XIII- Một Nơi Được Gọi Là Điện Biên Phủ (Phần 1)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p434

XIII- MỘT NƠI ĐƯỢC GỌI LÀ ĐIỆN BIÊN PHỦ

Dự đoán rằng Hồ Chí Minh sẽ chúc mừng kỳ nghỉ Tết Năm mới của năm 1951 ở Hà Nội là quá trẻ con. Mặc dù giai đoạn đầu của cuộc tấn công của Việt Minh khởi đầu qua cách đầy hứa hẹn –với những đơn vị Việt Minh đổ xô ra từ những khu rừng già ở chân Núi Tam Đảo trong cuộc tấn công “sóng người” theo kiểu-Trung-Quốc chống lại những vị trí địch ở Vĩnh Yên– những người chỉ huy của họ đã đánh giá thấp sự quyết tâm của Tướng Jean de Lattre de Tassigny, là người vừa mới đến vào ngày 19 tháng Mười Hai năm 1950, như là vị Cao ủy mới và là chỉ huy trưởng của Lực lượng Viễn chinh Pháp (LlVcP) ở Đông Dương. Ông de Lattre đã chứng minh mình là một đối thủ xứng đáng đối với Võ Nguyên Giáp. Một anh hùng chiến tranh và là một người đàn ông có lòng tự tin cực độ và phong cách quân sự, ông de Lattre ngay lập tức bắt tay vào hành động để củng cố vị trí của Pháp. Nhằm phát huy nhuệ khí, ông ta hủy bỏ mệnh lệnh di tản những người phụ thuộc từ thành phố Hà Nội của người tiền nhiệm của mình. Để đẩy lùi cuộc tấn công của Việt Minh, ông ta mang vào lực lượng dự bị chiến lược từ nơi khác trong nước, trong khi ra lệnh máy bay Pháp sử dụng một lô hàng của bom lửa napalm vừa nhận được từ Hoa Kỳ.

Những kết quả thì tuyệt vời. Đội quân Việt Minh, vốn là những người chưa bao giờ gặp phải những tác động của khí đốt, bỏ chạy trốn trong rối loạn, và thị trấn Vĩnh Yên vẫn dưới quyền của Pháp. Như một thành viên của lực lượng tấn công sau đó viết:

Sư đoàn của chúng tôi đã tấn công kể từ buổi sáng. Từ một khoảng cách ba con chim hirondelles [những con chim nhạn] dần dần lớn hơn. Chúng là những chiếc máy bay. Chúng đâm đầu xuống, và địa ngục mở ra trước đôi mắt tôi. Địa ngục trong hình dáng của một vật chứa quả trứng gà lớn đang rơi xuống từ chiếc máy bay đầu tiên, sau đó quả thứ hai, vốn rơi xuống bên phải của tôi… Một ngọn lửa mãnh liệt mà nó dường như lan ra hàng trăm thước, gieo sự kinh khiếp trong hàng ngũ của những người chiến đấu. Chính là bom napalm, vòm lửa vốn rơi xuống từ bầu trời.

p435

Một chiếc máy bay khác tiến đến và phun ra thêm lửa. Trái bom rơi phía sau chúng tôi và tôi cảm thấy hơi lửa của nó vốn đi qua trên cả cơ thể tôi. Những người chạy trốn, và tôi không có thể ngăn giữ họ lâu hơn nữa. Không có cách nào sống còn dưới cơn lửa đó mà nó chạy và đốt cháy tất cả trên đường của nó.1

Theo một báo cáo của tình báo Hoa Kỳ, lực lượng Việt Minh chịu tổn hại từ 3.500 đến 4.000 thương vong trong số lực lượng tấn công tổng cộng là 10.000. những mất mát của Pháp được liệt kê như là 400 người thiệt mạng và 1.200 người bị thương. Những giai đoạn sau của cuộc tấn công tại Mạo Khê và ở sông Đáy chứng minh thậm chí còn ít thành công cho đội quân Việt Minh, và cuối cùng sau chịu những thương vong cao, họ rút lui vào trong núi. Đối với mối đe dọa cho Hà Nội bây giờ ít nhất là tạm thời được nhẹ bớt, ông de Lattre thú nhận rằng quyết định của mình hủy bỏ lệnh di tản đã chỉ là “tiếng huýt sáo trong bóng tối” và một vở kịch trên khán đài để khôi phục công lòng tin tưởng công chúng.2

Quá xa vời từ việc mở đường đến Hà Nội, cuộc tổng tấn công đã là một sự thoái trào bầm dập cho lực lượng Việt Minh, và một thất bại đặc biệt là làm nhục nhã cá nhân cho nhà chiến lược được giải thưởng chiến tranh của Hồ Chí Minh là Võ Nguyễn Giáp. Trong suốt vài tuần kế tiếp, ban chỉ huy tối cao bắt đầu suy nghĩ lại cách tiếp cận của mình. Tại một cuộc họp của những lãnh đạo cao cấp Đảng được tổ chức vào giữa tháng Tư, Hồ Chí Minh kêu gọi một đợt tự-phê-bình để học hỏi từ kinh nghiệm gần đây và chuẩn bị cho trận chiến tiếp theo. Chương trình phát sóng của Đài phát thanh Việt Minh vào tháng Năm nhận xét rằng những cuộc tấn công quân sự lớn nên được phát động chỉ khi nào chiến thắng là chắc chắn. Những nguồn thông tin chính thức ngưng sử dụng khẩu hiệu “Chuẩn bị cho sự chuyển đổi sang cuộc tổng tấn công” và bắt đầu nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc chiến tranh kéo dài. Trong những bài viết, bài phát biểu của ông Hồ trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm 1951, ông ta tạo ra cùng quan điểm một cách gián tiếp, qua cách ám chỉ đến tầm quan trọng rất chủ yếu về những kỹ thuật du kích trong việc thực hiện một cuộc đấu tranh lâu dài chống lại kẻ thù. Những cố vấn Trung Quốc gỡ thoát mình khỏi trách nhiệm có thể có cho sự tan rã bằng cách báo cáo lên những cấp trên của họ (sau khi sự kiện) rằng đội quân Việt Minh thiếu kinh nghiệm cần thiết để thực hiện chiến dịch quân sự đầy tham vọng như thế. Họ cũng khuyên việc quay lại chiến tranh du kích. Chính ông Giáp thực hiện cuộc mea-culpa (i.e. Latin: phê-và-tự-phê), thừa nhận rằng điều sai lầm chính là đối đầu với đội quân Pháp được trang bị vũ khí tốt hơn trong một trận chiến thường đối với lực lượng vẫn còn thiếu kinh nghiệm của ông ta, là những người đôi khi không thể hiện một số yêu cầu về tính chất hùng hổ và lòng quyết tâm.3

Trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc trên chiến lược chiến tranh của Việt Minh ngày càng trở nên rõ ràng sau năm 1950, tác động của nó đều có thể nhìn thấy trong những thay đổi vốn đang xảy ra trong chính sách nội bộ Việt Minh. Bắt đầu vào giữa những năm 1950, những cán bộ Trung Quốc được mặc y phục theo bộ quần áo của Mao và phun ra một cách khoa trương những khẩu hiệu cách mạng bằng tiếng Hoa,

p436

bắt đầu đến qua những số lượng to lớn để cố vấn cho những đồng chí Việt Nam của họ trên tất cả các khía cạnh về quản trị và cách hành xử đúng. Trước khi chuyến khởi hành của họ từ Trung Quốc, Liu Shaoqi (i.e. Lưu Thiếu Kỳ) đã cẩn thận hướng dẫn những thành viên của nhóm cố vấn không cưỡng buộc các kỹ thuật của Trung Quốc trên những người chủ khách của mình, nhưng một số người bỏ qua lời khuyên đó, qua cách khơi lên sự oán giận cay cú giữa các cấp bậc quan chức Việt Nam và những cán bộ, cảm xúc lâu dài đối với những thái độ hạ mình của người anh em họ của họ đối với miền Bắc.

Đối với nhiều người Việt Nam, sự biểu hiện nặng nề nhất về ảnh hưởng đang phát triển của Trung Quốc là việc thành lập một chương trình đào tạo tư tưởng hệ cho những Đảng viên. Theo đúng với với lý thuyết của chủ nghĩa Mao, mục tiêu của chương trình là khuyến khích giáo dục lại tư tưởng hệ của những Đảng viên, nhưng nó thường suy thoái biến thành sự sỉ nhục và trừng phạt và thường xuyên được đánh dấu bởi cuộc xung đột cay đắng của tầng lớp, khi những cán bộ từ những thân thế nghèo hèn hơn moi ra mối oán thù của họ trên những cộng sự viên từ những gia đình danh giá. Theo những lời tường thuật của những người tham gia, chiến thuật tự-phê-bình vốn nằm ở trung tâm của chương trình gây khủng khiếp cho nhiều cán bộ Việt Minh, hầu hết trong số họ đã từng đọc một ít bài viết về chủ nghĩa Marx-Lenin và những động thái của họ cho việc tham gia phong trào thường thường là lòng yêu nước nhiều hơn so với ý thức hệ.

Những kết quả của việc đào tạo tư tưởng hệ như vậy thì đôi khi bi thảm. Theo Georges Boudarel, một người Cộng sản Pháp vốn phục vụ với một đơn vị Việt Minh trong những năm 1950s, một số linh hồn bị đọa đày từng bị tịch thu những con dao cạo râu của họ trong một cố gắng để ngăn chặn họ khỏi tìm cách tự tử; những nguồn ánh sáng ở các doanh trại tại một số trại huấn luyện được để lại vào ban đêm, có lẽ vì lý do tương tự. Những ủy viên chính trị Việt Nam được chỉ định cho tất cả các đơn vị trong quân đội để theo dõi động cơ thúc đẩy tư tưởng hệ của những binh sĩ. Trong trường hợp về sự bất đồng giữa một chính trị viên và sĩ quan chỉ huy của một đơn vị, ủy viên chính trị có lời kết luận sau cùng.4

Ông Boudarel lưu ý rằng những chính sách như vậy có ảnh hưởng tiêu cực gấp đôi. Trong ngắn hạn, họ xô đuổi nhiều nhà trí thức yêu nước ra khỏi phong trào và phá vỡ sự tình đoàn kết vốn đã từng tồn tại trước đó giữa những người ôn hòa và cấp tiến trong phạm vi Đảng. Về lâu dài, những hậu quả không kém nguy hại, khi nỗi sợ hãi về sự chỉ trích và trả thù bóp nghẹt sự sáng tạo của những nhà văn và nghệ sĩ. Những nguồn tin tình báo Pháp nhận được một số lớn tài liệu bị bắt giữ mà chúng báo cáo về sự va chạm giữa những cán bộ Việt Nam và những cố vấn Trung Quốc của họ; những người đào ngũ từ Việt Minh thường viện dẫn ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao quá nhiều như là một lý do cho sự quyết định của họ rời khỏi phong trào. Ngay cả những người ủng hộ Việt Minh vốn chấp nhận sự cần có ý kiến chiến lược của Trung Quốc đôi khi ngăn trở về sự chiếm quyền thực sự những đơn vị Việt Nam bởi những cố vấn nước ngoài của họ. Những người bỏ Đảng báo cáo rằng một số quan chức cao cấp và trung cấp Việt Minh đã được thanh lọc như là một kết quả của áp lực Trung Quốc.

p437

Theo những nguồn tin Pháp, sự kiện đó đã có thể xem như là một kết quả của áp lực Trung Quốc mà Nguyễn Bình, người chỉ huy của lực lượng Việt Minh ở phía nam và là người phê bình có viện chứng về ảnh hưởng đang phát triển của Trung Quốc trong phong trào, bị cách chức khỏi vị trí của mình vào tháng Chín năm 1951 và được lệnh lên phía bắc để trải qua “sự định hướng.” Những nguồn tin chính thức của VNDCCH(pc 02) (Bắc Việt) tuyên bố rằng ông ta bị giết trong cuộc giao tranh nhỏ với đội quân hoàng gia Cam-pu-chia, trong khi trên đường đến Việt Bắc; những báo cáo chưa được xác nhận nói rằng ông ta đã bị dẫn giải và “sung sướng được gặp thần chết tiền định trong cuộc chiến đấu hơn là tử hình.”5

Sự ảnh hưởng của Trung Quốc cũng bắt đầu mở rộng vào trong những làng mạc nông thôn, nơi mà VNDCCH (Bắc Việt) dần dần giới thiệu những điều lệ nghiêm ngặt hơn về cải cách ruộng đất vốn tập trung vào việc loại bỏ ảnh hưởng kinh tế và chính trị của giai cấp địa chủ ở cấp thôn làng. Kể từ khi sự bùng nổ của chiến tranh vào tháng Mười Hai năm 1946, chính sách đất đai của chính phủ đã phản ảnh quyết định của Hồ Chí Minh nhằm quy định sự ưu tiên cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trên cuộc cách mạng chống phong kiến. Chương trình do đó kêu gọi giảm những khoản tiền thuê đất, nhưng hạn chế việc tịch thu những đất nông nghiệp đối với những nắm giữ của những công dân Pháp và những người Việt cộng tác với chế độ Bảo Đại. Đất đai của những địa chủ yêu nước và giới nông dân giàu có đã không bị thu giữ, trong sự quan tâm về việc giành lấy sự ủng hộ của họ cho phong trào.

Đến đầu những năm 1950s, tuy nhiên, có những lời chỉ trích ngày càng gia tăng từ những dân quân rằng nhiều phần trong những quy định của chương trình đang bị bỏ qua khắp nơi ở cấp địa phương, nơi mà nhiều địa chủ lẩn tránh thành công những điều lệ giảm tiền thuê. Những lãnh đạo Đảng như Trường Chinh lúc bấy giờ cho rằng do sự thất bại huy động sự ủng hộ nhiệt thành của những thành phần nghèo có ở nông thôn, chương trình không phục vụ một cách đầy đủ những lợi ích của cách mạng. Những cố vấn Trung Quốc, còn non nớt từ kinh nghiệm của riêng mình đối với chương trình cải cách đất đai nghiêm ngặt hơn vẫn đang diễn ra ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bắt đầu đôn đốc những cán bộ Việt Nam đối đầu với những thành phần “phong kiến” ở nông thôn một cách trực tiếp hơn. Kết quả là, những điều lệ kêu gọi những khoản giảm bớt tiền thuê đất và những hạn chế về sự tham gia của những địa chủ trong các hội đồng làng bắt đầu được thi hành một cách nghiêm ngặt hơn.

Sự kiện quan trọng nhất mà nó nhấn mạnh đến sự chuyển đổi quyết định của chính phủ theo phe tả xảy ra vào giữa tháng Hai năm 1951, khi Đảng tổ chức Đại hội Toàn quốc lần Thứ hai của nó –Đại hội đầu tiên được tổ chức kể từ khi hội nghị tại Macao vào tháng Ba năm 1935– tại một địa điểm bí mật trong tỉnh Tuyên Quang, sâu trong trung tâm Việt Bắc. Tổng cộng có 200 đại biểu, đại diện cho khoảng nửa triệu thành viên, đã tham dự.

Có những lý do đáng thuyết phục cho việc tổ chức Đại hội. Trước tiên, bất chấp sự bãi bỏ chính thức của nó vào tháng Mười Một 1945, ĐCSĐD(pc 03) đã phát triển nhanh chóng trong suốt thập niên cuối 1940s và nhiều người trong số những thành viên của nó

p438

–phần lớn trong số họ là những nông dân hoặc tiểu tư sản có nguồn gốc– có chút ít đào tạo về tư tưởng hệ. Nhiều cán bộ bị tiêm nhiễm bởi những tài liệu gì đó của Đảng có nhãn hiệu như là “những thái độ phong kiến” (việc bao gồm các tệ nạn xã hội bị cáo buộc như là những niềm tin tôn giáo và mê tín dị đoan, việc làm ra vẻ ta đây, và việc tính chất nam giới cực đoan), “tâm lý du kích quân” (ngụ ý một thái độ bí ẩn và nghi ngờ về những người bên ngoài), và một mức độ thấp về sự nhận thức chính trị. Trong báo cáo của mình đến những đại biểu của Đại hội, Tổng Bí thư Trường Chinh đã tuyên bố rằng điều quan trọng chủ yếu là chiến đấu chống lại tỷ lệ mắc phải lên cao về chủ nghĩa cá nhân, tính kiêu ngạo, những thái độ và những cách thực hành quan liêu, sự tham nhũng và những bản chất đạo đức lỏng lẻo trong số những Đảng viên. Chỉ có một Đảng Cộng sản có kỷ luật nghiêm ngặt và có thể hiển thị công khai, ông ta khẳng định, có thể đóng một vai trò tích cực trong cuộc chiến đấu chống những căn bệnh như vậy và đóng vai trò tiên phong trong việc hướng dẫn cách mạng Việt Nam.

Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong sự giả mạo về chính sách trong nước đã được thừa nhận công khai tại Đại hội. Một Việt Nam trong tương lai, Trường Chinh tuyên bố, sẽ ứng dụng nhãn hiệu Trung Quốc về một “chế độ độc tài dân chủ nhân dân,” hơn là theo sau kiểu-Sô-Viết Đông châu Âu là “chế độ độc tài của giai cấp vô sản.” Theo mô hình Trung Quốc, mục tiêu trước mắt là thực hiện giai đoạn đầu tiên của cuộc cách mạng dân chủ dân tộc trong sự chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sau này, nhưng sẽ không có khoảng thời gian kéo dài của quá trình chuyển đổi giữa hai giai đoạn. Hơn là, một cuộc cách mạng dân chủ dân tộc, theo cách nói của học thuyết Lenin, sẽ “phát triển lên” vào trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa. Để giành lấy sự ủng hộ của khối lượng rộng lớn của nhân dân, Mặt trận Việt Minh, một liên minh rộng rãi của lực lượng yêu nước được hình thành vào năm 1941 vốn lúc bấy giờ được nhận diện rõ ràng trong tâm trí công chúng với ban lãnh đạo Cộng sản của nó, được đổi tên thành Mặt trận Thống nhất Dân tộc Việt Nam, hoặc Mặt trận Liên Việt.6

Để hoàn thành nhiệm vụ của nó, ĐCSĐD(pc 03) cũng có một tên mới –Đảng Lao động Việt Nam (ĐLĐVN). Trong việc áp dụng từ ngữ cảm xúc “Việt Nam” cho nhãn hiệu của Đảng, ban lãnh đạo đang đưa ra sự nhìn nhận rõ ràng đối với tầm quan trọng chủ yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trong việc giành lấy sự ủng hộ của toàn thể dân cư, một điểm điểm mà chính Hồ Chí Minh đã bám lấy một cách kiên định kể từ giữa những năm 1920s. Đồng thời, sự quyết định tiêu biểu cho một cử chỉ ngầm đối với tinh thần đang vươn lên của chủ nghĩa dân tộc ở các nước liên hiệp láng giềng Lào và Cam-pu-chia, nơi mà những thành viên ĐCSĐD có nguồn gốc Lào hoặc Khmer đang phát triển bất ổn dưới sự hướng dẫn đôi khi nghẹt thở của những cấp trên người Việt và bây giờ đòi hỏi những đảng phái của riêng mình. Đảng bấy giờ chính thức nhìn nhận rằng các cuộc cách mạng ở ba nước sẽ tiến hành với những tốc độ khác nhau, và mỗi nước hiện tại sẽ có đảng riêng của mình để đóng vai trò tiên phong trong quá trình đó.

p439

Trong khi Việt Nam đang hướng đến một cuộc cách mạng dân chủ dân tộc và sau đó trực tiếp đến chủ nghĩa xã hội, Lào và Cam-pu-chia đang di chuyển trong chiều hướng dân chủ phổ biến; những cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của họ bị trì hoãn trong nhiều năm.

Sự quyết định chia ĐCSĐD(pc 03) thành ba đảng phái riêng biệt không có nghĩa là, tuy nhiên, Hồ Chí Minh và những cộng sự viên của mình đã hết quan tâm ở phần còn lại của Đông Dương. Ngược lại, mặc dù những tổ chức riêng biệt –được gọi là những Đảng Cách mạng Nhân dân– bấy giờ được thành lập ở Lào và Cam-pu-chia, những kế hoạch cho một liên minh chặt chẽ giữa ba nhóm được chính thức bắt đầu ngay sau khi kết thúc Đại hội lần Thứ hai. Theo một tài liệu chính thức của Đảng được phát hành tại hội nghị và sau đó bị chiếm giữ bởi chính quyền Pháp, Việt Nam không có ý định từ bỏ quyền kiểm soát trên phong trào khắp Đông Dương. “Đảng Việt Nam”, nó tuyên bố “có quyền giám sát những hoạt động các đảng phái anh em mình của nó tại Cam-pu-chia và Lào.” Và mặc dù trong những năm sau đó, những nguồn tin Việt Nam cho rằng khái niệm về một liên bang Đông Dương (qua đó nó đã được đề cập đến tại Đại hội  Macao 1935) đã được rõ ràng xóa bỏ tại hội nghị năm 1951, tài liệu bắt được này cho thấy sự mâu thuẩn, qua sự tuyên bố rằng, mặc dù hiện tại có ba đảng phái riêng biệt, “sau đó, nếu tình hình cho phép, ba Đảng cách mạng của Việt Nam, Cam-pu-chia, và Lào sẽ có thể thống nhất để hình thành một Đảng duy nhất: Đảng Liên đoàn Việt Nam-Khmer-Lào.”7

Sự quyết định duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa ba nước, bây giờ được thống nhất qua thực tế như là những nước liên hiệp trong phạm vi Liên hiệp Pháp, là một sự nhìn nhận rõ ràng mà những nhà lãnh đạo Đảng đã từng nhận ra tầm quan trọng chiến lược của Đông Dương như là một khối thống nhất. Trong một tài liệu đào tạo của Việt Minh bị bắt được bởi Pháp vào năm 1950, ba nước đã được mô tả như là một đơn vị duy nhất từ ​​một quan điểm địa lý, kinh tế, chính trị, và chiến lược. Tài liệu cho biết rằng những phong trào cách mạng trong ba nước được điều hành để cung cấp cho nhau bằng sự hỗ trợ tương quan trong mọi lãnh vực để tiến hành cuộc đấu tranh liên kết chống lại kẻ xâm lược đế quốc và trong việc xây dựng “những nền dân chủ mới” trong tương lai.8

Dấu tay của Hồ Chí Minh có thể được tìm thấy trên những tài liệu khác nhau được phê duyệt bởi Đại hội. Những cộng sự viên của ông Hồ hoãn lại sự nài nỉ luôn luôn của ông ta về sự cần thiết đặt việc chống chủ nghĩa đế quốc trên cuộc đấu tranh chống phong kiến ​​ở Đông Dương, và họ nhận ra sự cần thiết về việc kêu gọi những thành phần ôn hòa trong xã hội Việt Nam. Trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc cách mạng hai-giai-đoạn (tuy nhiên ngắn gọn) và sự cần thiết để thích ứng với tư tưởng hệ cách mạng nhằm làm vững chắc tình hình ở mỗi nước, những cộng sự viên trả lời theo một giáo điều bị uốn cong mà nó từng đánh dấu những ý tưởng của ông ta từ những ngày đầu của phong trào.

p440

Tuy nhiên, khó tránh khỏi một kết luận mà ảnh hưởng chính phía sau những quyết định đạt được tại Đại hội Toàn quốc lần Thứ hai đến từ Beijing. Trong quyết định để thiết lập lại Đảng Cộng sản như là một “lực lượng hướng dẫn” hiển hiện phía sau cách mạng Việt Nam, Việt Nam đang đáp trả đối với những lời chỉ trích từ Trung Quốc, cũng như Liên Xô, rằng cuộc đấu tranh của họ cho đến nay đã thiếu sự tô màu thích hợp của chủ nghĩa Marx. Việc sử dụng thuật ngữ “nền dân chủ mới” là sự bắt chước trực tiếp của lối thuật ngữ đã được ứng dụng gần đây bởi chính người Trung Quốc, trong khi việc làm nổi bật sự “phát triển lên” của cuộc cách mạng từ giai đoạn đầu đến giai đoạn thứ hai, họ đang nhấn mạnh những mối quan tâm được bày tỏ ở Moscow và Beijing là ĐCSĐD(pc 03) thì không đủ chính thống trong những hoạt động của nó.

Sự phản ứng của Hồ Chí Minh đối với những quyết định đạt được tại Đại hội ắt hẵn bị bối rối. Như là một người giáo điều thực dụng lâu năm, ông ta hiểu được tầm quan trọng của việc xoa dịu Beijing nhằm mục đích khuyến khích sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam, và một ít người thì như ông ta trong việc cúi đầu quỳ lạy Chủ tịch Mao và những cộng sự viên tự hào của ông Mao. Tuy nhiên, ông ta ắt hẵn quan tâm đến nguy cơ về ảnh hưởng quá nhiều của Trung Quốc và nhận biết rằng một số yếu tố của mô hình Trung Quốc –đáng chú ý là, vai trò cho Đảng được nâng cao một cách đáng kể, sự nhấn mạnh được gia tăng thêm về vấn đề cải tạo tư tưởng, và sự trừng phạt khắc nghiệt được lan ra đến những người bị tình nghi về những khuynh hướng phản cách mạng– có thể không phát triển mạnh trong vùng đất nhiệt đới của Đông Dương thuộc Pháp. Những năng khiếu của người hiểu biết nhiều tài liệu của ông ta ắt hẵn nổi loạn vì ý thức rằng nhiều người Việt yêu nước sắp bị xua đuổi khỏi những cấp bậc của Mặt trận Việt Minh và vào tay đối phương.

Những mối quan tâm của ông Hồ không thoát khỏi những nhà quan sát đồng thời, và những tin đồn lan truyền rằng mặc dù Hồ Chí Minh đã từng được xác nhận là Chủ tịch Đảng, cuộc họp đánh dấu một thất bại lớn đối với ông Hồ và ảnh hưởng của ông ta trong phạm vi phong trào cách mạng Việt Nam. Theo những nguồn tin tình báo Pháp, một kết quả của Đại hội là dự định thay thế ảnh hưởng của những người ôn hòa như Hồ Chí Minh bằng những phần tử có đường lối cứng rắn được dẫn đầu bởi Trường Chinh, vốn là người đã được tái đắc cử cho chức vụ quan trọng của Đảng là Tổng Bí ký, và một nguồn tin trên báo chí Sài Gòn thậm chí thông báo rằng ông Hồ đã bị hành hình theo lệnh của Võ Nguyên Giáp. Những nguồn tin thông thạo ở Hà Nội ngày hôm nay thừa nhận riêng rằng Đại hội có lẽ tiêu biểu cho một thất bại của Hồ Chí Minh và một thắng lợi cho những người khác, như Trường Chinh, vốn là người quyết định theo lời khuyên của Trung Quốc và áp dụng một phương pháp giải quyết khắc nghiệt hơn đối với cách mạng Việt Nam. Một ủy ban trung ương mới của 29 thành viên (bao gồm hầu hết phe những cựu chiến binh vốn đã từng hoạt động trong Đảng kể từ trước Thế Chiến thứ II) được chọn lựa. Đến lượt mình, Ủy ban Trung ương tạo ra một cơ quan chấp hành mới (được gọi là, bắt chước theo cách thực hành của Liên Xô, Bộ Chính trị), được hình thành gồm bảy Đảng viên hàng đầu và một dự khuyết thay thế,

p441

mà nó có thể chỉ đạo những công việc của Đảng và chính phủ. Những thành viên hàng đầu của tổ chức này –được biết đến phổ biến như là “bốn cột trụ”– là Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, và chính Hồ Chí Minh. Trong một phác họa tiểu sử được xuất bản bởi tờ báo chính thức của Đảng là Nhân dân vào tháng Ba, Trường Chinh được mô tả như là kiến ​​trúc sư và là người cầm đầu của cách mạng Việt Nam, trong khi Hồ Chí Minh là linh hồn của nó.9

* * *

Sau sự thất bại của cuộc tấn công đồng bằng sông Hồng của ông Giáp, cuộc xung đột dần dần bố trí thành một cuộc chiến tranh quân bình. Đến năm 1951, hầu hết những cố gắng của Việt Minh đang diễn ra ở phía bắc. Sau việc kết thúc của cuộc tấn công sớm thất bại của Nguyễn Bình trong mùa hè năm 1950, những chiến lược gia của Việt Minh đặt cuộc đấu tranh ở Nam Bộ trên mặt sau của lò đốt. Như là một phần của chiến lược của mình, ông Bình đã tổ chức những cuộc biểu tình rộng lớn ở Sài Gòn để phản đối chống lại chiến tranh và những khó khăn kinh tế và xã hội mà nó đã từng áp đặt. Cuộc tham gia phổ biến trong những cuộc biểu tình –được biết đến như là “những ngày đỏ”– đã từng là nặng nề, đặc biệt là một phần công nhân và học sinh vốn đã bị thôi thúc bởi nạn lạm phát và việc giới thiệu về nghĩa vụ quân sự, nhưng nhiều người ôn hòa bị loại bỏ bởi bóng ma bạo động mới khơi màu được kích thích bởi những cuộc biểu tình và kiềm giữ việc đưa ra sự ủng hộ của họ đối với phong trào. Thủ tướng mới được bổ nhiệm của Bảo Đại, Nguyễn Văn Tâm –một cựu cảnh sát trưởng được biết đến như là “Cọp Mã Lai”(pc 05) bởi vì sự cố gắng nhiệt tình của mình đàn áp những hoạt động nổi loạn ở miền Nam– đàn áp thẳng tay công cụ của Việt Minh ở Sài Gòn, và đến tháng tám nó đã hầu như không còn tồn tại. Để thực hiện hoạt động cách mạng ở miền Nam, Đảng thành lập Cơ quan Trung ương Nam Việt Nam, và đặt nó trực thuộc Ủy ban Trung ương của ĐLĐVN.(pc 04)

Đối với chiến trường Nam Bộ lúc bấy giờ suy tàn thực chất, ông Giáp và những cộng sự viên bắt đầu đặt thêm nhiều cố gắng hơn vào trong nước Lào và Cam-pu-chia láng giềng, cũng như về phần miền núi tây bắc của Bắc Bộ. Mục tiêu của ông Giáp là kiềm giữ sức mạnh quân sự Pháp và lực lượng phân tán của nó khắp tất cả Đông Dương. Điều đó sẽ cho phép Việt Minh chọn lựa những điểm dễ bị tổn thương, nơi mà nó có khả năng chạm trán lực lượng kẻ thù trong cuộc chiến đấu mở rộng, và sau đó có lẽ gây ra cho họ một thất bại nhục nhã.

Tỉnh Hòa Bình cho thấy một cơ hội như thế. Pháp đã ngày càng tin rằng thành phố này, ở rìa phía nam của đồng bằng sông Hồng, là một liên kết quan trọng giữa trụ sở Việt Minh ở Việt Bắc và miền Trung và miền Nam của đất nước, hiện tại là nguồn chính của họ về những tân binh và lương thực. “Những cánh đồng,” Hồ Chí Minh đưa ra nhận xét với những cộng sự viên của mình,

p442

“là những chiến trường.” Những đơn vị Pháp chiếm đóng thành phố sau tháng Mười Một năm 1951, và với sự đóng góp của những cố vấn Trung Quốc, Việt Minh phát động những cuộc tấn công mạnh mẽ vào những vị trí Pháp ở đó. Cuộc chiến đấu dữ dội –được mệnh danh bởi nhà sử học Bernard Fall như là một máy xay thịt– theo sau, và lực lượng Pháp từ bỏ vị trí của họ vào tháng Hai năm 1952, rút ​​lui về đồng bằng. Trong khi đó, ông de Lattre đã trở lại Pháp, nơi mà ông ta qua đời vì bệnh ung thư vào tháng Giêng. Lúc bấy giờ, sự lạc quan vốn đã từng được tạo ra giữa những thành phần ủng hộ Pháp ở Đông Dương qua sự phô trương hoạt năng trước đây của ông, đã tiêu tan. Cuộc chiến của tỉnh Hòa Bình được rộng rãi xem như là một sự đảo ngược chính yếu cho người Pháp; Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn báo cáo rằng những người quốc gia không-Cộng-sản đã chán nản và ngày càng tin rằng Việt Minh sẽ chiếm Hà Nội trước mùa hè.

Theo lệnh của ông de Lattre, lực lượng Pháp đã xây dựng một chuỗi những đồn trú phòng ngự (được gọi là những lô-cốt) với những hy vọng về việc ngăn chận Việt Minh từ việc xâm nhập vùng đồng bằng, nhưng cái gọi là Phòng tuyến de Lattre đã không có nhiều hiệu quả hơn phòng tuyến tương đương nó của Thế Chiến thứ II ở Pháp, là Phòng tuyến Maginot. Lực lượng Việt Minh chỉ đơn giản vượt qua những lô-cốt hoặc tấn công và tràn qua chúng từng cái một. Đến cuối năm 1952, những đơn vị Việt Minh đang di chuyển tự do khắp những cánh đồng xung quanh Hà Nội, và những tổ chức cách mạng đã được thành lập lại trong một nửa những ngôi làng của đồng bằng. Chiến thắng tại tỉnh Hòa Bình mở ra những triển vọng cho nhiều chiến thắng hơn.

Mùa thu năm đó, những chiến lược gia Việt Minh mở ra một mặt trận mới ở phía tây bắc xa xôi. Lực lượng Pháp đã từng giữ khu vực rộng lớn này dưới sự ngăn cấm gồm những dãy núi và thung lũng hẹp kể từ khi bắt đầu cuộc chiến. Trong suốt mùa xuân năm 1952, theo lời đề nghị của những cố vấn Trung Quốc, những chiến lược gia Việt Minh bắt đầu thảo ra những kế hoạch cho cuộc tấn công vào những đồn trú của Pháp ở khu vực trong việc chuẩn bị cho một chiến dịch ở miền Trung và miền Bắc nước Lào. Trong khi làm như vậy, họ có thể thành công trong việc chuyển hướng lực lượng đối phương đến những khu vực nằm ngoài xa, như thế làm cho đối phương dễ dàng hơn để tấn công. Vào tháng Chín, Hồ Chí Minh bí mật đến Beijing để tham khảo ý kiến ​​với những lãnh đạo Trung Quốc về chiến dịch. Ông ta sau đó tiếp tục đến Moscow, nơi ông ta tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô thứ 19. Việc phê duyệt cuối cùng của kế hoạch tấn công căn cứ Pháp ở Nghĩa Lộ được đạt vào cuối tháng Chín. Ông Hồ trở lại Việt Nam vào tháng Mười Hai.10

Vào giữa tháng Mười năm 1952, ba sư đoàn Việt Minh tấn công căn cứ Pháp ở Nghĩa Lộ. Những đơn vị Pháp ở đó rút lui đến những đồn trú gần đó ở Na San và Lai Châu, trong khi từ bỏ căn cứ của họ ở Sơn La, khoảng bốn mươi dặm về phía tây của xã Nghĩa Lộ. Việt Minh chiếm Sơn La và tập trung những cố gắng hơn nữa của họ tại Na San, nơi họ tiến hành cuộc tấn công không thành công, gánh chịu hàng ngàn thương vong trong quá trình này. Tuy nhiên, sự thất bại nắm lấy Na San chỉ là một thoái trào tạm thời.

p443

Vào đầu xuân năm sau, Việt Minh tập hợp lại và tiến qua biên giới vào trong miền Bắc Lào, chiếm thủ phủ tỉnh Sam Neua (i.e. Sầm Nứa) và đe dọa thủ đô hoàng gia Luang Prabang. Kế đó, sau khi đã buộc Pháp phân tán lực lượng của họ hơn nữa, Việt Minh trở lại Việt Bắc.

* * *

Trong suốt thời gian này, Hồ Chí Minh vẫn giữ vô hình đối với thế giới bên ngoài, một nhân vật nù mờ vốn là người đã không từng được nhìn thấy bởi những nguồn đáng tin cậy từ Tây phương kể từ mùa xuân năm 1947. Một số học giả uyên thâm lưu ý rằng ông ta đã từng có mặt ở viện sức khỏe về bệnh kinh niên ở Hà Nội sau Thế Chiến thứ II, suy đoán rằng ông ta đã chết, hoặc thậm chí đã được gởi đi sống lưu vong ở Trung Quốc vì sự phản kháng của ông ta đối với sự hiện diện ngày càng tăng của QđGpNd.(pc 06) Những nguồn tin tình báo Pháp có được sự xác nhận về sự tồn tại tiếp tục của ông ta từ một bức ảnh trong tờ L’Humanité (i.e. Nhân loại) vốn được chụp vào tháng Bảy năm 1952. Cuối cùng, Joseph Starobin của tờ Daily Worker (i.e. Công nhân Hàng ngày) gặp gỡ ông ta tại một địa điểm bí mật ở Việt Bắc vào tháng Ba năm 1953 và tường thuật về cuộc phỏng vấn đối với thế giới nói tiếng Anh.11

Trong vùng giải phóng, tuy nhiên, Hồ Chí Minh thì có thể nhìn thấy rõ ràng, hoạt động không chỉ như là một chiến lược gia chiến tranh, mà cũng còn như là trưởng tuyển mộ và là người cổ vũ cho sự nghiệp cách mạng. Vào tháng Hai năm 1952, tờ báo POW (i.e. Tù binh Chiến tranh) được phát hành của Pháp tường thuật rằng ông Hồ được nhìn thấy mọi nơi ở mặt trận, ở những làng mạc, ở những cánh đồng, và tại những cuộc họp cán bộ địa phương. Vận phục như là một nông dân đơn giản, ông ta di chuyển không biết mệt mỏi trong số những người theo ông ta, dỗ dành những khán giả của mình và khuyến khích họ hy sinh tất cả vì mục đích chung. Mặc dù hoàn cảnh sinh sống trong vùng giải phóng có thể phần nào tốt hơn hơn so với những điều kiện mà họ đã từng sống trong suốt những tháng cuối của Thế Chiến thứ II, những cuộc đột kích ném bom của Pháp vào khu vực thì thường xuyên và ông Hồ tiếp tục thay đổi nơi cư trú của mình cứ mỗi 3 đến 5 ngày để tránh sự phát hiện hoặc bắt giữ. Mặc dù ông ta lúc bấy giờ thì hơn sáu mươi, Hồ ta vẫn có khả năng đi bộ 30 dặm một ngày, một gói đồ trên lưng mình, trên những con đường núi mòn ngoằn ngèo. Ông ta thức dậy sớm để tập thể dục. Sau khi một ngày làm việc chấm dứt, ông ta chơi bóng chuyền hoặc bơi lội và đọc vào chiều tối.12

Theo những báo cáo rời rạc từ những người bỏ Đảng hoặc những tù binh chiến tranh được thả ra, tinh thần trong vùng giải phóng đang giảm sút, và những lời than phiền về hoàn cảnh sinh sống đang trỗi lên. Những lãnh đạo Việt Minh đã buộc phải tiến hành lại công việc khổ dịch lao động thù ghét trong những khu vực dưới sự kiểm soát của họ để thực hiện những loại khác nhau về các dự án công trình công cộng, mà qua đó những công nhân không nhận được tiền lương ngoài một lượng thực phẩm nhỏ nhoi cho sự sống của họ. Những người trí thức trở nên mệt mỏi vì những phiên họp liên tục về tuyên truyền và tự-phê-bình, trong khi thuế má cao, lao động tình nguyện, và những đột kích ném bom không ngừng bởi nghị lực không sờn của Pháp giữa dân cư như là một khối.

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ LlVcP : Lực lượng Viễn chinh Pháp.
pc 02_ VNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt).
pc 03_ ĐCSĐD : Đảng Cộng sản Đông Dương.
pc 04_ ĐLĐVN : Đảng Lao động Việt Nam.

pc 05_ “Cọp Mã Lai” : có thể lại thêm một lầm lỗi của tác giả; đúng ra là “Hùm xám Cai Lậy,” là vị thủ tướng thuộc chính quyền Quốc gia miền Nam Việt Nam dưới thời Bảo Đại từ tháng 6 năm 1952 đến tháng 12 năm 1953.
Nguyễn Văn Tâm sinh tại Tây Ninh, xuất thân từ một thầy giáo dạy trường Tây Ninh, sau được chuyển qua ngạch hành chính với chức vụ đốc phủ với khả năng viết và nói tiếng Pháp rất thành thạo và lưu loát.
Trong giai đoạn làm quận trưởng quận Cai Lậy khoảng những năm 1930 và đặc biệt là 1940-1941, khi khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra, Nguyễn Văn Tâm tỏ ra cứng rắn và thẳng tay đàn áp những người Cộng sản cách mạng, nên Cộng sản đặt cho biệt danh “Cọp Cai Lậy” hay “Hùm xám Cai Lậy.” Tháng 9 năm 1945, sau khi đám Cộng sản ở Nam Bộ nhảy ra giành lấy chính quyền sau khi Nhật tuyên bố bại trận, ông ta bị tổ chức Thanh niên Tiền phong (gồm các thủ lĩnh Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Nha sĩ Nguyễn Văn Thủ, Luật sư Thái Văn Lung, Bác sĩ Hồ Văn Nhựt… và các sinh viên Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Trần Bửu Kiếm) bắt ở Chợ Đệm, bị chặt ngón tay trỏ và bị tống giam. Nhưng sau đó, quân Pháp nổ súng chiếm lại Sài Gòn. Ông Tâm được quân Pháp cứu ra trong một trận tảo thanh do đại tá Nhật Massu chỉ huy vào tháng 9 năm 1945.
Tuy nhiên vùng Chợ Đệm thuộc quyền kiểm soát của Nguyễn Văn Trấn, có mệnh danh là “Hung thần Chợ Đệm” dưới quyền Xứ ủy Nam Kỳ Trần Văn Giàu có tiếng là “Sát thủ Máu lạnh” của Nam Bộ, nên có giả thuyết cho rằng Ông Tâm bị Nguyễn Văn Trấn bắt giữ và chặt ngón tay nhưng không dám thủ tiêu vì muốn dùng ông ta như lá bùa hộ mạng và cũng để trao đổi với Pháp.

pc 06_ QđGpNd : Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Leave a comment