XIV- Giữa Hai Cuộc Chiến (Phần 4)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p495

Cuộc đấu tranh chính trị là thích đáng, ông ta nói, và chắc chắn sẽ thắng lợi. Nhưng “để xây dựng một ngôi nhà tốt, chúng ta phải xây dựng một nền tảng vững chắc.” Những lời phê bình của ông Hồ về sự cần thiết cho việc xây dựng trong nước ắt hẵn gây ra tiếng vang đối với nhiều người trong số những độc giả của mình. Mùa xuân đó, miền Bắc Việt Nam đang chịu khốn khổ vì việc thiếu lương thực trầm trọng, cũng như việc tiếp tục thiếu nhân sự có tay nghề để giúp xây dựng nền kinh tế. Những hiệp định được ký kết với Trung Quốc để cung cấp sự hỗ trợ kỷ thuật trong việc xây dựng lên cơ sở kỷ nghệ nhẹ ở VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt), nhưng trong khi chờ đợi, người dân phải được nuôi dưỡng. Theo những lời của một nhà thơ Việt Nam là người vừa mới thăm viếng những tỉnh nông thôn ở đồng bằng sông Hồng:

Tôi đã từng đi qua
Nhiều làng mạc của Kiên-An và Hồng-Quang
Nơi mà biển tràn vào và để lại muối của nó trên vùng đồng bằng rộng
Nơi mà, trong hai mùa liên tiếp, không có hạt lúa nẫy mầm
Và phân người thì đỏ với những vỏ khoai lang.
Tôi đã từng gặp
Vô số những trẻ em hốc hác
Khoảng năm hay sáu tuổi
Ăn ít cơm hơn cám.47

Những lãnh đạo Đảng đã tham khảo ý kiến ​​với những thành viên chủ chốt của ban lãnh đạo miền Nam về vấn đề tái thống nhất ngay trước khi Phiên họp Toàn thể lần Thứ chín, và những người miền Nam có thể đã bị khiển trách bởi Trường Chinh vì sự thiếu kiên nhẫn của họ. Nhưng những nghi ngờ về một giải pháp hòa bình cho vấn đề này chắc chắn cũng còn tiếp tục tồn tại ở Hà Nội. Sau việc tổ chức một cuộc họp về chủ đề này vào tháng Sáu năm 1956, Bộ Chính trị ban hành một nghị quyết có tựa đề “Tình hình và những Nhiệm vụ của Cuộc cách mạng ở miền Nam.” Tài liệu này lưu ý rằng kể từ khi miền Nam Việt Nam đã trở thành một thuộc thực sự của Hoa Kỳ, điều cần thiết là xem xét việc ứng dụng một chính sách đấu tranh vũ trang để tự vệ. Tuy nhiên, Bộ Chính trị kết luận rằng trong thời gian hiện tại, điều quan trọng là nương vào chiến lược đấu tranh chính trị. Trong một bức thư cho dân Việt Nam vào tháng Bảy, Hồ Chí Minh nói rằng VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt) sẽ tiếp tục sự cố gắng để theo đuổi việc tái thống nhất quốc gia bằng các biện pháp hòa bình qua cơ chế của Hiệp định Geneva(pc 04).48

Như là một thành viên của Bộ chính trị, Lê Duẩn có thể tham dự cuộc họp tháng Sáu. Nếu vậy, ông ta đáng lý ra được chỉ thị mang quan điểm của Hà Nội trở lại cho những cộng tác viên của mình ở miền Nam Việt Nam. Vào một thời điểm mùa hè năm đó, ông ta viết một cuốn sách mỏng được gọi là Con đường Cách mạng ở miền Nam để trình bày những ý tưởng của mình về đề tài này. Trên bề mặt, những kiến ​​nghị của ông dường như trùng hợp với những ý tưởng của những người ủng hộ chính sách hòa bình trong phạm vi Ủy Ban Trung ương và Bộ Chính trị của ĐLĐVN.(pc 07)

p496

Vào giai đoạn hiện tại của nó, tác giả tuyên bố, cách mạng Việt Nam đối mặt với hai nhiệm vụ, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Nam Bắc và việc giải phóng miền Nam. Chính sách hiện có của cuộc đấu tranh chính trị ôn hòa ở miền Nam phù hợp với những thực tế hiện có, trong ánh sáng của sự yếu kém hiện nay của bộ máy Đảng ở miền Nam Việt Nam, và nó cũng phù hợp với những quyết định được đạt đến tại Đại hội lần Thứ hai mươi ở Moscow và tình hình phổ biến xung quanh thế giới.

Tuy nhiên, sự nhấn mạnh rõ ràng của Lê Duẩn về sự cần thiết cho cách giải quyết chính trị là một điều gì như lừa đảo, vì lực đẩy chính cho cuộc tranh luận của ông ta được tập trung vào sự cần đến cách giải quyết mạnh mẽ hơn cho cuộc cách mạng ở miền Nam. Mặc dù không chính thức sai lệch từ chính sách hiện có, ông ta chỉ ra rằng có một sự khác biệt đáng kể giữa một chính sách của chủ nghĩa cải cách được dựa trên “cuộc đấu tranh pháp lý và hiến pháp” và một trong những cuộc đấu tranh chính trị được ứng dụng bởi một phong trào cách mạng mà qua đó “dùng lực lượng chính trị cách mạng của quần chúng như là nền tảng của nó.” Như là đội tiên phong của cách mạng, ông ta lập luận, Đảng phải sẵn sàng để dẫn dắt quần chúng (ở đây ông ta sử dụng thí dụ của Cách mạng tháng Tám năm 1945) giành lấy quyền lực. Một cách khác hơn, một cơ hội thuận lợi để lật đổ chế độ phản động ở Sài Gòn có thể bị lãng phí.

Đối với Lê Duẩn, một bài học rõ ràng được cung cấp bởi cuộc Cách mạng tháng Tám là điều cần thiết để chuẩn bị cho một cuộc tổng nổi dậy bằng cách xây dựng lên sức mạnh chính trị và quân sự của các lực lượng cách mạng. Đáng tiếc thay, ông Duẩn kết luận, nhiều cán bộ chịu trách nhiệm cho việc hướng dẫn phong trào “đã chưa từng chắc chắc hiểu được sức mạnh của quần chúng cách mạng” và do đó thất bại dẫn dắt họ.49

* * *

Vào đầu năm 1956, Trung Quốc và Liên Xô đã dường như là trong một tình trạng thỏa thuận về sự cần đến một giai đoạn hòa bình và ổn định quốc tế như là một phông nền cho những cố gắng của họ bắt tay vào việc xây dựng trong nước. Vào tháng Hai, cả Moscow và Beijing đã thúc giục Hà Nội chấp nhận dự nghị của họ triệu tập lại hội nghị Geneva(pc 04) như là một chiến thuật để cứu vãn tiến trình diễn biến hòa bình đang dao động ở Đông Dương. Cuộc thương lượng chứng minh là sớm thất bại, vì Vương quốc Anh, đồng chủ tịch với Liên Xô, thì không có ý muốn triệu tập lại hội nghị trong sự thanh minh của lời tuyên bố của Sài Gòn rằng nó không phải là một bên đối với sự thỏa thuận và sẽ không phải chịu trách nhiệm cho những điều khoản của hiệp định. Moscow, vốn đã từng nhất thiết giao trách nhiệm về trạng thái hỗn độn ở Đông Dương cho Trung Quốc, đã không có hành động gì. Beijing, vẫn còn bận tâm với những nan đề nội bộ của riêng mình, đành làm như Moscow.

Đến mùa thu năm 1956, tuy nhiên, những khác biệt giữa Beijing và Moscow đã bắt đầu xuất hiện trên những vấn đề khác.

p497

Những lãnh đạo Trung Quốc quan tâm về ẩn ý của việc can thiệp gần đây của Liên Xô ở Đông Âu, nơi mà những lãnh đạo Liên Xô đã từng có hành động kiên quyết để ngăn chận sự bất ổn xã hội ở Ba Lan và Hungary, điều này mâu thuẫn với quan điểm của Trung Quốc rằng những khác biệt giữa các quốc gia xã hội chủ nghĩa nên được giải quyết bằng những việc tham khảo ý kiến ​​được dựa trên nguyên tắc bình đẳng và không can thiệp. Theo quan điểm của Beijing, các cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Cộng sản ở Đông Âu là một sự bùng phát trực tiếp của bài phát biểu đã-phá-khuynh-hướng-Stalin-hóa của Khrushchev, mà qua đó đã làm suy yếu uy tín của Đảng Cộng sản như là đội tiên phong của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Điều đó có thể đã từng ít nhất là một phần vì mục đích của việc thăm dò quan điểm của Trung Quốc về vấn đề chung sống hòa bình mà qua đó VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt) gọi mời Zhou Enlai(pc 03) đến Hà Nội. Ông Zhou, vốn là người đã từng duy trì lâu dài những quan hệ tốt với Hồ Chí Minh, đến vào ngày 18 tháng Mười Một trên chuyến dừng chân đầu tiên của quá trình hoạt động qua nhiều nước ở châu Á, và những chủ khách thúc ép ông ta lo liệu cho những hình thức ủng hộ cụ thể về vấn đề tái thống nhất Việt Nam. Ông Zhou đồng ý về sự cần đến việc hành động chung để thực hiện những điều khoản của hội nghị Geneva,(pc 04) nhưng ông ta tránh né những chi tiết cụ thể về điều gì có thể được thực hiện. Khi những lãnh đạo Việt Nam thúc ép ông ta đòi hỏi là Hội nghị Geneva được triệu tập lại, ông Zhou thì cố ý mập mờ.

Điều đó cuối cùng trở nên rõ ràng đối với những chủ khách của ông ta rằng chuyến thăm của Zhou Enlai đã được thúc đẩy chính yếu bởi mong muốn của Beijing để có được sự ủng hộ của Việt Nam trong kết nối với việc tranh chấp đang nổi lên của Trung Quốc với Liên Xô. Những lãnh đạo Trung Quốc thì đặc biệt lo lắng về việc giải quyết nhanh gọn của lực lượng quân sự của Liên Xô nhằm lật đổ chính phủ cải cách Imre Nagy ở Hungary. Trong những lời bình luận trước ​​công chúng được thực hiện ở Hà Nội, ông Zhou ám chỉ ngắn gọn đến những mối nguy hiểm của “chủ nghĩa dân tộc siêu phàm(pc 17) của một quốc gia vĩ đại,” một sự đề cập xiên xỏ đến những hành động của Sô-Viết ở châu Âu, và tầm quan trọng của những mối quan hệ hỗ tương được dựa trên năm nguyên tắc chung sống hòa bình(pc 02)vốn đã từng được công bố công khai của Trung Quốc và Ấn Độ một vài năm trước đó.

Sự bất an của Beijing đối với khuynh hướng của Moscow bức chế những thành viên của cộng đồng xã hội chủ nghĩa có lẽ được chia sẻ bởi nhiều lãnh đạo Đảng ở Hà Nội; một số người cũng cảm thấy khinh thị đối với chính sách chung sống hòa bình của Khrushchev, mà qua đó dường như tượng trưng một thỏa ước có điều kiện đầu hàng đối với kẻ thù tầng lớp, và dùng lý lẽ biện hộ những quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Nhưng Hồ Chí Minh nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc duy trì những quan hệ thân mật với cả Trung Quốc và Liên Xô, và bản thông cáo cuối cùng từ chuyến thăm cấp nhà nước của ông Zhou không chứa đựng lời chỉ trích trực tiếp hoặc gián tiếp về Liên Xô.50

Chuyến dừng chân của ông Zhou xảy ra trước khi có Phiên họp Toàn thể lần Thứ mười một của Ủy Ban Trung ương của ĐLĐVN,(pc 07) mà nó được triệu tập vào tháng sau. Lê Duẩn tham dự hội nghị, và ông ta chắc chắn bảo vệ những ý tưởng được chứa trong cuốn sách nhỏ của mình, Con đường Cách mạng ở miền Nam, trước những đại biểu được tụ họp.

p498

Kể từ khi trong những năm gần đây, cuốn sách nhỏ đã thường xuyên được mô tả ở Hà Nội như là một tài liệu “quan trọng then chốt” trong lịch sử của các phong trào cách mạng Việt Nam, dường như có thể là những dự nghị của ông Duẩn kích thích cuộc thảo luận sôi nổi, nhưng có vẻ rõ ràng là cuốn sách nhỏ không tạo ra kết quả qua sự chuyển đổi tức thời theo đường lối chung của Đảng. Một bài xã luận được ấn hành trên tạp chí lý thuyết của Đảng là Học Tập một ít ngày sau khi kết thúc Phiên họp Toàn thể, cho biết rằng việc củng cố miền Bắc vẫn là một nhiệm vụ chính: “Chúng ta nhất định không cho phép việc thắng lợi trên miền Nam làm giảm những yêu cầu của việc củng cố miền Bắc.” Vai trò của Hồ Chí Minh trong cuộc tranh luận thí không được biết đến. Trong một bài phát biểu trước Quốc hội vào đầu năm 1957, ông ta đã nhắc lại quan điểm của mình rằng trong thời gian hiện tại việc xây dựng trong nước phải chiếm vị thế trước, qua việc kêu gọi dân Việt Nam đoàn kết phía sau nhiệm vụ của việc củng cố miền Bắc nhằm mục đích biến nó thành một căn cứ hậu phương vững chắc cho công cuộc giải phóng quốc gia, một cuộc đấu tranh mà qua đó nó, mặc dù “dài và khó khăn,” chắc chắn sẽ thắng lợi.

Cuộc họp đã thực sự cố gắng đáp ứng cho sự khẩn cầu của Lê Duẩn bằng việc phê duyệt một chính sách bí mật kêu gọi sự tích tụ dần dần những tổ chức cách mạng ở miền Nam Việt Nam và mức hình phạt chọn lọc ở đó cho những phần tử phản động (được gọi là trừ gian, hoặc “tiêu diệt những bạo chúa”). Mặc dù Hồ Chí Minh đã luôn luôn chỉ trích việc sử dụng bừa bãi về chủ nghĩa khủng bố như là một công cụ không thích hợp của hành động cách mạng, nó đã từng được áp dụng một cách chọn lọc trong suốt cuộc chiến đối kháng chống Pháp. Hiện tai, Ủy ban Trung ương thông qua một chính sách cụ thể hơn qua việc kêu gọi một chương trình khủng bố được hạn chế nhằm bảo vệ bộ máy cách mạng ở miền Nam bằng cách ném sợ hãi vào trong những hàng ngũ của đối phương và tạo ra niềm tin giữa quần chúng rằng phong trào có thể tự giải quyết một mình.51

Phiên họp Toàn thể lần Thứ mười một vào tháng Mười Hai năm 1956 đã bắt đầu một bước thận trọng đầu tiên hướng đến việc chấp thuận cách giải quyết hung hãn hơn đối với việc thống nhất của hai miền. Cùng tháng, ủy ban khu vực của Lê Duẩn đã gặp nhau để xem xét chỉ thị tháng Sáu năm 1956 từ sự kêu gọi của Bộ Chính trị cho những chuẩn bị nhằm tăng cường những khả năng tự vệ của phong trào cho sự bổ sung cuộc đấu tranh chính trị chống lại chế độ Sài Gòn. Trong những lời của một tài liệu được ban hành bởi ủy ban, “qua sự hướng dẫn của Trung ương” bây giờ đã trở nên rõ ràng rằng chiến tranh cách mạng là “cách đúng duy nhất” để đem lại việc tái thống nhất đất nước. Trong suốt vài tháng tới, có sự gia tăng được đánh dấu lưu ý trong những hoạt động khủng bố được điều hành chống lại các quan chức chính phủ và các nhân viên chủ chốt khác ở miền Nam Việt Nam. Những nguồn tin chính thức ở Hà Nội tuyên bố rằng những người bị chắm mục tiêu là những quan chức tham nhũng, địa chủ độc ác, và những kẻ phản bội. Trong thực tế, nhiều nạn nhân là những quan chức có tiếng và trung thực và những giáo viên vốn được xem như mối đe dọa đối với phong trào cách mạng

p499

bởi vì họ nâng cao ý thức về tính hợp pháp của chính phủ Sài Gòn trong mắt của dân cư địa phương.

Có lẽ một tín hiệu rõ ràng nhất mà qua đó một kỷ nguyên mới đang bắt đầu hé rạng, bước vào đầu năm 1957, khi Lê Duẩn bất ngờ được chọn để phục vụ như là Tổng bí thư hành động của VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt). Sau việc sa thải Trường Chinh tại Phiên họp Toàn thể lần Thứ mười vào mùa thu trước, Hồ Chí Minh đã chính thức tiếp nhận chức vụ đó, nhưng miễn cưỡng. Ông Hồ đã từng chiếm những vị trí theo nghi thức liên quan đến chức Chủ tịch Đảng và Chủ tịch VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt) kể từ khi chuyến trở lại Hà Nội của ông ta trong tháng Mười năm 1954. Đồng thời, ông ta quan tâm tích cực trong những vấn đề có liên quan đến chính sách đối ngoại và tái thống nhất đất nước, ông ta ngày càng tự hạn chế mình ở vai trò như người bác trong các vấn đề trong nước và Đảng, bằng cách đưa ra ý kiến cho những cộng tác viên tại những cuộc họp Bộ Chính trị trong khi giao phó quyền điều hành cho những cộng tác viên trẻ hơn như Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Trường Chinh.

Những lý do cho sự lựa chọn thuộc về Lê Duẩn như là Tổng bí thư hành động đã từ lâu gây ra cuộc tranh luận. Một số người tin rằng đó là một minh chứng cho việc tổ chức, sự cống hiến, và tầm nhìn chiến lược của ông ta, những tài năng vốn đã mang lại cho ông ta biệt hiệu là “Bác Hồ của miền Nam.” Những người khác nhìn thấy điều đó như là một cử chỉ nhìn nhận rằng cuộc đấu tranh để đạt được sự tái thống nhất đất nước được số mệnh đặt để đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc ra quyết định ở Hà Nội. Như là một người miền Nam, Lê Duẩn có thể được mong mỏi ​​sẽ đại diện cho số cử tri rộng lớn của người Việt đang sinh sống ở phía nam khu phi quân sự. Hoặc có lẽ chính vì như là một người ngoài cuộc, Lê Duẩn không tiêu biểu là mối đe dọa đối với những lãnh đạo Đảng như Hồ Chí Minh và Trường Chinh, vốn là những người có thể được kỳ vọng ​​sẽ giữ lấy ảnh hưởng của họ trong phạm vi Bộ Chính trị trong thời đại Lê Duẩn. Một số người đã từng suy đoán rằng Lê Duẩn được ưa thích hơn Võ Nguyên Giáp vì ông ta đã trải qua nhiều năm trong nhà tù trong suốt Thế Chiến thứ II. Phần việc trong “những trường học của chủ nghĩa bolshevik” nổi tiếng được xem là một nghi thức hành trình cần thiết trong số những tín đồ trung thành hàng đầu của Đảng vào thời điểm đó, nhiều người trong số họ vốn đã từng trả nợ máu của mình bằng cách trải qua một thời gian trong những nhà tù của Pháp. Ông Giáp không chỉ đã từng tránh được bị bắt giữ, mà còn đã từng bị bôi bẩn bởi việc nộp đơn xin học bổng đi học ở Pháp(pc 18) .52

Bằng chứng về việc nâng lên của Lê Duẩn thì chưa rõ ràng. Bất cứ trường hợp là gì, việc bổ nhiệm dường như có sự ban phúc của Hồ Chí Minh, là người có thể yên tâm đoan chắn rằng người kế nhiệm của ông ta sẽ đưa sự ưu tiên lên trên đối với vấn đề tái thống nhất đất nước. Đối với Lê Duẩn việc chiếm giữ chức vụ Bí thư trưởng điều hành của Đảng, ông Hồ bây giờ có thời gian để tập trung vào những vấn đề liên quan đến ngoại giao và những mối quan hệ với cộng đồng xã hội chủ nghĩa, cũng như bút phát những bài viết đa dạng những đề tài. Sau mười hai năm ngụy che giấu bản thân thực sự của mình, vào tuổi 67, ông Hồ bây giờ cuối cùng thú nhận rằng

p500

ông ta quả thật là nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn Ái Quốc, và những cuốn tiểu sử chính thức đột nhiên xuất hiện qua ấn bản để ca ngợi sự cống hiến suốt đời của ông ta cho sự nghiệp của tổ quốc. Trong khi sự bộc lộ là một điều hoàn toàn ngạc nhiên đối với nhiều người Việt, những người quen biết thân thiết đã từ lâu được biết về danh tính thực sự của ông ta. Vào tháng Sáu năm 1957, ông ta làm chuyến viếng thăm theo nghi thức đến Kim Liên, ngôi nhà thời thơ ấu mà ông ta đã rời khỏi từ một nửa thế kỷ trước.53

* * *

Trong khi những lãnh đạo Bắc Việt đang vật lộn với vấn đề làm cách nào ngăn chận sự phân chia Việt Nam khỏi trở thành vĩnh viễn, những quan chức Sô-Viết dường như quyết định làm cho nó thành một fait accompli (i.e. việc đã rồi). Vào đầu năm 1957, Liên Xô đột nhiên đề nghị rằng hai Việt Nam được thừa nhận như là những nước riêng biệt ở Liên Hợp Quốc. Hà Nội, vốn dường như đã không được hướng dẫn sơ lược trước, bị choáng váng và ngay lập tức ban hành sự chống đối chính thức. Ngay sau đó ít lâu, Hội Đồng Liên Hợp Quốc, bằng đại đa số, bỏ phiếu tán thành cho gia nhập của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) (như là một chính phủ không-Cộng-sản ở miền Nam Việt Nam hiện tại chính thức tự xưng chính mình) vào trong Liên Hợp Quốc. Phạm Văn Đồng viết một bức thư chống đối đến Liên Xô và Vương quốc Anh, đồng Chủ tịch của hội nghị Geneva,(pc 04) và câu hỏi được chuyển giao cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Vấn đề chưa được giải quyết khi vào giữa tháng Năm, Kliment Voroshilov, Chủ tịch của đoàn chủ tịch Sô-Viết Tối cao ở Liên Xô và là một trong những bạn chí thân lâu năm của Stalin, đến Hà Nội trên chuyến thăm cấp nhà nước.

Từng có một số suy đoán về mục đích của chuyến thăm, mà nó được công bố vào phút cuối cùng và được đưa ra sau những điểm dừng tương đối nhàn nhã ở Trung Quốc và Indonesia. Những quan chức Việt Nam có lẽ muốn tìm hiểu rõ ràng suy nghĩ của Liên Xô về vấn đề tái thống nhất đất nước, trong khi mục tiêu của Moscow đáng lý ra thuyết phục được VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt) để tránh những hành vi thù nghịch vốn có thể kích động một khởi đầu lại của cuộc chiến ở Đông Dương. Trong nhiều lần khác, ông Voroshilov công khai kêu gọi đến những chủ khách của mình duy trì chính sách của họ về việc thúc đẩy “sự tái thống nhất bằng hòa bình” của hai vùng.

Những lời khẩn xin như thế cho cách giải quyết ôn hòa đối với vấn đề đã không được chào đón đối với tất cả trong số những thính giả Việt Nam của ông ta. Để làm dịu cảm giác bị chọc tức đang phát triển ở Hà Nội, ông Voroshilov cũng công bố sự gia tăng trong việc hỗ trợ kinh tế của Liên Xô cho VNDCCH, và bảo đảm với những lãnh đạo Việt Nam rằng Liên Xô sẽ không cho phép VNCH(pc 19) được nhận vào Liên Hợp Quốc (Vào tháng Chín, chính quyền Sô-Viết sẽ sử dụng Hội đồng Bảo an của họ để giết chết kiến nghị cho việc gia nhập của cả hai nước Việt Nam vào trong Liên Hợp Quốc, và câu hỏi về con số thành viên bị đình hoãn vô thời hạn. Tờ báo chí chính thức ở Hà Nội vắn tắt tuyên bố sự chấp thuận của nó về “thái độ đúng đắn” của Moscow.54)

Chuyến đi đến Hà Nội của ông Voroshilov của có thể đã được dự định nhằm dán giấy hoa lên những căng thẳng

p501

được mang lại bởi dự nghị thiếu khôn khéo của Moscow thừa nhận hai nước Việt Nam vào Liên Hợp Quốc, nhưng tiềm năng cho sự rạn nứt giữa hai nước trên vấn đề tái thống nhất Việt Nam vẫn còn đó. Theo một người quan sát ngoại quốc đang sinh sống ở Hà Nội, cảm tính chống lại Liên Xô đang hiện ra lờ mờ quá lớn trong phạm vi ban lãnh đạo của Đảng đến nổi một số những sự kiện trên chương trình nghị sự trong suốt chuyến thăm của ông Voroshilov bị hủy bỏ hoặc diễn ra với mức tối thiểu của buổi lễ nhằm mục đích tránh khả năng của việc mang lại sự bất đồng trước cái nhìn công chúng.55

Đối với Hà Nội, bất kỳ vi phạm nghiêm trọng nào trong những quan hệ với Moscow có thể là thảm họa, kể từ khi VNDCCH(pc 01) nương tựa vào Liên Xô không chỉ là sự viện trợ tài chánh để xây dựng nền kinh tế trong nước và hiện đại hóa lực lượng vũ trang Việt Nam, mà còn là sự ủng hộ về bang giao. Vào tháng Bảy năm 1957, Hồ Chí Minh đến Moscow để tìm kiếm sự hiểu biết gần gũi hơn với những lãnh đạo Liên Xô về các vấn đề quan trọng. Trên đường đi, ông ta ngừng chân xuống Beijing, nơi mà Mao Zedong(pc 08) nhắc lại quan điểm hiện thời của Trung Quốc mà qua đó việc tái thống nhất của hai Việt Nam có thể phải được đình hoãn cho đến một thời gian thích hợp hơn. Chuyến đi kéo dài gần hai tháng và bao gồm những chặng dừng ở nhiều nước Đông Âu, cũng như Bắc Hàn. Trên chuyến trở lại Hà Nội của ông ta vào tháng Chín, ông Hồ công bố trong một bài phát biểu đến dân Việt Nam rằng ông ta đã đạt được “sự đồng nhất quan điểm” với những quốc gia của khối Liên Xô.56

Điều nầy hầu như khó là một trường hợp. Một vài tuần sau đó, ông Hồ khởi hành lần nữa có sự tham gia của một phái đoàn đại biểu bao gồm những thành viên của Bộ Chính trị là Lê Duẩn và Phạm Hùng để tham dự cuộc họp tháng Mười Một của những đảng phái Cộng sản trên thế giới ở Moscow. Thành phần của đoàn đại biểu mang đầy ý nghĩa, vì cả ông Duẩn và ông Hùng là những người được sinh ra và nuôi dưỡng ở miền Nam, và ông Hùng đã từng phục vụ như là phụ tá của Lê Duẩn trong bộ máy ở miền Nam sau hội nghị Geneva.(pc 04) Rõ ràng là, vấn đề tái thống nhất đất nước sẽ tạo hình ảnh nổi bật qua những mối quan tâm của Việt Nam ở Moscow.

Một trong những mục tiêu cơ bản của hội nghị tháng mười một là tìm ra một thỏa thuận giữa các nước xã hội chủ nghĩa về vấn đề của một quá trình chuyển đổi ôn hòa lên chủ nghĩa xã hội. Trong số những người phản đối quan điểm của Liên Xô là Trung Quốc, là những người đã trở nên ngày càng quan tâm về việc giải quyết vấn đề Đài Loan kể từ khi sự tan vỡ gần đây của những cuộc đàm phán Trung-Mỹ về vấn đề đó và ngày càng nghi ngờ rằng ban lãnh đạo mới ở Moscow sẵn sàng phản bội những lợi ích của cuộc cách mạng thế giới trên lời thề cùng chung sống hòa bình. Trong một cố gắng để ngăn chận chính quyền Sô-Viết, chính bản thân Mao Zedong(pc 08) dẫn đầu phái đoàn đại biểu Trung Quốc, lần đầu tiên kể từ mùa đông năm 1949-1950 là khoảng thời gian ông ta đã từng rời khỏi đất nước. Theo quan điểm của Mao Zedong, những thành tích gần đây ở Sô-Viết chứng minh tính ưu việt về kỷ thuật của xã hội chủ nghĩa trên phe phái tư bản chủ nghĩa (“cơn gió hướng đông,” ông ta nói, bây giờ chiếm ưu thế hơn “làn gió tây”), và Moscow nên sử dụng

p502

sức mạnh ưu việt của nó để đóng một vai trò hung hãn hơn trong việc dẫn đầu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc khắp thế giới. Một cuộc tranh luận lớn về chủ đề này tại cuộc họp đưa đến một kết quả qua sự thỏa hiệp. Theo một nguồn tin Trung Quốc, dự thảo đầu tiên của Sô-Viết đã không nói gì về một quá trình chuyển đổi không-ôn-hòa lên chủ nghĩa xã hội, nhưng sau cuộc thảo luận giữa những đại biểu dự thảo được bổ sung, và đến lúc cuối, bản thông cáo cuối cùng ghi nhận rằng “trong tình hình mà qua đó những tầng lớp bốc lột dùng đến bạo lực chống lại nhân dân, điều cần thiết là ghi nhớ một khả dĩ khác –sự chuyển đổi không-ôn-hòa lên chủ nghĩa xã hội. Lenin dạy và lịch sử khẳng định rằng những tầng lớp cai trị không bao giờ từ bỏ quyền lực một cách tự nguyện.”57

Vai trò chính xác được đóng bởi Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Việt Nam trong việc soạn thảo và phê duyệt cuối cùng của bản tuyên bố thì không được biết. Những báo cáo của Đức và Ý cho là bản tuyên bố được rút ra như là một kết quả của cuộc thảo luận giữa chính quyền Sô-Viết và Trung Quốc, với sự đóng góp nhỏ từ những đại diện của các đảng phái khác. Tuy nhiên, cách diễn đạt được trích dẫn ở trên thì quá gần giống đối với những gì Hồ Chí Minh đã từng sử dụng trong bài phát biểu của mình đến Phiên họp Toàn thể lần Thứ chín vào tháng Tư năm 1956 mà qua đó có vẻ giống như rằng ông ta đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại sự thỏa hiệp cuối cùng. Trong bất kỳ trường hợp nào, những nguồn tin của Việt Nam cho thấy rằng phái đoàn đại biểu của VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt) đã bày tỏ rõ ràng với Moscow về quan điểm của nó mà qua đó mặc dù một sự chuyển tiếp ôn hòa lên chủ nghĩa xã hội có thể đôi khi xảy ra, một chính sách “bạo lực cách mạng” là một quy luật chung.58

Sau cuộc hội nghị, Lê Duẩn trở lại Hà Nội với đoàn người còn lại của những đại biểu, nhưng Hồ Chí Minh vẫn ở Moscow cho những cuộc đàm phán bổ sung với những lãnh đạo Sô-Viết. Chủ đề của cuộc thảo luận của ông thì không được biết, nhưng dường như có thể họ đối phó với sự chia rẽ đáng ngại vốn đang bắt đầu xuất hiện giữa những lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc trên vấn đề chung sống hòa bình và vai trò lãnh đạo của cộng đồng xã hội chủ nghĩa. Đối với nhà nước Việt Nam, một sự chia rẽ rõ ràng có thể có những hậu quả tai hại, vì nó sẽ cho phép Hoa Kỳ chơi khích một gã khổng lồ Cộng sản chống lại tên Cộng sản khác. Để ngăn chận sự phát triển như thế, trong suốt quá trình hoạt động của mình qua Đông Âu vào tháng Chín, ông Hồ đã bày tỏ quan điểm của ông ta rằng sự đồng nhất quan điểm giữa các nước Cộng sản nằm trong những quan tâm nhất của phe cách mạng. Trong một bài báo được ấn hành trên tờ Pravda vào tháng Mười Một, ông ta kêu gọi một sự cam kết từ tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đoàn kết xung quanh vai trò lãnh đạo của Liên Xô, quan điểm mà ông ta lặp lại trong một bài phát biểu trước Sô-Viết Tối cao ở Moscow. Tuy nhiên, bài viết của ông ta đã thực sự nhấn mạnh đến nhu cầu ứng dụng chiến thuật cách mạng cho hoàn cảnh địa phương.59

Khi Lê Duẩn và những cộng tác viên của mình trở lại Hà Nội vào cuối tháng Mười, họ bàn bạc với Bộ Chính trị. Vào ngày 01 tháng Mười Hai, Thông tấn Xã Việt Nam thông báo rằng những lãnh đạo Đảng lấy làm phấn khởi vào những kết quả được đạt đến ở Moscow và bày tỏ niềm tin trong việc duy trì tình đoàn kết chặt chẽ giữa các nước trong phạm vi cộng đồng xã hội chủ nghĩa.

p503

Có hay không tình đoàn kết thực sự được tồn tại trong khuôn khổ phe phái xã hội chủ nghĩa là điều đáng nghi ngờ. Một cách chắc chắn nó không hiện diện ở Hà Nội, nơi mà những khác biệt ngày càng tăng đang bắt đầu xuất hiện trong phạm vi ban lãnh đạo Đảng về sự ưu tiên tương đối là phải nhường cho những mối quan tâm trong nước và là tiến lên sự nghiệp thống nhất với miền Nam. Trong ba năm, những lãnh đạo Đảng đã duy trì một sự đồng thuận mong manh về việc có nên hoãn lại những bước di chuyển đầu tiên hướng đến việc xây dựng một hệ thống xã hội chủ nghĩa cho đến khi việc tạo dựng vững chắc của miền Bắc đã được hoàn thành và câu hỏi về sự tái thống nhất đươc minh bạch hóa. Bấy giờ, với những kế hoạch cho việc tái thống nhất được đặt vào tình trạng giữ lại trong một thời gian vô hạn định, một số người lãnh đạo cao cấp của Đảng –Thủ trưởng trong số họ là Trường Chinh, vốn là người đã từng tìm cách duy trì ảnh hưởng của mình trong phạm vi Bộ Chính trị bất chấp việc bị cách chức của mình–(pc 20) bắt đầu thúc ép những bước cấp bách để bắt đầu một chuyển đổi xã hội chủ nghĩa trong cả hai khu vực đô thị và nông thôn của VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt) trước khi kết thúc thập kỷ.

Vấn đề này đã được tranh luận một cách sôi nổi tại phiên họp toàn thể được mở rộng lần thứ mười ba của Ủy ban Trung ương vào đầu tháng Mười Hai năm 1957. Mặc dù một trong những lý do đã được nói rõ cho cuộc họp là báo cáo về những kết quả của hội nghị Moscow, chủ đề chính cho cuộc thảo luận là kế hoạch ba-năm được soạn thảo bởi Bộ Chính trị để bắt đầu sự chuyển đổi lên một xã hội thuộc xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Những bài báo cho thấy rằng quyết định phê duyệt kế hoạch thì do không có nghĩa gì là nhất trí. Trong những tuần theo sau việc kết thúc cuộc họp, những lãnh đạo Đảng phát động một chiến dịch nhằm giải thích về quyết định đó và đặt ra sự chấm dứt đối với “những ý tưởng chưa hiểu thấu đang quan tâm về mối quan hệ chặt chẽ giữa nhiệm vụ của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và nhiệm vụ của cuộc giải phóng dân tộc ở miền Nam.”60

* * *

Các cuộc tranh luận tại Phiên họp Toàn thể lần Thứ mười ba chắc chắn là phức tạp bởi sự xuất hiện của Lê Duẩn như là Tổng bí thư Đảng. Việc nâng lên đột ngột của một thành viên tương đối non nớt của bè lũ cầm quyền không thể tránh khỏi việc chọc tức một số lãnh đạo cao cấp của Đảng. Với người tiền nhiệm của mình là Trường Chinh, Lê Duẩn là một người mới phất lên hỗn xược vốn là người đã chiếm đoạt vai trò xứng đáng của mình như là phụ tá trưởng của Hồ Chí Minh và là bậc thầy cao cấp về tư tưởng hệ của Đảng. Hơn nữa, sự lợi ích rõ ràng của ông Duẩn trong cuộc đấu tranh ở miền Nam Việt Nam đe dọa làm trật đường rầy những kế hoạch của ông Chinh bắt đầu việc dựng lên những cơ quan xã hội chủ nghĩa ở VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt). Cũng có thể là Trường Chinh đã từng tìm cách tập hợp những người ủng hộ của mình trong phạm vi Bộ Chính trị và Uỷ ban Trung ương để đưa đến việc phê duyệt kế hoạch ba-năm như là một cách trong việc cản trở Lê Duẩn. Đối với một Võ Nguyên Giáp dữ dội, là người đã từng được bỏ qua trong cuộc đấu đá gần đây cho vai trò lãnh đạo Đảng, những đề nghị hỗn láo của Lê Duẩn về làm cách nào tiến hành cuộc đấu tranh ở miền Nam

p504

phá hoại ảnh hưởng của vai trò của ông Giáp như là một nhà chiến lược quân sự trưởng trong phạm vi phong trào cách mạng Việt. Hơn thế nữa, mong muốn cháy bỏng của ông Duẩn nhằm tăng cường những hoạt động cách mạng ở miền Nam đe dọa lôi cuốn Quân đội Nhân dân Việt Nam (như nó lúc bấy giờ được biết đến), vào trong cuộc xung đột mà (theo quan điểm của ông Giáp) nó chưa được chuẩn bị. Bài bình luận trên tờ Nhân Dân vào đầu tháng Mười rằng “một số đồng chí” phải biết rằng sự điều khiển của Đảng trên quân đội phải là trọn vẹn, đáng lý ra cũng được chỉ đạo bởi Lê Duẩn tại vị thế ông Giáp.61

Hồ Chí Minh không đóng vai trò nào trong cuộc tranh luận, và trong thực tế, thậm chí không có mặt tại cuộc họp. Sau chuyến đi thăm Moscow của ông ta cho hội nghị thượng đỉnh đảng phái Cộng sản, ông ta đã tiếp tục đến Beijing, nơi mà ông ta ở lại “để nghĩ ngơi.” Sự vắng mặt của ông kéo dài và không giải thích được khích động việc suy đoán ở Hà Nội rằng ông ta có thể đã bị đẩy ra bên lề bởi những sự kiện gần đây hoặc thậm chí đã chết ở Liên Xô. Một số người gợi ý rằng ông ta có thể đã cố tình tránh xa nhằm mục đích buộc những cộng tác viên của mình chấp nhận lời khuyên của ông ta. Tuy vậy không có lời giải thích thích hợp nào cho sự vắng mặt của ông ta từ Hà Nội vào một thời điểm quan trọng như thế. Mặc dù có thể rằng ông ta đã đi Trung Quốc để điều trị thuốc men, quả thật điều lạ kỳ là ông ta đã thực sự không tham dự Phiên họp Toàn thể lần Thứ mười ba, mà qua đó chắc chắn có một tác động trọng yếu trên VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt).

Bất kỳ là lý do gì cho việc vắng mặt của ông ta, trên chuyến trở về Hà Nội vào ngày 24 tháng Mười Hai, Hồ Chí Minh dường như phê duyệt một quyết định đặt sự ưu tiên mới về việc xây dựng một xã hội xã theo hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Một tuần sau chuyến trở về của ông ta, ông ta chào mừng năm mới bằng một bài phát biểu thông báo rằng giai đoạn tái thiết kinh tế đã đi đến kết thúc, mở đường cho một kỷ nguyên mới của sự phát triển có kế hoạch về kinh tế. Đó là, ông ta nói, “một bước tiến mới trong công việc cách mạng của nhân dân ta.” Năm ngày sau đó, tờ Nhân Dân thông báo rằng hiện tại sắp có hai cuộc cách mạng –một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và một cuộc cách mạng dân chủ quốc gia ở miền Nam. Một hội nghị của những cán bộ cao cấp được triệu tập để vạch ra những phương thức cho sự chuyển đổi lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa của cách mạng. Tuy nhiên, những nghi ngờ vẫn kéo dài. Vào tháng Ba năm 1958, Trường Chinh than phiền rằng “một số người” vẫn thất bại để hiểu được tầm quan trọng của việc đạt đến chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như là sự chuẩn bị cho công cuộc giải phóng miền Nam. Trong một cuộc nói chuyện với những đại diện của Mặt trận Tổ quốc, ông Chinh kêu gọi một cuộc cách mạng văn hóa để đào tạo giới trí thức mới hầu phục vụ xã hội trong thời đại mới. Sau khi giải thích sự lập luận phía sau việc quyết định phát động chương trình, Thủ tướng Phạm Văn Đồng –rõ ràng là một trong những đồng minh của Trường Chinh trong tình hình này– tuyên bố rằng “một miền Bắc mạnh mẽ hơn” làm cho dân tộc Việt Nam mạnh hơn trong cuộc đấu tranh cho sự tái thống nhất đất nước trong khi “con đường đi đến một miền Bắc mạnh mẽ hơn là con đường xã hội chủ nghĩa.”62

Vào thời gian này, vai trò thống trị của Hồ Chí Minh trong phại vi Đảng là trong tình trạng suy giảm.

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ VNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt).
pc 02_ Năm nguyên tắc chung sống hòa bình : là một “Hiệp định (không có sự trao đổi về những công hàm) …(xin xem phần trước).

pc 03_ Zhou Enlai : Chu Ân Lai.
pc 04_ Hiệp định Geneva (Genéve) : là một hiệp ước đình chiến và hòa bình, …(xin xem phần trước).

pc 05_ CIA : (Central Intelligence Agency) Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ.
pc 06_ CHNDTH : Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
pc 07_ ĐLĐVN : Đảng Lao động Việt Nam.
pc 08_ Mao Zedong : Mao Trạch Đông.

pc 09_ Thực sự không như tác giả đã viết là “mức độ nghiêm trọng của bản án được gia giảm.” …(xin xem phần trước).

pc 10_ Vũ Đình Huỳnh : là một đảng viên Cộng Sản từ thập niên 1930 …(xin xem phần trước).
pc 11_ ĐCSLX : Đảng Cộng sản Liên Xô
.
pc 12_ Theo tác giả, danh từ “Bác Hồ” theo vai vế người bác, …(xin xem phần trước).
pc 13_ 1 công đất = 1.000 m2 (ở Nam Bộ) = 497 m2 (ở Trung Bộ) = 360 m2 (ở Bắc Bộ)
.
1 mẫu (hecta = ha ) đất = 10 công (sào) đất …(xin xem phần trước).

pc 14_ Đoạn thơ nổi tiếng của Trần Dần :
“Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”

pc 15_ ĐCSTQ : Đảng Cộng sản Trung Quốc
.

pc 16_ Những tay sai : Hồ Chí Minh muốn ám chỉ đến chính phủ miền Nam Việt Nam của Ngô Đình Diệm, lúc bấy giờ. Nhưng thực tế, chính quyền họ Ngô hoàn toàn độc lập với phái đoàn cố vấn của Hoa Kỳ, và thậm chí có những bày tỏ đối nghịch đối với những chiến lược của họ. Những hành động tự do theo những chính sách riêng của chính phủ Ngô Đình Diệm đã gây sự phản cảm không ít đối với phái đoàn tham quan của Hoa Kỳ. Đối với Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ chỉ nên đóng vai trò ủng hộ và trợ giúp –càng không nên dự phần vào quốc sự hoặc những chiến dịch chống cộng của ông ta. Đó cũng là lý do chính đưa đến cái chết của ông ta ngày 2 tháng Mười Một năm 1963 qua cuộc chính biến 1/11 nhằm lật đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên –với sự kế hoạch hóa và tiếp tay ngầm ngầm của chính quyền bất an của Hoa Kỳ lúc bấy giờ với những phe phái nội bộ bị chia rẽ vì những áp lực bên ngoài như Chiến tranh Lạnh với Liên Xô, Vịnh Con heo với Cuba v.v. và những quấy động bên trong nước do sự bành trướng của phe Cộng sản cùng những nhóm Sức mạnh Người da đen. Tiếp theo sau là việc ám sát Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kenedy vào ngày 22 tháng Mười Một năm 1963, chỉ 20 ngày sau cái chết của vị Tổng thống đầu tiên ở miền Nam, Ngô Đình Diệm
.
Trong khi đó, chính phủ miền Bắc của Hồ Chí Minh phụ thuộc và tuân theo mọi chỉ thị từ Liên Xô và nhất là Trung Cộng. Với một lực lượng không nhỏ của những cố vấn Trung Cộng –mà họ đã từng hiện diện trước khi có chiến cuộc Điện Biên Phủ– len lỏi trong mọi ban ngành nhằm mục đích theo dõi những hoạt động tư tưởng của những cán bộ, ghi nhận tình hình, hoàn cảnh địa lý v.v để báo cáo toàn bộ cho Ủy ban Trung ương Trung Cộng. Và việc quan trọng nhất là luôn thúc đẩy miền Bắc theo khuynh hướng học thuyết Mao.

pc 17_ Chủ nghĩa dân tộc siêu phàm (chauvinism) : trong ý nghĩa ban đầu và chủ yếu của nó, là một chủ nghĩa yêu nước mang tính chất hiếu chiến, được phóng đại và một niềm tin vào tính ưu việt và vinh quang của quốc gia. Nó là một danh từ được mượn từ tên của một người lính Pháp có thể là hư cấu Nicolas Chauvin vốn là người được ghi nhận với những chiến công phi thường trong những cuộc chiến tranh Napoleon.

Mở rộng hơn, danh từ nầy thể hiện bao gồm bản chất đầu óc đảng phái cực đoan và vô lý đại diện cho bất kỳ nhóm nào mà nó thuộc về, đặc biệt nhất là khi bản chất đầu óc đảng phái bao gồm ác ý và thù hận đối với nhóm đối thủ. Chủ nghia dân tộc hiếu chiến (jingoism) là một hình thức song song của tiếng Anh từ tiếng Pháp này, khi đề cập đến quốc gia.
Chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến là một chủ nghĩa yêu nước cực đoan qua hình thức về chính sách đối ngoại hung hăng. Trong thực tế, nó là sự biện hộ của một quốc gia về việc sử dụng những đe dọa hoặc lực lượng thực sự chống lại những nước khác nhằm mục đích canh giữ cái gì nó nhận thức như là những lợi ích quốc gia, lợi ích của nó. Cách thông tục, nó đề cập đến khuynh hướng thiên vị thái quá trong việc đánh giá quốc gia của chính mình tốt như là ưu việt nhất so với những quốc gia khác –một kiểu cực đoan của chủ nghĩa dân tộc.

pc 18_ Việc xin học bổng đi học ở Pháp của ông Giáp xảy ra trong những năm sau việc tương tự như thế của Hổ Chí Minh khi còn dùng tên giả là Ba đang làm việc sai vặt cho nhà bếp trên con tàu hàng hải Amiral Latouche-Tréville (trong chương II). Tuy nhiên, tác giả biện luận một cách vô căn cứ –theo những lời của quan chức Cộng sản sau nầy– cho hành động đó của Nguyễn Tất Thành, tức là anh Ba hay Hồ Chí Minh, bằng cách cho là lá thư xin nhập học và học bổng đó của Nguyễn Tất Thành ký tên là cách đánh lạc hướng sự theo dõi của nhà cầm quyền Pháp ở Nam Bộ.
Nhưng trên thực tế, lúc bấy giờ, một Nguyễn Tất Thành không ai biết đến vì chưa phải là mối đe dọa cho Pháp ngoài việc tham gia đoàn biểu tình như là người thông dịch. Và cũng vì thế, Nguyễn Tất Thành mới dám viết thư xin nhập học trong trường nội trú bên Pháp không tốn bất kỳ chi phi nào mà còn thêm được học bổng trợ giúp hàng tháng cho tiêu dùng riêng.
Và như thế, người ta cũng có thể lập luận rằng việc xin học bổng Pháp của Võ Nguyên Giáp cũng là một hình thức cố tình đánh lừa sự theo dõi của nhà cầm quyền Pháp dù không ai dám xác nhận thời gian đó là khi nào, trước hay sau khi ông ta được tuyên truyền bởi cách mạng hoặc trước hay sau khi ông ta nhận việc dạy học như là giảng viên thế phụ thay vì chính thức –hoặc cũng vì thế, ông ta muốn được qua Pháp học để được chính thức hóa hơn khi trở lại nước và địa vị chắc chắn sẽ khác hơn. Điều nầy, cũng có lẽ là ước mơ của một Nguyễn Tất Thành trong thời gian khốn khó nhất trong đời –từ một cậu ấm trở thành người lao động cật lực để sống còn vì không còn nguồn tài trợ nào–
Hai sự việc cùng một mục đích trong hai thời điểm khác nhau, nhưng chỉ có một mình Võ Nguyên Giáp bị phê phán bởi Bộ Chính trị Đảng.

pc 19_ VNCH : Việt Nam Cộng Hòa.
pc 20_ Việc bị cách chức của Trường Chinh : Không biết tác giả có nắm vững cách điều hành hoạt động của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản hay không khi viết lên những dòng nầy, vì trên thực tế Trương Chinh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó trong vai trò điều động hoàn toàn công cuộc Cải cách Ruộng đất theo chỉ thị Trung Quốc và Liên Xô cũng như sự tán thành của Hồ Chí Minh. Trong cuộc họp tổng kết của Trung ương lần thứ chín vào tháng Hai năm 1956, cũng như cuộc họp Quốc hội lần thứ tư vào tháng Ba năm 1956, tiêu biểu nhất là lá thư của chính Hồ Chí Minh gởi cho hội nghị tổng kết vào ngày 1 tháng Bảy năm 1956 và lá thư công bố toàn dân vào ngày 18 tháng Tám năm, chính Hồ Chí Minh đã từng khen ngợi và cho đó là một thắng lợi to lớn của giai cấp vô sản và đồng thời là một kết quả thành công tốt đẹp trong việc thanh lọc hàng ngũ Đảng để chuẩn bị cho bước kế tiếp là tiến lên xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc mà qua đó sẽ không còn bất kỳ phần tử chống đối ngấm ngầm nào khác tồn tại trong Đảng và thậm chí ngoài Đảng. Và đây cũng là những phương thức mà Lenin đã từng áp dụng trước đó, cũng như Stalin hoặc Mao sau nầy. Như vậy, việc thay đổi chức vụ của Trường Chinh và những người khác trong ban chấp hành Cải cách Ruộng đất chỉ là một hình thức làm an lòng những cán bộ tại chức, quần chúng thành thị và nhất là ở nông thôn, và những cán bộ cùng gia đình vốn từng là những nạn nhân nhưng may mắn được sống soát. Do đó, Trường Chinh không cần tìm cách duy trì ảnh hưởng của mình như tác giả đã viết, mà ngược lại, nhờ công cuộc Cải cách Ruộng đất, uy tín trong Đảng và quyền hành ngấm ngầm của ông ta ngày càng mạnh hơn mặc dù sau đó ông ta chỉ giữ chức Phó Thủ tướng.

Leave a comment