XIV- Giữa Hai Cuộc Chiến (Phần 5-Hết)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p505

Quá trình diễn biến có lẽ đã bắt đầu với sự trỗi lên ảnh hưởng của Trung Quốc trên phong trào vào đầu những năm 1950s, và nó gia tăng hơn sau Hiệp định Geneva,(pc 04) khi mà nhiều người trong số những cộng tác viên của ông ta cảm thấy bất ổn vì sự thất bại được đạt sự tái thống nhất đất nước qua cách ôn hòa. Với sự xuất hiện của Lê Duẩn như là một nhân vật quan trọng nhất trên chính trường, vai tró của ông Hồ sắp giảm xuống xa hơn nữa.

Mặc dù ông ta có thể đã bị qua mặt bởi Trường Chinh trong cuộc tranh luận chính sách tại Phiên họp Toàn thể lần Thứ mười ba, Lê Duẩn không bỏ phí thời gian trong việc đặt con dấu của mình vào bộ máy Đảng. Trong vài tháng tới, những người theo sau Trường Chinh và Hồ Chí Minh bị sa thải khỏi những vị trí có ảnh hưởng và được thay thế bởi những thành viên mới. Như là một công cụ của ông ta trong việc làm sạch tổ chức của phe đối lập tiềm năng, Lê Duẩn chọn cộng tác viên cũ của mình là Lê Đức Thọ. Được sinh ra gần Hà Nội vào năm 1911 trong một gia đình học giả quan lại, ông Thọ (tên thật là Phan Đình Khải) đã từng tham gia phong trào cách mạng vào cuối những năm 1920s, nhưng chẳng bao lâu bị bắt và trải qua phần lớn hai thập kỷ sau trong nhà tù. Được thả ra vào năm 1945, ông ta được gởi đến miền Nam và phục vụ (dưới bí danh cách mạng là “Sáu”) như là phụ tá của Lê Duẩn trong suốt cuộc xung đột Pháp-Việt Minh. Hẹp hòi trong quan điểm, thủ đoạn trong tư cách, và ương ngạnh trong hình ảnh trước công chúng của mình, ông Thọ nhanh chóng trở nên được được biết đến như là “Sáu Búa” cho tính cố chấp trong việc đối phó với những cộng tác viên của mình. Mặc dù ông Thọ có thể đã từng ghanh tị với Lê Duẩn vì vị trí thâm niên hơn của mình trong Đảng, cả hai hợp tác một cách hiệu quả, và khi ông Duẩn được nâng lên vai trò lãnh đạo, ông Thọ gia nhập ông ta ở Hà Nội như là người đứng đầu Sở Tổ chức của Ủy ban Trung ương, một vị trí mà qua đó ông ta nhanh chóng chuyển đổi thành một bộ máy hiệu quả để điều tra và kiểm soát những hoạt động của các thành viên Đảng.

Nếu Lê Đức Thọ có một người tranh đua về khả năng của mình để gây ra nỗi sợ hãi và ghê tởm ở Hà Nội, chính là một công chức theo Đảng Trần Quốc Hoàn. Được sinh vào khoảng năm 1920 tại tỉnh Quảng Ngãi phía nam Đà Nẵng, ông Hoàn trỗi lên trong hệ thống cấp bậc của Đảng trong suốt cuộc chiến tranh Pháp-Việt Minh, và được giao chức Bộ trưởng công an của VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt) vào năm 1953. Bí mật và bực bội về những cấp trên của mình, ông ta thiếu cả văn hóa và cả trí thức, và trở nên được biết đến như là “Beria(pc 21) Việt Nam” cho tính kỹ lưỡng và tàn bạo của mình trong việc tìm bới ra những người bị cáo buộc phản cách mạng trong hàng ngũ. Lê Đức Thọ đã nhanh chóng nhìn thấy lời hứa của mình như là một đồng minh và công cụ của quyền lực.

Chính là Trần Quốc Hoàn vốn là người trở thành nhân vật chính trong một trong những biến cố kỳ lạ nhất trong lịch sử của VNDCCH. Vào năm 1955, một phụ nữ trẻ từ một tỉnh biên giới của Cao Bằng đến Hà Nội. Quyến rũ trong hình dáng, cô Xuân chẳng bao lâu đưa đến sự chú ý của vị Chủ tịch đang hóa lão, là người sắp xếp để có cô ta phục vụ như là hộ lý (i.e. y tá) riêng của mình. Cuối cùng, cô ta sinh ra một đứa con trai cho ông ta, vốn là đứa bé sau nầy được nhận làm con nuôi bởi thư ký riêng của ông Hồ là Vũ Kỳ.(pc 10)

p506

Một ngày nọ vào năm 1957, cơ thể của cô Xuân được phát hiện bên cạnh một con đường ở vùng ngoại ô, một nạn nhân của tai nạn xe hơi rõ ràng. Hai người bạn nữ cùng phòng trong căn buồng chung cư ở Hà Nội, nơi mà cô ta đã từng được quy định để sống ở đó, đã chết dưới những hoàn cảnh bí ẩn ngay sau đó.

Lúc đầu, sự việc ít ai được biết đến, nhưng nhiều năm sau đó, vị hôn phu của một trong những phụ nữ trẻ đã chết tố cáo trong lá thư được cho Quốc hội rằng cô Xuân đã từng bị hãm hiếp bởi Trần Quốc Hoàn, và sau đó bị giết chết theo lệnh của tên Hoàn để che đậy tội ác của mình. Hai người phụ nữ khác bị giải quyết một cách tương tự, vị hôn phu tuyên bố, nhằm ngăn cản họ khỏi tiết lộ những gì đã từng xảy ra. Mặc dù câu chuyện đã được mau chóng bưng bít và ông Hoàn không bao giờ bị tố cáo, những báo cáo của biến cố được lưu hành giữa những đảng viên có nhận thức ở Hà Nội. Có hay không Hồ Chí Minh nhận biết về những chi tiết của câu chuyện cảm động thì không được biết, (pc 22) và ông ta không bao giờ đề cập đến nó.63

Vào tháng Mười Hai năm 1957, Phiên họp Toàn thể lần Thứ mười ba đưa ra sự chấp thuận thử ​​một kế hoạch để đặt nền tảng cho bước tiến lên chủ nghĩa xã hội khắp VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt). Đến lúc đó, quá trình thực sự đang diễn ra. Trong khi hầu hết sản xuất nông nghiệp vẫn còn trong tay tư nhân (một ít nộng trường tập thể thử nghiệm đã được tạo ra vào giữa những năm 1950s), vào khoảng 40 phần trăm tất cả cơ sở sản xuất và thương mại bán lẻ và gần một nửa của bộ phận giao thông vận tải phải chịu dưới quyền sở hữu của nhà nước hoặc tập thể. Những đội trao đổi công việc –một hình thức thô sơ của chủ nghĩa xã hội được dựa trên lao động hợp tác theo mùa vụ, mà nó đã từng được ứng dụng ở Trung Quốc vào đầu những năm 1950s– đã bắt đầu xuất hiện.64

Những động thái ban đầu trùng hợp với ngày mở đầu của Đại Nhảy Vọt ở Trung Quốc, và chương trình mới của Trung Quốc cung cấp cho những quan chức Việt Nam một cơ hội để nghiên cứu những kết quả sau đó về việc có thể áp dụng tương tự ở VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt). Trung Quốc đã từng tập thể hóa nông nghiệp trên một giai đoạn ba-năm khởi đầu vào năm 1955, nhưng những kết quả trong những khoản về việc sản xuất thực phẩm đã là phần nào gây thất vọng, và vào năm 1958 chính phủ đột nhiên khuyến khích việc xây dựng “những công xã nhân dân” khổng lồ khắp vùng nông thôn. Những công xã nầy, có hơn 30.000 người cho mỗi cái, bao gồm tất cả những hình thức của sự tổ chức về kinh tế và hành chính và quyền sở hữu chung và tượng trương trong nguyên tắc về hình thức cao nhất của tổ chức trong từ điển của học thuyết Marx-Lenin –một giai đoạn mà không ngay cả Liên Xô đã chưa từng dám thử.

Lúc đầu, có những biểu lộ, bao gồm những bài bình luận ​​trên báo chí chính thức, rằng dân Việt Nam sẽ đặt cơ bản chương trình của riêng họ theo mô hình của Trung Quốc. Trong suốt thời gian ngắn ngủi của ông ta ở lại Beijing vào tháng Mười Hai năm 1957, Hồ Chí Minh tỏ lời khen ngợi của riêng mình về Đại Nhảy Vọt,

p507

bằng cách viết một cách ngưỡng một trong nhiều bài báo (dưới bút hiệu TL) về chiến lược tự lực của Trung Quốc và chính sách của nó (được biết đến như là “đến với làng mạc”) về sự khuyến khích những cán bộ thành thị dành một phần thời gian của họ tham gia vào lao động chân tay với quần chúng. Nhưng điều đó giống như là Hồ Chí Minh đang tham gia vào trò chơi xưa cũ của mình về việc tâng bốc những nhà hảo tâm tiềm năng nhằm mục đính giành lấy sự ủng hộ của họ, vì vào tháng Ba năm 1958, ông ta góp ý cho Bộ Chính trị nên thận trọng và tránh vội vàng trong việc tập thể hóa vùng nông thôn. Trong một bài viết vốn xuất hiện trên tờ Nhân Dân tháng Bảy đó, ông ta cảnh cáo rằng kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em phải được nghiên cứu một cách cẩn thận và áp dụng không “mù quáng,” nhưng trong cách sáng tạo. Về mặt khác, ông ta dường như chấp thuận phong trào “đến với làng mạc” của Trung Quốc, qua cách đề nghị vào tháng Chín rằng những quan chức cao cấp của Việt Nam nên tham gia vào lao động chân tay một ngày trong tuần để nâng cao nhận thức của riêng họ.65

Trong những nghi ngờ của ông ta về sự thích hợp của Đại Nhảy Vọt đối với tình hình ở miền Bắc Việt Nam, Hồ Chí Minh không chỉ là một mình trong cảm giác đó. Lê Duẩn, vốn là người được cho là xem bất kỳ chương trình cấp tiến nào nhằm thay đổi xã hội ở miền Bắc như là một trở ngại đối với những mục tiêu của riêng mình ở miền Nam, cảnh cáo chống lại cách giải quyết của chủ nghĩa phiêu lưu. Dùng những gợn sóng, không phải là những làn sóng, để mang lại những thay đổi, ông ta trích dẫn một cộng tác viên cẩn trọng của ông Mao là Liu Shaoqi (i.e. Lưu Thiếu Kỳ). Về phần mình, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh rằng mục đích của kế hoạch ba-năm là gia tăng sản xuất lương thực và nâng cao tiêu chuẩn sinh sống (từ chối, bằng ngụ ý, quan điểm của học thuyết Mao mà qua đó mục tiêu chính yếu của nó là nâng cao ý thức tư tưởng hệ ở những làng mạc), trong khi ngay cả Trường Chinh thông báo rằng quá trình diễn biến nên được thực hiện “từng bước một.” Những lãnh đạo Việt Nam đã học được kinh nghiệm cay đắng trong quá khứ rằng mô hình của Trung Quốc không thể được nhập vào tất cả mỗi phần của nó vào VNDCCH.66

Vào tháng Mười Một năm 1958, Ủy banTrung ương tổ chức Phiên họp Toàn thể lần Thứ mười bốn của nó và chính thức bắt đầu xây dựng con đường cơ bản cho sự chuyển đổi của xã hội chủ nghĩa, mà qua đó nó bao gồm sự thay thế tư nhân bằng quyền sở hữu tập thể hoặc quyển sở hữu cộng đồng trong cả hai khu vực đô thị và nông thôn. Kế hoạch Ba-năm cho Chuyển đổi Kinh tế và Phát triển Văn hóa (1958-1960) đã được phê duyệt bởi Quốc hội vào tháng tới. Kế hoạch kêu gọi gia tăng về sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhưng nhấn mạnh nông nghiệp như là sự liên kết quan trọng.

Đối với một số người, việc ứng dụng một chiến lược nông thôn cho thấy rằng Đảng đang bắt chước việc thực hành gần đây ở Trung Quốc. Thật ra, tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã từng lập luận trong nhiều năm rằng những nước kém phát triển như là Việt Nam nên bắt đầu quá trình tăng trưởng của mình ở nông thôn. Mục tiêu chính của chương trình là làm mạnh hơn nền kinh tế quốc gia –mà tại thời điểm đó nó vẫn mang tính chất nông nghiệp tràn ngập– nhằm mục đích tạo ra một nền móng cho một cuộc cách mạng kỷ nghệ trong tương lai.

p508

Trong một bài viết vào tháng Mười Hai, ông Hồ (viết dưới tên Trần Lục) đề nghị việc bắt chước chiến lược Trung Quốc về vấn đề duy trì “quyền kiểm soát rất chặt chẽ của Đảng từ thủ đô đến những khu vực địa phương, nhưng nhấn mạnh rằng sự hình thành của những hợp tác xã phải được thực hiện bằng sự thận trọng và cơ bản của nguyên tắc tự nguyện.” Hồ Chí Minh, ít nhất, đã từng học được bài học của mình từ thảm họa của chương trình cải cách ruộng đất.67

* * *

Trong suốt hầu hết thời gian của năm 1958, vấn đề về việc thống nhất đất nước thu hút ít sự chú ý từ những lãnh đạo Đảng ở Hà Nội. Mặc dù một lý do quan trọng cho việc gát qua là điều cần phải chú ý đến những nhu cầu trong nước ở miền Bắc, chắc chắn có một yếu tố khác là thái độ của những ông bầu đỡ đầu của chế độ ở Mosccow và Beijing. Những quan điểm của Khrushchev được biết đến khắp nơi. Trong những cuộc hội thoại riêng với những quan chức Bắc Việt, Mao Zedong(pc 08) đã đưa ra lời khuyên tương tự. Vấn đề khó khăn của một Việt Nam bị phân chia có thể không được giải quyết trong một thời gian ngắn, nhưng sẽ đòi hỏi một cuộc đấu tranh kéo dài còn mãi trong nhiều năm. “Nếu mười năm thì không đủ,” ông ta cảnh cáo,”nó có lẽ mất đến một trăm năm.”68 Mặc dù một số lãnh đạo cao cấp ở Hà Nội có lẽ không đồng ý, họ không để lộ ý định của riêng mình.

Trong thời gian này, sau đó, những lãnh đạo Đảng tập trung vào các vấn đề tái thiết trong nước, trong khi hạn chế những cố gắng của họ về việc tái thống nhất đất nước cho việc tìm kiếm sự ủng hộ trong lãnh vực bang giao đối với vấn đề thực hiện những điều khoản của Hiệp định Geneva.(pc 04) Vào tháng Hai năm 1958, Hồ Chí Minh dẫn đầu một phái đoàn đại biểu Bắc Việt trên chuyến công du đến Ấn Độ và Miến Điện, hai quốc gia với những chính phủ theo chủ nghĩa trung lập vốn đã từng bày tỏ một vài ủng hộ cho VNDCCH.(pc 01) Chuyến viếng thăm thủ đô New Delhi được kế hoạch một phần nhằm đối ngược cán cân về sự quyết định gần đây của Ấn Độ ban sự nhìn nhận bang giao cho VNCH.(pc 19) Trong những cuộc hội đàm với Thủ tướng Nehru, ông Hồ khẩn nài một cách thành công sự ủng hộ của vị chủ khách của mình cho nguyên tắc tái thống nhất Việt Nam, nhưng ông Nehru từ chối đưa ra sự lên án VNCH hoặc Hoa Kỳ công khai cho vai trò của họ trong việc làm vô hiệu hóa vấn đề tổ chức những cuộc bầu cử toàn quốc. Ông Hổ nhận được một phản ứng tương tự ở thủ đô Rangoon (i.e. thuộc Miến Điện).69

Lúc bấy giờ, vai trò của Hồ Chí Minh ngày càng bị hạn chế trong vai trò của nhà cố vấn ngoại giao cao cấp và chính sách đối ngoại, cũng như để làm trọn hình ảnh ngày càng rộ lên của mình như là một người cha tinh thần của tất cả dân Việt Nam và là linh hồn của cách mạng Việt Nam. ông Hồ đóng vai trò của phần mình như là một Bác Hồ tốt bụng đến hoàn thiện. Ông ta tiếp tục tránh xa những đồ trang diện rực rỡ hơn vì vai trò Chủ tịch của mình. Năm 1958, ông ta chuyển vào một ngôi nhà sàn nhỏ mới trên đất đai vườn tược của dinh chủ tịch, chỉ cách xa một vài thước từ căn chòi của người làm vườn mà ông ấy đã chiếm dụng. Được xây dựng theo lệnh của Đảng trong phong cách đơn giản của ngôi nhà của những dân tộc thiểu số miền núi định cư ở Việt Bắc,

p509

căn nhà sàn phục vụ như văn phòng chính và nơi ngụ của ông ta cho phần còn lại của cuộc đời mình.

Ngay sau khi kết thúc Phiên họp Toàn thể lần Thứ mười bốn, Lê Duẩn bắt tay vào chuyến đi kiểm tra bí mật đến miền Nam Việt Nam nhằm đánh giá tình hình ở đó trong việc chuẩn bị cho việt xem xét lại chính sách chủ yếu bởi Trung ương. Lúc chuyền trở về của ông ta vào giữa tháng Giêng năm 1959, ông ta trình bày một bản báo cáo đến Bộ Chính trị, mà qua đó nó đã phải khẩn cấp kêu gọi phiên họp để thảo luận tình hình. Hoàn cảnh ở miền Nam, ông Duẩn tuyên bố, thì trong tình trạng hiểm nghèo. Sự quyết tâm của kẻ thù nhằm dìm chết cuộc cách mạng trong máu đã đặt những sinh mạng của quần chúng trong mối nguy hiểm nghiêm trọng và nâng cao sự thù nghịch công chúng đối với chính phủ Sài Gòn.

Mặc dù giọng điệu của bản báo cáo của Lê Duẩn rõ ràng được tô màu bởi những mục tiêu chính trị của ông ta, sự mô tả của ông ta về tình hình ở miền Nam thì khá chính xác. Khi những người hoạt động cách mạng phát động chiến dịch khủng bố của họ vào năm 1957, Ngô Đình Diệm đã đáp trả bằng một cố gắng tuyệt vọng nhằm tiêu diệt phong trào. Để mở rộng quyền kiểm soát của nó trên vùng nông thôn, Sài Gòn thành lập một chương trình mới để củng cố và bảo vệ những làng mạc khỏi bị xâm nhập và kiểm soát bởi những phần tử Việt Minh. Được biết đến như là “những ấp chiến lược,” những cái ấp mới được củng cố nầy được làm vững chắc hơn bằng dây thép gai, những bức tường bùn, và những hào rảnh để cho phép những dân cư bảo vệ ngôi làng của mình khỏi cuộc tấn công của kẻ thù. Trong phạm vi mỗi ấp chiến lược, những dân làng được tổ chức thành các đơn vị dân quân nhằm bảo vệ cộng đồng chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài, trong khi những đặc vụ chính phủ và những người đưa tin tìm cách nhận diện những cảm tình viên Việt Minh, một số trong những người đó đã nổi lên như thế sau Hiệp định Geneva.(pc 04)

Như một tài liệu nội bộ của Đảng sau này thừa nhận, chế độ Sài Gòn lúc đầu khá thành công trong việc ổn định tình hình ở Nam Việt Nam và việc hạn chế tính chất hiệu quả của lực lượng cách mạng:

Kẻ thù vào thời điểm này đã hoàn thành việc thành lập bộ máy cai trị của mình từ trên xuống dưới, có khả năng xây dựng một mạng lưới gián điệp chặt chẽ và hình thành những đơn vị lực lượng quần chúng trong mỗi làng. Ông ta có khả năng kiểm soát từng mỗi gia đình bằng biện pháp của hệ thống đồn bót [mạng lưới an ninh được điều hành bởi Sài Gòn mà trong đó những gia đình khắp VNCH(pc 19) được tổ chức thành những đơn vị gồm năm gia đình và liên đới chịu trách nhiệm về lòng trung thành của tất cả trong số những thành viên của họ]. Ảnh hưởng của phong trào thì quá thấp đến nổi ngay cả những cuộc đấu tranh ở mức độ thấp của của nhân dân, như là yêu cầu cứu trợ hoặc những khoản tiền vay để phát triển những vụ mùa, bị dán nhãn như là “những hoạt động của Việt Cộng,” và những người tham gia từ đối phương bị đe dọa và khủng bố. Đồng thời, kẻ địch tiếp tục xây dựng một cách có hệ thống những ấp chiến lược của mình, qua cách tập trung người dân ở các trung tâm và những thôn ấp tách khỏi những khu vực hẻo lánh xa xôi và đến những vùng gần trung tâm thương mại, những con đường rộng và đường thủy.

p510

Ông thực hiện một hệ thống chặt chẽ về sự áp bức ở những khu vực nông thôn…
Trong suốt thời gian này, người dân đã phần nào bị nhiễu loạn và rung động ngay cả mặc dù họ rất ghét kẻ thù và tin rằng cách mạng sẽ là thắng lợi bất chấp mọi thứ. Sự nghi ngờ trong phương pháp đấu tranh của chúng ta và những quan điểm cũ từ quá khứ đã đến lúc được sửa lại và lên tiếng mạnh mẽ hơn. Người ta nói rằng những cuộc đấu tranh cho “quyền dân chủ và công dân chỉ dẫn để các nhà tù và đến những nấm mộ,” và rằng “cuộc đấu tranh như thế sẽ kết thúc bằng cái chết của mọi người.” Trong nhiều vùng địa phương, người dân yêu cầu Đảng cầm lấy vũ khí và chiến đấu chống lại kẻ thù.70

Giữa năm 1957 và 1959, nhiều hơn 2.000 người bị tình nghi Cộng sản bị hành hình, thường thường bằng máy chém sau khi bị kết án bởi những tòa án lưu động vốn lưu hành khắp các vùng nông thôn của VNCH; hàng ngàn hơn vốn là những người bị nghi ngờ có cảm tính với sự nghiệp cách mạng đã bị bắt và bỏ vào trong tù. Những đơn vị quân sự của miền Nam Việt Nam phát động những cuộc tấn công bất ngờ vào trong các khu căn cứ Việt Minh ở bán đảo Cà Mau và ở Chiến Khu D, nơi mà dân cư đã từ lâu nuôi dưỡng những cảm tình viên với phong trào cách mạng. Theo những nguồn tin ở VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt), số thành viên của Đảng ở miền Nam giảm mạnh từ hơn 5.000 thành viên vào lúc đầu năm 1957 đến một con số ít hơn một phần ba mức độ đó trước cuối năm. Theo Trần Văn Giàu, là người đã từng nổi lên như là một nhà sử học nổi tiếng ở VNDCCH, đó là “giờ đen tối nhất” cho sự nghiệp cách mạng.71

Tuy nhiên, hoạt động phá hoại được thực hiện bởi những phần tử Việt Minh vốn là những người đã từng ở lại miền Nam Việt Nam sau hội nghị Geneva(pc 04) thì không phải là mối đe dọa duy nhất đối với sự ổn định của chế độ Sài Gòn, vì trong nhiều khía cạnh Ngô Đình Diệm là kẻ thù tồi tệ nhất của riêng Lê Duẩn. Theo sự xúi giục của Hoa Kỳ, vào năm 1956 ông Diệm đã đồng ý ban hành một hiến pháp nhằm tạo ra ánh hào quang hợp pháp cho chính phủ mới của mình. Hiến pháp của VNCH(pc 19) kêu gọi sự kết hợp của những hình thức chính phủ thuộc về tổng thống và quốc hội và bao gồm những điều khoản hầu bảo vệ nhân quyền cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên, ông Diệm thiếu những bản năng của một nhà chính trị gia dân chủ. Cứng rắn trong cách xử sự và không thoải mái trong những đám đông lớn, ông ta tìm thấy đó là điều khó khăn để hòa nhập với những cử tri của mình. Không tin tưởng vào những người miền Nam, ông ta bao quanh chính mình bằng những người Công giáo thân hữu của mình, nhiều người trong số họ là những người tị nạn gần đây từ miền Bắc và chia sẻ lòng ngờ vực sâu sắc của mình về chủ nghĩa cộng sản. Nhạy cảm đối với lời chỉ trích, ông ta nhanh chóng đàn áp bất kỳ sự chống đối tiềm năng nào đối với chính quyền mình. Một đảng phái chính trị được bảo trợ bởi chính phủ,  được biết đến như là Cần Lao Nhân vị Đảng,(pc 23) được tạo ra dưới vai trò lãnh đạo của người em trai của ông ta,

p511

là vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ngô Đình Nhu. Những đảng đối lập được công bố là bất hợp pháp và những người phê bình chế độ thường hay bị buộc im lặng hoặc bỏ tù.

Có lẽ việc thất bại tồi tệ nhất của ông Diệm là sự bất lực của mình thấu hiểu những nhu cầu của giới nông dân, vốn là những người chiếm nhiều hơn 80 phần trăm dân số của VNCH. Nhờ sự đôn đốc của Hoa Kỳ, chế độ Sài Gòn phát động một chương trình cải cách ruộng đất riêng của mình để sửa đổi những bất bình đẳng rộng lớn trong việc phân phối đất đai (vào khoảng 1 phần trăm dân số sở hữu một nửa diện tích mẫu đất canh tác trong nước và giới nông dân nghèo thường trả tiền lên đến một phần ba thu hoạch hàng năm của họ trong tiền cho những địa chủ ẩn mặt). Những chủ đất sung túc hoặc giai cấp tư sản giàu có ở những thành phố lớn, vốn là những người có thể đặt kỳ vọng ​​sẽ phản đối chương trình cải cách ruộng đất như là có hại cho những lợi ích của riêng họ, là trong số những người ủng hộ nhiệt thành nhất của chính phủ. Kết quả là, việc ban hành pháp luật về cải cách ruộng đất được viết bằng những kẽ hở đủ lớn khiến nó dễ dàng cho những địa chủ tránh khỏi những điều khoản của nó, và sau nhiều năm hoạt động, chỉ vào khoảng 10 phần trăm nông dân làm thuê có đủ điều kiện đã nhận được một số đất nào đó. Trong nhiều trường hợp, những gia đình sống trong các khu vực bị giữ bởi Việt Minh trước đây bây giờ buộc phải trả lại đất mà họ đã từng nhận được trong suốt cuộc xung đột Pháp-Việt Minh cho những chủ hữu xưa kia của nó, thường là trước mũi súng. Đối với họ, như đối với nhiều người trong số những đồng bào họ khắp nước, chế độ Diệm tiêu biểu sự cải thiện một ít hơn thời kỳ thuộc địa. Đến cuối thập niên 1950s, nhiều lớn vùng nông thôn ở miền Nam Việt Nam ngày càng dễ tiếp thu đòi hỏi cho sự thay đổi cơ bản.

Ngay sau khi Lê Duẩn báo cáo đến Bộ Chính trị vào tháng Giêng năm 1959, Ủy ban Trung ương triệu tập Phiên họp Toàn thể lần Thứ mười năm, Một số người trong những đại biểu tại cuộc họp là những cán bộ miền Nam, vốn là những người chắc chắn nóng lòng thêm vào những bài tường thuật cá nhân của họ để giúp kịch tính hóa quá trình diễn biến của những sự kiện gần đây ở VNCH.(pc 19) Những người khác là những người ủng hộ của phong trào vốn đã rời khỏi miền Nam sau Hiệp định Geneva(pc 04) và đã dần trở nên ngày càng ngang bướng vì sự thất bại của ban lãnh đạo Đảng có hành động thích hợp nào để bảo vệ những đồng bào của họ ở miền Nam Việt Nam. Những đại biểu như thế chắc chắn có một phát ngôn viên mạnh mẽ theo Lê Duẩn, vốn là người tranh luận trước Ủy ban Trung ương rằng nếu lực lượng nổi dậy ở miền Nam không được phép xây dựng số lượng lớn và hỏa lực của họ, phong trào cách mạng có thể bị dập tắt. Hợp xướng bất đồng chính kiến đang trỗi lên ​​chống lại chế độ Diệm, ông ta tuyên bố, tiêu biểu cho một cơ hội bằng vàng để có một bước khổng lồ hướng về việc tái thống nhất đất nước trong tương lai.

Đối với ban lãnh đạo Đảng việc quyết định không phải là dễ dàng. Theo một tài liệu bắt được bởi lực lượng quân đội miền Nam Việt Nam một vài năm sau đó, có “nhiều ý kiến ​​và lưỡng lự” trong số những đại biểu trên vấn đề làm cách nào đáp ứng với tình hình đang phát triển nhanh chóng. Một số lập luận rằng Đảng không còn sự lựa chọn nào khác ngoại trừ đi đến việc trợ giúp phong trào ở miền Nam,

p512

mà qua đó đã phải thu lại thành một cuộc đấu tranh cho sự sống còn. Sự bất bình của quần chúng khắp cả nước chống lại chế độ Diệm, họ tuyên bố, đã đạt đến một điểm sục sôi. Nhưng những người khác chỉ ra rằng việc bắt đầu lại cuộc đấu tranh vũ trang có thể chọc giận những đồng minh của Hà Nội ở Moscow và Beijing, và thậm chí có thể khiêu khích sự can thiệp tích cực của Hoa Kỳ. Còn những người khác, như là Trường Chinh và những đồng minh của ông ta, lo sợ rằng một sự leo thang chiến đấu ở miền Nam sẽ chuyển hướng những nguồn tài nguyên quý giá từ miền Bắc vào thời điểm khi VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt) đang thực hiện một cố gắng lớn để đặt những nền tảng ban đầu của một xã hội tiên tiến theo xã hội chủ nghĩa.72

Hồ Chí Minh vẫn là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhấn mạnh những điều cần thận trọng. Ông ta cảnh cáo những cộng tác viên của mình không chỉ đơn giản là dựa vào bạo lực vũ trang, vì điều đó sẽ tạo ra cái cớ cho sự can thiệp của Hoa Kỳ. Ông ta chỉ ra tầm quan trọng của việc đặt cách mạng Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu. Đối với sức mạnh của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đang suy yếu một cách điều đặn khắp thế giới, ông Hồ lập luận rằng cách giải quyết dần dần thì thích hợp hơn. Ông ta hứa rằng khi cơ hội đưa đến, lực lượng Việt Minh ở miền Nam sẽ trong tư thế sẵn sàng để đạt được một chiến thắng nhanh chóng và quyết định. Trong khi đó, ông ta khẩn xin họ nên hài lòng với những thắng lợi nhỏ.73

Có lẽ trong việc đáp lại những lời van xin của Hồ Chí Minh, phiên họp toàn thể đạt được một thỏa hiệp. Sự quyết định dùng đến một chiến lược chiến tranh cách mạng để mang lại việc tái thống nhất hai vùng đất nước được phê duyệt, nhưng mức độ cân xứng của cuộc đấu tranh chính trị và quân sự được áp dụng còn bỏ đó chưa được giải quyết. Như một nghị quyết, vốn không được phát tán cho đến nhiều năm sau đó, tuyên bố:

Đường lối cơ bản về sự phát triển của cuộc cách mạng ở miền Nam Việt Nam là con đường đấu tranh bạo lực. Được dựa trên tình hình cụ thể và yêu cầu hiện có của cuộc cách mạng, sau đó, con đường đấu tranh bạo lực là: sử dụng sức mạnh của quần chúng, cùng sức mạnh chính trị như là một yếu tố chính, trong sự kết hợp với sức mạnh quân sự đến một mức độ lớn hay ít hơn tùy thuộc vào tình hình, nhằm mục đích lật đổ quyền lực đang cai trị của lực lượng đế quốc và phong kiến ​​và xây dựng quyền lực cách mạng của nhân dân.74

Ủy ban Trung ương thừa nhận rằng cuộc đấu tranh sẽ gian khổ và phức tạp, nhưng nó bày tỏ niềm hy vọng rằng mặc dù điều cần thiết có thể là ứng dụng những phương pháp tự vệ và tuyên truyền vũ trang, vẫn sẽ có khả năng đạt được chiến thắng chính yếu là qua cuộc đấu tranh chính trị.

Trong những năm gần đây, một số học giả Tây phương đã lập luận rằng cuộc tranh luận ở Hà Nội thiết yếu biến thành một cuộc tranh cãi giữa những người miền Bắc thận trọng lo ngại về những dính líu của sự leo thang chiến tranh

p513

và những người miền Nam chiến binh quyết tâm lật đổ một chế độ độc tài. Mặc dù chắc chắn có một vài sự thật trong giả thuyết đó –nhiều người miền Nam cố gắng làm cho tình thế sôi nổi cho một chính sách bạo lực vũ trang và gặp phải sự kháng cự của những đại biểu thận trọng từ miền Bắc– hình ảnh của một phân chia Bắc-Nam nên có lẽ không nên được phóng đại. Một số những lãnh đạo nổi bật của Đảng ở Hà Nội, bao gồm Tướng Võ Nguyên Giáp và bản thân Hồ Chí Minh, đã từng được thuyết phục trong nhiều năm rằng một chiến lược về bạo lực cách mạng cuối cùng có lẽ được cần đến để đem lại việc tái thống nhất đất nước. Ông Hồ và những cộng tác viên của mình đã lập luận một cách mạnh mẽ đến hiệu lực đó ở Moscow vào mùa thu năm 1957 và có lẽ đã lặp lại những lập luận đó trong các cuộc thảo luận với những quan chức Trung Quốc. Cuộc tranh luận tại Phiên họp Toàn thể lần Thứ mười năm, sau đó, thì hơn hẵn một vấn đề của việc tính toán thời gian. Tất cả –hoặc gần như tất cả– những lãnh đạo Đảng đồng ý rằng cuộc đấu tranh vũ trang có lẽ được cần đến và sẽ được chứng minh là đúng hoàn toàn nếu tất cả những đường lối khác đã thất bại. Nhưng cho dù hiện thời thích hợp cho một chiến lược như thế được ứng dụng, và những gì kết hợp của chiến thuật quân sự và chính trị sẽ được áp dụng, là một vấn đề cho cuộc thảo luận và định chuẩn cẩn thận. Trong quan điểm của Hồ Chí Minh xem, chưa phải là thời gian từ bỏ niềm hy vọng cho một giải pháp chính trị.

Các cuộc tranh luận sâu sắc trên những quyết định được đạt đến tại Phiên họp Toàn thể lần Thứ mười năm không phải chỉ đơn giản là một cuộc tranh luận theo lý thuyết suông. Nếu, như một số người lập luận, sự kích thích cho việc leo thang bạo lực cách mạng đến chủ yếu từ những người miền Nam, sau đó phát triển cuộc đấu tranh cách mạng có thể được mô tả một cách thiết yếu như là một phong trào đối kháng nội bộ chống lại một chế độ tham nhũng và chuyên chế. Bắc Việt nói đến có thể được miêu tả như là một người quan sát tựa như thụ động và cuối cùng là một người tham gia miễn cưỡng trong quá trình diễn biến này. Nhưng nếu những lãnh đạo Đảng ở miền Bắc đóng một vai trò quan trọng trong sự quyết định, sau đó những sự kiện gây ra kết quả ở miền Nam có thể được mô tả, như một số người nhấn mạnh, như là một hệ quả của sự quyết tâm của Hà Nội nhằm củng cố quyền kiểm soát của nó trên toàn bộ đất nước. Bằng chứng cho thấy rằng sự thật thì ở giữa hai thái cực này, đối với Hồ Chí Minh và những cộng tác viên của mình đang tìm cách mang tổ chức và kỷ luật đến một tiếng vang không phải là một hợp xướng thiếu tập trung của sự bất mãn chống lại hoàn cảnh chính trị và kinh tế ở Nam Vietnam.75

Sự quyết định của Ủy ban Trung ương dùng đến chiến lược về chiến tranh cách mạng, được biết đến trong lịch sử Đảng như là Nghị quyết 15, không được lưu hành tức thì đến tất cả các cấp. Trong bốn tháng tới, Võ Nguyên Giáp được giao trách nhiệm cho việc đánh giá tất cả các những khía cạnh của vấn đề, trong khi những báo cáo hiện hành về tình hình ở miền Nam được thu thập. Trong khi đó, Hồ Chí Minh được gởi ra nước ngoài bởi Đảng để tham khảo ý kiến ​​với các đồng minh chính của Hà Nội và tìm kiếm sự ủng hộ của họ. Bây giờ gần bảy mươi tuổi, ông ta vẫn không mệt mỏi theo đuổi ước mơ cuối cùng về việc mang lại sự tái thống nhất của đất nước mình theo chủ nghĩa xã hội.

p514

Hồ đến thăm Beijing vào giữa tháng Giêng, và sau đó tiếp tục đến Moscow để tham dự Đại hội lần Thứ hai mươi mốt của ĐCSLX.(pc 11) Ông ta trở lại Hà Nội sau một vài ngày ở Trung Quốc vào ngày 14 tháng Hai năm 1959. Những chi tiết của các cuộc hội thoại của ông Hồ với những lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô về tình hình ở Nam Việt Nam chưa từng bao giờ được tiết lộ, nhưng tháng Năm, Nghị quyết 15 được chính thức phê duyệt bởi Ủy ban Trung ương.76

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ VNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt).
pc 02_ Năm nguyên tắc chung sống hòa bình : là một “Hiệp định (không có sự trao đổi về những công hàm) …(xin xem phần trước).

pc 03_ Zhou Enlai : Chu Ân Lai.
pc 04_ Hiệp định Geneva (Genéve) : là một hiệp ước đình chiến và hòa bình, …(xin xem phần trước).

pc 05_ CIA : (Central Intelligence Agency) Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ.
pc 06_ CHNDTH : Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
pc 07_ ĐLĐVN : Đảng Lao động Việt Nam.
pc 08_ Mao Zedong : Mao Trạch Đông.

pc 09_ Thực sự không như tác giả đã viết là “mức độ nghiêm trọng của bản án được gia giảm.” …(xin xem phần trước).

pc 10_ Vũ Đình Huỳnh : là một đảng viên Cộng Sản từ thập niên 1930 …(xin xem phần trước).

pc 11_ ĐCSLX : Đảng Cộng sản Liên Xô.
pc 12_ Theo tác giả, danh từ “Bác Hồ” theo vai vế người bác, …(xin xem phần trước).
pc 13_ 1 công đất = 1.000 m2 (ở Nam Bộ) = 497 m2 (ở Trung Bộ) = 360 m2 (ở Bắc Bộ)

1 mẫu (hecta = ha ) đất = 10 công (sào) đất …(xin xem phần trước)

pc 14_ Đoạn thơ nổi tiếng của Trần Dần :
“Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”
pc 15_ ĐCSTQ : Đảng Cộng sản Trung Quốc.

pc 16_ Những tay sai : Hồ Chí Minh muốn ám chỉ đến chính phủ miền Nam Việt Nam của Ngô Đình Diệm …(xin xem phần trước)
.

pc 17_ Chủ nghĩa dân tộc siêu phàm (chauvinism) : trong ý nghĩa ban đầu và chủ yếu của nó …(xin xem phần trước)
.

pc 18_ Việc xin học bổng đi học ở Pháp của ông Giáp xảy ra trong những năm sau …(xin xem phần trước).

pc 19_ VNCH : Việt Nam Cộng Hòa.
pc 20_ Việc bị cách chức của Trường Chinh : Không biết tác giả có nắm vững cách điều hành …(xin xem phần trước).

pc 21_ Lavrentiy Pavlovich Beria : là một nhà chính trị Cộng sản Sô-Viết và Trưởng công an của Liên Xô và là người quản trị an ninh nhà nước, Giám đốc an ninh của Liên Xô và bộ máy cảnh an mật vụ (NKVD) dưới thời Joseph Stalin trong Thế Chiến thứ II, và là Phó Thủ tướng trong những năm sau chiến tranh (1946-1953). Ông đã bị kết tội làm gián điệp và bị xử tử vào ngày 23 tháng Mười Hai năm 1953 sau khi lãnh tụ Nikita Sergeyevich Khrushchev phát động phong trào chống tệ sùng bái cá nhân Stalin.

pc 22_ Theo tác giả viết lại qua những lời tường thuật nào đó, thì Hồ Chí Minh dường như hoàn toàn không biết gì về những chi tiết của biến cố đó. Nhưng trước đó, cũng chính tác giả viết là những đảng viên có nhận thức ở Hà Nội đều biết. Điều nầy cho thấy lý luận bao che có sự mâu thuẩn trong đó.
Điều thứ hai là cô Xuân đã từng là hộ lý riêng của ông Hồ, một vị Chủ tịch nhà nước miền Bắc, trong khi nhân vật Trần Quốc Hoàn chỉ là Bộ trưởng công an, hay đúng hơn là tùy viên dưới quyền sai khiến của ông Hồ. Có thể nào một tùy viên lại dám hãm hiếp và thủ tiêu người hộ lý riêng và cũng là ái thiếp của vị Chủ tịch không ?
Điều thứ ba là nếu cho là Trần Quốc Hoàn lén lút làm điều đó rồi giấu nhẹm. Nhưng câu hỏi được đặt ra là : Tại sao Trần Quốc Hoàn lại thủ tiêu luôn hai người bạn gái cùng phòng của cô Xuân ? Vì dù có hãm hiếp rồi thủ tiêu kín như thế, hai cô bạn gái kia cũng không bao giờ biết ai là thủ phạm. Vậy có phải chăng vì hai người bạn gái của cô Xuân biết rằng cô có đứa con với ông Hồ khi được tâm sự, nên đã đưa đến những cái chết bí mật như cô Xuân ?
Điều thứ tư là sau khi vị hôn phu của cô Xuân viết thư tố cáo đến Quốc hội về Trần Quốc Hoàn, nhưng không có bất kỳ cuộc điều tra nào của công an hay một phiên họp xét xử nào diễn ra, thậm chí không có một cuộc đối chất nào giữa hai bên nguyên cáo và bị cáo. Và Trần Quốc Hoàn vẫn hoàn toàn trắng án ! Có phải chăng vì chính Hồ Chí Minh ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn rửa sạch uy tín của ông ta bằng những cách giải quyết nhanh gọn, bí mật, và tận gốc rễ của những ai có ít nhiều liên quan, hiểu biết ?

pc 23_ Cần lao Nhân vị Đảng : được thành lập bởi người em trai của vị Tổng thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam là Ngô Đình Nhu vào ngày 8 tháng Tám năm 1954 và bị giải tán vào năm 1963 –là thời kỳ chính biến 1/11/1963 trong quân đội miền Nam nhằm lật đổ chế độ dân chủ non nớt của nền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Theo dẫn giải của Ngô Đình Nhu đã được đề ra để làm ý thức hệ trung dung giữa tập thể chủ nghĩa của cộng sản và cá nhân chủ nghĩa của tư bản. Theo chủ nghĩa nhân vị đó thì mục đích là đạt đến “Tam Nhân,” gồm :

_ Tương quan cá nhân và nội tại
_ Cá nhân và cộng đồng
_ Cá nhân và siêu nhiên

Nội tại là đào tạo bề sâu của con người gồm có tự do và trách nhiệm. Cộng đồng là phát triển bề rộng của con người gồm gia đình, xã hội, quốc gia, nhân loại, và thiên nhiên. Siêu nhiên là củng cố bề cao của con người về tín ngưỡng để đạt “Chân, Thiện, Mỹ.”
Để đạt mục đích “Tam Nhân” thì cần “Tam Giác” gồm cảnh giác về sức khỏe, cảnh giác về đạo đức và tác phong, và cảnh giác về trí tuệ.
Từ “Tam Giác,” phương thức thì dùng “Tam Túc.” Tam Túc gồm có tự túc về tư tưởng để suy luận tìm chính nghĩa, tự túc về kỹ thuật để khai thác khả năng, và tự túc về tổ chức để phát huy sáng kiến. Có nghỉa là nếu có chính nghĩa thì mới thu dụng được khả năng; có khả năng thì mới đóng góp sáng kiến để xây dựng và tổ chức.
Phương trình là lấy “Tam Giác” làm nền, “Tam Túc” làm cứu cánh hầu thực hiện “Tam Nhân.” Vì lấy con người làm gốc nên chủ nghĩa này có tên là “Nhân vị.” Chủ thuyết của Đảng này chi phối nhiều chính sách và các đạo luật ban hành trong thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam.
Lá cờ huy của Cần lao Nhân vị Đảng có nền xanh lá cây tượng trưng cho hy vọng, chân thành, và tin tưởng; cùng với ba ngôi sao màu đỏ nằm vắt ngang cờ huy tượng trưng cho ba giai cấp đại diện trong quần chúng là Công, Nông, Thương. Và màu đỏ của những ngôi sao tượng trưng cho lòng nhiệt tình xây dựng đất nước. Ngoài ra thêm một ý nghĩa nữa là ba ngôi sao đỏ được xếp thành hàng ngang tượng trưng cho sự quyền bình đẳng, dân chủ, tự do. Đó là điều khác biệt hoàn toàn trong ý nghĩa nếu ba ngôi sao được xếp theo hàng dọc thẳng đứng vì như thế chúng sẽ mang ý nghĩa là phân chia quyền người dân theo hệ thống phân cấp trên dưới, quan trọng và kém quan trọng.

Có thể đặt câu hỏi là tại sao không là Công, Nông, Trí thức. Vì giới trí thức cũng phải lao động dù bằng hình thức khác, nên không được xem là một đại diện riêng biệt. Và tại sao chữ Nông nằm giữa, mà không đứng đầu như là một cách ve vãn, tâng bốc giai cấp nông dân mà Đảng Cộng sản luôn tuyên truyền ? Vì Nông là giai cấp cần được sự ưu ái bao che cả về nhiều mặt như tinh thần, vật chất, kiến thức, v.v.; đồng thời giai cấp nầy cũng dóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế cũng như bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, đó là một giai cấp dễ bị dao động theo khuynh hướng khác, vì vậy Nông cần được che chắn từ Công –bao gồm giới trí thức, lao động chân tay– và Thương –bao gồm một số trí thức, lao động thương mãi.

Ba ngôi sao đỏ nầy hoàn toàn khác xa ý nghĩa một ngôi sao vàng rực rỡ của Đảng Cộng sản Việt Nam mà qua đó nó chính là một biểu tượng cho sức mạnh của một đảng phái độc tôn –hoàn toàn không có một ý nghĩa gì về giai cấp nông dân mà họ thường tự cho là Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng của giai cấp vô sản bần cố nông. Và màu vàng rực rỡ chính là biểu tượng cho quyền lực tuyệt đối của vua chúa trên nền đỏ là sự quyết tâm đạt được quyền lực dù trả bằng màu đỏ của mọi giai cấp chan hòa cả nền cờ.
Ngoài ra ba ngôi sao cũng là biểu tượng cho đường lối của Cần lao Nhân vị Đảng mà qua đó chúng được quy theo hệ thống tam vị thể để đạt được Nhân vị bản là Tam Nhân, Tam Túc, Tam Giác –mục đích, cứu cánh, nền tảng.

Leave a comment