XV- Tất Cả Cho Những Tuyến Đầu (Phần 2)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p526

“mỗi cá nhân theo lời réo gọi ý thức rằng mình đang tham gia vào một sự kiện lịch sử.” Sau khi hội nghị kết thúc, ông Tạng trở lại bằng xe buýt vào Sài Gòn, nuôi dưỡng “những niềm hy vọng cao cả.” Một vài tuần sau đó, vị Tổng thống mới, John Fitzgerald Kennedy, nhặm chức ở Hoa Kỳ. Trong phần tóm lược về người kế nhiệm của mình, Tổng thống Eisenhower không hề nhắc  đến nhịp độ đang gia tăng của hoạt động nổi dậy ở miền Nam Việt Nam.14

Thật ra, mặc dù Dwight Eisenhower không có nhận thức nào về nó, sự giận dữ chống lại Ngô Đình Diệm và người em trai Ngô Đình Nhu có ảnh hưởng của ông ta đang trong tình trạng dâng cao ở nhiều lãnh vực của xã hội miền Nam Việt Nam: trong số giới nông dân đang chịu khốn khổ vì sự tham nhũng của quan chức và những phần tiền thuê cao được tính bởi những địa chủ ẩn mặt; giữa những Phật tử tức giận vì tính thiên vị bị cáo buộc được cho thấy bởi chính phủ đối với những người Công giáo; và trong số những nhóm dân tộc nhỏ như những Hoa kiều, giáo phái, và các dân tộc miền núi, từ những cố gắng của chế độ nhằm củng cố quyền kiểm soát trên tất cả những khía cạnh của xã hội. To tiếng nhất là những trí thức bất đồng chính kiến ​​ở Sài Gòn và những thành phố khác, vốn là những người chỉ trích những khuynh hướng độc tài của ông Diệm và tính không khoan dung của ông ta về bất kỳ hình thức phản đối nào đối với quyền cai trị của mình. Hiến pháp, được soạn thảo vào năm 1956 với sự hỗ trợ của những cố vấn Hoa Kỳ, dường như đối với nhiều người là một văn kiện chết.(pc 22)

Sự tăng trưởng nhanh chóng của phong trào kháng chiến ở miền Nam Việt Nam thuyết phục những lãnh đạo Đảng ở Hà Nội rằng việc tái tổ chức bộ máy cách mạng hiện có ở đó là trọng yếu. Vào giữa tháng Giêng năm 1961, ngay sau khi cuộc nổi dậy chớp nhoáng và bất ngờ sớm thất bại bởi những sĩ quan quân đội bất mãn chống lại chế độ ông Diệm ở Sài Gòn, Bộ Chính trị hội họp để đánh giá lại tình hình và ban hành những chỉ thị cho các hoạt động trong tương lai. Kết luận rằng gian đoạn ổn định ở miền Nam hiện thời vào lúc chấm dứt, những lãnh đạo Đảng kêu gọi sự gia tăng mạnh mẽ cả hai cuộc đấu tranh chính trị và quân sự trong việc  chuẩn bị cho một cuộc tổng nổi dậy mà, theo quan điểm của họ, có thể đến vào bất cứ lúc nào. Không còn có bất kỳ khả năng nào, họ kết luận, về một giải pháp hòa bình cho vấn đề. Mặc dù Hồ Chí Minh đồng ý với các kết luận nầy trong những lời lẽ chung chung, ông ta tiếp tục cảnh cáo những cộng tác viên của mình chống lại việc phát động một cuộc nổi dậy quá sớm hoặc đặt sự nhấn mạnh quá mức vào các hoạt động quân sự; những chuẩn bị cẩn thận, ông ta khuyên, nên được ứng dụng cho bất kỳ cơ hội nào mà nó xuất hiện.15

Để vận dụng những hoạt động quân sự, những nhà chiến lược của Đảng đã quyết định quay lại những sắp xếp tổ chức hoạt động vốn đã từng được sử dụng trong cuộc chiến chống Pháp. Cơ quan Trung ương miền Nam Việt Nam (CqTưmNVN),chi nhánh xưa kia ở miền  Nam của Ủy Ban Trung ương vốn đã từng hoạt động ở miền Nam trong suốt cuộc Chiến tranh Pháp-Việt Minh và sau đó đã bị bãi bỏ sau hội nghị Geneva, được bí mật tái thành lập, với Nguyễn Văn Linh, một cựu chiến binh biết ăn nói nhỏ nhẹ của Đảng, như là vị Chủ tịch. Bên dưới CqTưmNVN là năm ủy ban khu vực, cùng với một loạt những chi bộ Đảng tại các khu vực tỉnh,

p527

và những cấp địa phương. Tại cuộc hội nghị bí mật được tổ chức vào tháng Hai năm 1961 ở Khu D, những đơn vị bán quân sự trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên được sát nhập vào thành lực lượng mới là Lực lượng Vũ trang Nhân dân Giải phóng (LlVtNdGp) và được đặt dưới quyền chỉ huy hiệp nhất. Trước khi hết tháng, một số trong những đơn vị mới nầy, hoạt động trong sự phối hợp với lực lượng quân sự của các giáo phái tôn giáo bất đồng chính kiến, đã bắt đầu chạm trán với kẻ thù. LlVtNdGp hiện tại sẽ trở thành cánh tay quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Chế độ Sài Gòn đã thực sự bắt đầu gọi họ là Việt Cộng, hoặc Cộng Sản Việt Nam.

* * *

Trong khi những lãnh đạo kháng chiến đang bắt tay vào việc tạo ra cơ sở hạ tầng mới cho phong trào nổi dậy ở miền Nam Việt Nam, Hồ Chí Minh vẫn tập trung vào mặt trận ngoại giao. Đối với cuộc tranh chấp Trung-Sô bây giờ vỡ ra trong tình trạng công khai, câu hỏi về sự ủng hộ phe khối cho những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trở thành một vấn đề lớn cho cuộc tranh luận tại tất cả những cuộc tụ họp của những lãnh đạo Cộng sản trên thế giới. Cuộc họp đầu tiên diễn ra sau khi kết thúc Đại hội lần Thứ ba của ĐLDVN(pc 16) là hội nghị của 81 đảng phái Cộng sản và công nhân, được tổ chức ở Moscow vào tháng Muời Một năm 1960. Hồ Chí Minh dẫn đầu một phái đoàn đại biểu vốn bao gồm Lê Duẩn và Tướng Nguyễn Chí Thanh.

Nikita Khrushchev có thể từng hy vọng sử dụng hội nghị như là một diễn đàn để bắt buộc Trung Quốc phù hợp với những chính sách của Sô-Viết, nhưng những đoàn đại biểu khác tại hội nghị can thiệp vào để tránh một sự phân chia không thể thu hồi. Việt Nam nói tương đối ít tại hội nghị, nhưng họ tích cực phía sau hậu trường trong việc đưa đến sự hòa giải vốn tái định cư khẳng định bản tuyên bố năm 1957 về những hình thức chuyển đổi khác nhau của những nước khác biệt từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Tài liệu tuyên bố rằng nếu những tầng lớp bốc lột dùng đến vũ lực chống lại người dân, điều cần thiết là ghi nhớ khả năng chuyển đổi không ôn hòa lên chủ nghĩa xã hội. Vai trò của Hồ Chí Minh thì rất quan trọng. Khi Phó Chủ tịch CHNDTH(pc 15) Liu Shaoqi(pc 14) từ chối tham dự một trong những phiên họp nơi mà những diễn thuyết viên Sô-Viết đang trách mắng những cộng tác viên Trung Quốc của họ và gởi trả lại một cách giận dữ vị đại sứ của ông Liu, Khrushchev khẩn xin ông Hồ thuyết phục ông Liu trở lại. Qua những cố gắng của ông Hồ, một sự tuyệt giao công khai được tránh khỏi. Nhưng theo những người tri kỷ, ông Hồ vô cùng đau buồn bởi tranh chấp Trung-Sô trên chiến lược toàn cầu, một sự chia rẽ mà, theo quan điểm của ông ta, làm suy yếu trầm trọng uy tín của cộng đồng xã hội chủ nghĩa trong Thế giới Thứ ba và làm lợi thế cho những kẻ thù đế quốc của nó. Trong khi nhiều đại biểu Việt Nam ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, Hồ Chí Minh nuôi dưỡng những nghi ngờ sâu sắc về những tham vọng của Mao Zedong(pc 11) và ý muốn của ông ta “đứng trên đỉnh núi trong khi những con hổ chiến đấu” (có thể được cho là một sự đề cập đến mối quan hệ giữa Moscow và Washington).

p528

Vì thế, ông ta ủng hộ vị thế của Sô-Viết vào những dịp quan trọng tại hội nghị. Bởi vì truyền thống chiều theo những quan điểm của Bác Hồ (“bất cứ điều gì Bác nói là đúng”), Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh giữ ý định riêng của họ. Nhưng trên chuyến trở về Hà Nội của họ, việc cằn nhằn của họ với các cộng tác viên chắc chắn góp phần vào sự bất mãn ngày càng tăng trong Bộ Chính trị về việc từ chối của Hồ Chí Minh chọn phe phái trong cuộc tranh luận.16

Cuộc tranh luận được tiếp tục lại tại Đại hội Đảng Sô-Viết lần Thứ hai mươi hai, được tổ chức vào mùa thu sau. Một lần nữa, Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt) tại cuộc họp và tìm cách tránh sự nhất thiết của việc chọn theo những vị trí gây tranh cãi về các vấn đề; nhưng khi Zhou Enlai(pc 13) bước ra khỏi hội nghị và quay trở lại Beijing, phái đoàn Việt Nam đã buộc phải chọn một chỗ đứng. Hồ Chí Minh và Lê Duẩn cũng rời khỏi Moscow, nhưng thay vì trở về Hà Nội ngay lập tức, họ báo hiệu tính trung lập của họ bằng cách bắt tay vào chuyến du lịch vòng quanh những vùng phía tây của Liên Xô.

* * *

Sự sinh ra MtDtGp(pc 24) và cánh tay quân sự của nó, là LlVtNdGp,(pc 23) làm tăng thêm phần lớn những may mắn của phong trào kháng chiến chống-ông-Diệm ở miền Nam Việt Nam. Đến cuối năm 1961, LlVtNdGp đã phát triển lên vào khoảng 15.000 quân, gấp năm lần kích thước của lực lượng nổi dậy vào mùa xuân năm 1959. Tận dụng lợi thế của kích thước gia tăng và tính di động, những đơn vị Việt Cộng bắt đầu tấn công những cơ sở quân sự của miền Nam Việt Nam, những đoàn quân xa, và các cơ quan hành chính; họ cũng vạch ra một khu căn cứ được giải phóng ở Tây Nguyên, mà qua đó họ hy vọng sẽ sử dụng như là một bệ phóng cho cuộc tấn công cuối cùng chống lại những vùng đồng bằng có dân cư dầy đặc.(pc 25)

Một lý do cho sự tăng trưởng nhanh chóng của Việt Cộng là sự gia tăng đều đặn qua những con số xâm nhập vào Đường mòn Hồ Chí Minh, tăng gấp đôi giữa năm 1959 và 1961 và đỉnh điểm là 5.000 quân vào năm sau. Nhưng yếu tố quan trọng có lẽ là sự mở rộng của MtDtGp,(pc 24) mà qua đó nó hưởng lợi từ sự thù nghịch ngày càng tăng của quần chúng đối với chế độ ông Diệm và bắt đầu ngấm sâu những gốc rễ ở các làng mạc và thị trấn khắp VNCH.(pc 07)Khi bộ máy chính trị lớn lên trong kích thước và sức mạnh, tính chất nhiệt tình và khả năng nhất của các thành viên mới được tuyển dụng vào LlVtNdGp.(pc 23)

Sự tăng trưởng trong phong trào nổi dậy gây ra sự lo lắng ở Washington. Trong suốt những tháng cuối cùng của chính quyền Eisenhower, mối quan tâm giữa các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã tập trung vào nước Lào láng giềng, nơi mà lực lượng Pathet Lào được ủng hộ bởi Hà Nội đã phản ứng lại việc lật đổ chính phủ liên minh mong manh bởi những phần tử cánh hữu ở thủ đô Vientiane (i.e. Viên-Chăn) bằng cách tăng cường những hoạt động quân sự của họ. Nhưng khi Kennedy vào Nhà Trắng vào tháng Giêng năm 1961, ông ta được chào đón bằng một báo cáo ảm đạm

p529

rằng tình hình cũng nhanh chóng đang xấu đi ở miền Nam Việt Nam. Vị Tổng thống mới thành lập một lực lượng có nhiệm vụ liên kết cơ quan để đưa ra những khuyến nghị cho hành động, và vào cuối năm đã thông qua một chương trình đầy tham vọng mang lại một sự gia tăng đáng kể số lượng của những cố vấn Mỹ ở VNCH.(pc 07)Mục tiêu là huấn luyện lực lượng vũ trang của miền Nam Việt Nam trong những kỹ thuật chống-cuộc-nổi-dậy với hy vọng rằng họ có thể tự bảo vệ mình mà không cần sự can thiệp tích cực của Hoa Kỳ. Đồng thời, Kennedy quyết định tìm kiếm một hòa giải qua thương thuyết đối với cuộc xung đột đang lan rộng ở Lào, nơi mà, bởi vì sự cô lập và địa hình miền núi của nó, bất kỳ hiện diện nào của Mỹ được dựa trên sự bảo vệ những lợi ích an ninh của Thế giới Tự do sẽ khó khăn hơn để biện minh.

Nhịp độ đang gia tăng của bạo lực cách mạng ở miền Nam Việt Nam là một minh chứng cho tính hiệu lực của sự xét đoán của Hồ Chí Minh rằng chế độ ông Diệm có khiếm khuyết tai hại và cuối cùng sẽ sụp đỗ dưới sức nặng của những điểm yếu của nó. Đồng thời, ông Hồ đã cảnh cáo các cộng tác viên của mình chống lại tính lạc quan thái qua. Ngô Đình Diệm, đối với tất cả lỗi lầm của ông ta, là một nhà lãnh đạo cương quyết với số người ủng hộ cốt lõi, và những lãnh đạo thận trọng của Đảng biết rằng đó sẽ là một lỗi nghiêm trọng đánh giá thấp ông ta hoặc dự đoán sự sụp đổ sắp xảy ra cho chính phủ của ông. Hà Nội cũng canh chừng Washington, mà nó bây giờ dường như tin rằng miền Nam Việt Nam thì rất quan trọng đối với sự an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và lo ngại về những tác động ngược lại của sự thất bại nhục nhã ở Đông Nam Á. Những lãnh đạo Đảng thảo luận những chọn lựa về chiến lược của họ tại một cuộc họp của Bộ Chính trị được tổ chức vào tháng Mười năm 1961. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng Hoa Kỳ mạnh nhiều về quân sự hơn Pháp đã từng trong suốt cuộc xung đột Pháp-Việt Minh. Vì vậy, ông ta cảnh cáo, áp dụng vũ lực chống lại vũ lực, “ăn miếng trả miếng,” sẽ không thành công. Điểm yếu của đế quốc, và sức mạnh của lực lượng cách mạng, ông ta lập luận, là trong lĩnh vực chính trị. Ông Hồ đề nghị một chiến lược được dựa trên chiến tranh du kích, sự huy động ủng hộ của quần chúng, và việc giành lấy thắng lợi trong trận chiến dư luận trên đấu trường quốc tế. Đối với tình hình ở miền Nam Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trong thuận lợi của cách mạng, những khuyến nghị của Hồ Chí Minh về sự thận trọng và tính linh hoạt chiến thuật thì đáng thuyết phục, và chúng được thể hiện trong những chỉ thị được gởi đến ban lãnh đạo miền Nam trong những tháng sau đó. Tuy thế chưa có cao trào cách mạng, những chỉ thị của Đảng chỉ ra, và chiến thắng cuối cùng chỉ có thể được nhận thức dần dần, “từng chút một.”17

Vào tháng Bảy năm 1962, chính quyền Kennedy ký kết một thỏa thuận tạo ra một nước Lào trung lập được dựa trên sự hình thành của chính phủ liên hiệp quốc gia bao gồm những người trung lập, cánh hữu, và những thành phần Pathet Lào trong một chế độ liên minh ba bên. Trong những lá thư cho những cán bộ cao cấp của Đảng ở miền Nam, Lê Duẩn suy đoán rằng Hoa Kỳ có lẽ đang sẵn sàng sử dụng sự kiện đó như là một mô hình cho một thỏa thuận tương tự ở miền Nam Việt Nam.

p530

Sau cùng, ông ta chỉ ra, Washington trước đó đã từng rút ra khỏi Trung Quốc và Bắc Triều Tiên mà không có một chiến thắng quân sự. Một giải pháp như thế đặc biệt hấp dẫn đối với ông Hồ. Trong cuộc phỏng vấn với một phóng viên từ tờ London Daily Express (i.e. Tin hỏa tốc Hằng ngày ở Luân Đôn) vào tháng Ba năm 1962, ông ta đã đặt ra những điều kiện cho việc hòa giải cuộc xung đột ở miền Nam Việt Nam trên cơ bản của Hiệp định Geneva.(pc 09) Hà Nội bấy giờ bắt đầu tích cực tiếp cận những thành phần trung lập ở VNCH và tại Pháp để tìm kiếm sự ủng hộ riêng của họ trong trường hợp một chính phủ ba bên được tạo ra ở Saigon.18

Sự sẵn sàng của Washington chấp nhận một chính phủ liên minh trung lập ở Lào được dựa trên giả định rằng VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt), dưới áp lược của Sô-Viết, sẽ tôn trọng trên danh dự quy định trong sự thỏa thuận để chấm dứt việc xâm nhập bộ đội và quân dụng vào Đường mòn Hồ Chí Minh, là những phần đất quan trọng của vùng chạy qua Lào. Nhưng khi điều đó trở thành rõ ràng từ báo cáo của tình báo rằng Hà Nội không có ý định về việc tôn trọng trên danh dự quy định đó, Nhà Trắng không còn quan tâm trong việc theo đuổi một hòa giải tương tự ở miền Nam Việt Nam. Hồ Chí Minh đã thực sự không mất niềm hy vọng. Tại một cuộc họp của Bộ Chính trị vào tháng Hai năm 1963, ông ta lập luận tầm quan trọng của việc tăng cường những cố gắng chính trị ở miền Nam nhằm mục đích thúc đẩy sự hòa giải qua thương lượng và sự hình thành của một chính phủ trung lập, với sự tham gia mạnh mẽ của MtDtGp.(pc 24) Washington, ông ta chỉ ra, bị rối trí và đang cố gắng không muốn giành chiến thắng, mà chỉ giữ thể diện.19

* * *

Những thành viên hoài nghi của Bộ Chính trị có lẽ đã bắt đầu đặt câu hỏi về niềm tin của Chủ tịch Hồ rằng việc tái thống nhất có thể đạt được mà không có một sự leo thang ở mức độ bạo lực cách mạng. Quả thật có những dấu hiệu đáng lo ngại rằng Washington vẫn đang tìm kiếm chiến thắng ở miền Nam. Một trong những dấu hiệu cho thấy như thế là chương trình ấp chiến lược. Một phiên bản được sửa đổi của ấp chiến lược của ông Diệm(pc 26)được thành lập vào cuối những năm 1950s, những ấp chiến lược được thiết kế để tự bảo vệ cộng đồng được thành lập để cho phép VNCH(pc 07)cầm giữ Việt Cộng khỏi sự tiếp cận những việc mộ quân và cung cấp lương thực. Ý tưởng, được áp dụng một cách thành công bởi những quan chức Anh ở Malaya một vài năm trước đây, thu hút sự chú ý đồng thuận ở cả Sài Gòn và Washington; vào năm 1962, Tổng thống Diệm đưa ra sự chấp thuận của mình để áp dụng khái niệm ở miền Nam Việt Nam. Trong vòng nhiều tháng, hàng ngàn ấp chiến lược được xây dựng vội vã khắp nước.

Hà Nội nhanh chóng nhận ra rằng chương trình tượng trưng cho một mối đe dọa nghiêm trọng cho phong trào cách mạng. Những chỉ đạo khẩn cấp được gởi đến những người chỉ huy ở miền Nam về việc làm cách nào xâm nhập hoặc phá hủy những ấp chiến lược. Hồ Chí Minh cân nhắc bằng những ý tưởng của riêng mình,

p531

qua việc đề nghị rằng một sự kết hợp về chiến thuật chính trị và quân sự nên được ứng dụng để đánh bại chúng, bao gồm việc sử dụng phản-gián, khủng bố, và mở rộng chiến tranh du kích.(pc 27) “Chúng ta phải tìm ra cách để tiêu diệt chúng,” ông ta đưa ra nhận xét tại một cuộc họp Bộ Chính trị vào tháng Mười Một năm 1962. “Nếu như thế, chiến thắng của chúng ta được bảo đảm.” Mặc dù những ấp chiến lược ban đầu là một thách thức nghiêm trọng đối với sự kiểm soát của phong trào trên vùng nông thôn, chương trình của Sài Gòn bị cản trở bởi sự kém hiệu quả của chính phủ và sự dính dáng tính chất quan liêu; cuối cùng, hơn một nửa của những thôn ấp bị xâm nhập hoặc bị phá hủy bởi Việt Cộng.20

Trong khi đó, Hồ Chí Minh nài xin những cộng tác viên của mình thực hiện một sự cố gắng tối đa để duy trì sự cảm thông và ủng hộ của cả Moscow và Beijing. Trong suốt đầu những năm 1960s, sự cố gắng của Hà Nội để cân bằng những mối quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc rơi vào sự căng thẳng ngày càng tăng. Mặc dù Khrushchev áy náy không xúc phạm Bắc Việt bằng cách tỏ ra không có ý muốn ủng hộ nguyên nhân của cuộc chiến giải phóng dân tộc, ông ta cũng hy vọng tránh một cuộc đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ và ngày càng cảm thấy lo lắng vì xu hướng bạo lực ở Đông Nam Á. Sự bất an của Khrushchev làm vui lòng ở Beijing. Trong khi những lãnh đạo Trung Quốc khó mà háo hức cho một cuộc đối đầu của riêng mình với Washington, họ quyết định thay thế Moscow như là vị lãnh đạo tất nhiên của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Đối với Chủ tịch Mao, sự hiện diện của quân đội Mỹ đang gia tăng ở Nam Việt Nam cuối cùng sẽ làm suy yếu vị thế tổng thể của nó ở châu Á, do đó tạo ra một “thòng lọng của người treo cổ” xiết nghẹt chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ bởi việc nhúng tay quá nhiều của riêng nó ở nước ngoài.

Chắc chắn là với quan điểm để đạt được một lợi thế hơn so với Moscow, cũng như để lấy lòng với Hà Nội, những lãnh đạo Trung Quốc hứa tăng viện trợ quân sự cho VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt) trong suốt thời gian đầu những năm 1960s. Như Beijing đã từng phát hiện trong suốt cuộc xung đột Pháp-Việt Minh, việc viện trợ quân sự giống như thế gây ra ít nguy cơ về việc khích động một cuộc xung đột trực tiếp với Hoa Kỳ, trong khi cùng lúc đó nó làm gia tăng sự phụ thuộc của Hà Nội vào CHNDTH.(pc 15)Khi, vào mùa hè năm 1962, một đoàn đại biểu Việt Nam được dẫn đầu bởi Hồ Chí Minh và Tướng Nguyễn Chí Thanh đến thăm Beijing để yêu cầu cho sự ủng hộ tăng lên nhằm cân bằng sự hiện diện của Hoa Kỳ ngày càng tăng ở VNCH,(pc 07) nhà nước Trung Quốc nhanh chóng gia ơn.21

Những lãnh đạo Trung Quốc hy vọng rằng sự hào phóng của họ sẽ có được những tràng pháo tay hoan hô nhiệt liệt ở Hà Nội, và vào tháng Năm 1963, Liu Shaoqi,(pc 14) bây giờ là người đứng đầu nhà nước, đến thăm VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt) để kiểm tra các vùng biển. Trong những lời nhận xét của mình, ông Liu nhấn mạnh những quan hệ chặt chẽ mang tính lịch sử giữa hai nước và công khai chỉ trích “những người xét lại hiện đại” (tức là, Liên Xô) bằng cách cáo buộc rằng trên những vấn đề về nguyên tắc một “một đường lối trung dung” thì không thích hợp. Trong những cuộc hội đàm với Hồ Chí Minh, ông Liu hứa rằng nếu chiến tranh ở miền Nam Việt Nam leo thang, VNDCCH có thể tin tưởng vào Trung Quốc như là một “hậu phương chiến lược” của nó.

p532

Tuy nhiên, ông Liu cảnh cáo những chủ khách của mình rằng cuộc đấu tranh cho việc tái thống nhất đất nước sẽ là một cuộc đấu tranh lâu dài, và rằng sự hỗ trợ của Trung Quốc nhất thiết sẽ phải giới hạn trong phạm vi mục đích.

Việt Nam, tuy nhiên, chưa sẵn sàng để tự đặt mình vững chắc ở phía bên Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Trung-Sô. Mặc dù phản ứng của họ đối với ông Liu thì ấm áp, những lãnh đạo Đảng đã từng đưa ra cách cư xử bình đẳng đối với phái đoàn thương mại của Sô-Viết một vài ngày trước đó; những bài phát biểu của những lãnh đạo VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt) thận trọng cảm ơn cả hai đồng minh cho sự ủng hộ của họ, trong khi ứng dụng một vị thế trung lập. Trong bài phát biểu của riêng mình tại một bữa tiệc tôn vinh ông Liu, Hồ Chí Minh bày tỏ lòng biết ơn đối với sự trợ giúp của Trung Quốc, nhưng không nhắc đến về những vấn đề quan yếu vốn phân chia hai cường quốc Cộng sản, qua việc nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết trong phạm vi phe phái xã hội chủ nghĩa.22

* * *

Vào mùa xuân năm 1963, chế độ của ông Diệm bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc khủng hoảng, khi tình trạng bất ổn trong phạm vi cộng đồng Phật giáo vì tình trạng thiên vị bị cáo buộc đối với những người Công giáo Việt Nam đã dẫn đến những cuộc bạo loạn ở các thành phố khắp miền Nam Việt Nam. Vào ngày 11 tháng Sáu, một nhà sư Phật giáo tự thiêu trên một đường phố thuộc trung tâm thành phố ở Sài Gòn. Bức ảnh của sự kiện, mà qua đó xuất hiện trên những màn ảnh truyền hình khắp toàn cầu, làm kinh hoàng thế giới.(pc 28) Khi chính quyền Kennedy công khai chỉ trích Sài Gòn cho việc đàn áp những cuộc cuộc biểu tình, người em của ông Diệm và là vị cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu giận dữ vặn lại rằng ông ta dự vào những cuộc đàm phán hòa bình với những đại diện của MtDtGp(pc 24) về việc loại bỏ những cố vấn Hoa Kỳ sắp xảy ra và việc trung lập hóa miền Nam Việt Nam. Theo một báo cáo, vào một thời điểm nào đó trong cuối mùa hè, Hồ Chí Minh gởi một lá thư riêng đến Ngô Đình Diệm đưa ra sự thương lượng. Có hay không ông Diệm trả lời lại thì không được biết, nhưng khi Mieczyslaw Maneli, người đại diện cho Hội đồng Kiểm soát Quốc tế của Ba Lan ở VNDCCH(pc 01) (BắC Việt), hỏi Phạm Văn Dồng về những điều kiện của Hà Nội cho hòa bình sẽ là gì, Thủ tướng gián tiếp trả lời rằng “những người Mỹ phải rời khỏi. Trên cơ bản chính trị nầy, chúng tôi có thể thương lượng về mọi thứ.” Khi được hỏi liệu một chính phủ liên minh giữa miền Bắc và miền Nam có thể thực hiện được không, ông Đồng trả lời: “Mọi thứ đều có thể thương lượng trên cơ bản độc lập và chủ quyền của Việt Nam. Hiệp định Geneva(pc 09) cung cấp cơ bản pháp lý và chính trị cho điều này: không có căn cứ hay quân đội nước ngoài trên lãnh thổ của chúng tôi. Chúng tôi có thể đi đến một thỏa thuận với bất kỳ người Việt Nam nào.” Theo ông Maneli, Hồ Chí Minh đã từng hiện diện trong suốt cuộc đối thoại của ông ta với Phạm Văn Đồng, nhưng không một lời bình luận.23

Có hay không ông Hồ nghiêm túc về lời đề nghị thương lượng của ông ta với ông Diệm, và về những điều khoản gì, thì không chắc chắn.(pc 29)Hà Nội đã từng tỏ ra chân thành trong lời đề nghị năm 1962 của nó dự vào các cuộc đàm phán hòa bình với Hoa Kỳ, nhưng những điều kiện cho hòa bình

p533

–việc rút hoàn toàn lực lượng quân sự Hoa Kỳ và việc hình thành một chính phủ liên minh ba bên ở miền Nam Việt Nam, mà qua đó sẽ mặc nhiên được thống trị bởi MtDtGp(pc 24) — thì quá cứng rắn không giành được sự chấp nhận của Washington. Một năm sau, tình hình ở miền Nam đã cải thiện một cách chửng mực từ quan điểm của Hà Nội; Tuy vậy, mặc dù chính phủ của ông Diệm đang lung lay, Hồ Chí Minh nhìn nhận ông ta như là một đối thủ ghê gớm vốn là người chiếm được con số cử tri đáng kể của những người ủng hộ nhiệt thành ở VNCH.(pc 07)Bất kỳ một sự hòa giải thỏa đáng nào cho những lãnh đạo Đảng sẽ để lại ông Diệm không có vẻ gì có thẩm quyền và khó khả thi mưu mẹo. Ông Hồ bày tỏ chủ trương rằng những người chỉ huy cuộc nổi dậy ở miền Nam làm mọi cố gắng để giành lấy sự cảm thông, và ủng hộ từ tất cả các tầng lớp dân cư địa phương trong khi chờ đợi Washington có đầu óc khôn ngoan hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với một nhà báo Nhật vào tháng bảy, ông Hồ lưu ý rằng trong kinh nghiệm của ông ta, bất chấp thái độ của những nhà lãnh đạo của họ, nhân dân Mỹ yêu hòa bình và công lý. Câu trả lời duy nhất cho vấn đề này, ông ta nói, dành cho Hoa Kỳ là rút lui để cho nhân dân Việt Nam có thể giải quyết vấn đề theo sự phù hợp với Hiệp định Geneva.(pc 09)

Tính lạc quan thận trọng của Hồ Chí Minh về những triển vọng cho một hòa giải qua thương thuyết, tuy nhiên, được chia sẻ rộng rãi ở Hà Nội. Tại một cuộc họp Bộ Chính trị vào tháng Mười Hai năm 1962, những lãnh đạo Đảng đã kết luận rằng cuộc đấu tranh ở miền Nam đã trở thành một cuộc chiến tranh chống-chủ-nghĩa-đế-quốc, một cuộc xung đột mà nó kêu gọi sự gia tăng mạnh mẽ về cả hai cuộc đấu tranh chính trị và quân sự. Một chỉ thị bí mật được gởi đến miền Nam ngay sau khi nhấn mạnh rằng vấn đề chắc chắn sẽ không tránh khỏi phải được giải quyết bằng vũ lực, và sẽ dần dần leo thang từ một quy mô nhỏ đến một cuộc xung đột quân sự ở tầm mức cao. Mặc dù tài liệu này đã không công khai xem thường tầm quan trọng của những người hoạt động chính trị và đặc biệt là từ chối việc quay trở lại cách giải quyết bằng quân sự được sử dụng chống Pháp, nó nói rằng làn sóng cách mạng ở miền Nam đã bắt đầu lên đỉnh điểm, và câu hỏi cấp bách duy nhất là khi nào và theo cách nào lực lượng vũ trang nên được áp dụng. Nó dự đoán rằng chiến tranh sẽ kết thúc bằng một cuộc tổng nổi dậy của quần chúng được kết hợp và một phản công được phát động bởi LlVtNdGp(pc 23) –một tổng hợp của Cách mạng tháng Tám và mô hình chiến tranh nhân dân ba-giai-đoạn của học thuyết Mao.

Trong khi tác giả của chỉ thị này thì không được xác định, nó dường như phản ảnh những quan điểm của Lê Duẩn, vốn là người lúc bấy giờ đã rõ ràng trở thành nhà chiến lược chiến tranh hàng đầu ở Hà Nội và là người có thị hiếu cho một chiến thắng quân sự rõ ràng đã phát triển ngày càng rõ rệt kể, được công bố từ khi việc leo thang của phong trào cách mạng. Lê Duẩn, trên thực tế, đã từng chế nhạo Hồ Chí Minh vì sự do dự của ông ta quay sang sự lựa chọn quân sự, và sự tin cậy của ông ta về việc ngoại giao, mà qua đó ông Duẩn dường như xem là ngây thơ. “Bác [Hồ] lưỡng lự,” có lần ông ta nhận xét, “nhưng khi tôi rời khỏi miền Nam Việt Nam

p534

Tôi đã chuẩn bị mọi thứ rồi. Tôi có một mục đích duy nhất –phải là chiến thắng cuối cùng.”24

* * *

Vào đầu tháng Mười Một năm 1963, một cuộc đảo chánh quân sự được phát động với sự chấp thuận ngầm của chính quyền Kennedy đã lật đổ chế độ ông Diệm. Nhà Trắng thầm lặng ra hiệu cho những người lập mưu sự ủng hộ của nó cho ban lãnh đạo mới ở Sài Gòn. Đối với sự mất tinh thần của Kennedy khi, tuy nhiên, cả ông Diệm và người em trai của ông ta là Ngô Đình Nhu đã bị xử tử sau khi đã đầu hàng những người cầm đầu cuộc đảo chánh.

Việc tạo ra một chính phủ quân sự mới ở Sài Gòn thay đổi đáng kể viễn ảnh của những nhà chiến lược của Đảng ở miền Bắc Việt Nam. Một mặt, họ không còn có thể dựa vào sự mất lòng dân rộng rãi của Ngô Đình Diệm như là một chất kích thích đối với việc tuyển mộ cho MtDtGp(pc 24) và Việt Cộng. Thật ra, phe cầm quyền mới, dưới quyền một người miền Nam có tiếng là Tướng Dương Văn Minh “to con,” đã từng nắm quyền trên một làn sóng nhiệt tình, đặc biệt là ở những thành phố, nơi mà sự thù nghịch đối với ông Diệm và gia đình của ông ta đã đạt đến tầm vóc độc hại. Mặt khác, những nhà hoạch định chính sách ở Hà Nội đoán trước một cách chính xác rằng chế độ mới sẽ thiếu ý chí theo đuổi mục đích duy nhất và sức mãnh liệt của ông Diệm trong việc đàn áp phong trào đối kháng. Ý thức về tính chất bè phái đặc hữu vốn đã từng đánh dấu phong trào dân tộc Việt Nam kể từ thời kỳ thuộc địa, những lãnh đạo Đảng dự biết trước một sự suy yếu nhanh chóng của chính phủ quân đội Sài Gòn, như thế mở ra cánh cửa cho một thắng lợi cách mạng. Tại một cuộc họp Bộ Chính trị vào đầu tháng Mười Hai, Hồ Chí Minh tiên đoán –một cách chính xác, như nó xảy ra– rằng có lẽ sẽ không phải là một cuộc đảo chánh cuối cùng ở Sài Gòn.

Tuy nhiên, mặc dù dễ dàng đánh giá tình hình mới, những câu hỏi khó vẫn còn đó trước khi bất kỳ kết luận nào có thể đạt được về điều gì cần làm kế tiếp. Có phải chăng lực lượng nổi dậy ở miền Nam sẽ leo thang mức độ xung đột với hy vọng đưa đến một sự sụp đổ nhanh chóng chế độ mới? Hoặc có phải chăng họ nên hạn chế từ áp lực quân sự ngày càng tăng với hy vọng rằng chế độ mới có thể tuân theo một hòa giải qua thương lượng? Miền Bắc có nên đóng một vai trò trực tiếp trong chiến tranh không? Điều gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ đã phản ứng đến sự sụp đổ sắp xảy ra của con rối của nó ở Sài Gòn bởi việc leo thang vai trò của riêng mình trong cuộc xung đột? Gần như ba tuần sau khi cái chết của Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn, John F. Kennedy bị ám sát ở Dallas. Điều gì sẽ xảy ra nếu người kế nhiệm ông ta, là Lyndon B. Johnson, hóa ra thậm chí hiếu chiến hơn vị Tổng thống trẻ tuổi bị giết chết?

Mối quan tâm như thế nằm trong tâm trí của những lãnh đạo Đảng khi họ triệu tập Phiên họp Toàn thể lần Thứ chín của Đại hội lần Thứ ba của ĐLDVN(pc 16) vào đầu tháng Mười Hai năm 1963. Được dựa trên bằng chứng rãi rác có được,

p535

ắt hẵn đó là một trong những các cuộc họp bùng nổ nhất trong lịch sử Đảng, khi những đại biểu tranh luận một cách gay gắt trên chiều hướng nào nên theo đuổi. Có một lần, ủy ban không hành động chỉ đơn giản như là một con dấu cao su cho những quyết định đã đạt được của Bộ Chính trị. Một số thành viên rõ ràng thúc giục việc đưa vào cấp bách những đơn vị quân sự chính quy từ miền Bắc với mục đích mang Sài Gòn xuống hai đầu gối của nó trước khi Hoa Kỳ có thể phản ứng. Những người khác lo lắng rằng sự hiện diện lộ liễu của người miền Bắc ở miền Nam có thể gây ra một phản ứng gay gắt từ Washington và dẫn đến sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào chiến tranh. Một tình huống có thể xảy ra như thế, dĩ nhiên, sẽ không chiếm ngự yên ổn đối với Liên Xô và sẽ đòi hỏi phải có một chính sách nương tựa tăng thêm vào Trung Quốc. Mặc dù CHNDTH(pc 15) đã gia tăng mức độ viện trợ quân sự của nó cho VNDCCH(pc 01) (Bắc Việt) theo sau chuyến thăm nhà nước của Liu Shaoqi(pc 14) vào tháng Năm năm 1963, nhiều lãnh đạo Đảng chia sẻ sự bất an của Hồ Chí Minh đối với áp lực ngày càng tăng từ Beijing buộc tuân theo đường lối của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Trung-Sô.

Sau cuộc tranh luận kéo dài, Ủy ban Trung ương đạt được sự thỏa hiệp; mức độ viện trợ quân sự từ VNDCCH sắp được tăng lên, nhưng những đơn vị chiến đấu từ miền Bắc không được gởi vào Nam để tham gia trực tiếp trong cuộc chiến đấu. Những nhà chiến lược của Đảng đã quyết định đánh ván bài rằng chế độ Sài Gòn có thể được đưa đến điểm sụp đổ mà không cần gặp phài nguy cơ của việc tham gia của Hoa Kỳ vào trong cuộc chiến. Những người nổi dậy miền Nam đã được hướng dẫn để thúc đẩy hướng tới chiến thắng cuối cùng trong thời gian ngắn nhất như có thể, nhưng không có lời hứa về sự hỗ trợ gia tăng lớn lao từ căn cứ hậu phương ở miền Bắc. Bấy giờ đã được chính thức nhìn nhận rằng cuộc đấu tranh vũ trang sẽ đóng một vai trò rất quan trọng và quyết định trong quá trình diễn biến cách mạng, mặc dù sự khích động chính trị sẽ tiếp tục là vai trò quan trọng.

Vai trò của Hồ Chí Minh trong cuộc tranh luận chính sách thì không rõ ràng, nhưng có thể là ông đã nêu ra sự thận trọng trước khi ứng dụng bất kỳ quyết định nào vốn có thể làm xa lánh Moscow và Beijing hoặc đưa Hoa Kỳ trực tiếp vào trong chiến tranh. Tuy nhiên, ông Hồ nhìn nhận cơ hội được tạo ra bởi tình hình và việc cần nên phản ứng. Tại một cuộc họp Bộ Chính trị vào ngày 10 tháng Mười Hai, ông ta thúc giục những cộng tác viên của mình tận dụng lợi thế của “sự rối loạn” ở Nam bởi việc leo thang áp lực cả quân sự và cả chính trị trên chế độ Sài Gòn. Ngay cả khi nếu Hoa Kỳ leo thang cuộc đấu tranh gấp mười lần, ông ta tuyên bố, “chúng ta sẽ vẫn chiến thắng.”25

Sự quyết định leo thang với tốc độ vừa phải vẫn còn đầy những rủi ro, không chỉ là một cuộc đối đầu có thể có với Hoa Kỳ, mà còn là những vấn đề nghiêm trọng với Moscow. Trong nhiều năm, những lãnh đạo Đảng đã cẩn thận tìm cách tránh né gây thù nghịch một trong hai đồng minh chính của mình, nhưng gần đây đã có những dấu hiệu cảnh cáo rằng một số lãnh đạo Đảng đang trở nên ngang bướng. Trong một bài báo được viết trong suốt mùa hè năm 1963, Tướng Nguyễn Chí Thanh tuyên bố rằng ông ta và những cộng tác viên của mình không có ảo tưởng về Hoa Kỳ

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ VNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt).
pc 02_ Đây là khoảng thời gian có sự xuất hiện Công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) …(xin xem phần trước).

pc 03_ Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á ( SEATO = Southeast Asia Treaty Organization) : là một tổ chức quốc tế cho sự phòng thủ chung trong khu vực Đông Nam Á …(xin xem phần trước).

pc 04_ Đây là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về mưu đồ tái thống nhất …(xin xem phần trước).

pc 05_ Những con đường rừng mòn, theo tác giả, chúng được dọn mở trước đây …(xin xem phần trước).

pc 06_ Bộ Luật 10/59 : đây là Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 do Quốc Hội Lập Hiến …(xin xem phần trước).

pc 07_ VNCH : Việt Nam Cộng Hòa.

pc 08_ Đây chính là phương cách mà Hồ Chí Minh đã từng ứng dụng …(xin xem phần trước).

pc 09_ Hiệp định Geneva (Genéve) : là một hiệp ước đình chiến và hòa bình, …(xin xem phần trước).

pc 10_ Tân Cương : là vùng đất kéo dài hơn 1,6 triệu km 2 , …(xin xem phần trước).

pc 11_ Mao Zedong : Mao Trạch Đông.
pc 12_ Lin Biao : Lâm Bưu.
pc 13_ Zhou Enlai : Chu Ân Lai.
pc 14_ Liu Shaoqi : Lưu Thiếu Kỳ.
pc 15_ CHNDTH : Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
pc 16_ ĐLĐVN : Đảng Lao động Việt Nam.
pc 17_ Vấn đề, như tác giả viết, “Hoa Kỳ đang cố gắng khích động một cuộc chiến tranh thế giới” dường như hoàn toàn vô căn cứ. …(xin xem phần trước).

pc 19_ Lê Duẩn khi nói “tính linh hoạt và sự di chuyển từ những hình thức hoạt động hợp pháp đến bất hợp pháp,” …(xin xem phần trước).

pc 20_ Rõ ràng là nhà nước Cộng sản miền Bắc lúc nào cũng muốn nắm hết lấy quyền lực …(xin xem phần trước).

pc 21_ “Sẽ không có chuyện nhắc đến chủ nghĩa cộng sản,” điều nầy càng chứng minh rõ ràng …(xin xem phần trước).

pc 22_ Đây là lời cáo buộc của tác giả nhưng tiếc thay không có gì làm bằng qua đoạn “dường như đối với nhiều người (Hiếp pháp 1956) là một văn kiện chết.” Hoặc giả tác giả không muốn nhận chân sự thật hay tác giả quá yếu kém về phân tích tình hình trước và sau sự ra đời của Hiến pháp 1956.
Trên thực tế, Hiến pháp 1956 (được ghi lại sơ lược ở phần phụ chú 05) là lưỡi dao cắt đoạn lực lượng nằm vùng của Việt Minh ở miền Nam mà họ được Hồ Chí Minh ra lệnh những cán bộ trong Nam bám trụ ở lại trong thời gian Hiệp định Geneva với mục đích xây dựng lực lượng dân quân ngay trong lòng địch. Hiếp pháp 1956 đã bức tử Cộng sản ở miền Nam chết hàng loạt vì vậy Hà Nội nói riêng và thành phần nằm vùng Cộng sản nói chung rất căm thù Hiến pháp đó.
Qua những thời gian xây dựng chi bộ ngấm ngầm trong mọi sinh hoạt xã hội và những nhóm dân tộc ở miền Nam, kể cả người miền núi, Mặt trận Giải phóng miền Nam có trong tay những người dâng hiến tích cực và những bạo động của giới sinh viên, Phật tử chính là do những người đó chủ mưu lôi kéo, khích động, và quyến dụ mà, dĩ nhiên, (như trong phụ chú 19) không bao giờ nhắc đến chủ nghĩa cộng sản hoặc giả ngay cả họ cũng không hiểu Cộng sản là gì. Như vậy, dòng chữ “nhiều người” của tác giả chỉ được xem như là những thành phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam, không phải là đại đa số dân cư ở miền Nam.

pc 23_ LlVtNdGp : Lực lượng Vũ trang Nhân dân Giải phóng.
pc 24_ MtDtGp : Mặt trận Dân tộc Giải phóng.
pc 25_ “cuộc tấn công cuối cùng chống lại những vùng đồng bằng có dân cư dầy đặc,” đây chính là lời buộc tội thích đáng nhất của cái gọi là chiến dịch tái thống nhất đất nước của Hồ Chí Minh qua lực lượng gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đó chính là những cuộc tấn công bằng pháo kích vào thường dân, chợ búa, trường học, mà những cán binh Cộng sản không đủ kỷ thuật đều chỉnh tọa độ hoặc họ chẳng cần quan tâm miễn sao gây nên sự rối loạn, kinh hoàng cho chính quyền và dân cư. Ngoài ra, có những màn đặt mìn trên đường giao thông mà chỉ gây thiệt hại, chết chóc cho những thường dân ở miền Nam. Họ tận dụng sinh mạng thường dân để khuấy động lòng người hầu tạo uy thế, phô trương sức mạnh, và bạo lực trong mệnh lệnh nếu những ai chống lại họ. Và đồng thời, thổi phòng lên cho đó là những tác động bất mãn trong quần chúng chống chế độ Ngô Đình Diệm.

pc 26_ Ấp chiến lược : là một “quốc sách” của chính quyền Đệ nhất Cộng hòa miền Nam Việt Nam sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1959 do Ngô Đình Diệm đưa ra để đối phó với lực lượng cán bộ Cộng sản nằm vùng và xâm nhập từ miền Bắc –sau nầy với mục đích đối đầu lại chương trình ấp chiến lược, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập vào năm 1960. Vào tháng Tám năm 1960, chương trình ấp chiến lược của ông Diệm được những cố vấn Hoa Kỳ sửa đổi và những năm sau tên của chương trình này được đổi thành Ấp Đời mới (1964) rồi Ấp Tân sinh (1965).

pc 27_ “sử dụng phản-gián, khủng bố, và mở rộng chiến tranh du kích,” là một bằng chứng bổ sung cho những hoạt động ám sát, thủ tiêu, và ruồng bắt dân theo Việt cộng của Mặt trận Giải phóng miền Nam. Và đó cũng là mệnh lệnh của Hồ Chí Minh. Như thế, vai trò của Hồ Chí Minh với quyền lực luôn luôn được tô đậm cho dù qua những thảm họa của công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (trong chương 14) trước đó, tác giả cố tình biện hộ cho ông ta là người mất đi uy quyền quyết định và bị Bộ Chính trị chèn ép uy thế. Và cuối cùng là việc “dời chức vụ” những người trong Ủy ban Cải cách Ruộng đất mà chắc chắn rằng đó cũng chính là do quyết định của ông Hồ. Vì ông ta là Chủ tịch nhà nước và cũng là người đứng đầu Bộ Chính trị.

pc 28_ “làm kinh hoàng thế giới,” điều nầy quả không sai khi thế giới lần đầu tiên nhìn thấy bức ảnh tự thiêu của một người tu hành Phật giáo. Tuy nhiên, thế giới không sao nhận thức được những gì diễn tiến phía sau sự kiện ngoài sự tuyên truyền mãnh liệt của Hà Nội và nhất là có sự tiếp tay tích cực của những nhóm trí thức người Việt có cảm tình với Cộng sản đang sống ở Pháp, cũng như Hoa Kỳ.
Theo lời tố cáo của ông Trần Trung Quân qua cuốn sách “Trong Lòng Địch,” Bà Hàn Giang Trần Lệ Tuyền và hình ảnh quay phim được ghi lại cảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức “không tự tẩm xăng tự thiêu.” Đoạn phim và nhiều tài liệu sau nầy cho thấy rằng Hòa thượng Thích Quảng Đức bị Nguyễn Công Hoan chích thuốc mê man, tê liệt, xong bị tưới xăng đốt sống ngày 11 tháng Sáu, 1963 tại Sài gòn.
Theo những tài liệu cho biết thêm, trong suốt thời gian cuối đời của Hòa thượng Thích Quảng Đức, sau khi chùa Phật giáo Ấn Quang theo kế hoạch và mệnh lệnh từ Hà Nội phải bức tử ông ta nhằm tạo thêm sự câm phẩn trong quần chúng và đánh một đòn thí mạng vào chế độ Ngô Đình Diệm trước công luận thế giới, Nguyễn Công Hoan (tức là Huỳnh Văn Thạnh) –một tay Việt cộng nằm vùng trong chùa Ấn Quang nơi mà chứa chấp và dưỡng nuôi những cán bộ Cộng sản hoạt động thành dưới áo khoác nhà tu– luôn luôn ở bên cạnh Thượng tọa Thích Quảng Đức, để theo dõi sức khỏe. Nhưng, thực ra, mỗi ngày Nguyễn Công Hoan đóng thêm vai là một y tá đã chích cho Hòa thượng Thích Quảng Đức loại thuốc trợ tim nào đó đến nỗi đã khiến cho vị Hòa thượng dần dần biến thành như một kẻ mất hồn. Bởi vậy, qua đoạn phim cho thấy rằng khi được dìu đến nơi để phải chịu đốt, vị Hòa thượng đó đã hoàn toàn hôn mê, bất động và ngồi như một bức tượng đá trong ngọn lửa Từ Bi và hoàn toàn ngã mình xuống sau một thời gian khá dài đối với một đám lửa bừng phát cao.
Đồng thời, trong đoạn phim và tài liệu còn cho biết rằng có một nhóm cảnh sát thuộc Việt Nam Cộng Hòa hiện diện nhưng họ hoàn toàn không ra tay ngăn cản hành động bạo lực đó, ngoại việc lập hàng rào trước quần chúng gần như là chỉ giữ an ninh trật tự cho cuộc biểu diễn sơn đông mãi võ hay văn nghệ đường phố nào đó. Đó chính là do sự chỉ huy của Luật sư Vũ Mạnh Tường thông qua quyết định của Đảng và sự điều hành được lựa chọn bởi viên sĩ quan cảnh sát nằm vùng.

pc 29_ Theo tác giả, “lời đề nghị thương lượng của ông Hồ với ông Diệm, [nếu có], về những điều khoản gì thì không chắc chắn.” Tuy nhiên, từ giai đoạn 1945, ông Hồ đã cướp lấy chính quyền của vua Bảo Đại và sau đó là Hiệp định Geneva phân chia hai miền Nam-Bắc tự trị, nhưng ông Hồ luôn luôn mang ý tưởng tái thống nhất đất nước. Điều nầy cũng đồng nghĩa là nhà nước Cộng sản Bắc Việt chỉ muốn thâu tóm quyền lực trên hai miền. Và điều khoản trong thương lượng, nếu có xảy ra, chắc chắn là quyền làm chủ đất nước phải thuộc về Cộng sản Bắc Việt. Đó chính là điểu Hồ Chí Minh luôn mong muốn.

pc 30_ Canton : tỉnh Quảng Đông.
pc 31_ QĐNDVN : Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Leave a comment