XI- Sự Tái Thiết và Đề Kháng (Phần 3)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p368

Đối với sự chưng hửng của Đô đốc, cả hai ông Leclerc và Sainteny đồng ý với Hồ Chí Minh, trên lý lẽ rằng một hội nghị ở Pháp sẽ loại bỏ Hồ Chí Minh từ những dân quân trong chính phủ của mình và ảnh hưởng của Trung Quốc. Cuối cùng, d’Argenlieu thỏa thuận.

Đối với Hồ Chí Minh, những cuộc đàm phán tại Vịnh Hạ Long đã từng là một bài tập hữu ích. Mặc dù ông ta không thể có được sự chấp nhận của Pháp về đề nghị của mình cho sự tiếp tục lại ngay lập tức những cuộc thương thuyết hòa bình, ông ta đã từng có thể đưa chúng ra khỏi tầm với của người thực dân trung thành Thierry d’Argenlieu. Trong quá trình, ông ta đã chứng tỏ chính mình có khả năng chống đỡ đối với vị Đô đốc chuyên quyền. Trên chuyến bay trở về Hà Nội, ông Hồ gởi gắm cấp dưới của ông d’Argenlieu’s, Tướng Raoul Salan, là người đã từng tham gia cuộc họp, “Nếu Đô đốc nghĩ tôi sợ hãi bởi sức mạnh của hạm đội của ông ta, ông ta thật sai lầm. Những tàu chiến của bạn sẽ không bao giờ có thể lướt đến những con sông của chúng tôi.”32

Những cuộc đàm phán dự bị ở Đà Lạt, vốn được triệu tập vào giữa tháng Tư năm 1946, không được suông sẻ. Những đại biểu Việt Nam, Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Tường Tam, không thể thuyết phục ông d’Argenlieu để thảo luận về tình hình ở Nam Bộ, nơi mà những cuộc đụng độ vũ trang vẫn tiếp tục bất chấp lệnh ngừng bắn. Những bất đồng nghiêm trọng cũng xuất hiện trên những sự hòa giải trong tương lai cho một nhà nước tự do. Người Việt Nam thấy trước được ​​vị thế của họ trong Liên hiệp Pháp như là một phần trong nhà nước có chủ quyền cần thiết, nhưng người Pháp nhấn mạnh rằng bởi vì Liên hiệp Pháp là một liên bang, mỗi tiểu bang phải ủy thác phần nhiều chủ quyền của họ cho những cơ cấu tổ chức liên bang và vị Cao ủy được bổ nhiệm ở Paris. Đối mặt với sự bế tắc, những đại biểu quyết định dẹp qua việc quyết định về vai trò tương lai của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp cho đến khi những cuộc đàm phán chính thức, mà chúng bấy giờ được lên lịch trình ​​triệu tập vào cuối tháng Năm ở Pháp. Vào ngày 13 tháng Năm, ông Giáp trở về Hà Nội thất vọng. Hồ Chí Minh cố gắng khoác lên một khuôn mặt tốt đẹp về tình hình, tuyên bố rằng cả hai bên bây giờ hiểu nhau rõ hơn và đã đạt được sự thỏa thuận về một số vấn đề quan trọng. Ông ta bày tỏ niềm hy vọng rằng những sự khác biệt còn lại, mà ông ta mô tả như là không thể hòa giải được, có thể được giải quyết êm thắm ở Pháp.

Năm ngày sau, ông d’Argenlieu thực hiện một chuyến thăm ngắn hạn đến Hà Nội để thảo luận về những cuộc đàm phán hòa bình. Ông ta yêu cầu những chủ khách của mình hoãn lại việc khởi hành đến Paris của đoàn đại biểu Việt Nam, trên lý lẽ rằng một cuộc vận động bầu cử quốc gia đang diễn ra ở Pháp, nhưng Hồ Chí Minh nhấn mạnh vào việc giữ lại ngày hẹn như được lên lịch trình. Một cách đáng ngại hơn, Cao ủy dùng chuyến viếng thăm báo trước chính phủ Việt Nam về sự thành lập sắp xảy ra của một nhà nước tự trị mới của Nam Bộ, một sự kiện mà sẽ làm suy yếu sự thoả thuận qua hiểu biết nhau giữa ông Hồ-Sainteny đạt được vào tháng Ba.

* * *

p369

Vào ngày 30 tháng Năm, 1946, 50.000 người bất chấp cơn mưa xối xả để lần đường đến khuôn viên Đại học Hà Nội để tham dự một cuộc tụ tập tạm biệt cho những đại biểu Việt Nam cho những cuộc đàm phán hòa bình. Được dẫn đầu bởi Phạm Văn Đồng, đoàn đại biểu đến với Hồ Chí Minh và Tướng Raoul Salan, cả hai người trong số họ sẽ tham gia vào nhóm trên chuyến bay của nó đến châu Âu. Ông Hồ không phải là một thành viên chính thức của đoàn đại biểu, nhưng sẽ tham dự buổi cuộc đàm phán như là một “khách danh dự” của Pháp. Trong lời bày tỏ ngắn gọn đến đám đông, ông ta tuyên bố rằng mục tiêu duy nhất của ông ta là phục vụ những lợi ích của tổ quốc mình và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Ông ta kêu gọi họ tuân thủ chính phủ trong sự vắng mặt của mình, và đối xử những người nước ngoài bằng sự khoan dung và tôn trọng.

Khi đoàn đại biểu qui tụ ở Dinh Bắc vào buổi sáng sớm ngày hôm sau, tất cả họ đều được vận phục trong những bộ áo quần theo thể thức ngoại trừ Hồ Chí Minh, là người mặc bộ đồ ka-ki hàng ngày của mình cùng với đôi giày da màu đen. Khi đến tại phi trường Gia Lâm, họ lên hai chiếc máy bay quân sự Dakota và cất cánh trong thời tiết đầy mây trên chuyến hành trình dài của họ.33

Theo những hướng dẫn từ Paris, những chiếc máy bay được trì hoãn nhiều lần để chắc chắn rằng những cuộc bầu cử của Pháp được chấm dứt trước khi chuyến đến của đoàn đại biểu. Sau cuộc dừng chân ngắn ở Miến Điện, vì thời tiết xấu, họ đến thủ đô Calcutta vào ngày 01 tháng Sáu, nơi họ được chào đón bởi vị Lãnh sự Pháp và một đại diện của chính phủ Anh. Sau đó họ được đưa đến khách sạn Great Eastern (i.e. Phương Đông Vĩ đại) nổi tiếng, và ở đó trong hai ngày đi tham quan. Vào ngày thứ tư, họ đáp xuống ở Agra và thăm viếng đền thờ Taj Mahal, sau đó tiếp tục đến Karachi, Iraq, và cuối cùng là thủ đô Cairo, vào ngày thứ bảy, trong một chuyến thăm ba ngày. Trước khi rời khỏi Ai Cập, họ được thông báo rằng chính phủ Pháp vừa nhìn nhận nước Cộng hòa Tự trị Nam Bộ, mà Cao ủy d’Argenlieu gần đây đã tạo ra ở Sài Gòn. Ông Hồ giả vờ ngạc nhiên về tin tức, và thuyết phục Tướng Salan đừng khiến cho Nam Bộ là “một Alsace-Lorraine(pc 13) mới.” Nếu như vậy, có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh trăm năm.34

Trong khi đó, một cuộc khủng hoảng của chính phủ đã nổ ra ở Pháp. Trong những cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức vào ngày 02 tháng Sáu, những đảng phái bảo thủ đã giành được một chiến thắng nổi bật, dẫn đến sự từ chức của chính phủ của Thủ tướng Gouin thuộc đảng phái Xã hội. Điều này, dĩ nhiên, đặt ra những khó khăn tiềm năng cho những cuộc thương thuyết sắp tới, vì một chính phủ nhiều bảo thủ hơn ở Paris sẽ ít có khả năng chấp nhận một phán quyết hòa giải được đạt đến trong suốt những cuộc thương thuyết Hồ-Sainteny vào tháng Ba. Đối với tầm quan trọng cấp bách hơn, chính phủ đó làm phức tạp những kế hoạch khi đến nơi cho phái đoàn VNDCCH(pc 02) (Bắc Việt). Đối với những cuộc thương thuyết về sự hình thành của một nội các mới vẫn trong tình trạng diễn tiến ở Paris,

p370

sẽ không có chính phủ Pháp cung cấp buỗi tiếp tân chính thức cho những người khách viếng. Vì vậy, khi những chiếc máy bay chở đoàn đại biểu rời Caro vào ngày thứ mười một, họ đã dừng chân ở Algeria và sau đó được định tuyến lại đến khu nghỉ mát thuộc bãi biển Pháp ở Biarritz, trên Vịnh Biscay, nơi họ cuối cùng đã đáp xuống vào ngày hôm sau. Ở đó, họ được gặp gỡ bởi chính quyền địa phương và được đưa đến những khách sạn trong thành phố. Hồ Chí Minh được ghi tên tại khách sạn sang trọng Carlton, ngay bên ngoài bãi biển, trong khi đoàn người còn lại của Đảng ở tại một khách sạn ít có tiếng tăm gần đó.35

Trong suốt vài ngày tới, nhiều thành viên của phái đoàn Việt Nam tiếp tục đến Paris, nhưng theo thoả thuận chung Hồ Chí Minh vẫn ở Biarritz cho đến khi một chính phủ mới dưới quyền Thủ tướng Georges Bidault, người đứng đầu đảng Phong trào Cộng hòa Nhân Dân (Mouvement Républicain Populaire: MRP) bảo thủ, có thể đắt cử. Ông Bidault ủy thác cho Jean Sainteny bay đến Biarritz ở lại với ông Hồ cho đến khi sự sắp đặt chính thức của chính phủ mới đã diễn ra ở Paris. Trong suốt nhiều ngày tới, ông Sainteny đã thực sự làm hết sức mình để giữ cho vị Chủ tịch vui vẻ và bận rộn.

Không phải lúc nào cũng dễ dàng. Theo lời tườn thuật của ông Sainteny, Hồ Chí Minh lo lắng về tình hình ở Paris, và thậm chí nhiều hơn về tình hình ở Đông Dương, nơi mà ông d’Argenlieu hiển nhiên đang làm mọi việc trong quyền lực mình để cắt xén những hòa giải sơ bộ được đạt trong tháng Ba; ông Hồ thậm chí đe dọa sẽ quay trở lại Hà Nội. Nhưng ông Sainteny bảo đảm với ông ta rằng Quốc hội Pháp sẽ không chính thức phê chuẩn nền Cộng hòa Tự trị Nam Bộ mới cho đến khi có được những kết quả trưng cầu được kêu gọi bởi hiệp ước Ho-Sainteny.

Dưới sự thuyết phục kiên nhẫn của ông Sainteny, Hồ Chí Minh bắt đầu nghỉ ngơi, và trong nhiều ngày kế tiếp đành chịu quy phục bằng lối hài hước hay đối với những cố gắng không mệt mỏi của ông Sainteny để khiến cho ông ta bị mất tập trung. Có nhiều lần, hai người đi đến khu nghỉ mát gần đó của Hendaye, nơi chị hay em gì đó của ông Sainteny sở hữu một biệt thự, và ông Hồ trải qua nhiều giờ thú vị đùa chơi với những đứa cháu trai của ông Sainteny trên bãi biển. Họ tham dự một trận đấu bò ngang qua biên giới ở Tây Ban Nha, và họ đến thăm thánh đường Công giáo tại Lourdes (i.e. Lộ Đức). Họ đi đến một làng đánh cá nhỏ của Biristou, nơi mà hai người dùng bữa ăn trưa tại một nhà hàng địa phương. Sau nầy, ông Hồ ký tên sách của khách viếng với lời đề tặng ngắn gọn, “Biển và đại dương không tách biệt anh em vốn thương yêu nhau.” Vào một ngày họ lên boong trước khi bình minh trên một tàu đánh cá tại St.-Jean-de-Luz. Mặc dù ông Sainteny nhận xét sau nầy rằng ngày dường như dài, Hồ Chí Minh có vẻ thích thú, qua việc đánh bắt nhiều cá ngừ và liên tục trò chuyện thân thiện với viên thuyền trưởng. Khi vị thuyền trưởng đề cập đến phong trào ly khai Basque(pc 14) vốn đang hoạt động trong khu vực, ông Hồ trả lời: “Trong lĩnh vực đó tôi chắc chắn nhiều kinh nghiệm hơn anh bạn, thưa ông, và tôi sẽ nhấn mạnh khuyên nhủ dân Basques nên suy nghĩ kỷ điều đó rất cẩn thận trước khi lao mình vào!”

p371

Trong những năm sau nầy, Hồ Chí Minh thỉnh thoảng nhận xét rằng những sự kiện đó là trong số những ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời mình.36

Hồ Chí Minh cũng đã có thời gian giải quyết những vấn đề nhà nước. Trước khi rời Paris, ông ta tiếp nhận nhiều đoàn đại biểu từ những công đoàn lao động, những nhóm émigré (i.e. di dân) Việt Nam, và các tạp chí L’Humanite (i.e. Nhân Loại) của ĐCSP.(pc 15) Trong tất cả dịp, ông ta đóng vai “Bác Hồ” quê mùa, bày tỏ sự quan tâm chân thành đến mọi thứ và mọi người và cư xử bằng một phong thái đơn giản mà nó thật là phi thường trong một cá nhân với tầm vóc của ông ta. Tuy nhiên, theo một quan sát viên của Pháp, luôn luôn có sự cứng rắn phía sau bề ngoài thân thiện. Khi ông ta được thông báo bởi một nhà Xã hội Pháp rằng Tạ Thu Thâu thuộc phe Trotsky(pc 16) đã bị ám sát bởi lực lượng Việt Minh ở Sài Gòn, ông Hồ đổ một giọt nước mắt ngắn cho “người yêu nước vĩ đại,” nhưng sau đó nói thêm, “Tất cả những người nào không theo đường lốii cách mạng mà tôi đã từng khỏi đầu, sẽ bị đập tan.”

Vào ngày 22 tháng Sáu, với chính phủ mới của ông Bidault đang trong sự hình thành ở Paris, Hồ Chí Minh rời khỏi với Jean Sainteny đến Paris, trong sự chuẩn bị cho những cuộc đàm phán hòa bình tại thành phố Fontainebleau. Sau khi bay trong thời tiết tuyệt vời trên những château (i.e. lâu đài) của thung lũng sông Loire, họ đến trên Paris vào giữa trưa. Sau nầy, ông Sainteny nhớ lại rằng khi máy bay hạ xuống, ông Hồ “thì tái mặt như chết rồi. Đôi mắt ông ta trừng sáng, và khi ông ta cố gắng nói chuyện với tôi, cổ họng của ông ta thì quá nghẹn đến nổi ông ta không thể thốt ra lời.” Khi máy bay đến lúc dừng lại trên đường băng, ông ta nắm cánh tay của ông Sainteny và nói: “Hãy ở gần tôi. Có một đám đông quá thể.”37

* * *

Phi trường Le Bourget quả thật là đông đúc, và trên trạm bay chính những lá cờ của cả nước Pháp và Việt Nam đang tung bay trong gió nhẹ. Sau khi họ xuống khỏi máy bay, ông Hồ được chào đón bởi Marius Moutet, Bộ trưởng của các vùng lãnh thổ hải ngoại trong chính phủ mới, và một người bạn từ những ngày của ông ta ở Paris theo sau Thế Chiến thứ I. Sau một vài bày tỏ chào đón chiếu lệ, ông Hồ được đưa đến khách sạn Hoàng gia Monceau trên đại lộ Hoche, nơi mà ông ta được quy định một dãy phòng. Hình ảnh của người lãnh đạo du kích lâu năm của Hồ Chí Minh đang cố gắng làm cho mình cảm thấy thoải mái trong một chiếc giường mềm mại ở một khách sạn xa hoa khiến Sainteny thấy như là không thích hợp. Ông Sainteny nghi ngờ rằng ông Hồ có lẽ sẽ ngủ trên khoảng thảm trải khắp tường hơn là trên giường.

Chính phủ Bidault mới chưa chính thức nhậm chức cho đến khi ngày 26 tháng Sáu và những cuộc đàm phán hòa bình không được lên lịch trình để bắt đầu cho đến khi đầu tháng Bảy. Trong nhiều ngày tới, Hồ Chí Minh tự giải trí bằng cách đi thăm nhiều chỗ trong số những nơi về cuộc sống trước đây của ông ở Paris. Ông ta dành một buổi chiều trong khu rừng công viên Boulogne và thậm chí còn trở về căn chung cư cũ của mình ở khu Impasse Compoint. Theo yêu cầu của mình, ông ta và ông Sainteny đến thăm những bãi biển Normandy,

p372

nơi mà lực lượng đồng minh đã từng đổ bộ hai năm trước đó. Sau đó, họ qua đêm tại gia sản của ông Sainteny gần đó, nơi đó ông ta thức dậy vào lúc bình minh để đi lang thang vòng quanh những chuồng gà và chuồng ngựa, thăm hỏi nông dân cư trú về những phương pháp cấy giống gia súc của Pháp.38

Không phải tất cả là niềm vui, dĩ nhiên. Tin tức về chuyến đến của Hồ Chí Minh đã lưu hành ở Paris, và ông ta được nhiều người yêu cầu. Một bài viết vào tháng Hai của tờ báo Pháp Le Figaro(pc 17) đã từng nhận diện ông ta như là mật vụ Comintern (i.e. Quốc tế Cộng sản) Nguyễn Ái Quốc, và một số người nóng lòng gặp mặt nhà cách mạng già. Hồ Chí Minh cho phép Jacques Dumaine, giám đốc lễ thức tại Bộ Ngoại giao, hướng dẫn ông ta qua những lùm bụi của cách cư xử ngoại giao chính thức. Tuy nhiên, theo cách cá biệt, ​​ông ta giữ nó đơn giản. Đối với tất cả những ai yêu cầu một cuộc phỏng vấn, ông ta đã mời họ đến ăn sáng lúc 6:00 A.M, giải thích rằng đó là thói quen thức sớm ở vùng nhiệt đới. Đối với tất cả dịp, ông ta mặc trang phục quen thuộc của mình. Vào ngày 04 tháng Bảy, ông ta tổ chức một bữa ăn tối thịnh soạn tại khách sạn của mình trong danh dự có sự tham gia của Thủ tướng Bidault. Giao thức vận phục là ca-vát trắng, nhưng ông Hồ mặc bộ đồ ka-ki mòn quen thuộc của mình, có nút áo đến tận cổ như là một nhượng bộ nhẹ nhàng cho dịp này, và đôi dép vải.

Ông Sainteny đưa ra sự tiếp nhận Hồ Chí Minh tại nhà chung cư của riêng mình, và trong số nhiều chính trị gia tham dự là Albert Sarraut kẻ thù của ông Hồ. “Vâng!” vị Bộ trưởng thuộc địa một thời kêu lên, “Anh bạn đây rồi, Anh bạn thổ phỉ xưa. Cuối cùng tôi có bạn trong tầm với. Một phần quí của cuộc đời tôi biết bao, tôi đã dành theo đuổi anh bạn!” Sau đó, ông ta ôm lấy ông Hồ buồn cười một cách nồng nhiệt và khen ngợi ông ta như một người bạn tốt, hỏi ông ta chỉ một câu: “Trường trung học Albert Sarraut(pc 18) vẫn còn ở Hà Nội chớ?”39

Hồ Chí Minh đã hy vọng gặp gỡ Charles de Gaulle, nhưng không thể, vì “le grand Charles” (i.e. Ngài Charles vĩ đại) đã nghỉ hưu ở khu nhà của ông ta tại Colombey và làm cho nó một quy tắc là không can thiệp vào công việc của nhà nước. Ông Hồ cũng không gặp Tướng Leclerc, là người tránh né ông ta. Thái độ xa cách của ông Leclerc gây bối rối nhiều nhà quan sát, kể từ khi cả hai đã từng tỏ ra hợp nhau ở Đông Dương. Ông Sainteny suy đoán rằng bởi vì vị Tướng đã từng bị chỉ trích nặng nề trong giới quân sự Pháp cho những hành động của mình ở Đông Dương, ông ta ngần ngại xen vào xa hơn nữa trong vấn đề. Tuy nhiên, ông ta cũng lưu ý rằng ông Leclerc có thể cảm thấy rằng Hồ Chí Minh đã từng lừa dối ông ta khi ông ta đã phủ nhận rằng chính phủ của mình đang chuẩn bị cho chiến tranh.40

Lúc mười một giờ sáng ngày 02 tháng Bảy, Trưởng Lễ thức Dumainc đón Hồ Chí Minh tại khách sạn của ông ta và hộ tống ông ta trong một đội 14 chiếc xe đến khách sạn Matignon cho buổi tiếp tân ngoại giao được tổ chức bởi Thủ tướng Bidault. Trong bài phát biểu chào mừng của mình, ông Bidault xin lỗi cho sự chậm trễ trong việc mở ra những cuộc đàm phán hòa bình và nhắc đến tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước. Ông mô tả Liên minh mới của Pháp như là đang “sống động bằng một tinh thần nhân bản tuyệt vời” và hy vọng rằng hai bên có thể làm việc cùng nhau bằng sự chân thành và hiểu biết lẫn nhau.

p373

Trong đáp từ của mình, ông Hồ cảm ơn vị chủ khách của mình cho sự chào đón nồng nhiệt, lưu ý rằng Paris là cái nôi của những lý tưởng cao quý của cuộc Cách mạng 1789. Cảnh cáo rằng có lẽ sẽ có những ngày khó khăn phía trước, ông ta bày tỏ hy vọng rằng sự chân thành và lòng tin tưởng lẫn nhau sẽ xóa đi tất cả những trở ngại, thêm rằng cả triết học Đông phương và Tây phương ca ngợi tư tưởng là “bạn không nên làm cho những người khác điều gì bạn không muốn những người khác làm cho bạn.”41

Ngày hôm sau, Hồ Chí Minh bước lên đại lộ Champs-Elysées(pc 19) để đặt một vòng hoa tại Mộ Chiến sĩ Vô danh tại Arc de Triomphe (i.e. Khải Hoàn Môn). Một phóng viên ghi nhận rằng ông ta đã thu hút một đám đông lớn. “Tại sao, dĩ nhiên,” ông ta trả lời với một nụ cười, “mọi người muốn nhìn thấy một phiên bản Việt Nam của vua hề Charlie Chaplin.” Ông ta cũng đến thăm Cung điện Versailles, nổi tiếng đối với tất cả người Việt như là một kết quả của lời kêu gọi vang danh của ông Hồ đối với các nhà lãnh đạo Đồng minh tại hội nghị hòa bình sau Thế Chiến thứ I. Sau khi dừng lại ở ngôi mộ của Napoleon tại Les Invalides, ông ta tới thăm núi Valerian, ở Montmartre, nơi một tượng đài đã được dựng lên trong tưởng nhớ những người lính biệt động bị hành hình bởi người Đức trong suốt cuộc chiến gần đây.

* * *

Những cuộc đàm phán chính thức cuối cùng bắt đầu vào ngày 06 tháng Bảy tại Cung điện Fontainebleau uy nghi, mà vẫn phản ảnh phần nhiều sự hùng vĩ của ancien régime (i.e. chế độ phong kiến). Dẫn đầu đoàn đại biểu Pháp là Max André, là người đã từng đến viếng Đông Dương theo lời yêu cầu của ông de Gaulle vào tháng Giêng. (vị Cao ủy d’Argenlieu đã bay đến Paris từ Sài Gòn với hy vọng của vai trò Chủ tịch đoàn đại biểu Pháp, nhưng chính phủ Bidault lo ngại sự phản ứng bất lợi từ dân Việt Nam –hoặc từ công chúng Pháp– và từ chối ý muốn của của ông ta.) Đoàn đại biểu Pháp được trộn lẫn trong chiều hướng chính trị của nó, với những thành viên từ ĐCSP(pc 15) và Đảng Xã hội cũng như PtDcDt(pc 20) của ông Bidault.

Từ quan điểm của dân Việt Nam, những hoàn cảnh xung quanh việc khai mở các cuộc đàm phán hòa bình bị đình cấm. Trong những tuần lễ dẫn đến hội nghị, tình hình ở Đông Dương bị giảm sút. Vào ngày 01 tháng Sáu, một chính phủ lâm thời của Nam Bộ dưới quyền Nguyễn Văn Thịnh đã nhậm chức ở Sài Gòn. Vào tháng đó, vấn đề về liệu xem người Việt Nam hoặc Pháp sẽ chiếm Dinh Toàn quyền ở Hà Nội sau sự ra đi của lực lượng chiếm đóng Trung Quốc đã từng được thảo luận. Vào ngày 25, đội quân Pháp đã đột nhiên chiếm đóng tòa nhà, biểu tượng quyền lực tối cao trong tất cả Đông Dương. Sau khi một cuộc biểu tình mạnh mẽ từ chính phủ Việt Nam, Tướng Valluy, phó Tư lệnh của ông d’Argenlieu, cuối cùng đồng ý rằng dinh thự sẽ được bảo vệ bởi một đội ngũ kết hợp của những binh lính Pháp và Việt Nam, trong khi chờ một quyết định cuối cùng về vấn đề này ở Paris.

p374

Sau khi Pháp khai mở phiên họp đầu tiên với lời phát biểu chung về sự chào đón, Phạm Văn Đồng, Chủ tịch của đoàn đại biểu Việt Nam, kịch liệt chỉ trích những hành động của Pháp ở Đông Dương –những hành động, ông ta buộc tội, là không có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của những cuộc thương thuyết. Hai bên cuối cùng tìm cách đồng ý trên một chương trình nghị sự, bao gồm danh phận của Việt Nam trong phạm vi Liên hiệp Pháp, những quan hệ của nó với các nước khác, và sự thống nhất của ba miền. Nhưng trên tất cả những vấn đề này, mỗi bên duy trì vị thế chính xác mà nó đã từng được giữ lấy vào tháng Tư tại Đà Lạt. Pháp đã lảng tránh về vấn đề Nam Bộ, bằng cách yêu cầu sự thối lui tất cả đội quân Bắc Việt từ khu vực như là một điều kiện trước tiên cho lệnh ngưng bắn, và ứng dụng lời giải bày hạn hẹp về khái niệm của “nhà nước tự do” Việt Nam trong Liên hiệp Pháp. Như là tượng trưng cho sự kiêu ngạo của họ, nhiều đại biểu Pháp bắt đầu tự vắng mặt từ những cuộc họp ủy ban.

Đoàn đại biểu Việt Nam chắc chắn hy vọng rằng nó sẽ nhận được một số ủng hộ từ những đồng chí của họ trong ĐCSP,(pc 15) và có lẽ cũng từ những người thuộc đảng Xã hội. Cả hai tờ báo đảng đã khen ngợi và ủng hộ Hồ Chí Minh từ khi ông ta ở Paris. Một phái đoàn của những người Việt ủng hộ từ Quốc hội VNDCCH(pc 02) (Bắc Việt) đã đến viếng Pháp sớm hơn trong năm và thành công khôi phục những liên lạc với ĐCSP, vốn đã bị phá vỡ kể từ trước khi Thế Chiến thứ II. Nhưng mặc dù những đảng viên cá nhân cảm thông cho sự nghiệp Việt Nam, nhiều người Cộng sản hàng đầu của Pháp đã nghi ngờ về ông Hồ bởi vì quyết định của ĐCSĐD(pc 01) tự giải thể vào tháng Mười Một trước đó. Đồng thời, ĐCSP bấy giờ bị kẹt trong làn sóng của sự sôi động quốc gia chủ nghĩa mà nó quét qua xã hội Pháp trong kỳ nguyên ngay thời hậu chiến, khi người Pháp cố gắng đến dung hòa với những kỷ niệm của họ về cách cư xử của những người cộng tác với địch trong suốt cuộc chiến. Jean Sainteny càng lúc nhận thức về vị thế lập lờ nước đôi của ĐCSP trên vấn đề Đông Dương khi ông đưa ra một bản sao của hiệp ước ngày 06 tháng Ba cho Maurice Thorez, một thợ khai thác than đá vốn đã trở thành một người Cộng sản hàng đầu thế giới và là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng. Ông Thorez bày tỏ sự chấp thuận của ông ta về những điều khoản của hiệp ước, nhưng nói thêm rằng “nếu người Việt Nam không tôn trọng những điều khoản này, chúng tôi sẽ dùng đến những biện pháp cần thiết và hãy để cho súng nói chuyện cho chúng tôi, nếu cần.” 42

Kể từ khi ông ta không phải là một thành viên chính thức của đội ngũ thương thuyết Việt Nam, ông Hồ không tham dự các cuộc đàm phán ở Fontainebleau. Vẫn ở lại Paris, ông ta sử dụng tất cả hiệu lực kinh nghiệm lâu dài của mình và cá tính thu hút (“hoạt động say mê,” như là một lời trêu chọc gọi nó) để thúc đẩy sự ủng hộ của quan chức và công chúng cho sự nghiệp của mình. Ông ta gặp gỡ với những đại diện của tất cả đảng phái chính trị lớn và các tổ chức ở Pháp, cũng như với một số nhà báo và trí thức nổi tiếng. Ông ta sử dụng hiệu quả những liên lạc của mình với ĐCSP và yêu cầu Maurice Thorez,

p375

hiện nay là phó Thủ tướng, sử dụng ảnh hưởng của mình để nhờ nội các Pháp giải quyết những mối quan tâm của Việt Nam. Điều gì mà ông Thorez trả lời cho sự yêu cầu này, thì không được biết.43

Những liên lạc của Hồ Chí Minh với các thành viên của những tổ chức tin tức địa phương thì rất quan trọng đặc biệt, kể từ khi những cuộc đàm phán đang được tiến hành trong vòng tương đối bí mật, ngoài cái nhìn của công chúng. Với ĐCSP(pc 15) và những đồng minh của họ mạnh mẽ hỗ trợ người Việt Nam, ít nhất là trong công chúng, và những người thuộc phe bảo thủ dán nhãn như là “phản quốc” tất cả những lời kêu gọi công cộng nào để đáp ứng những đòi hỏi của Việt Nam, bầu không khí xung quanh các cuộc đàm phán thì căng thẳng và bị ngộ độc bởi đảng phái chính trị. Sự thỏa hiệp được thực hiện khó khăn hơn bởi những biến cố gần đây ở Đông Dương, nơi mà những cuộc tấn công của Việt Nam vào những thường dân Pháp và lực lượng quân sự đã bắt đầu diễn ra với mức độ thường xuyên gia tăng. Từ quan điểm của ông Hồ, điều đó nằm trong sự lợi ích của Việt Nam mà câu chuyện thật sự về những cuộc thương thuyết được đưa đến sự chú ý của công chúng, và vào ngày 12 tháng Bảy, ông ta tổ chức một cuộc họp báo ở Paris để trình bày trường hợp của chính phủ mình. Chỉ ra rằng Việt Nam khăng khăng trên vấn đề độc lập dân tộc và sẽ từ chối chấp nhận một giải pháp liên bang cho vấn đề này, ông ta nói thêm rằng Hà Nội sẵn sàng chấp nhận một khái niệm về độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp –một sự sắp xếp, ông ta nói, mà nó có thể thuận lợi cho cả hai bên. Ông ta tuyên bố xa hơn nữa rằng những tỉnh của Nam Bộ là một phần không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia và không có thể được giải quyết riêng lẽ. Đổi lại, ông ta hứa rằng tất cả tài sản Pháp và những quyền khác sẽ được bảo vệ ở một Việt Nam mới, và rằng nếu VNDCCH(pc 02) (Bắc Việt) cần những cố vấn nước ngoài, những công dân Pháp sẽ được ưu tiên. Khi một phóng viên Hoa Kỳ hỏi liệu xem điều thật sự rằng ông ta là một người Cộng sản, ông Hồ trả lời rằng ông ta quả thật là một học sinh của Karl Marx, nhưng chủ nghĩa cộng sản đòi hỏi một cơ sở kỷ nghệ và nông nghiệp tiên tiến, và Việt Nam sở hữu không có cả một hoặc hai trong những điều kiện này. Ai biết được, ông bày tỏ, khi giấc mơ của Karl Marx sẽ được nhận thức; 2.000 năm trước, Chúa Giê-su Ki-tô dạy tầm quan trọng về sự yêu thương những kẻ thù của mình, và rằng chưa từng biến thành sự thật.44

Ở Sài Gòn, Thierry d’Argenlieu đang tiến hành chiến dịch của riêng mình để gây ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán. Vào ngày 23 tháng Bảy, tin tức đến Paris rằng Cao ủy đã công bố ý định của ông ta về việc triệu tập một hội nghị tại Đà Lạt vào ngày 01 tháng Tám. Mục đích của nó là để xem xét việc tạo ra một liên bang của những tiểu bang Đông Dương (Fédération Indochinoise) (i.e. Liên bang Đông Dương) nhằm bao gồm Nam Bộ, miền Nam An Nam và Tây Nguyên, Cam-pu-chia, và Lào (Bắc Bộ không được bao gồm, có lẽ vì nó vững chắc dưới sự kiểm soát của VNDCCH (Bắc Việt). Phạm Văn Đồng kịch liệt phản đối hành động đó và cắt ngang những cuộc thương thuyết, và từ đó Pháp hứa sẽ đưa vấn đề lên chính phủ Bidault.

Hồ Chí Minh đến thăm Fontainebleau vào ngày 26 tháng Bảy theo lời mời tham dự của hai đoàn đại biểu.

p376

Sau một bữa tiệc chào mừng, ông ta nói chuyện với những thành viên của phái đoàn mình cũng như với những quan chức Pháp, trước khi trở lại Paris chiều tối hôm đó. Qua sự can thiệp này, ông Hồ đã có thể khiến cho những cuộc đàm phán hòa bình ở Pháp tiếp tục lại –nhưng chỉ là tạm thời. Vào ngày 01 tháng Tám, ngày mà hội nghị Đà Lạt triệu tập, phái đoàn Việt Nam chính thức phản đối những hành động của Pháp ở Nam Bộ và, về việc không có một câu trả lời thích hợp từ chính phủ, đình chỉ những cuộc thương thuyết. Ông Hồ kéo dài trong những cố gắng của mình, và cuối cùng có thể thuyết phục người bạn cũ của mình là Marius Moutet để tìm một cách thức cho sự bắt đầu lại những cuộc đàm phán. Ông Moutet, là người đã lập luận rằng tốt hơn là giải quyết với ông Hồ so với bất kỳ người thay thế nào, nếu muốn tiếp tục những cuộc thương thuyết và tuân theo tinh thần hiệp ước ngày 06 tháng Ba. Để làm như vậy, ông ta nói rằng cả hai bên sẽ cần hạ thấp hơn giọng điệu bạo lực, tuyên truyền, và hành động khiêu khích. Trừ khi an ninh trật tự có thể được phục hồi ở Nam Bộ, ông ta dự đoán, bất kỳ cuộc bầu cử nào sẽ không tránh khỏi nghiên về người Việt Nam.45

Có hay không những điều kiện hòa bình sẽ sớm trở lại miền Nam, tuy nhiên, là điều nghi ngờ. Trong suốt mùa đông và xuân của giai đoạn 1945-1946, đội quân Pháp dưới sự chỉ huy của Tướng Henri Leclerc cố gắng làm sạch lực lượng kháng chiến ở đồng bằng sông Cửu Long. Trần Văn Giàu cố gắng chống lại những dịch chuyển của Pháp bằng một chính sách “đốt-cháy-đất”, mà nó áp dụng những chiến thuật tàn bạo và khủng bố vào dân cư địa phương để thúc ép lòng trung thành đối với phong trào. Những khu vực dưới sự kiểm soát của những phái tôn giáo bị tấn công, và những nhà lãnh đạo giáo phái vốn từ chối đặt mình dưới lệnh Việt Minh, đôi khi bị ám sát. Ông Leclerc phản ứng bằng cách quay trở lại kỹ thuật ‘vết dầu” (sau khi bình định những huyện riêng lẽ, lực lượng Pháp sẽ dần dần mở rộng những cố gắng của họ để thành lập an ninh trong những khu vực kế cận), mà nó đã từng được sử dụng thành công chống lại lực lượng nổi dậy vào cuối thế kỷ 19. Những phần tử nổi dậy đã không thể lay chuyển bị đuổi vào trong các khu vực bị cô lập nhất của vùng đồng bằng thấp hơn, bao gồm bán đảo Cà Mau có rừng dầy đặc và vùng Đồng Tháp Mười, và ở những khu đồn điền cao su dọc theo biên giới Cam-pu-chia, nơi mà họ tìm cách tiếp tục cuộc đấu tranh.

Những cuộc thương thuyết ở Fontainebleau tiếp tục lại vào cuối tháng Tám, nhưng khi phái đoàn Pháp từ chối chấp nhận những đòi hỏi của Việt Nam cho việc nhìn nhận chính thức một Việt Nam độc lập và một ngày chắc chắn cho cuộc trưng cầu được phát động ​​ở Nam Bộ, những đại biểu Việt Nam cắt ngang các cuộc đàm phán một lần nữa, vào ngày 10 tháng Chín. Ba ngày sau, họ rời Paris mà không có Hồ Chí Minh –để bắt chuyến tàu trở lại Đông Dương.

* * *

p377

Đối với nhựng cuộc đàm phán bế tắc, Jean Sainteny yêu cầu ông Hồ trở về Hà Nội nhằm mục đích chấm dứt xu thế chống-Pháp ở Đông Dương, nhưng ông Hồ quyết định ở lại Paris, tuyên bố rằng ông không thể chịu trở về “tay không” và như thế “mất uy tín và do đó không quyền lực.” Trong một cố gắng gây áp lực cho ông ta rời khỏi, chính phủ ngưng nhận lấy hóa đơn của ông ta tại khách sạn Hoàng gia Monceau, nhưng ông Hồ từ đó về sau chuyển đến vùng ngoại ô Soisy-sous-Montmorency, nơi mà ông ta ở lại nhà của Raymond Aubrac, một người quen cảm thông. Trong khi hoàn cảnh sinh sống của ông ta thì khắc khổ hơnvà kém tiện lợi, ông Hồ đã có thể tiếp nhận những người đến thăm và tổ chức các cuộc phỏng vấn, suốt thời gian vẫn giữ những cố gắng của mình để hồi sinh tiến trình hòa bình. “Đừng để tôi rời khỏi nước Pháp như thế này,” ông van nài người quen cũ của mình là Marius Moutet. “Hãy trang bị cho tôi chống lại những người đang cố gắng vượt xa tôi; anh bạn sẽ không có lý do gì để hối tiếc điều đó.”

Vào ngày 11 tháng Chín, ông Hồ tổ chức một cuộc họp báo qua đó ông ta nhấn mạnh sự mong muốn của mình đạt được một thỏa thuận, và ông ta so sánh những sự khác biệt hiện có với những việc vốn xảy ra bình thường trong tất cả gia đình. Ông ta bày tỏ sự lạc quan rằng vấn đề hòa giải có thể đạt được trong vòng sáu tháng và hứa sẽ làm tất cả trong quyền lực của mình để chấm dứt bạo lực ở Đông Dương. Cùng ngày hôm đó, ông ta đến thăm Đại sứ quán Hoa Kỳ để gặp Đại sứ Jefferson Caffery, là người, theo lời tường thuật của ông Đại sứ về cuộc trò chuyện của họ, phỏng đoán rằng người khách viếng của mình hy vọng đưa Hoa Kỳ vào trong trò chơi nhằm mục đích khích Washington chống lại Paris. Mặc dù ông Hồ nhấn mạnh rằng ông ta không phải là một người Cộng sản, ông Caffery không cam kết điều gì (trong một bức thư riêng một vài ngày sau đó, ông ta nhận xét rằng ông Hồ đã cư xử “bằng phẩm cách” và trong tư cách lịch thiệp trong suốt những cuộc thương lượng). Ngày hôm sau, Hồ nói chuyện với George Abbott, sau đó là Thư ký đầu tiên tại Đại sứ quán và sau nữa phục vụ như là Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ông Hồ đề cập đến sự hợp tác trong thời chiến của ông với Hoa Kỳ và sự ngưỡng mộ của mình đối với Tổng thống Roosevelt, và nhấn mạnh nhu cầu kinh khủng của đất nước về sự hỗ trợ kinh tế, mà người Pháp không thể cung cấp. Như là một sự xui khiến cuối cùng, ông ta gợi ý đến khả năng hợp tác quân sự trong tương lai giữa hai nước –bao gồm việc sử dụng vịnh Cam Ranh của Hoa Kỳ, trên bờ biển miền Trung Việt Nam, như là một căn cứ hải quân.46

Tuy nhiên, Washington không có hành động gì về vấn đề này, mặc những mối quan tâm được thể hiện bởi các chuyên gia châu Á ở Bộ Ngoại giao. Trong một mẫu ghi chú cho Phụ tá Bộ trưởng Nội vụ Viễn Đông John Carter Vincent, Abbot Low Moffat của Văn phòng Nội vụ Đông Nam Á cảnh cáo rằng “tình hình nguy kịch” đang nổi lên ở Đông Dương như là một kết quả của những hành động của Pháp trong sự vi phạm hiệp ước ngày 6 tháng Ba.

p378

Với sự căng thẳng đang gia tăng trong số người Việt Nam, vì sự tức giận về hành vi của Pháp, có cơ sở để tin rằng Pháp đang chuẩn bị dùng đến lực lượng để ép buộc để bảo đảm vị trí của họ trên toàn Đông Dương. Ông Moffat cho rằng Bộ Ngoại giao có lẽ muốn “bày tỏ cho người Pháp, trong quan điểm về những lợi ích của chúng ta trong hòa bình và sự phát triển có trật tự của các dân tộc phụ thuộc, hy vọng của chúng tôi là họ sẽ tuân thủ theo tinh thần của công ước ngày 06 tháng Ba.”

Chính quyền Truman, tuy nhiên, không trong tâm trạng chọc tức Pháp về vấn đề Đông Dương vào lúc gay go trong những chính sách của Pháp. Thật ra, mối quan tâm đang nổi lên trong phạm vi Bộ Ngoại giao về những luận điệu từ các nguồn tin tình báo rằng chính phủ ở Hà Nội là một công cụ của điện Kremlin trong kế hoạch của nó nhằm mở rộng ảnh hưởng mình ở châu Á. Vào tháng Tám, một điện thư đến Sài Gòn đã yêu cầu việc làm rõ về “những dấu hiệu quỵ lụy có thể có vào đường lối Đảng của ông Hồ và những lãnh đạo khác” và chất vấn vị Lãnh sự Hoa Kỳ Charles Reed về sức mạnh tương đối của những phần tử Cộng sản và không-Cộng-sản trong chính phủ Hà Nội.47

Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao Mỹ đang trở nên khó chịu vì những dấu hiệu ngày càng tăng về sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho những chính sách của Pháp ở Đông Dương. Từ Sài Gòn, ông Reed báo cáo với Washington rằng nhiều người Việt Nam có thể giả định một cách hợp lý rằng Hoa Kỳ đang chống lưng cho Pháp, kể từ khi Pháp sử dụng những chiếc Jeep và xe tải mà họ đã mua từ những kho dư thừa vật dụng quân sự ở thành phố Manila mà chúng vẫn mang những dấu hiệu Hoa Kỳ. Những quan chức ở Washington đã báo cáo với Nhà Trắng rằng người Pháp đang sử dụng thiết bị dư thừa của Mỹ ở Đông Dương, nhưng Tổng thống Truman quyết định không có lý do nào trong việc loại bỏ matériel (i.e. vật liệu) mà chúng đã ở đó rồi.

Sự quyết định vẫn ở lại Pháp của Hồ Chí Minh sau chuyến ra đi của phái đoàn VNDCCH(pc 02) (Bắc Việt) gây ra cuộc tranh luận đáng kể. Một số nhà quan sát Pháp dự đoán rằng ông Hồ đang cố gắng tống tiền Paris cho việc nhường lại điều gì mà ông ta không thể giành được tại bàn hội nghị. Những người khác nghi ngờ rằng lời kêu gọi của ông ta đến ông Moutet cho sự hỗ trợ thì không thành thật, vì cuối cùng ông ta chắc chắn sẽ quay những khí giới của chính phủ mình chống lại Pháp. Ngay cả khi ông Hồ thì chân thành, có sự nghi ngờ ngày càng tăng rằng ông ta có thể điều khiển những người theo mình, rằng ông ta sẽ là bất cứ thứ gì ngoại trừ là “người tập sự của phù thủy.” Thật ra, Hồ Chí Minh chịu đựng cuộc tấn công nặng nề từ nhiều nguồn trong cộng đồng người Việt rồi, là những người lo ngại rằng ông ta đang nhường quá nhiều trong cố gắng tuyệt vọng của mình để tránh một cuộc chiến tranh. Cảm tính ở Đông Dương (và thậm chí giữa những émigrés (i.e. di dân) Việt Nam tại Pháp) đang chạy mạnh mẽ chống lại sự thỏa hiệp với Pháp. Chính ông Sainteny tin rằng ông Hồ thì chân thành, bằng cách dẫn chứng những cố gắng của ông Hồ để giảm bớt sự thù nghịch đối với người Pháp ở Đông Dương trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, Thủ tướng Georges Bidault tuyên bố có bằng chứng rằng điệu bộ màu mè tình bạn của ông Hồ chỉ là một mưu mẹo,

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ ĐCSĐD : Đảng Cộng sản Đông Dương.
pc 02_ VNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt).
pc 03_ trung đội : gồm khoảng 26–55 người.
pc 04_ đại đội : gồm khoảng 80–225 người.
pc 05_ Lu Han : Lư Hán.
pc 06_ Chiang Kai-shek : Tưởng Giới Thạch.
pc 07_ Văn Miếu : là một đền thờ Khổng Tử ở Hà Nội, …(xin xem phần trước).

pc 08_ VNQDĐ : Việt Nam Quốc dân Đảng.
pc 09_ Zhang Fakui : Trương Phát Khuê.
pc 10_ Chongqing : thành phố Trùng Khánh.
pc 11_ Normandy : là một khu vực địa lý tương ứng với vùng Đất Bá tước Normandy (Dutchy of Normandy). Lãnh thổ lục địa bao gồm 30.627 km² và hình thành nên một phần trội của Normandy và khoảng 5% lãnh thổ của Pháp. Nó được phân chia cho những mục đích hành chính thành hai khu vực : Phần dưới Normandy và Phần trên Normandy. Trong cuộc Thế Chiến thứ II, những cuộc đổ bộ ngày D trên những bãi biển Normandy dưới mật danh Chiến dịch Chúa tể, bắt đầu kéo dài Trận chiến Normandy mà nó tạo nên kết quả trong cuộc Giải phóng Paris, sự phục hồi của Cộng hoà Pháp, và là một bước ngoặt quan trọng trong chiến tranh.

pc 12_ CDvClHK : Cục Dịch vụ Chiến lược Hoa Kỳ (OSS: U.S. Office of Strategic Services).
pc 13_ Alsace-Lorraine : là một lãnh thổ được tạo ra bởi Đế chế Đức vào năm 1871 sau khi sáp nhập hầu hết các khu vực Alsace Moselle của Lorraine sau chiến thắng của nó trong Pháp-Phổ chiến tranh. Lãnh thổ Alsace-Lorraine đế chế được tạo nên bằng 93% của dân Alsace (7% còn lại là Pháp) và 26% của dân Lorraine (74% còn lại là Pháp). Vì những lý do lịch sử, những bố trí pháp lý cụ thể vẫn được áp dụng trên lãnh thổ qua hình thức pháp luật địa phương. Về sự liên quan đến tình trạng pháp lý đặc biệt, kể từ khi sự trao trả của nó cho Pháp theo sau Thế Chiến thứ I, lãnh thổ đã được nhắc đến theo tính cách hành chính như là Alsace-Moselle.

Sau khi Pháp bị đánh bại vào mùa xuân năm 1940, Alsace và Moselle không bao giờ được chính thức sáp nhập vào Đức, tuy nhiên chúng được quản lý từ Berlin cho đến khi cuộc bại trận của Đức vào năm 1945, khi đó chúng được trở lại Pháp.

pc 14_ Separatist Basques : dường như tác giả dùng từ khá sai lầm qua danh từ ly khai vì vào thời điểm ông Hồ ở nhà người chị hay em gì đó của ông Sainteny, đó là thời kỳ của chính phủ Cộng hòa Tự trị Basque thuộc đảng PNV, không phải là thành phần được gọi là nhóm ly khai Basques như là đảng ETA khởi đầu từ năm 1959 mãi sau nầy.
Vào năm 1936, một phần chính của các nhóm dân chủ Tin Lành PNV đứng về phía Cộng hòa Tây Ban Nha Đệ nhị trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Sự hứa hẹn về quyền tự chủ được đáng giá trên những sự khác biệt về ý thức hệ, đặc biệt là trên vấn đề tôn giáo, và PNV quyết định ủng hộ chính phủ Cộng hòa hợp pháp, bao gồm thành viên của Mặt trận Quần chúng. Quyền tự chủ được ban cho vào tháng Muời năm 1936. Một chính phủ Cộng hòa Tự trị Basque được tạo ra, với José Antonio Agirre (PNV) như là vị Lehendakari (i.e. Chủ tịch) và những vị bộ trưởng từ nhóm PNV và các đảng phái cộng hòa khác (chủ yếu là những đảng phái cánh tả Tây Ban Nha).
Tuy nhiên, vào năm 1937, khoảng nửa chừng cuộc chiến tranh, quân đội Basque, sau đó dưới sự kiểm soát của Chính phủ Tự trị Basque đầu hàng trong một hành động được qua trung gian bởi nhà thờ Basque và Vatican ở Santoña (sau nầy được biết đến như là Phản quốc Santoña) cho những đồng minh Ý của Tướng Franco của chính phủ Basque trên điều kiện là kỷ nghệ nặng và nền kinh tế của Basque không được đụng vào. Trong suốt Thế Chiến thứ II, chính phủ lưu vong PNV cố gắng gia nhập Đồng Minh và định cư ở New York để được sự nhìn nhận và ủng hộ của Mỹ, nhưng ngay sau khi chiến tranh kết thúc, ông Franco trở thành một đồng minh của Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh, làm mất đi bất kỳ cơ hội nào của đảng PNV cho quyền lực ở quốc gia Basque.
Vào năm 1959, một thanh niên thuộc quốc gia chủ nghĩa thành lập một nhóm ly khai tên ETA, mà nó chẳng bao lâu ứng dụng đường lối chính trị cách mạng thuộc học thuyết Marx trong những năm 1960s. Được cảm hứng từ những phong trào như thế của Castro ở Cuba và Hồ Chí Minh ở Việt Nam, nhóm nhắm vào mục tiêu thành lập một quốc gia Basque độc lập xã hội chủ nghĩa qua bạo lực và tống tiền. Những vũ ám sát được xác nhận đầu tiên của ETA xảy ra vào năm 1968, từ đó về sau qua việc ứng dụng bạo lực, giết người được bao gồm, như là một chính sách (lý thuyết về hành động-đàn áp-hành động. Ở một mức độ ý thức hệ, thay vì chủng tộc, tổ chức nhấn mạnh tầm quan trọng về ngôn ngữ và phong tục. ETA là tổ chức chính của Phong trào Giải phóng Quốc gia Basque và là nhóm tham gia quan trọng nhất trong cuộc xung đột Basque. ETA tuyên bố ngừng bắn vào năm 1989, 1996, 1998 và 2006, nhưng sau đó đã phá vỡ chúng. Tuy nhiên, vào ngày 05 tháng Chín năm 2010, ETA tuyên bố một lệnh ngừng bắn mới vốn vẫn còn hiệu lực –hơn nữa, ngày 20 tháng Mười năm 2011 ETA tuyên bố “dứt khoát chấm dứt hoạt động vũ trang.”
Khi Tây Ban Nha lại nổi lên như một nền dân chủ vào năm 1978, quyền tự chủ được khôi phục cho dân Basques, là những người đạt được một mức độ tự-chính phủ mà không có tiền lệ trong lịch sử hiện đại Basque. Như vậy, dựa trên fueros (i.e. những điều khoản và điều lệ hợp pháp) và Điều lệ Tự chủ, Basques có cơ quan cảnh sát của họ và quản lý tài chánh công chúng của riêng họ với hầu như không có sự can thiệp nào từ chính quyền trung ương của Tây Ban Nha. Cộng đồng Tự trị Basque đã được dẫn dắt bởi đảng dân chủ dân tộc Tin Lành PNV kể từ khi nó được phục hồi vào đầu những năm 1980s cho đến năm 2009 khi đảng PSE đắc cử. Ở vùng Navarre , chủ nghĩa dân tộc Basque đã thất bại có được quyền kiểm soát của chính phủ thuộc Cộng đồng Tự trị, được cai trị bởi đảng UPN thường với sự hỗ trợ của đảng PSN, nhưng những đảng phái quốc gia Basque điều hành nhiều hội đồng nhỏ và trung bình. Mặc dù Pháp là một nhà nước tập trung, đảng quốc gia Basque duy trì một sự hiện diện trong một số thành phố qua các cuộc bầu cử địa phương.
Quốc gia Basque (tiếng Basque : Herria Euskal) là cái tên được gọi cho ngôi nhà của người Basque ở phía tây dãy núi Pyrenees vốn trải dài biên giới giữa Pháp và Tây Ban Nha trên bờ biển Đại Tây Dương. Nó bao gồm các những Cộng đồng Tự trị của Quốc gia Basque và Navarre ở Tây Ban Nha và Quốc gia Bắc Basque ở Pháp. Với 7 tỉnh, 3 tỉnh thuộc Quốc gia Bắc Basque giáp giới Pháp và phần còn lại thuộc Tây Ban Nha về hướng tây và nam.
Mặc dù chúng không nhất thiết phải là những từ đồng nghĩa, khái niệm về một khu vực Basque có nền văn hóa duy nhất nối dài những vùng và những quốc gia khác nhau đã được liên kết chặt chẽ kể từ khi sự khởi đầu của nó bằng những chính sách của chủ nghĩa dân tộc Basque . Như vậy, khu vực được xem là nhà đối với dân Basque (tiếng Basque : Euskaldunak), ngôn ngữ của họ (tiếng Basque : Euskara), văn hóa và truyền thống. Tuy nhiên, khu vực thì không đồng nhất về ngôn ngữ hoặc cũng không về văn hóa, và rất là mang tính chất Basqueness của những miền của nó, chẳng hạn như là miền nam Navarre, vẫn còn tranh cãi.

pc 15_ ĐCSP : Đảng Cộng sản Pháp.
pc 16_ Trotsky : Leon Trotsky là một nhà cách mạng và lý thuyết Mác-xít người Nga, nhà chính trị Sô-Viết và là người sáng lập và lãnh đạo đầu tiên của Hồng quân. Như là một người đứng đầu Đệ tứ Quốc tế Cộng sản, Trotsky tiếp tục trong tình trạng lưu vong ở Mexico để phản đối việc cơ cấu quan liêu của chủ thuyết Stalin ở Liên Xô, vốn là người thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản cực đoan. Những tư tưởng của Trotsky hình thành cơ bản cho chủ thuyết Trotsky, một trường phái lớn của tư tưởng Mác-xít mà nó chống lại những lý thuyết của chủ thuyết Stalin. Sau cùng anh ta ta bị ám sát ở Mexico vào ngày 13 tháng Ba, 1928 bởi sát thủ Ramón Mercader, một mật vụ gốc Tây Ban Nha của Sô-Viết. Anh ta ta là một trong thiểu số nhân vật chính trị Sô-Viết những người mà không bao giờ được phục hồi danh dự bởi chính phủ của Mikhail Gorbachev. Nhưng cuối cùng anh ta đã được trả lại danh dự vào năm 2001.

pc 17_ Le Figaro : là một tờ báo hàng ngày của Pháp được thành lập vào năm 1826 và được phát hành ở Paris. Nó đã từng được rất tôn trọng rộng rãi ở Pháp sau Thế Chiến thứ II. Biên tập của nó thuộc phe bảo thủ . Le Figaro là tờ báo lớn thứ hai thuộc cấp quốc gia của Pháp sau tờ Aujourd’hui en France (i.e. Hàng ngày ở Pháp) và trước tờ Le Monde (i.e. Thế giới), nhưng một số tờ báo khu vực có số lưu hành lớn hơn. Nó là một trong ba tờ báo kỷ lục của Pháp của, cùng với tờ báo chuyên về xã hội-tự do Le MondeLibération (i.e. Giải phóng), và là tờ báo vẫn còn tồn tại lâu đời nhất ở Pháp.

pc 18_ Trường Trung học Albert Sarraut : (Lycée Albert Sarraut) là một trong những trường trung học nổi tiếng nhất ở Đông Dương, được thành lập từ năm 1919 tại Hà Nội, giải thể năm 1965.
Vào năm 1913, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut đã ra quyết định nâng bậc trường Paul Bert từ Collège lên bậc Lycée để thành lập một trường trung học toàn phần như các trường ở chính quốc với đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học tại Hà Nội. Trường có nhiệm vụ thu nhận học sinh người Pháp và cả học sinh là con em các quan chức cao cấp người Việt Nam, người Miên, người Lào, và trong đó không ít những cán bộ Cộng sản là con em của giai cấp giàu sang, ưu tú.

pc 19_ Đại lộ Champs-Élysées : là một đường phố ở Paris, Pháp. Với những rạp chiếu phim, quán cà phê, cửa hàng đặc biệt sang trọng và những cây hạt dẻ ngựa được tỉa cành, Avenue des Champs-Élysées là một trong những đường phố nổi tiếng nhất và một trong các dải đất đắt tiền nhất về bất động sản trên thế giới. Nhiều đài tưởng niệm Pháp cũng nằm trên con đường, bao gồm Arc de Triomphe (i. e. Khải Hoàn Môn) và Place de la Concorde (Công trường Concorde). Cái tên theo nghĩa Pháp là Elysian Fields, nơi của những người chết được ban hồng ân trong thần thoại Hy Lạp. Đại lộ Champs-Élysées được biết đến như là một “đại lộ đẹp nhất trên thế giới,” La plus belle avenue du Monde bằng tiếng Pháp.
Đại lộ cũng là nơi tổ chức những sự kiện, lễ hội quan trọng của Paris, như Duyệt binh ngày 14 tháng 7, chặng cuối của cuộc đua xe đạp Tour de France, địa điểm các cuộc ăn mừng, chào đón năm mới… Nhiều đường phố nổi tiếng khác được so sánh với Champs-Élysées, như đại lộ Benjamin Franklin ở tiểu bang Philadelphia, Hoa Kỳ hay Paseo de la Reforma ở Thành phố Mexico.

pc 20_ PtDcDt : Phong trào Dân chủ Dân tộc (MRP: Mouvement Républicain Populaire).

Leave a comment