đang trong phiên họp, những phân đội đầu tiên của VNGPQ(pc 01) bắt đầu đến từ Thái Nguyên và, sau những cuộc điều đình kéo dài với những nhà chức trách Nhật, đã vượt qua cây cầu vào trong thành phố. Cuộc họp diễn ra trên tầng hai, nơi mà những cộng sự viên của ông Giáp và ông Ninh đã tổ chức những sắp xếp chỗ ngủ của riêng họ. Như được mô tả bởi Võ Nguyên Giáp, căn phòng được sử dụng như là vừa phòng ăn và vừa phòng khách, và không có bàn làm việc. Ông Hồ làm việc tại bàn ăn tối, với máy đánh chữ quen thuộc của ông được đặt trên một bàn nhỏ hình vuông được phủ bằng một miếng vải xanh lá cây trong một góc. Sau đêm đầu tiên, ông ta chuyển xuống từ tầng thứ ba và ngủ trên một chiếc giường vải có thế làm xẹp vốn được gấp lại trong ngày, trong khi những bạn cùng phòng của mình nằm nghĩ trên giường xếp thành ghế hoặc hai băng ghế đặt lại với nhau. Đối với những kẻ ăn người ở và láng giềng, Hồ và các cộng sự viên của ông thì chỉ đơn giản là “những quý ông đến từ làng mạc ghé thăm.”11

Chủ đề chính tại cuộc họp là sự cần thiết để công bố sự hình thành của một chính phủ lâm thời. Ủy ban Thường trực đã thực sự xác nhận rằng Ủy ban Giải phóng Dân tộc được tạo ra ở Tân Trào, trong đó ông Hồ là Chủ tịch, sẽ phục vụ như là một chính phủ lâm thời cho đến khi một chính phủ chính thức có thể được chọn lựa. Tại cuộc họp, ông Hồ đề nghị rằng chính phủ lâm thời nên được mở rộng để bao gồm một số phần tử không-theo-Đảng, và rằng thành phần của chính phủ mới nên được giới thiệu tại một cuộc tụ tập lớn để công bố bản tuyên ngôn độc lập dân tộc. Tất cả điều này, ông nhấn mạnh, phải được hoàn thành trước khi sự xuất hiện của lực lượng chiếm đóng Đồng Minh.

Không có gì là quá sớm, vì không phải ngay cả như Hồ Chí Minh hướng sự chú ý của mình đến sự hình thành một chính phủ Việt Nam mới, mà cả đội quân nước ngoài đầu tiên đang bắt đầu đến Hà Nội rồi. Tại Hội nghị Potsdam, được tổ chức ở ngoại ô thủ đô Berlin vào cuối tháng Bảy và đầu tháng Tám, những cường quốc Đồng Minh đã đồng ý chia Đông Dương thuộc Pháp thành hai khu riêng biệt nhằm mục đích hoàn thành sự đầu hàng của lực lượng Nhật Bản và khôi phục an ninh trật tự trong nước. Bởi vì lực lượng Hoa Kỳ tích cực tham gia trong việc chấp nhận sự đầu hàng của Quân đội Thiên triều Nhật tại nơi khác ở châu Á, không có quân nào của Hoa Kỳ sắp sửa tham gia vào hoạt động ở đây.

p318

Phía bắc vĩ tuyến 16, nhiệm vụ được giao cho Trung Hoa Dân Quốc; về phía nam, nhiệm vụ đó sẽ được hoàn thành bởi Vương quốc Anh. Qua sự khẳng định của Hoa Kỳ, chính quyền Pháp sẽ không được bao gồm trong hoạt động.

Bởi vì sự kết thúc của Chiến tranh Thái Bình Dương đã đến với sự vút nhanh tựa sấm sét như thế, những đơn vị chính của lực lượng chiếm đóng không hy vọng ​​sẽ đến Đông Dương trong nhiều tuần. Tuy nhiên, một nhóm tiên phong gồm những sĩ quan Pháp và Mỹ đã đến phi trường Gia Lâm rồi và chọn nơi trú ngụ tại khách sạn Metropole kiểu cách của Hà Nội. Một khách sạn sang trọng được xây theo phong cách thuộc địa Pháp, Metropole nằm đối diện bên kia Dinh thự của Đại biểu Triều đình và cách một khoảng đường về hướng đông hồ Hoàn Kiếm. Trong số những người mới đến là Đại úy Archimedes Patti, một viên chức của CDvClHK(pc 04) là người đã từng giành được sự hợp tác của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc gặp gỡ của họ ở Jingxi(pc 05) bốn tháng trước đây.

Ngay sau khi sự đầu hàng của Nhật, ông Patti đã được bổ nhiệm đứng đầu nhóm “Ơn Huệ” (Mercy) bay đến Hà Nội nhằm mục đích tìm được sự phóng thích cho những tù binh Đồng minh bị giữ trong những trại tập trung của Nhật, cũng như cung cấp tin tức tình báo về tình hình ở Đông Dương. Jean Sainteny, đã có lần từng đứng đầu phái đoàn quân sự Pháp, và bây giờ là đại diện cao cấp của chính phủ Dân Pháp Tự Do thuộc Tướng Charles de Gaulle ở Trung Quốc, đã yêu cầu xin được gia nhập với ông Patti trên chuyến đi này, bị cáo buộc là để xác định tình hình của hàng ngàn cư dân Pháp ở đó. Mặc dù cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc ngần ngại để ủy quyền cho người Pháp đóng bất kỳ vai trò chính thức nào trong sự kiện đầu hàng của Nhật, ông Sainteny cuối cùng được cho phép tháp tùng với nhóm của Patti đến Hà Nội, được quy định rằng ông ta tự giới hạn mình tham gia những hoạt động nhân đạo.

Một khi ông ta được ẩn náu tại khách sạn Metropole, ông Patti mở những cuộc thương thuyết với chính quyền chiếm đóng của Nhật. Ông ta cũng thiết lập liên lạc với những đại diện địa phương của Mặt trận Việt Minh thắng lợi, cũng như các nhóm đại diện cho những cư dân Pháp trong thành phố, nhiều người trong số họ thì lo sợ một cuộc tấn công có thể vào dân Âu châu. Vào khoảng trưa ngày 26 tháng Tám, ông Patti bất ngờ nhận được lời mời gặp gỡ với Hồ Chí Minh. Ông ta lái xe một tuyến đường vòng vo đến nơi cư trú của ông Hồ trên đường Hàng Ngang. Sau những lời đùa cợt mở đầu và một bữa ăn thú vị gồm canh cá, thịt gà kho, và thịt lợn, được tiếp theo bằng những bánh gạo và trái cây, cả hai tham dự vào cuộc trò chuyện kéo dài về tình hình hiện tại. Ông Hồ than phiền về sự hiện diện của nhóm Pháp ở Hà Nội, mà họ, theo những tài liệu được cung cấp của ông Sainteny, vừa chiếm lấy nơi cư ngụ tại Dinh Toàn quyền –và cảnh cáo ông Patti rằng những mục tiêu thiết thực của nó đi quá xa ra ngoài mối quan tâm được tuyên bố của nó về tình hình những công dân Pháp ở Đông Dương. Ông Hồ bày tỏ sự lo ngại về thái độ của Trung Quốc và chính phủ Anh,

p319

đưa ra nhận xét rằng chính phủ Anh chia sẻ sự quan tâm của Pháp trong việc giữ lại các thuộc địa Á châu, trong khi chính quyền Trung Quốc thì gần như bán đứng những quyền lợi của người Việt Nam để thu được những lợi thế của riêng mình.

Hồ cũng thử thăm dò người khách viếng của mình về viễn ảnh của Hoa Kỳ ở Đông Dương. Ý thức được danh tiếng của mình trong số giới hiểu biết chính trị được nhận xét như là một mật vụ kỳ cựu của Comintern (i.e. Quốc tế cộng sản), Ông Hồ phản đối cho rằng ông ta chỉ là một “nhà dân tộc-xã hội-tiến bộ” vốn đã từng rẽ sang Moscow và Trung Cộng vì không có lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, ông Patti, theo lời tường thuật của riêng mình, thì không cam kết điều gì, nhấn mạnh rằng ông ta không có quyền tham gia vào những cuộc thảo luận về những chính trị địa phương. Đối với Hồ Chí Minh, có một phần tin tốt. Ngay trước khi ông Patti rời khỏi, một người đưa tin đến với một thông cáo rằng Nguyễn Văn Sâm, vị Khâm sai triều đình của Nam Bộ, đã trình thư từ chức đến triều đình ở Huế. Ngay sau 3 giờ 30 phút chiều, ông Patti cáo từ và trở về nơi cư ngụ mới của mình ở Maison Gautier, một biệt thự sang trọng trên một đường phố yên tĩnh có hàng cây gần hồ Hoàn Kiếm.

Tại Biệt thự Gautier ông Patti tìm thấy một thông tin từ Jean Sainteny, là người đã mời ông ta đến trò chuyện ở dinh thự. Ông Sainteny, vốn chắc chắn nhận biết được rằng người Mỹ đã từng có cuộc tiếp xúc với Hồ Chí Minh, bày tỏ sự quan tâm trong việc tổ chức những cuộc thảo luận với người lãnh đạo Việt Nam. Ông Patti đồng ý chuyển đi thông tin đó; sau đó trong ngày, ông được thông báo rằng Võ Nguyên Giáp đã đồng ý gặp gỡ với ông Sainteny và ông Patti sáng hôm sau. Rõ ràng phía Việt Nam hy vọng sẽ sử dụng sự hiện diện của Mỹ để làm mạnh thêm tình thế của họ trong cuộc họp đầu tiên này với một quan chức Pháp kể từ khi chiến tranh kết thúc. Ông Giáp đến dinh thự trong một bộ đồ vải bóng mịn trắng và chiếc nón thuộc da mềm mại, và ngay lập tức phải chịu một bài giảng từ gia chủ mình về hành vi thiếu thận trọng của chính quyền Việt Minh, mà nó đe dọa an ninh trật tự, đời sống của những công dân Pháp vô tội. Ông Giáp vặn lại rằng ông ta đã không đến để bào chữa những hành động của dân Việt Nam, nhưng để trao đổi quan điểm với một đại diện của “chính phủ mới của Pháp.” Ông Sainteny sau đó trở thành hòa giải hơn, hứa với người khách viếng của mình rằng chính phủ Pháp sẽ đáp lại theo cách thuận lợi hầu hết những yêu cầu của dân “An Nam.” Nhưng ông ta từ chối đi vào những chi tiết cụ thể và đưa ra lời cảnh cáo bí ẩn rằng không có sự hiện diện của Pháp, dân miền Bắc Việt Nam sẽ nhờ vào lòng thương xót của lực lượng chiếm đóng Trung Quốc. Cuộc họp kết thúc một cách không kết quả.12

Trong khi Hồ Chí Minh đang bắt đầu quá trình lâu dài và quanh co về việc thương thuyết với Pháp trên số phận của dân Việt Nam sau chiến tranh,

p320

chính quyền của ông cũng đang trao đổi những thông tin với triều đình ở Huế trên vấn đề tiềm năng thoái vị của Bảo Đại. Đến ngày 20 tháng Tám, hoàng đế đã ám chỉ ý muốn bước xuống trong sự đáp ứng yêu cầu từ nhóm những người yêu nước ở Hà Nội và ông ta đã chính thức kêu gọi chính quyền mới ở Hà Nội thành lập một chính phủ, nhưng ông Hồ và những cộng sự viên của mình đã quyết định ngăn chận hành động của ông ta bằng cách gởi một phái đoàn đến Huế để yêu cầu sự thoái vị của ông ta theo chiều hướng thuận lợi cho một nước cộng hòa mới của Việt Nam. Đoàn đại biểu, bao gồm Hoàng Quốc Việt người tổ chức lao động kỳ cựu, Nguyễn Lương Bằng đồng chí cũ của ông Hồ, và Trần Huy Liêu nhà báo và người tuyên truyền của Đảng, đến Huế vào ngày 29 tháng Tám. Sau khi tham dự một cuộc họp quần chúng trước dân thị trấn để giải thích những ý định của họ, họ gặp gỡ với hoàng đế ngày hôm sau trong hoàng cung. Nhà trí thức đeo kính Trần Huy Liệu, là người đã từng tạo nên một tiếng tăm như một trong những thành viên nhiệt tình hơn của ĐCSĐD,(PC 02) lên tiếng cho phái đoàn: “Thay mặt nhân dân, Hồ Chí Minh đáng tôn kính, Chủ tịch của Ủy ban Giải phóng, đã từng ban vinh dự cho chúng tôi bằng cách gởi chúng tôi đến Bệ Hạ để nhận thẩm quyền của ngài.” Bảo Đại, vốn chưa bao giờ trước đây nghe tên Hồ Chí Minh, nhưng nghi ngờ rằng vị Chủ tịch mới quả thật là nhà cách mạng kỳ cựu Nguyễn Ái Quốc, đã chính thức thực hiện hành động thoái vị. Sau đó, theo yêu cầu của đoàn đại biểu, ông ta lặp lại sự việc chiều hôm đó trước đám khán giả tụ tập vội vã trong buổi lễ ngắn gọn trên thềm Nguyệt Môn, tại lối vào đế kinh, nơi trụ cột tung bay ngọn cờ đỏ với ngôi sao vàng rực. Sau khi nhận triều ấn, Trần Huy Liệu chính thức đưa ra lời mời đến Bảo Đại từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đi Hà Nội để tham gia vào cơ sở chính phủ. Bảo Đại đồng ý tham dự, như là một công dân bình thường của nước cộng hòa. Nói chung, bầu không khí xung quanh sự thay đổi của chế độ như là lễ hội hơn là gây nên sự kinh hoàng, mặc dù một số nhà quan sát rõ ràng khó chịu bởi cảnh tượng của vị hoàng đế đang từ bỏ ngôi vua, ngay cả khi hành động đó dường như là tự nguyện.

Không phải tất cả những thần dân của Bảo Đại đều được đối xử lịch sự tỉ mỉ như vậy. Hai đối thủ nổi bật ĐCSĐD, nhà báo bảo thủ và là nhà chính trị Phạm Quỳnh và quan chức tòa án Ngô Đình Khôi, bị bắt âm thầm giữ bởi những người hoạt động cách mạng ở Huế và xử tử vào đầu tháng Chín. Ở tỉnh Quảng Ngãi, xa hơn về phía nam, Tạ Thu Thâu nhà cách mạng kỳ cựu theo học thuyết Trotsky,(pc 06)một người đáng kể trong số những nhà phê bình thẳng thắn hơn của ĐCSĐD từ cánh tả, bị bắt bởi những người trung thành với Việt Minh và gặp phải cùng một số phận.13

p321

* * *

Vào ngày 27 tháng Tám, Hồ Chí Minh triệu tập một cuộc họp của Ủy ban Giải phóng Dân tộc, chẳng bao lâu trở thành chính phủ lâm thời mới, tại Dinh thự của Đại biểu Triều đình, bây giờ được đổi tên là Bắc Bộ Phủ, hoặc Dinh Bắc. Trong dáng đặc trưng hiện thời của mình, ông Hồ xuất hiện tại cuộc họp trong bộ quần áo rừng rú của mình, với chiếc quần ngắn nâu bị mòn, đôi dép cao su, và chiếc nón cối vàng nắng ka-ki. Chương trình nghị sự cho cuộc họp là chính thức hóa số thành viên của chính phủ mới và thảo luận về cách dùng từ ngữ của bài văn cho bản Tuyên ngôn Độc lập. Ông Hồ từng làm việc trong một căn phòng nhỏ tối ở phía sau ngôi nhà trên đường Hàng Ngang, đánh máy và đánh máy lại văn bản dự thảo. Bây giờ ông ta sẵn sàng trình bày nó với những cộng sự viên của mình. Như ông ta bảo họ sau này, những sự việc nầy là “khoảnh khắc hạnh phúc nhất” trong đời của mình.14

Tại cuộc họp, ông Hồ đề nghị rằng chính phủ mới nên được đặt trên cơ sở rộng rãi để phản ảnh tất cả những tầng lớp tiến bộ và những thành phần chính trị trong nước, và rằng những chính sách của nó được nhắm đến mục đích đạt được sự thống nhất rộng rãi trong dân cư. Những đề nghị của ông được đồng tình chấp nhận, và nhiều thành viên Việt Minh của ủy ban gián tiếp bày tỏ ý muốn từ chức để nhường chỗ cho những thành viên của các đảng phái chính trị khác. Sau khi Hồ Chí Minh được chọn làm Chủ tịch chính phủ lâm thời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới (Bắc Việt), ông ta mở rộng sự chào đón của mình đến mỗi thành viên của chính phủ mới, vốn quyết định thành lập trụ sở chính của nó tại Bắc Bộ Phủ.

Hai ngày sau, tên của những thành viên thuộc chính phủ mới được công bố trên đài phát thanh Hà Nội. Ngoài chức vị Chủ tịch, Hồ Chí Minh chiếm vị trí Bộ trưởng Ngoại giao. Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Chu Văn Tấn, và Trần Huy Liệu chiếm các Bộ về Nội vụ, Tài chính, Quốc phòng, và Tuyên truyền, theo mỗi cá nhân. Những quan chức cao cấp khác thì từ Đảng Dân chủ, một đảng phái bù nhìn đang đại diện cho giới trí thức tiến bộ vốn đã được thành lập dưới sự che chở của Mặt trận Việt Minh vào năm 1944, và trong số những người được bổ nhiệm là một người Công Giáo, và nhiều cá nhân không liên kết với đảng phái nào. Khoảng một nửa của các Bộ trong nội các mới được giao cho những thành viên của Mặt trận Việt Minh.15

Trong suốt vài ngày tới, Hồ Chí Minh làm việc đều đặn tại một văn phòng nhỏ ở Bắc Bộ Phủ, đánh bóng bài phát biểu tuyên bố độc lập quốc gia của mình vốn đã được lên lịch trình ​​diễn ra vào ngày 02 tháng Chín. Ông ta đã dời nơi cư trú của mình đến một biệt thự cách biệt trên đường Bonchamps, nhưng vẫn tiếp tục dùng bữa với những cộng sự viên mình tại đường Hàng Ngang. Những lãnh đạo Đảng đã quyết định rằng buổi lễ sẽ được tổ chức ở Công trường Puginier,(pc 07)

p322

là một khoảnh vuông to lớn liền bên Dinh Toàn quyền. Thành phố đã trở lại sự thường ngày quen thuộc, mặc dù những cuộc biểu tình quần chúng trong sự ủng hộ chính phủ mới diễn ra hầu như mỗi ngày. Gấp rút sản xuất những lá cờ mang sao vàng rực trên nền đỏ bắt đầu xuất hiện trên những mặt tiền của những căn nhà và cửa tiệm, trong khi các đơn vị tự vệ Việt Minh đảm nhận nhiệm vụ canh gác tại những cơ sở công cộng và những tòa nhà. Đối với một cuộc chiến kết thúc, những cái bóng đen vốn đã được phủ lên những đèn đường, đã được xoá tan, và khu vực trung tâm thành phố mang lấy một bầu không khí lễ hội hơn sau đêm tối. Vẫn có một số tương đối ít người nước ngoài trên đường phố, kể từ khi hầu hết người Pháp vốn đã từng bị giam giữ sau cuộc đảo chính tháng Ba, chưa được thả ra từ sự giam cầm và một số lớn của đội quân Trung Quốc vẫn chưa đến. Quân đội Nhật bình thường tránh mặt công chúng, mặc dù trong nhiều lần một cuộc đối đầu giữa những đơn vị quân sự Việt Minh và Nhật được ngăn chận vào phút cuối cùng qua những cuộc điều đình khẩn cấp.

Khởi đầu vào những giờ sáng ngày 02 tháng Chín, đám đông bắt đầu tụ tập ở Công trường Puginier, chẳng bao lâu được đổi tên thành Quảng trường Ba Đình. Như được mô tả nhiều năm sau đó bởi Võ Nguyên Giáp:

Hà Nội được trang hoàng bằng vải đỏ. Một thế giới của những lá cờ, lồng đèn và hoa. Những lá cờ đỏ ve vẫy tô điểm các mái nhà, cây cối và hồ nước.
Những biểu ngữ được treo ngang đường phố và đường quê, mang những ngữ hiệu bằng tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, Trung Quốc và Nga: “Việt Nam cho người Việt,” “Đả đảo thực dân Pháp,” “Độc lập hay chết,” “Ủng hộ chính phủ lâm thời,” “Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh,” “Chào mừng phái đoàn Đồng minh,” v.v.
Những hảng xưởng và cửa tiệm, lớn và nhỏ, được đóng cửa hết. Những khu chợ bị bỏ trống… Cả thành phố, già và trẻ, đàn ông và phụ nữ, trốn vào những con đường… Những dòng người đầy màu sắc chảy vào Quảng trường Ba Đình từ mọi hướng.
Giới công nhân trong những chiếc áo sơ mi trắng và quần xanh dương đi vào những hàng ngũ, đầy sức mạnh và lòng tự tin… Hàng trăm ngàn(pc 11) nông dân đến từ những vùng ngoại ô thành phố. Những dân quân của dân mang theo những đoản cây, thanh gươm hoặc mã tấu. Một số người thậm chí mang cây côn đồng kiểu xưa và cây kích {theo nguyên văn} lấy được từ những kho vũ khí của những ngôi đền. Giữa những nông dân phụ nữ trong trang phục lễ hội của họ, một số thì vận phục trong những cái váy theo thời trang xưa, khăn xếp trên đầu màu vàng và những dãy thắt lưng màu xanh lá cây sáng…
Hầu hết sinh động là trẻ con… Họ tuần hành nhịp bước với những tiếng thổi còi của những người lãnh đạo của họ, hát những bài nhạc cách mạng.16

Ở trung tâm của quảng trường, một người bảo vệ xuất sắc đứng nghiêm trong nắng mùa hè nóng bức trước diễn đàn cao bằng gỗ được dựng lên một cách đặc biệt cho lễ dịp.

p323

Chính từ lễ đài này mà vị Chủ tịch mới sẽ tự giới thiệu về mình, đưa ra một chính phủ mới của ông ta, và đọc Tuyên ngôn Độc lập. Khi thời gian cho buổi lễ đến gần, Hồ Chí Minh dường như  tỏ ra quái lạ lo lắng về y phục ông ta sẽ mặc, yêu cầu một cộng sự viên tìm cho ông ta một bộ đồ thích hợp để mặc cho dịp này. Cuối cùng người nào đó cho ông ta mượn một bộ đồ ka-ki với chiếc áo khoác ngoài có cổ cao, trang phục mà ông sẽ mặc cùng với một đôi dép cao su trắng.

Chương trình được dự kiến ​​bắt đầu vào lúc 2:00 P.M., nhưng vì số lượng cuốc bộ dầy đặt đang hướng đến quảng trường, Hồ Chí Minh và nội các của ông đến trễ một vài phút bằng những xe hơi Mỹ. Sau khi họ bước lên lễ đài, Võ Nguyên Giáp, vị Bộ trưởng Đối nội mới, giới thiệu Chủ tịch đến đám đông. Bài phát biểu của Hồ Chí Minh thì ngắn nhưng đầy tình cảm:

“Tất cả mọi người được sinh ra đều bình đẳng. Họ được ưu đãi bởi Đấng sáng tạo của họ với một số quyền chắc chắn không thể bị tước đi; trong số quyền nầy là cuộc sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc.”
Lời phát biểu bất hủ nầy xuất hiện trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ vào năm 1776. Trong một ý nghĩa rộng hơn, nó có nghĩa là: Tất cả những dân tộc trên thế giới thì bình đẳng từ sinh ra, tất cả các dân tộc đều có quyền sống và được hạnh phúc và tự do.
Bản Tuyên ngôn về Quyền con Người và công dân, được làm ra vào thời gian của cuộc Cách mạng Pháp, năm 1791, cũng phát biểu: “Tất cả mọi người được sinh ra đều tự do và có quyền bình đẳng, và phải luôn luôn giữ được tự do và có quyền bình đẳng”

Hồ Chí Minh tiếp theo những lời đó bằng một bản kinh cầu của những tội ác được gây nên bởi chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương, những tội ác mà cuối cùng đã thúc đẩy người dân Việt Nam ném bỏ ách chủ nghĩa thực dân Pháp và tuyên bố nền độc lập quốc gia của họ. Sau đó, ông ta kết luận với một sự khẳng định ngân vang về quyền được tự do của Việt Nam: “Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thật ra đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết định huy động tất cả sức mạnh tinh thần và thể chất họ, hy sinh tính mạng và tài sản họ nhằm mục đích bảo vệ tự do và độc lập mình.”

Ở một điểm trong bài phát biểu của mình, Hồ Chí Minh nhìn ra ngoài đám đông và nói đơn giản: “Những đồng bào của tôi, các người đã hiểu chớ?” Theo ông Võ Nguyên Giáp, một một triệu(pc 11) tiếng nói ầm ầm trong câu trả lời, “Có!” Buổi lễ kết thúc với sự giới thiệu về những thành viên của Hội đồng Bộ trưởng mới, những lời bày tỏ ngắn gọn của ông Giáp và Trần Huy Liệu,

p324

và bài đọc lòng trước công chúng về lời thề độc lập. Sau đó, những người có quyền cao chứa trọng rời khỏi bục diễn và đám đông giải tán, một số trong đám người đó hào hứng chỉ ra phi đội của P-38s của Mỹ lướt qua đầu. Buỗi lễ ăn mừng việc chuyển đổi sang nền độc lập cũng đã diễn ra tại một ngôi đền Phật giáo và nhà thờ Công Giáo. Tối hôm đó, Chủ tịch mới gặp gỡ với những đại diện từ các tỉnh.

Nhưng công dân Pháp trong đám khán giả chắc chắn đã phản ứng với những sự kiện trong ngày với một tâm trạng của điềm gở báo trước. Có khoảng 15.000 người Pháp đang sống ở Hà Nội lúc kết thúc chiến tranh, và nhiều người đã đề phòng bằng cách tự trang bị vũ khí cho mình trong sự chuẩn bị cho những ngày khó khăn có thể xảy ra. Có gần 5.000 tù nhân Pháp đang bị giữ tại thành lũy cuối cùng ở trung tâm thị trấn, và ông Patti báo cáo rằng họ đang chuẩn bị trước để giải giới tại thời điểm đỗ bộ của lực lượng Dân Pháp Tự Do ở Đông Dương.17

* * *

Vào ngày 03 tháng Chín, vẫn mặc cùng bộ đồng phục ka-ki nhạt và đôi giày vải màu xanh dương mà ông ta thường mặc ở Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Bộ trưởng mới trong phòng họp tầng dưới tại Dinh Bắc. Đại hội Quốc Dân được tổ chức ở Tân Trào đã chấp thuận một loạt biện pháp –có tên là “mười đại chính sách”– vốn đã được phát họa trước đó do Ủy ban Điều hành Mặt trận Việt Minh. Một số trong những chính sách đó giải quyết những hành động vốn cần thiết phải được thực hiện để tăng cường lực lượng vũ trang trong sự chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh trong tương lai có thể có với chính quyền Pháp hay đội quân chiếm đóng của Đồng minh, những chính sách khác đối với việc tạo ra một hệ thống chính trị mới và sự ứng dụng những biện pháp để cải thiện nền kinh tế số không và thiết lập những quan hệ với các nước khác trong khu vực và khắp thế giới.18

Trong bài phát biểu khai mạc của mình, Hồ Chí Minh giải thích rằng chủ đề cấp bách nhất là nạn đói khủng khiếp –cụ thể là, làm cách nào để làm giảm bớt những ảnh hưởng của nó. Mặc dù cuộc khủng hoảng có thể đã dịu đi phần nào trong suốt thời gian đầu hè như là kết quả của một vụ thu hoạch tốt vào xuân, hoàn cảnh đã càng lúc tồi tệ hơn một lần nữa vào tháng Tám, khi sông Hồng tràn ngập bờ của nó và làm lụt những cánh đồng lúa ở nằm phía dưới xuyên qua những vùng thấp hơn của đồng bằng. Sinh viên ở các trường đại học địa phương tổ chức các đội đi ra ngoài mỗi buổi sáng để giúp đỡ trong việc mang đi những xác chết vốn đã chấc thành đống trên những con đường thành phố trong 24 giờ trước đó. Tại cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng, chính phủ mới đã thông qua một loạt biện pháp khẩn cấp để chống nạn đói, bao gồm một chiến dịch khuyến khích dân cư để dành thực phẩm bằng cách giảm tiêu thụ. Để nêu gương, ông Hồ thông báo rằng cứ mỗi mười ngày, ông sẽ chịu đựng không có thức ăn.

p325

Thực phẩm vốn được dành lại, thì được phân phối cho người nghèo. Trong những tuần tiếp theo, chính phủ phê duyệt một số chính sách bổ sung để bảo tồn gạo và gia tăng sản xuất. Những đất công xã, vốn chiếm hơn 20% tất cả thủy điền ở các tỉnh phía bắc và trung phần, được chia ra trong số tất cả những dân làng trên mười tám tuổi. Việc sản xuất bún, bánh phở và nấu rượu đế bị cấm, thuế nông nghiệp được giảm và sau đó được đình chỉ hoàn toàn, một văn phòng tín dụng nông nghiệp được mở ra để cung cấp cho những nông dân phương tiện tiếp cận việc vay nợ dễ dàng, và những vùng đất bỏ hoang khắp miền Bắc và Trung được lệnh được đặt dưới sự canh tác.19

Hội đồng cũng hướng sự chú ý đến nhiều vấn đề khác. Một trong những mối quan tâm chính của Hồ Chí Minh, như được bày tỏ trong những lời phê bình ​​của mình tại cuộc họp ngày 03 tháng Chín, là mức độ thấp về biết chữ ở Việt Nam. Theo một nguồn tin, 90% dân Việt Nam được ước tính là mù chữ vào năm 1945, một bản cáo trạng chỉ trích về những chính sách giáo dục của Pháp trong xã hội nơi mà những tỷ lệ biết chữ theo truyền thống từng nằm trong số cao nhất ở châu Á.  Một nghị định lúc bấy giờ được ban hành yêu cầu rằng tất cả người Việt phải học đọc và viết chữ quốc ngữ trong vòng một năm. Nghị định mang một sắc thái Nho giáo mạnh mẽ: “Hãy để những người không thể đọc và viết được học hỏi làm điều đó. Hãy để vợ học hỏi từ chồng mình. Hãy để em trai học từ người anh. Hãy để cha mẹ học từ con cái mình. Hãy để những em gái và phụ nữ học tập siêng hơn.” Những ngôi trường giáo dục quần chúng được mở ra để cung cấp đào tạo cho các học sinh trong độ tuổi từ trẻ em đến người cao tuổi. Mặc dù những giáo viên và cơ sở trường học thì trong tình trạng cung ứng thiếu thốn (trong nhiều trường hợp, những chùa chiền, bệnh viện, và chợ búa được biến thành trường học), chương trình có một tác động đáng kể: đến mùa thu năm 1946 hơn hai triệu người Việt đã đạt được mức biết đọc biết viết.20

Tại cuộc họp nội các, Hồ Chí Minh cũng nêu lên câu hỏi về làm cách nào để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử để tạo ra một chính phủ chính thức dựa trên những quyền tự do dân chủ. Vào ngày 08 tháng Chín, một nghị định thông báo rằng những cuộc bầu cử cho hội đồng lập hiến sẽ được tổ chức trong hai tháng để soạn thảo một hiến pháp mới cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt). Tất cả những công dân trên 18 tuổi được tuyên bố đủ tư cách đầu phiếu. Sau đó những sắc lệnh tuyên bố sự bình đẳng của tất cả các dân tộc và tự do tôn giáo. Vào ngày 13 tháng Mười, một nghị định thông báo rằng những chức quan lại truyền thống đã bị bãi bỏ, và chính quyền ở những khu vực địa phương sắp sửa được thành lập qua những cuộc bầu cử cho những hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính ở tất cả những vùng địa phương khắp các tỉnh miền Bắc.21

Chính phủ mới tập trung những cố gắng kinh tế của mình bằng cách hạ thấp những mức thuế, cải thiện hoàn cảnh làm việc, và phân phối đất nông nghiệp cho người nghèo. Ngoài việc bãi bỏ thuế đất vốn đã từng bị áp đặt bởi người Pháp,

p326

thuế thân, mà nó cung cấp 3/4 thu nhập thuế của chính phủ, những thuế về sản xuất muối và rượu, và các loại thuế thương mại khác ngay lập tức bị đình chỉ, trong khi sự tiêu thụ về thuốc phiện và thói quen lao động khổ sai đã chính thức bị cấm. Một ngày làm việc tám tiếng được ban hành, và những người mướn lao động được thông báo rằng họ phải cung cấp trước cho nhân viên một thông báo trước khi sa thải. Ở nông thôn, tiền thuê đất được ra lệnh giảm 25% và tất cả các khoản nợ dài hạn được bãi bỏ.

Chính phủ không có hành động nào, tuy nhiên, quốc hữu hóa những cơ sở kỷ nghệ hoặc thương mại, hoặc cũng không bắt tay vào một chương trình cải cách ruộng đất đầy tham vọng hầu tịch thu đất đai nông nghiệp của giới giàu có và phân phối chúng lại cho người nghèo. Đối với thời điểm này, chỉ những đất đai của thực dân Pháp và những người Việt phản quốc sắp sửa bị chiếm lấy. Trong những bài viết và những lời tuyên bố của mình trong suốt Chiến tranh Thái Bình Dương, Hồ Chí Minh đã từng cho biết rõ rằng theo sau cuộc tổng khởi dậy thành công vào lúc cuối cuộc xung đột, xã hội Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn đầu tiên là dân chủ dân tộc theo quá trình cách mạng của Lenin. Giai đoạn đó sẽ được đặc trưng hóa qua sự thành lập một chính phủ mặt trận thống nhất rộng rãi đại diện cho số lượng rộng lớn của dân cư và qua những chính sách cải cách ôn hòa trên những vũ đài xã hội và kinh tế.

Sự quyết định của chính phủ lâm thời giới thiệu một khuôn mặt ôn hòa đến dân Việt Nam là một động thái có tính toán của Hồ Chí Minh và những cộng sự viên cấp cao của mình để giành sự ủng hộ của một bộ phận tiêu biểu rộng rãi của nhân dân nhằm mục đích tập trung vào vấn đề khó khăn chính chứa đựng mối đe dọa của chủ nghĩa đế quốc nước ngoài. Mặc dù sự cố gắng của ông Hồ tránh làm thương tổn những người ôn hòa, tuy nhiên, chính phủ không phải luôn luôn có thể kiểm soát những phần tử cấp tiến ở cấp địa phương vốn là những người muốn giải quyết những lý do cá nhân hoặc muốn tham gia trong chiến tranh giai cấp. Trong một số trường hợp, những nhân sĩ hoặc quan lại trong làng bị đánh đập, bắt giữ, hoặc thậm chí hành hình không cần xét xử. Trong một số ngôi làng ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam, những hội đồng mới được bầu đột ngột tuyên bố bãi bỏ những lễ hội tôn giáo truyền thống và tịch thu tài sản của người giàu có. Để tránh những sự phức tạp, chính phủ gởi những Đảng viên chủ chốt để đảo ngược các biện pháp như thế và trấn tĩnh tinh thần hăng hái của những phần tử cách mạng.

* * *

Trong khi Hồ Chí Minh vẫn đang lo chỉnh sửa lần cuối cùng trên bài phát biểu của mình ở Quảng trường Ba Đình, những đơn vị tiến bước đầu tiên của quân đội chiếm đóng Trung Quốc đã vượt qua biên giới rồi và đang bắt đầu đi rời rạc vào trong Hà Nội. Đối với nhiều nhà quan sát người Việt, họ là một bọn khố rách áo cơm, những đồng phục màu vàng của họ bị rách và mòn và mặc,

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ VNGpQ : Việt Nam Giải phóng Quân.
pc 02_ ĐCSĐD : Đảng Cộng sản Đông Dương.
pc 03_ Lynching : là một cuộc hành hình ngoài pháp luật được thực hiện bởi một đám đông, thường bằng cách treo cổ, nhưng cũng bằng cách đốt cháy tại cột cây hoặc xử bắn, nhằm mục đích trừng phạt người vi phạm bị cáo buộc, hoặc đe dọa, kiểm soát, hoặc một khác hơn là vận động số đông người. Nó liên quan đến phương tiện khác của sự kiểm soát xã hội vốn phát sinh trong những cộng đồng, như là la hét nỗi đình nỗi đám (charivari), cho cưỡi thanh sắt đường rầy, và tẫm hắc in và phủ lông gà.

pc 04_ CDvClHK : Cục Dịch vụ Chiến lược Hoa Kỳ (OSS: U.S. Office of Strategic Services).
pc 05_ Jingxi : huyện Tĩnh Tây
.
pc 06_ Trotsky : Leon Trotsky là một nhà cách mạng và lý thuyết Mác-xít người Nga, nhà chính trị Sô-Viết và là người sáng lập và lãnh đạo đầu tiên của Hồng quân. Như là một người đứng đầu Đệ tứ Quốc tế Cộng sản, Trotsky tiếp tục trong tình trạng lưu vong ở Mexico để phản đối việc cơ cấu quan liêu của chủ thuyết Stalin ở Liên Xô, vốn là người thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản cực đoan. Những tư tưởng của Trotsky hình thành cơ bản cho chủ thuyết Trotsky, một trường phái lớn của tư tưởng Mác-xít mà nó chống lại những lý thuyết của chủ thuyết Stalin. Sau cùng ông ta bị ám sát ở Mexico vào ngày 13 tháng Ba, 1928 bởi sát thủ Ramón Mercader, một mật vụ gốc Tây Ban Nha của Sô-Viết. Ông ta là một trong thiểu số nhân vật chính trị Sô-Viết những người mà không bao giờ được phục hồi danh dự bởi chính phủ của Mikhail Gorbachev. Nhưng cuối cùng ông đã được trả lại danh dự vào năm 2001.

pc 07_ Công trường Puginier : đúng ra vào thời điểm đó nơi nầy được gọi là Vườn hoa Pugininer (Le parc Pugininer) được đặt theo tên của giáo sĩ người Pháp Paul-Francois Puginier (1835-1892) vốn là Giám mục địa phận Tây Bắc Bộ và cũng là thành viên của Hội Truyền giáo Nước ngoài của Paris, thuộc dòng La-San (La Salle).
Trước đây, nơi nầy là một khu vực nằm trong phạm vi Hoàng thành Thăng Long. Thời Gia Long, năm 1808, Hoàng thành bị phá vỡ để xây lại một ngôi thành mới nhỏ hơn nhiều để làm trị sở cho Bắc thành. Khu vực Quảng trường Ba Đình ngày nay tương ứng với khu cửa Tây của ngôi thành mới, được Minh Mạng đổi tên là thành Hà Nội vào năm 1831. Khu vực này bấy giờ có một gò đất cao được gọi là núi Khán, hay Khán Sơn.
Giữa thế kỷ 19, do đề nghị của Bố chính Hà Nội Lê Hữu Thanh, Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Thu đã cùng một số quan lại bỏ tiền xây một ngôi nhà ngói trên núi Khán, gọi là Khán Sơn Đình làm chỗ hội họp các văn nhân. Vì vậy, có thời kỳ nơi đây nổi tiếng trong sinh hoạt văn hóa của nhân sĩ Bắc Hà.
Sau khi kiểm soát được toàn bộ Đông Dương, năm 1894, quân Pháp cho phá vỡ toàn bộ thành, chỉ giữ lại cửa Bắc để làm kỷ niệm. Khu vực này được các kiến trúc sư Pháp quy hoạch để xây dựng trung tâm hành chính của Liên bang Đông Dương. Núi Khán bị san bằng. Một vườn hoa nhỏ được xây dựng tại khu vực này, tạo thành một quảng trường rộng lớn được đặt tên là Vườn hoa Pugininer (Le parc Pugininer). Vườn hoa được giới hạn bởi các con đường Avenue de la République, Avenue Brière de l’Isle, Rue Elie Groleau, và Avenue Puginier. Và một vòng xoay nhỏ được xây dựng gần đó cũng được đặt tên là Vòng xoay Pugininer (Rond-point Pugininer). Do hình dáng đặc biệt của vòng xoay mà người dân Hà Nội còn gọi Vườn hoa Pugininer là Công Trường Tròn bao gồm cả Quảng trường Ba Đình ngày nay.
Tại khu vực gần Công trường Tròn, Phủ Toàn quyền được khởi công xây dựng vào năm 1901. Năm 1914, trường sở của Lycée Paul Bert được xây dựng tại vị trí núi Khán trước kia, ngay cạnh Vườn hoa Pugininer.

pc 08_ Zhang Fakui : Trương Phát Khuê.
pc 09_ Lu Han : Lư Hán.
pc 10_ Chiang Kai-shek : Tưởng Giới Thạch.
pc 11_ một triệu : theo đoạn viết trước đó, con số ước lượng khoảng dưới dưới một trăm ngàn người (như trong câu : hàng ngàn người), nhưng theo ông Giáp cho là hàng trăm ngàn rồi thêm lên một triệu người.

pc 12_ CTtCtHK : Cục Thông tin Chiến tranh Hoa Kỳ (OWI: U.S. Office of War Information).
pc 13_ Chongqing : thành phố Trùng Khánh.
pc 14_ Kunming : quận Côn Minh.

Leave a comment