XI- Sự Tái Thiết và Đề Kháng (Phần 2)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p357

với kiến ​​thức rộng về những vấn đề châu Á ở Phòng Nội vụ Đông Nam Á của Bộ Ngoại giao. Khi ông Landon đến Hà Nội với sứ mệnh tìm-hiểu-tình-hình-thực-tế vào giữa tháng Giêng năm 1946, ông Sainteny bảo đảm với ông ta rằng chính phủ Pháp sẽ ứng dụng phong thái hòa giải trong các cuộc đàm phán của mình với Việt Nam. Tuy nhiên, trong những cuộc hội thoại của ông với Hồ Chí Minh, ông Landon tìm thấy rằng vị Chủ tịch Việt Nam thì kém lạc quan về những triển vọng cho việc hòa giải. Ông Hồ đặt câu hỏi về sự chân thành của người Pháp và chỉ ra đáy lòng quyết tâm của người Việt Nam nhằm đạt được nền độc lập hoàn toàn khỏi quyền cai trị thuộc địa. Vào cuối chuyến thăm viếng, ông Hồ trao ông Landon một lá thư nhờ gởi đến Tổng thống Truman. Sau khi lưu ý rằng Hoa Kỳ thì trong quá trình ban nền độc lập hoàn toàn cho Phi Luật Tân, ông Hồ van nài sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong cuộc đấu tranh của đất nước mình cho việc giải phóng dân tộc.

Sự hoài nghi của Hồ Chí Minh về những ý định của Pháp dường như hợp lý khi Bộ Ngoại giao ở Paris nói với Đại sứ Mỹ Jefferson Caffery rằng mặc dù Pháp sẽ ứng dụng thái độ “tự do và tiến bộ” đối với những yêu cầu của Việt Nam, một nền độc lập hoàn toàn thì ngoài sự cứu xét. Ông Caffery đáp lại với hy vọng rằng Paris sẽ ứng dụng một vị thế làm sáng tỏ về câu hỏi độc lập, sau khi lưu ý Washington rằng một số “người lãnh đạo quân sự thuộc dòng xa xưa” cho đến nay đã tận dụng “ảnh hưởng tai hại” về những chính sách của chính phủ đối với Đông Dương.16

Mặc dù những dấu hiệu như thế về sự không khoan nhượng, áp lực của Pháp trên Paris để đạt được sự hòa giải đang tăng lên như là kết quả của những báo cáo rằng các cuộc thảo luận giữa Trung Quốc-Pháp đang diễn ra ở Chongqing(pc 10) để mang lại sự ra đi của đội quân Trung Quốc và sự thay thế của họ bởi người Pháp. Để bôi trơn những cuộc đàm phán đó, những nguồn tin chính thức ở Hà Nội ám chỉ sự sẵn sàng xem xét các nhượng bộ để mang lại một sự hòa giải thỏa đáng. Có những dấu hiệu tương tự của sự thỏa hiệp ở Paris, nơi mà sự từ chức của Charles de Gaulle vào giữa tháng Giêng dẫn đến sự hình thành của một chính phủ liên minh có khả năng hòa giải hơn và mới được dẫn dắt bởi Felix Gouin của Đảng Xã hội.

Ông de Gaulle không để lại đề nghị ​​gì cho người kế nhiệm ông ta về làm cách nào giải quyết tình hình ở Đông Dương, mặc dù sau này ông ta trừng phạt Cao ủy d’Argenlieu rằng vấn đề trật tự đáng lý ra nên được khôi phục trước khi bắt đầu nhiệm vụ. Ông d’Argenlieu trở lại Paris vào tháng Giêng để hội ý với chính phủ mới, trong khi để lại những hướng dẫn cho Tướng Leclerc đừng dùng chữ “độc lập” trong các cuộc hội đàm với Hồ Chí Minh. Nhưng ông Sainteny báo cáo rằng ông Hồ nhấn mạnh đến nhóm chữ “độc lập trong Liên hiệp Pháp.” Một cách khác hơn, ông ta cảnh cáo, sẽ có chiến tranh. Vào ngày 14 tháng Hai, ông Leclerc điện thư Paris với đề nghị rằng nếu Pháp đồng ý bao gồm các từ ngữ “độc lập,” tính chất ưu thế của vấn đề có thể được giải quyết.

p358

“Thời điểm này là cơ hội,” ông ta đưa ra ý kiến, “cho một tuyên bố rõ ràng của Chính phủ xác nhận từ ngữ độc lập.” Nền độc lập, ông ta nói, có thể được chấp nhận “trên cơ bản hạn chế, trong bối cảnh Liên hiệp Pháp, đối với tất cả nước ở Đông Dương.” Nhưng d’Argenlieu, cựu linh mục hách dịch thuộc dòng Tên mà quan điểm bảo thủ của mình có lần giành được cho ông ta một danh hiệu là “một tâm trí rực rỡ nhất của thế kỷ 12,” bác bỏ ý kiến.17

Trước khi việc từ chức của mình, ông de Gaulle đã phái Max André, một thành viên của nội các mình, đến Hà Nội để thăm dò thái độ của Hồ Chí Minh trên vấn đề hòa giải. Theo một nguồn tin của Pháp, ông Hồ gợi ý cho người khách viếng này về sự sẵn sàng cho phép sự trở lại miền Bắc của đội quân Pháp theo những điều kiện nhất định. Nhưng ông Hồ cũng chịu áp lực từ trong số cử tri của mình không chịu thiệt với người Pháp. Những báo ấn hành của phe quốc gia chỉ trích ông ta không ngừng về việc tham gia vào các cuộc thảo luận với Pháp và kêu gọi sự giải thể “chính phủ của những kẻ phản bội,” là những người bán đứng những lợi ích về nền độc lập Việt Nam nhằm mục đích giữ cho mình quyền lực.

Bất kỳ khuynh hướng nào nhằm thỏa hiệp đang ngày càng trở nên khó khăn vì cuộc xung đột đang tăng ở phía nam. Váo tháng Mười Một năm 1945, đội quân Pháp đổ bộ dọc theo bờ biển miền Trung và chiếm giữ thành phố nghỉ mát Nha Trang. Thành phố sau đó đã bị bao vây bởi đội quân Việt Minh địa phương. Một vài tuần sau đó, những đơn vị Pháp dưới quyền Tướng Alessandri vượt qua biên giới Trung-Việt vào Đông Dương tại Lai Châu, ở xa về phía tây bắc, và bắt đầu phong tỏa khu vực biên giới để ngăn chận Việt Minh từ giao tiếp với những người ủng hộ ở Nam Bộ. Những đơn vị Vệ Quốc Quân của Hà Nội được gởi đến khu vực để chận đứng hay trì hoãn bước tiến của Pháp. Trong một cuộc phỏng vấn, Tướng Lu Han(pc 05) xác nhận sự xâm nhập của đội quân Pháp nhưng bị từ chối những báo cáo rằng một thỏa thuận cho phép họ vào Đông Dương đã được đạt ở những cuộc đàm phán Trung-Pháp.

Vào giữa tháng Hai năm 1946, tuy nhiên, những nguồn tin của Pháp xác nhận rằng một thỏa thuận với Trung Quốc nhằm mang lại sự rút lui của đội quân chiếm đóng Trung Quốc khỏi Đông Dương sắp sử được ký kết, và cảnh cáo nhà chức trách tại Hà Nội rằng vấn đề hòa giải chính trị giữa Pháp và VNDCCH(pc 02) (Bắc Việt) ắt hẵn được đạt chẳng bao lâu. Nếu không, họ báo cho biết, những hậu quả có thể là tai hại. Trong một điện thư cho Paris vào ngày 18 tháng Hai, ông Sainteny báo cáo về cuộc đàm phán quyết định với Hồ Chí Minh hai ngày trước đó trong suốt thời gian mà ông Hồ đồng ý từ bỏ đòi hỏi của mình cho việc bao gồm từ ngữ “độc lập” trong hòa giải hòa bình được tiến hành và đồng ý với số thành viên của đất nước mình trong Liên hiệp Pháp. Tuy nhiên, ông Hồ yêu cầu qua việc đổi lại rằng “sự nhìn nhận của chính phủ Pháp ở Việt Nam về nguyên tắc quyền tự trị.” Ở Paris, ông d’Argenlieu bày tỏ sự thỏa thuận của mình về nguyên tắc đó.

p359

Trong khi những cuộc thương thuyết đang diễn ra, một bản tin được gởi đi của cơ quan tin tức thế giới Reuters vào ngày 20 tháng Hai tiết lộ những quy định của thỏa thuận được thảo kế hoạch giữa Trung Quốc-Pháp, theo đó Chongqing(pc 10) đồng ý cho phép sự xuất hiện của đội quân Pháp ở miền Bắc thay thế lực lượng Trung Quốc đang rời khỏi. Để nhấn mạnh những ám chỉ rằng Paris sẽ không ngần ngại sử dụng vũ lực nếu Hà Nội từ chối thỏa hiệp, Tướng Leclerc bắt đầu tiến hành những chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ quân sự của Pháp tại Hải Phòng. Khi tin tức này bùng nổ ở Hà Nội, tâm trạng trở nên rũ rượi. Những nhà hoạt động quốc gia, vừa mới bị khích động qua những báo cáo về sự vui lòng thỏa hiệp của Hồ trên vấn đề độc lập, tổ chức những cuộc biểu tình trên các con đường ở trung tâm thành phố và kêu gọi một cuộc tổng đình công chống lại chính phủ. Một số người yêu cầu sự từ chức của Hồ Chí Minh và sự hình thành một nội các mới dưới quyền “Công dân” Vĩnh Thụy. Khi đám đông tiến đến hồ Hoàn Kiếm, họ gặp phải những người biểu tình ủng hộ chính phủ, và những cuộc đụng độ nổ ra giữa hai nhóm.

Trong một cuộc phỏng vấn với những nhà báo vào ngày 22 tháng Hai, Hồ Chí Minh từ chối phát biểu về vấn đề thỏa thuận giữa Trung Quốc-Pháp được đồn đãi, nhưng những sự kiện tiếp theo đó cho thấy rằng các người lãnh đạo Việt Nam đang quan tâm. Trong suốt vài ngày tới, chính phủ gia tăng những chuẩn bị chiến tranh, tổ chức thêm những đơn vị tự vệ và thúc giục trẻ con và người già rời khỏi thành phố. Trong khi đó, những chuẩn bị được đẩy nhanh để hoàn thành sự hình thành của một chính phủ liên minh mới và triệu tập Quốc hội, mà những thành viên của nó đã từng được bầu vào tháng Giêng. Ông Sainteny gần đây đã bày tỏ sự sẵn lòng của mình để xem xét khả năng tự chủ của Việt Nam (không có đề cập về nền độc lập), nhưng ông ta đã dựng lên một rào cản mới bằng cách tuyên bố việc ông từ chối ký một thỏa thuận, trừ khi chính phủ Việt Nam được mở rộng nhằm bao gồm những đại diện của tất cả các nhóm dân cư.18

Những cuộc đàm phán giữa những đại diện Việt Minh và những đảng phái quốc gia đã từng căng thẳng, như VNQDĐ,(pc 08) có lòng tin vào sự ủng hộ của Trung Quốc, vẫn đòi hỏi phần lớn những chức vụ nội các trong chính phủ mới. Ông Hồ có lẽ trong giây lát đánh mất hy vọng rằng một sự hòa giải có thể đạt được. Theo Bảo Đại, vào sáng ngày 23 tháng Hai, ông Hồ đột nhiên đòi đến thăm ông ta và, khi đến nơi, van nài ông ta nắm lấy quyền lực. “Tâu bệ hạ,” ông Hồ thở dài, “Tôi không biết làm gì hơn. Tình hình thì rất quan trọng. Tôi đã hiểu rõ rằng người Pháp sẽ không thương lượng với tôi. Tôi đã không có thể chiếm được lòng tin của Đồng minh. Toàn thể thế giới tìm thấy tôi quá “đỏ.” Tôi nài xin Ngài, Hoàng thượng, hãy hy sinh lần thứ hai, và tiếp tục giữ quyền lực.”

Lúc đầu, Bảo Đại từ chối, nhưng sau đó đồng ý thảo luận vấn đề với những cố vấn của mình, là những người đề nghị rằng ông ta nên chấp nhận. Nhưng bây giờ chính là đến phiên Hồ Chí Minh đổi ý. Chiều hôm đó, ông Hồ yêu cầu Bảo Đại gia nhập với ông ta:

p360

Hoàng thượng, xin hãy quên tất cả những gì mà tôi đã nói với Ngài buổi sáng này. Tôi không có quyền từ bỏ những trách nhiệm của tôi chỉ vì tình hình đang khó khăn. Trả lại quyền lực cho Ngài bây giờ sẽ là một hành động phản bội về phần tôi. Tôi xin Ngài tha thứ lúc yếu đuối này và [tha thứ cho tôi vì] suy nghĩ trong những hoàn cảnh tự rời bỏ những nhiệm vụ của tôi như thế đối với Ngài. Tôi đã từng hoạch định từ chức hết vì sự phản đối của những đảng phái quốc gia đối với những hòa ước mà chúng tôi đang chuẩn bị với người Pháp.

Điều gì đã từng xảy ra làm đổi ý ông Hồ? Chính là sự kiện quan trọng vào ngày hôm sau, những nguồn tin của chính phủ thông báo rằng những đảng phái đã đồng ý thành lập một chính phủ liên minh mới. Những Bộ chủ yếu, như là Nội vụ, Quốc phòng, được giao cho những người độc lập, trong khi Việt Minh, Đảng Dân chủ bù nhìn của nó, VNQDĐ, và Hội Đồng Minh sẽ chia sẻ tám ghế còn lại. Theo Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh đã tham khảo ý kiến ​​với Xiao Wen và nhấn mạnh tầm quan trọng về việc thành lập một chính phủ liên minh để chống lại Pháp, Xiao Wen, vố là người không có sự thích đối với Pháp, đương nhiên đồng ý gây áp lực với những người quốc gia để thỏa hiệp trên những đòi hỏi của họ.19

Ông d’Argenlieu trở lại Sài Gòn từ Paris vào ngày 27 tháng Hai. Ngày hôm đó, ông ta chấp nhận những đại cương mở rộng về cách xử sự của ông Sainteny đang cố gắng giải quyết cho một “nhà nước tự do” ở Việt Nam, “với quốc hội, quân đội và tài chính riêng của nó.” Nhưng ông ta từ chối đòi hỏi của Việt Nam về quyền tự chủ trong các vấn đề ngoại giao hoặc về sự thống nhất chính trị và lãnh thổ của ba miền, mặc dù ông ta đã đồng ý trên nguyên tắc về việc tổ chức trưng cầu dân ý về câu hỏi chính trị này. Như là nhấn mạnh quan điểm của ông d’Argenlieu, trong cùng một ngày những người điều đình của Pháp hạ xuống sự chống đối của họ đối với những đòi hỏi của Trung Quốc cho việc chấm dứt quyền lực xuyên biên giới có từ lâu đởi của Pháp (như là những nhượng địa của Pháp ở Canton (i.e. Quảng Châu) và Shanghai (i.e. Thượng Hải) ở Trung Quốc và đồng ý ký kết hòa ước Trung-Pháp. Nếu sự thỏa thuận với VNDCCH(pc 02) (Bắc Việt) có thể đạt được, con đường bây giờ thì suông sẻ cho đội quân Pháp thay thế lực lượng chiếm đóng của Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam. Paris ngay lập tức gởi mệnh lệnh cho ông Leclerc ở Sài Gòn: “Hòa ước đạt được, hạm đội có thể ra tàu.”20

* * *

Với sự hòa bình trong tình trạng đe dọa, bây giờ chính là điều quan trọng đối với Hồ Chí Minh để có được sự đồng tình của chính phủ và người dân mình. Vào lúc 07:00 A.M. vào sáng ngày 02 tháng Ba, Quốc hội mới triệu tập lần đầu tiên tại Nhà hát Thành phố tại trung tâm thành phố Hà Nội. Tòa nhà được trang hoàng với lá cờ đỏ với ngôi sao vàng rực bây giờ quen thuộc, vẫn là biểu tượng quốc gia bất chấp những những chống đối của những người quốc gia.

p361

Gần 300 đại diện, thêm vào đó là những phóng viên tin tức và các vị khách khác, nhét vào trong khán phòng. Vận phục trong bộ đồ ka-ki nhăn nhíu của mình, Hồ Chí Minh bước lên diễn đàn và kêu gọi những đại biểu thừa nhận 70 thành viên chưa được bầu của VNQDĐ(pc 08) và Đồng Minh Hội, là những người đã buộc phải chờ đợi trong phòng ngoài cho đến khi được mời vào phòng họp lớn. Sau khi hội đồng phê duyệt, họ đi thành hàng vào đại sảnh và lấy những chỗ ngồi của mình, vào lúc mà ông Hồ tuyên bố rằng hội đồng bây giờ trình diện cho toàn thể đất nước và bây giờ phải bắt đầu tạo ra một chính phủ để phản ảnh và thực hiện những nguyện vọng dân tộc. Vào thời điểm đó, Quốc hội chính thức chấp nhận sự từ chức của chính phủ liên minh lâm thời vốn đã được bổ nhiệm vào tháng Giêng và nhất trí bầu Hồ Chí Minh là Chủ tịch của một chính phủ liên minh mới của kháng chiến và xây dựng lại. Nguyễn Hải Thần, là người không tham dự cuộc họp với cớ thoái thác vì yếu bệnh, được bầu là phó chủ tịch. Sau đó, ông Hồ công bố sự hình thành của Ủy ban Dân tộc Kháng chiến để thực hiện các cuộc đấu tranh cho độc lập hoàn toàn và chỉ định một Nhóm Cố vấn Quốc gia, được chủ trị bởi cựu hoàng đế Bảo Đại. Phiên họp kết luận ngay sau buổi trưa. Cùng ngày đó, hạm đội Pháp chở Tướng Leclerc đang dông thẳng hành trình từ Sài Gòn về Hải phòng.21

Vào ngày 05 tháng Ba, Hồ Chí Minh kêu gọi một cuộc họp bí mật của những lãnh đạo Đảng tại Hương Canh, một vùng ngoại ô Hà Nội. Ủy ban Thường vụ đã từng họp vào ngày 24 tháng Hai để đánh giá tình hình và tìm ra một chiến lược thích hợp. Có những ý kiến ​​khác hẵn nhau xa biệt về điều gì nên làm. Một số muốn sử dụng vũ khí ngay lập tức, những người khác đề nghị một yêu cầu về sự ủng hộ quân sự của Trung Quốc chống lại Pháp. Nhưng đối với Hồ Chí Minh, về yếu điểm hiện thời của lực lượng Việt Minh, đó là điều cực kỳ quan trọng để đạt được một thỏa thuận nếu có thể chút nào chăng. Tại một thời điểm ông ta bày tỏ trong sự bực tức: “Anh bạn không thể hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc ở lại sao? Anh bạn không nhớ lịch sử trong quá khứ của chúng ta. Bất cứ khi nào Trung Quốc đến, họ ở lại một ngàn năm. Người Pháp, mặt khác, có thể ở lại trong một thời gian ngắn. Cuối cùng, họ sẽ phải rời khỏi.” Trong lời bình luận sau này cho nhà sử học Pháp Paul Mus, ông ta dùng một nhận xét trần tục hơn: “Tốt hơn là ngữi cứt Pháp trong một lúc hơn là ăn thứ đó của Trung Quốc đến hết cuộc đời chúng ta.”22

Cuối cùng, bản chất hiện thực trơ tráo theo lập luận của Hồ Chí Minh nắm giữ thế lực. Như nghị quyết được ban hành vào cuối cuộc họp nói rõ, “Vấn đề khó khăn bây giờ thì không phải là liệu chúng ta có muốn chiến đấu. Vấn đề là biết chính mình và biết những người khác, khách quan nhận ra tất cả những điều kiện mà chúng thuận lợi và bất lợi ở trong nước và ở nước ngoài, và sau đó biện hộ một cách đúng đắn.”

p362

Thật ra, vấn đề là tình hình phức tạp đáng kể hơn so với tình hình đã từng xảy ra trong Cách mạng Tháng Tám. Sau đó, tình hình chính trị bên trong nước thuận lợi cho Đảng và những đảng phái đối lập đã không sẵn lòng hoặc không thể phản đối Đảng trong công chúng. Bây giờ, những người quốc gia cảm thấy bạo dạn hơn tin cậy vào sự ủng hộ tiềm năng của lực lượng chiếm đóng Trung Quốc và có thể có đủ khả năng để có một đường lối cứng rắn chống lại chính phủ. Trong suốt Cách mạng Tháng Tám, Đảng đã từng có thể vận dụng những mâu thuẫn giữa các cường quốc Đồng minh cho lợi thế của nó; bây giờ, nghị quyết lưu ý, những mâu thuẫn đó đã được ít nhất là tạm thời hài hoà, trong khi cùng lúc đó, lực lượng tiến bộ của thế giới được dẫn dắt bởi Liên Xô không có thể đến trợ giúp cách mạng Việt Nam. Trong những hoàn cảnh đó, một “cuộc quyết chiến” sẽ để lại cho Việt Minh cả bị suy yếu và cả bị cô lập.

Nghị quyết thừa nhận rằng một chính sách hòa giải có thể khiến cho Đảng có thể dễ dàng bị buộc tội về việc bán đứng những quyền lợi đất nước, cũng như về việc cho phép người Pháp củng cố lực lượng của mình cho một cuộc tấn công trong tương lai trên miền Bắc. Mặt khác, nó sẽ loại bỏ hoặc ít nhất làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc và những cộng tác viên quốc gia của họ, và cũng cho chính phủ Hà Nội thời gian để chuẩn bị theo những hoàn cảnh thuận lợi hơn cho một cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn. Cuối cùng, nó kết luận, Pháp phải nhìn nhận quyền của người dân Việt về sự tự chủ hoàn toàn và thống nhất quốc gia.23

Vào ngày 05 tháng Ba, đội tàu của Tướng Leclerc lướt vào Vịnh Bắc Bộ. Cùng ngày hôm đó, ông Sainteny nhận được một báo cáo từ Sài Gòn rằng Trung Quốc đã đột ngột không giữ lời hứa về sự thoả thuận của họ với Pháp và bây giờ từ chối cho phép đội quân Pháp xuống lãnh thổ Đông Dương mà không có những nhượng bộ xa hơn nữa. Trong khi đó, ở Hà Nội Ủy ban Dân tộc Kháng chiến mới được thành lập đã ban hành lời kêu gọi người dân để chuẩn bị đứng lên để bảo vệ tổ quốc. Nếu lực lượng Pháp cố gắng đổ bộ không cần đến sự thỏa thuận với Chongqing,(pc 10) họ sẽ bị chống trả bởi cả Trung Quốc và Việt Nam. Đối với sự an toàn của đội quân mình, Tướng Leclerc yêu cầu ông Sainteny làm bất cứ giá nào trong quyền lực của mình để đạt được một thỏa thuận trong thời gian ngắn nhất như có thể, “thậm chí phải trả giá cho những bước đầu mà có thể cuối cùng chối bỏ.”24

Sau đó trong ngày, những cuộc thương thuyết lại tiếp tục. Ông Sainteny tỏ vẻ nóng lòng để đạt được một hiệp ước và Hồ Chí Minh, là người chắc chắn nhận thức được những khó khăn gần đây trong các cuộc đàm phán Trung-Pháp, có thể đã quyết định dùng đòn may mắn của mình, bằng cách nhấn mạnh vào sự bao gồm chữ “độc lập” trong thỏa thuận, cũng như sự chấp nhận của Pháp về nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Khi các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục vào buổi chiều tối, ông Sainteny đồng ý chuyển vấn đề toàn vẹn lãnh thổ cho một cuộc trưng cầu được tổ chức ở cả ba miền của đất nước, nhưng ông ta tuyệt đối từ chối bao gồm chữ “độc lập.”

p363

Đối với các cuộc đàm phán bế tắc, Pháp để lại, lôi cuốn Hồ Chí Minh đưa ra sự suy xét xa hơn đến những đề nghị của họ.

Sáng sớm hôm sau, hạm đội Pháp vào bến cảng Hải Phòng. Vào lúc 8:30 sáng, khi tàu đổ bộ đầu tiên của Pháp được hạ xuống trên sông Cửa Cấm, đội quân Trung Quốc dọc theo bờ sông nổ súng. Sau một sự trì hoãn 15 phút, người Pháp đáp trả. Trong sự trao đổi, mà nó kéo dài cho đến khi 11:00 sáng, nhiều tàu Pháp bị hư hỏng nhẹ, trong khi một kho đạn của Trung Quốc đang bốc lửa. Trong suốt thời gian cao độ của trận chiến, những viên đạn được bắn loạn xạ trên  những con đường thuộc trung tâm thành phố Hải Phòng như mưa.25

Trong khi Pháp và Trung Quốc đang trao đổi hỏa lực ở Hải Phòng, các cuộc đàm phán ở Hà Nội cuối cùng đi đến một kết thúc thành công. Bị áp lực bởi lệnh chiếm đóng của Trung Quốc không quá kiên quyết, ông Hồ tổ chức những cuộc tham vấn cuối cùng với Ủy ban Thường vụ Đảng sau đó vào chiều tối ngày 05 tháng Ba và có được sự chấp thuận của ủy ban để thực hiện những sự nhượng bộ cần thiết hầu đạt được một thỏa thuận. Ngay trước khi bình minh, mật phái viên của ông Hồ, Hoàng Minh Giám, đến nơi cư ngụ của ông Sainteny và thông báo rằng chính phủ mình chấp nhận những điều kiện của Pháp và đồng ý nhóm chữ của Pháp nhìn nhận Việt Nam như là một “nhà nước tự do.” Khoảng bốn giờ, những đại biểu Việt Nam đến ngôi biệt thự trên đường Lý Thái Tổ, đối diện một công viên từ Dinh Bắc, nơi mà những cuộc đàm phán đã từng diễn ra. Trước khi cuộc hội kiến của những đại diện Pháp và Việt Nam cũng như nhiều nhà quan sát ngoại giao, một hiệp ước lần đầu tiên được đọc to lên. Bản hiệp ước kêu gọi sự nhìn nhận của Pháp cho nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam như là một nhà nước tự do, với “chính phủ, quốc hội, quân đội và tài chính riêng của nó trong phạm vi Liên hiệp Pháp.” Chính phủ Pháp đồng ý việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định sự thống nhất có thể của ba miền. Đổi lại, Việt Nam đồng ý cho phép 15.000 quân Pháp thay thế người Trung Quốc ra đi ở miền Bắc. Hồ Chí Minh là người đầu tiên ký tên. Ông ta sau đó đưa bút cho phó ủy viên quốc phòng của ông ta, Vũ Hồng Khanh lãnh tụ VNQDĐ.(pc 08) Sau buổi lễ, ông Sainteny bày tỏ sự hài lòng của mình liên quan đến hiệp ước, nhưng ông Hồ trả lời: “Và tôi lấy làm tiếc bởi vì về cơ bản anh bạn đã thắng trong cuộc thi đua. Anh bạn nhận biết rõ rằng tôi muốn nhiều hơn điều nầy. Nhưng tôi ý thức rõ rằng chúng tôi không thể có mọi thứ ngay lập tức.” Sau đó ông ta hồi phục tinh thần mình và ôm lấy ông Pignon và Sainteny. “Sự an ủi của tôi,” ông ta bày tỏ với ông Sainteny, “là tình bạn của chúng ta.”26

Trong việc yêu cầu Vũ Hồng Khanh ký vào hiệp ước, Hồ Chí Minh hy vọng làm câm họng những lời chỉ trích có thể về sự thỏa thuận bởi những phần tử quốc gia. Ngay sau khi buổi lễ, ông ta gặp gỡ với Ủy ban Thường vụ của ĐCSĐD(pc 01) để quyết định làm cách nào trình bày hiệp ước cho người dân và

p364

gởi những đại diện đến những miền khác của đất nước hầu giải thích lý lẽ phía sau sự quyết định. Hoàng Quốc Việt đến Sài Gòn, Hoàng Minh Giám đến Đà Nẵng, và Võ Nguyên Giáp đến Hải Phòng, nơi mà người Pháp sẽ chẳng bao lâu được lên xuống tàu.

Tin tức về hiệp ước xuất hiện trong những tờ báo Hà Nội sáng hôm sau. Theo báo cáo, bản tin được chào đón bằng một sự kết hợp bất ngờ, giận dữ, và lạnh lùng. Mặc dù lời kêu gọi của chính phủ đến dân chúng giữ bình tĩnh và tránh những hành động khiêu khích chống lại những cư trú Pháp, sự căng thẳng ở thủ đô như sờ thấy được. Phe quốc gia buộc tội rằng Hồ Chí Minh đã bị lừa bởi người Pháp, và một số người thậm chí còn gọi ông ta là một kẻ phản bội (Việt gian). Để đối kháng với những cáo buộc như thế, những lãnh đạo Đảng hoạch định một cuộc tụ tập đông đảo ở trước Nhà hát Thành phố lúc 04:00 giờ chiều để giải thích về  quyết định. Theo Jean Sainteny, những phần tử quốc gia đi quanh đám đông để khích động dân bày tỏ sự bất bình của họ. Một nhà hoạt động ném một quả lựu đạn, nhưng quên giựt chốt. Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp, là người đã đến từ Hải Phòng ngay trước khi buổi lễ, phát biểu đầu tiên, giải thích về sự cần thiết cho sự tán thành và tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp và trật tự. Ông ta so sánh sự thỏa thuận đối với quyết định của Lenin vào năm 1918 để chấp nhận sự mất mát lãnh thổ Nga cho Đức trong Hiệp ước Brest Litovsk, và hứa rằng sự phát triển này cuối cùng sẽ dẫn đến nền độc lập hoàn toàn. Sau nhiều diễn giả khác, Hồ Chí Minh xuất hiện trên ban công và nói một vài lời ngắn gọn. “Đất nước của chúng ta,” ông ta nói,

đã trở nên tự do vào tháng Tám năm 1945. Tuy nhiên, đến ngày hôm nay không có một quyền lực lớn duy nhất nào nhìn nhận nền độc lập của chúng ta. Những cuộc đàm phán với Pháp đã mở đường cho sự công nhận quốc tế của chúng ta, và hướng tới việc củng cố vị trí của Cộng hoà Dân chủ Việt Nam trên đấu trường thế giới. Chúng ta đã từng trở thành một quốc gia tự do. Như được tuyên bố trong hiệp ước, đội quân Pháp sẽ dần dần được rút lui khỏi Việt Nam. Những đồng bào của chúng ta phải giữ bình tĩnh và tuân theo kỷ luật, và phải tăng cường sự đoàn kết và sự gắn bó của mình.

Ông kết luận những bày tỏ của mình với lời tuyên thệ ngắn gọn: “Tôi, Hồ Chí Minh, đã từng chiến đấu bên cạnh những đồng bào của tôi suốt cuộc đời mình vì nền độc lập của Tổ quốc chúng ta. Tôi sẽ thà chết hơn là phản bội đất nước tôi.”

Sự chân thành và cảm xúc trong giọng nói của ông ta lan ra trong ngày, và buổi lễ kết thúc với tiếng vỗ tay và những tiếng thét “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm.” Tuy nhiên nhiều người Việt Nam, ít ra không trong phạm vi hàng ngũ Đảng, hoài nghi về hiệp ước và muốn đối mặt vấn đề trực tiếp hơn. Hai ngày sau đó, Ủy ban Thường vụ ban hành một chỉ thị

p365

có tên là “Hòa giải để Tiến lên” trong một cố gắng để làm giảm bớt sự mất tin nhiệm giữa những cán bộ Đảng, trong khi cảnh cáo sự cần thiết cho việc cảnh giác và chuẩn bị. “tổ quốc,” chỉ thị kết luận, “đang đối mặt thời gian khó khăn, nhưng con thuyền cách mạng đang lướt về phía trước qua những san hô. Sự thoả thuận với Pháp là để có được thời gian, bảo tồn lực lượng của chúng ta, và để duy trì vị thế của chúng ta hầu tiến tới nhanh chóng hướng tới độc lập hoàn toàn.”27

Vào chiều tối ngày 06 tháng Ba, Võ Nguyên Giáp trở lại Hải Phòng để gặp gỡ với Tướng Leclerc và thảo luận việc thi hành hiệp ước sơ bộ liên quan đến tình hình quân sự. Bất chấp hiệp ước, những cuộc đụng độ vũ trang giữa các đơn vị Pháp và Việt Nam đã diễn ra ở nhiều khu vực, và cả hai bên canh giữ lấy họ. Hồ Chí Minh vẫn ở Hà Nội, nơi mà ông ta gặp gỡ một đoàn đại biểu của những quan chức dân sự và quân sự tại Tòa Đô Chánh. Ông ta cũng đã viết một lá thư ngõ cho đồng bào ở miền Nam, thông báo cho họ về lệnh ngưng bắn nhưng yêu cầu họ duy trì những chuẩn bị và kỷ luật của họ. Nguyễn Lương Bằng, một cộng sự viên cũ của ông Hồ từ những ngày ông ta ở Trung Quốc và Hong Kong, được điều hành nhận lấy nhiệm vụ về việc tái lập khu căn cứ gần Thái Nguyên, trong khi Hoàng Văn Hoan được gởi đến Thanh Hóa với cùng mục đích.

Tại Paris, những bản tin về sự thỏa thuận Ho-Sainteny nói chung là lạc quan. Vào ngày 09 tháng Ba, Bộ trưởng Lãnh thổ Nước ngoài Marius Moutet đệ trình hiệp định lên Hội đồng Bộ trưởng, nơi mà nó được đưa ra phê duyệt dự khuyết, và Bộ trưởng Ngoại giao Georges Bidault ca ngợi nó như là một mô hình tiềm năng cho việc ứng dụng trong các khu vực thuộc địa khác dưới sự quản trị của Pháp. Tuy nhiên, tiếng trống của sự chỉ trích từ những người quốc gia bên trong Việt Nam tiếp tục. Một số nhà lãnh đạo không-Cộng-sản kêu gọi chính phủ tìm kiếm sự ủng hộ từ Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Tối cao Cố vấn Bảo Đại có ý muốn đi đến Chongqing(pc 10) để thực hiện việc van nài cá nhân đến chế độ Chiang Kai-shek.(pc 06) Sau khi vài lần thảo luận, Hồ Chí Minh đồng ý.

Vào ngày 18 tháng Ba, 1.200 quân Pháp, được vận chuyển trong khoảng 200 xe quân sự –nhiều người trong số họ là người Mỹ– vượt qua cầu Paul Doumer và sau đó tiến về Hà Nội mang niềm hân hoan của dân cư trú Pháp trong thành phố. Lực lượng chiếm đóng của Trung Quốc đã đi rời rạc ra khỏi thành phố về hướng biên giới trong suốt những ngày trước đó. Theo một nguồn tin của Pháp, một người quan sát Việt Nam, khi nhìn thấy những vũ khí hiện đại và cách vận chuyển có kỷ luật của đội quân thuộc ông Leclerc, bày tỏ một cách chán nản, “Chúng tôi thua, họ thì quá mạnh.”28 Nhưng ông Leclerc không quá tự tin, bày tỏ nỗi lo sợ rằng trong trường hợp tan vỡ qua hiệp ước, một sư đoàn sẽ không đủ để bình định một khu vực. Nhiều người trong số những colons (i.e. những người tay sai) Pháp địa phương, tuy nhiên, thì mửng rỡ, qua cách lập luận rằng người Việt Nam tạo ra những người lính hèn nhát.

Chiều hôm đó, ông Leclerc, Sainteny, Pignon, và những quan chức cao cấp khác của Pháp

p366

đi đến Bắc Bộ Phủ để gặp Hồ Chí Minh và các thành viên nội các của ông ta. Ông Hồ và ông Leclerc đổi trao chúc rượu cho tình hữu nghị Pháp-Việt, nhưng sự căng thẳng thì dầy ra trong dinh thự như nó đang diễn ra trên những con đường của thành phố, nơi mà sự hiện diện của đội quân ăn uống no say của Pháp làm dấy lên trong số những dân cư Việt Nam những kỷ niệm cay đắng của quá khứ. Chiều tối cùng ngày, Hồ Chí Minh mời Thiếu tá Quân đội Hoa Kỳ Frank White, một đại diện mới của CDvClHK(pc 12) ở Hà Nội, tham dự một bữa tiệc trong sự vinh danh ông Leclerc tại Dinh Bắc. Khi ông Hồ gặp ông White lần đầu tiên trước đó trong ngày, ông ta đã dò hỏi ông White về quan điểm của Washington trên tình hình ở Đông Dương. Sau khi lưu ý với một vài hối tiếc hiển hiện rằng Liên Xô thì quá bận rộn về việc xây dựng lại nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh của riêng mình không thể cung cấp nhiều trợ giúp cho chính phủ Việt Nam còn non trẻ, ông Hồ bày tỏ sự hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp “tiền và những máy móc” để giúp một quốc gia mới bước vào con đường phát triển dân tộc. Nhưng ngay cả trong khi cấm dùi của mình cho một vai trò của Hoa Kỳ ở Việt Nam trong tương lai, ông Hồ bày tỏ một số hoài nghi rằng Washington sẽ vui lòng làm giúp nhiều cho đất nước này, mà nó thì nhỏ và cách xa từ Bắc Mỹ.

Sau cuộc nói chuyện, Thiếu tá White đã trở lại nơi cư trú mình, nhưng bất ngờ nhận được lời mời từ Hồ Chí Minh đến tham dự bữa ăn tối chào đón những đại diện Pháp vừa mới đến Hà Nội. Trước sự ngạc nhiên của mình, ông White được ngồi bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bữa tiệc chiều tối hôm đó, mà dường như gây khó chịu cho nhiều người trong số những vị khách khác tại bàn, là những người cao cấp trong chức vụ đáng kể đối với quan chức trong quân đội Mỹ. Khi ông White bày tỏ trong trạng thái khó chịu phần nào rằng sự sắp xếp chỗ ngồi đã làm bất mãn nhiều người trong số những vị khách, ông Hồ bày tỏ một cách tĩnh bơ, “Nhưng tôi sẽ phải nói chuyện với ai khác?” Theo hồi ức của ông White, không khí tại bữa tiệc thì “băng lạnh,” đối với người Pháp có rất ít điều để nói và các vị khách Trung Quốc, được dẫn đầu bởi Tướng Lu Han,(pc 05) “đang say rượu dã man.”29

Hồ Chí Minh đã đúng trong sự than van đối với ngưới khách Mỹ của ông ta rằng Hoa Kỳ thì không như là can thiệp trong nhân danh cho cuộc đấu tranh của Việt Nam cho độc lập dân tộc, vì Nhà Trắng dường như bỏ qua tình hình đang phát triển nhanh chóng ở Đông Dương. Vào cuối tháng hai ông Hồ đã gởi một điện tín cho Tổng thống Truman van nài sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho nền độc lập Việt Nam, trong sự gìn giữ theo những nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Không sự trả lời nào hết. Khi tin tức về cuộc thỏa thuận giữa Trung-Pháp đến Washington, Ngoại trưởng James Byrnes nói với một nhà ngoại giao Pháp rằng thỏa thuận này “hoàn thành việc thu hồi lại tất cả Đông Dương dưới sự kiểm soát của Pháp.” Lúc bấy giờ, ngày càng bị mê hoặc bởi sự nguy hiểm đang trỗi lên của chủ nghĩa cộng sản thế giới (Winston Churchill vừa mới đưa ra lời phát biểu nổi tiếng của ông ta là “Bức màn sắc” ở thành phố Fulton, tiểu bang Missouri),

p367

Hoa Kỳ không chuẩn bị để có hành động gì ủng hộ sự van nài của Hà Nội cho sự nhìn nhận VNDCCH(pc 02) (Bắc Việt) như là một “nhà nước tự do” trong phạm vi Liên Hiệp Pháp.30

Trong suốt vài ngày tới, mọi thứ không cải thiện gì. Vào ngày 22 tháng Ba, một cuộc diễu hành quân sự chung diễn ra gần Kinh thành Hà Nội trong một biểu hiện vốn được dự trù để xem mức đo lường của sự ấm áp đối với mối quan hệ Pháp-Việt, nhưng hầu hết mọi người trong đám tự hạn chế số đông ca ngợi đội quân mình. Phần lớn trong số dụng cụ cơ giới hóa được sử dụng bởi người Pháp là công nghệ Hoa Kỳ, và những chiếc máy bay khạt lửa của Anh để lại những đường khói trên bầu trời. Ngày hôm sau, ông Leclerc rời Hà Nội, giao mệnh lệnh cho thuộc cấp của mình, Tướng Jean-Etienne Valluy. Mặc dù hoàn toàn không có cuộc đụng độ nào diễn ra, sự bất mãn dâng cao khi người Pháp chiếm đóng một số những tòa nhà chính quyền, dẫn đến một cuộc tổng đình công, chỉ sau khi Pháp rút lui.31

Trong thông tin liên lạc với Jean Sainteny, Cao ủy d’Argenlieu chỉ ra rằng ông ta muốn tổ chức một cuộc họp chính thức với Hồ Chí Minh. Ông Sainteny liên lạc với ông Hồ, là người ngay lập tức đồng ý với hy vọng về việc sắp xếp những cuộc thương thuyết chính thức để phê chuẩn hiệp ước sơ bộ càng sớm càng tốt. Vào sáng ngày 24 tháng Ba, Hồ Chí Minh, đội một chiếc mũ rộng vành như là sự bảo vệ chống lại ánh nắng mặt trời, được tháp tùng bởi Hoàng Minh Giám và Bộ trưởng Ngoại giao mới, tiểu thuyết gia không-Cộng-sản Nguyễn Tường Tam, đến phi trường Gia Lâm, nơi họ được gặp bởi ông Sainteny và bước vào chiếc thuyền bay Catalina. Chiếc thủy phi cơ hạ xuống ở Vịnh Hạ Long, một khu vực cảnh quan của những hình thành đá vôi dọc theo bờ biển phía đông Hải Phòng. Họ sau đó lên tàu chiến Pháp Emile Bertin và được chào đón bởi ông d’Argenlieu và những đại diện khác của Pháp.

Sau khi cụng ly, Hồ Chí Minh được mời duyệt xét hạm đội Pháp, mà nó chạy bằng hơi nước từ từ qua soái tàu Đô đốc d’Argenlieu’s. Sau đó, trong cabin của đô đốc, hai bên trao đổi quan điểm về khi nào và nơi nào tổ chức những hội đàm xa hơn để thực thi hiệp ước ngày 06 tháng Ba. Ông Hồ muốn tổ chức chúng càng sớm càng tốt, nhưng ông d’Argenlieu trả lời rằng một hội nghị chuẩn bị thì cần thiết để tạo quen thuộc cho những đại diện Pháp với các vấn đề chính yếu, và đề nghị khu nghỉ mát thuộc vùng núi của Đà Lạt như là một nơi thích hợp cho những cuộc đàm phán chính thức sau nầy trong năm. Ông Hồ đồng ý tổ chức những cuộc hội đàm dự bị ở Đà Lạt, nhưng ông lo ngại rằng nếu những cuộc thương thuyết chính thức được tổ chức ở đó, Cao ủy sẽ cố gắng kiểm soát chúng, vì vậy ông ta đề nghị Pháp như là một nơi gặp gỡ; ở Pháp, ông Hồ sẽ có thể vượt qua ông d’Argenlieu và sử dụng vị thế riêng của mình như là người đứng đầu nhà nước để gây ảnh hưởng đến ý kiến ​​công chúng Pháp, mà vốn đã từng trong một trạng thái dễ thay đổi bất thường kể từ cuối Thế Chiến thứ II.

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ ĐCSĐD : Đảng Cộng sản Đông Dương.
pc 02_ VNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt).
pc 03_ trung đội : gồm khoảng 26–55 người.
pc 04_ đại đội : gồm khoảng 80–225 người.
pc 05_ Lu Han : Lư Hán.
pc 06_ Chiang Kai-shek : Tưởng Giới Thạch.
pc 07_ Văn Miếu : là một đền thờ Khổng Tử ở Hà Nội, …(xin xem phần trước).

pc 08_ VNQDĐ : Việt Nam Quốc dân Đảng.
pc 09_ Zhang Fakui : Trương Phát Khuê.
pc 10_ Chongqing : thành phố Trùng Khánh.
pc 11_ Normandy : là một khu vực địa lý tương ứng với vùng Đất Bá tước Normandy (Dutchy of Normandy). Lãnh thổ lục địa bao gồm 30.627 km² và hình thành nên một phần trội của Normandy và khoảng 5% lãnh thổ của Pháp. Nó được phân chia cho những mục đích hành chính thành hai khu vực : Phần dưới Normandy và Phần trên Normandy. Trong cuộc Thế Chiến thứ II, những cuộc đổ bộ ngày D trên những bãi biển Normandy dưới mật danh Chiến dịch Chúa tể, bắt đầu kéo dài Trận chiến Normandy mà nó tạo nên kết quả trong cuộc Giải phóng Paris, sự phục hồi của Cộng hoà Pháp, và là một bước ngoặt quan trọng trong chiến tranh.

pc 12_ CDvClHK : Cục Dịch vụ Chiến lược Hoa Kỳ (OSS: U.S. Office of Strategic Services).

Leave a comment