XVI- Lời Kết – Từ Một Người đến Huyền Thoại (Phần 1)

(Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại)
===========================================

p562

XVI- LỜI KẾT – TỪ MỘT NGƯỜI ĐẾN HUYỀN THOẠI

Tin tức về cái chết của Hồ Chí Minh được chào đón bằng sự tuôn đổ lời bình luận từ khắp hoàn cầu. Những lời ca ngợi chảy vào từ những thủ đô lớn trên thế giới, và Hà Nội nhận được hơn 22.000 thông điệp từ 121 quốc gia gởi dân Việt những lời chia buồn cho cái chết của nhà lãnh đạo của họ. Một số nước thuộc xã hội chủ nghĩa tổ chức những dịch vụ tưởng niệm của riêng mình và những bài bình luận thuộc chủ ​​biên tập thì đồng thuận như có thể đoán được. Lời tuyên bố chính thức từ Moscow tán dương ông Hồ như là một “đứa con vĩ đại của nhân dân Việt Nam ông hùng, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, và là một người bạn vĩ đại của Liên Xô.” Từ những nước thuộc Thế giới Thứ ba đưa đến lời khen ngợi cho vai trò của ông ta như là một người bảo vệ những người bị áp bức. Một bài viết được ấn hành ở Ấn Độ mô tả ông như là một thực chất của “người dân, một hiện thân của khát vọng mãnh liệt cho tự do, của sự chịu đựng và đấu tranh của họ.” Những người khác đề cập đến sự đơn giản của ông về tư cách và thế đứng đạo đức cao. Một bài xã luận trên một tờ báo của quốc gia Uruguay đưa ra nhận xét: “Ông ta có một trái tim bao la như vũ trụ và tình yêu vô biên cho trẻ em. Ông ta là một mô hình đơn giản trong tất cả những lãnh vực.”1

Sư phản ứng từ những thủ đô Tây phương thì lặng tiếng hơn. Nhà Trắng kiềm chế lời bình luận, và những quan chức cao cấp của chính quyền Nixon cũng theo sau đồng bộ. Nhưng sự chú ý đến cái chết của Hồ Chí Minh trong phương tiện truyền thông Tây phương thì sôi nổi. Tờ báo vốn ủng hộ nguyên nhân chống-chiến-tranh có xu hướng mô tả ông ta bằng những lời lẽ ủng hộ như là một đối thủ đáng giá và là một người bảo vệ những kẻ yếu và bị áp bức. Ngay cả những người vốn đã từng cực lực phản đối chế độ Hà Nội của ông ta, chấp nhận ông ta là một mẫu mực của sự tôn trọng như là một người trong số những người đã từng dấn thân đầu tiên và trước nhất cho nền độc lập và thống nhất đất nước của ông ta, cũng như là một phát ngôn viên nổi bật cho các dân tộc bị bốc lột của thế giới.(pc 01)

Một câu hỏi quan trọng trong tâm trí của nhiều nhà bình luận là ảnh hưởng mà qua đó sự qua đời của ông ta sẽ có trên quá trình diễn biến của cuộc chiến ở Đông Dương. Đối với tất cả tiếng tăm của ông ta như là một nhà cách mạng dâng hiến và là một mật vụ Cộng sản kỳ cựu,

p563

Hồ Chí Minh được xem trong nhiều phương như là một người thực dụng, một người của thế giới vốn nắm bắt được sự phức tạp của chính trị quốc tế và hành động theo đó. Ngay cả Lyndon Johnson, có lẽ đối thủ cứng cỏi nhất của ông ta trong suốt những năm 1960s, thỉnh thoảng đưa ra nhận xét trong sự bực tức rằng nếu ông ta chỉ có thể ngồi xuống cùng ông “Hồ Già,” hai nhân vật chính trị kỳ cựu có thể bằng cách nào tìm được cách để đạt được một chỗ sống.

Đối với những người kế nhiệm của Hồ Chí Minh ở Hà Nội, không có cảm giác quen thuộc như thế. Một ít người trong số những cộng tác viên của ông Hồ thì nổi tiếng ở thế giới bên ngoài. Ngoại trừ ông Hồ, không có một quan chức cao cấp nào của Đảng đã từng sống hoặc đi lại nhiều lần ở Pháp, ít hơn nhiều ở những nước Tây phương khác. Trong số những người vốn đã từng ra nước ngoài, hầu hết đã nhận được sự đào tạo của họ ở Trung Quốc hoặc ở Liên Xô, và thế giới quan của họ bi bao bọc bởi những điều tin chắc bị che mắt về tính chất chính thống của chủ nghĩa Marx-Lenin. Vị Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn, vốn là người đã từng nhanh chóng để thiết lập niềm tin của mình như là người kế nhiệm hợp pháp của ông Hồ ở Hà Nội, thì không được biết rõ ở nước Tây phương. Ngay cả ở Moscow và Beijing, ông Duẩn thì phần nào đó không ai được biết đến.

* * *

Trong di chúc cuối cùng của ông ta, như trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh đã tìm cách để quân bình sự quyết tâm của mình đối với nền độc lập dân tộc của Việt Nam đối với sự cống hiến tương tự như cho cuộc cách mạng thế giới. Trong văn bản này, mà qua đó ông ta lần đầu tiên soạn thảo vào năm 1965 và sau đó được sửa đổi bằng tay vào năm 1968 và 1969, ông Hồ đã tái khẳng định tầm quan trọng song song về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mặc dù ông ta nhấn mạnh rằng việc ưu tiên trước mắt là hàn gắn những vết thương chiến tranh và cải thiện những tiêu chuẩn sinh sống của dân Việt Nam. Ông ta đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của việc thực hiện bình đẳng về giới tính. Ông ta ca ngợi Đảng cho việc đóng vai trò hàng đầu trong cuộc cách mạng Việt Nam, nhưng kêu gọi một chiến dịch chỉnh lý và tự phê bình để dân chủ hóa tổ chức và nâng cao mức độ đạo đức trong số những cán bộ Đảng sau khi kết thúc chiến tranh. Cuối cùng, ông ta bao gồm một lời biện hộ nhiệt thành nhằm khôi phục hiệp nhất của phong trào Cộng sản thế giới trên cơ bản nguyên tắc của quốc tế vô sản.

Những buỗi tang lễ cho Hồ Chí Minh được tổ chức tại Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội vào ngày 08 tháng Chín năm 1969, với hơn 100.000 người tham dự, bao gồm những đại diện từ các nước xã hội chủ nghĩa. Trong một bài phát biểu trước Quốc hội, Lê Duẩn đã tuyên thệ rằng những lãnh đạo Đảng sẽ tìm cách hoàn tất lời yêu cầu nhiệt thành của Hồ Chí Minh nhằm đánh bại những kẻ xâm lược Hoa Kỳ, giải phóng miền Nam, và tái thống nhất đất nước. Sau đó, ông ta hứa hẹn, Đảng sẽ dâng hiến tất cả những cố gắng để mang lại việc tạo ra một xã hội theo xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và khôi phục tinh thần đoàn kết trong phạm vi phe phái xã hội chủ nghĩa.2

p564

Trong một số khía cạnh, Lê Duẩn thì tốt như lời của ông ta. Dưới vai trò lãnh đạo vững chắc của ông ta, trong những năm theo sau cái chết của Hồ Chí Minh, VNDCCH(pc 02) (Bắc Việt) tiếp tục theo đuổi chiến thắng cuối cùng ở miền Nam. Mục tiêu trước mắt của Hà Nội là tăng cường lực lượng của nó ở miền Nam trong những chuẩn bị cho việc tung ra một cuộc tấn công quân sự mới trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1972.(pc 03) Những đại diện của Bắc Việt Nam tổ chức những cuộc đàm phán với những đối tác Hoa Kỳ của họ ở Paris, nhưng với kết quả ít ỏi, khi cả hai bên tìm cách mang lại bước đột phá quân sự ở miền Nam Việt Nam như là một cách để đạt được một lợi thế tại bàn hội nghị. Mặc dù những thương vong chiến tranh của Hà Nội vẫn giữ ở mức cao, những lãnh đạo Đảng thì lạc quan, kể từ khi nâng cao cảm tính chống-chiến-tranh ở Hoa Kỳ đã buộc Tổng thống Nixon công bố một chương trình kêu gọi việc rút lui theo lũy tiến những quân lính chiến đấu của Hoa Kỳ trước khi chất dứt nhiệm kỳ đầu của ông ta.

Trong suốt những ngày nghỉ lễ Phục sinh năm 1972, với ít hơn 50.000 lính Mỹ còn lại ở miền Nam Việt Nam, Hà Nội phát động một chiến dịch quân sự mới ở miền Nam Việt Nam. Giống như biến cố nổi tiếng hơn trước đó trong năm 1968, cuộc công kích lễ Phục Sinh không tạo nên kết quả thắng lợi hoàn toàn, nhưng nó trở thành mấu chốt cho lực lượng di động ở cả hai bên đẩy nhanh tiến trình hòa bình. Vào tháng Giêng năm 1973, Hà Nội và Washington cuối cùng đạt đến một hiệp nghị thỏa thuận. Hiệp định hòa bình Paris(pc 04) kêu gọi việc ngưng bắn tại chỗ và việc loại bỏ những đơn vị chiến đấu còn lại của Hoa Kỳ. Không có nói gì về sự hiện diện của đội quân Bắc Việt ở miền Nam Việt Nam. Việc phân chia lãnh thổ dưới sự kiểm soát của MtDtGp(pc 05) và chính phủ Sài Gòn được quyết định trong những cuộc đàm phán giữa hai bên, qua sự hình thành của một cấu trúc hành chánh thuộc chính phủ phụ (được biết đến như là Hội đồng Quốc gia Hòa hợp Giải Hòa giải) bao gồm những đại diện của cả hai bên, cũng như những thành phần trung lập. Hội đồng sau đó sẽ chuyển sang vấn đề về việc tổ chức những cuộc bầu cử quốc gia mới.

Như đối với Hiệp ước Geneva hai thập kỷ trước đây, Hiệp định Paris không kết thúc chiến tranh Việt Nam. Nó chỉ đơn giản tạo điều kiện cho sự ra đi cuối cùng của đội quân Mỹ và trả lại tình hình ở miền Nam Việt Nam cho cái gì mà nó đã từng là thế trong đầu những năm 1960s. Khi không bên nào dường như có ý muốn tôn vinh những điều khoản của Paris, cuộc xung đột ở nông thôn bắt đầu tiếp tục. Vào đầu năm 1975, Hà Nội phát động một cuộc công kích mới với mục tiêu hoàn thành sự chiếm lấy miền Nam trước năm sau. Hoa Kỳ đã từng bị suy yếu bởi sự từ chức của Richard Nixon mùa hè trước, và người kế nhiệm của ông ta, Gerald Ford, thì do dự đưa vào lại những quân lính chiến đấu Hoa Kỳ vào miền Nam Việt Nam. Được phấn khởi bằng sự thành công, những quân bộ đội Bắc Việt tiến bước khỏi vùng Tây Nguyên vào tháng Ba và đổ về phía nam hướng đến Sài Gòn, trong khi những quân bộ đội khác chiếm Đà Nẵng và một nửa phía bắc đất nước. Đến tuần lễ cuối của tháng Tư,

p565

Lực lượng Cộng sản được đặt bên bờ chiến thắng, khi sự đề kháng của Sài Gòn sụp đổ và những người Mỹ còn lại được di tản bằng trực thăng từ tầng thượng của Đại sứ quán Hoa Kỳ đến hàng không mẫu hạm đang chờ đợi ngoài khơi. Sau một cuộc đấu tranh gay gắt vốn đã từng kéo dài mười lăm năm và để lại hơn 1 triệu người Việt Nam thiệt mạng, chính là, theo cách nói của Tổng thống Ford, “một cuộc chiến đã xong.” Trong khi đó, Khmer Đỏ đã chiếm giữ quyền lực ở Phnom Penh hai tuần trước đó; một chính quyền cách mạng sẽ nhậm chức ở Lào trước cuối năm.

Vào đầu tháng Bảy năm 1976, hai vùng của Việt Nam được tái thống nhất thành một nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), như thế hoàn tất lời tuyên thệ của Lê Duẩn thực hiện một trong những điều ước của Hồ Chí Minh. Nhưng sự thành công trong việc thực hiện di chúc của Hồ Chí Minh của ông Duẩn thì không mang tính chất ấn tượng như trong những lãnh vực khác. Vào năm 1968, một chuyên gia Sô-Viết đã bí mật đến Hà Nội để góp ý cho Việt Nam về những phương thức ướp xác. Tháng Ba kế đó, một nhóm Việt Nam đi đến Moscow để tiến hành những cuộc tham vấn xa hơn và báo cáo về sự tiến bộ của họ trong việc nắm vững kỹ thuật. Theo một lời tường thuật, tuy nhiên, vấn đề vẫn còn một người nhạy cảm trong phạm vi những lãnh đạo Đảng, kể từ khi chính Hồ Chí Minh mình đã từng mạnh mẽ phản đối bất kỳ kế hoạch nào vốn mâu thuẫn với mong muốn của ông ta được hỏa táng. Vào thời điểm của cái chết của Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đã chưa từng đạt đến một quyết định cuối cùng về việc làm cách nào để giải quyết vấn đề. Sau những cuộc tham vấn khẩn cấp với Moscow, một chuyên gia thứ hai của Sô-Viết đến Hà Nội vào giữa tháng Chín để giúp những nhân viên y tế Việt Nam trong việc bảo tồn thể xác của ông Hồ.3

Vào ngày 29 tháng Mười Một năm 1969, Bộ Chính trị chính thức phê duyệt những kế hoạch dựng lên một lăng mộ để chưng bày thể xác được ướp của Hồ Chí Minh cho việc khai trí những thế hệ tương lai. Một ủy ban được cấu thành gồm những đại diện từ Bộ Xây dựng và Quốc phòng được chỉ định để giám sát dự án với sự hỗ trợ của những cố vấn Liên Xô. Trong một báo cáo cuối cùng của ủy ban cho những lãnh đạo Đảng, ủy ban kết luận rằng khu lăng mộ nên là hiện đại theo kiểu cách nhưng được thấm nhuần bằng hương vị dân tộc. Về sự phù hợp với tính cách của một vị Chủ tịch, lăng mộ nên trang trọng và đơn giản qua bề ngoài, và được đặt ở một vị trí thuận tiện, dễ đi đến. Về việc soạn thảo những giới thiệu của ủy ban về bản vẽ thiết kế cho tòa nhà, ủy ban đã từng nghiên cứu một số những cấu trúc đền đài kỷ niệm khác, bao gồm những Kim tự tháp ở Ai Cập, Đài tưởng niệm cho Victor Emmanuel ở Rome, Đài tưởng niệm Lincoln ở Washington, D.C., và Lăng mộ của Lenin ở Moscow. Sau những đề nghị bổ sung từ Bộ Chính trị, những mô hình của cấu trúc dự kiến ​​được chưng bày khắp cả nước để thu thập lời bình luận ​​công chúng. Hơn 30.000 đề nghị cuối cùng được nộp lên ủy ban.

Vào tháng Mười Hai năm 1971, Bộ Chính trị đưa ra sự phê duyệt cuối cùng của mình,

p566

và việc xây dựng bắt đầu ngay sau khi ký kết Hiệp định Hòa bình Paris. Địa điểm được chọn lựa cho lăng mộ là một trong những quận thiêng liêng nhất của cách mạng Việt Nam –tại Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, tiếp giáp với Phủ Chủ tịch và căn nhà sàn của ông Hồ. Khi cuối cùng nó được mở cửa cho công chúng vào ngày 29 tháng Tám năm 1975, lăng mộ được đáng gợi nhớ đến trước nhất là lăng mộ Lenin ở Quảng trường Đỏ.(pc 07) Vật phủ mặt ngoài là đá cẩm thạch màu xám, phần lớn của nó được khai thác ở Ngũ Hành Sơn, bờ đá vôi nhô lên ở phía nam Đà Nẵng, nơi mà những cán binh Việt Cộng ngụ trong một hang động bên trong núi có thể theo dõi những lính Mỹ đang bơi tại Bãi biển Đà Nẵng nổi tiếng, một trong những khu nghỉ mát có tiếng nhất trong khu vực. Lăng mộ được dự định phản ảnh hình dáng một bông hoa sen nhô lên từ bùn nguyên thủy, do đó cung cấp một tương phản hiện đại đối với một ngôi chùa Phật giáo thuộc thế kỷ mười một trong một công viên gần đó. Nhiều nhà quan sát, tuy nhiên, nhận thấy kiểu cách của lăng mộ thì nặng nề và chán ngất, trong sự trái ngược hoàn toàn đối với tính cách hài hước kỳ dị và khiêm tốn của người cư ngụ của nó vốn đang nằm trong khung quàn, hai tay bắt chéo, và được vận phục trong bộ áo chẽn đơn giản kiểu Sun Yat-sen (i.e. Tôn Dật Tiên). Như một nhà sử học Huệ-Tâm Hồ Tài quan sát, hiệu quả tổng thể là miêu tả sinh động Hồ Chí Minh như là nhà lãnh đạo Cộng sản quốc tế hơn là một Bác Hồ dễ tiếp cận hơn được kính yêu bởi hàng triệu người Việt Nam. Những kết quả đã rõ ràng không làm nản lòng những đồng bào của mình, tuy nhiên –nhiều hơn 15.000 chuyến thăm lăng mộ mỗi tuần lễ.4

Trong việc tiến hành những kế hoạch của họ nhằm bảo vệ cơ thể của Hồ Chí Minh trong lăng mộ, những lãnh đạo Đảng rõ ràng đã bỏ qua lời yêu cầu của ông Hồ cho một tang lễ và hỏa táng đơn giản. Ông ta luôn luôn khinh thị những cạm bẩy sang trọng của chức phận cao, và vào năm 1959, ngay sau khi tiết lộ thân thế thực sự của mình như là nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn Ái Quốc, ông ta thậm chí đã phủ quyết một đề nghị xây dựng một bảo tàng nhỏ ở làng Kim Liên để nhắc nhớ cuộc đời của mình, bằng cách lập luận rằng quỹ tái chánh khan hiếm có thể tốt hơn được sử dụng để xây dựng một trường học. Để tránh khả năng lời chỉ trích công khai cho quyết định của họ trái với sự yêu cầu của ông Hồ, những lãnh đạo Đảng xóa những phần trong di chúc của ông ta mà qua đó giải quyết việc vứt bỏ đi của thể xác của ông ta. Phiên bản của di chúc được công bố vào năm 1969 cũng bỏ qua lời yêu cầu của ông Hồ cho việc giảm một năm trong thuế nông nghiệp và cảnh cáo của ông ta cho những đồng bào mình rằng cuộc chiến ở miền Nam có thể kéo dài trong nhiều năm nữa. Đảng cũng thông báo rằng ông Hồ đã qua đời vào ngày 03 tháng Chín, một ngày trễ hơn sự kiện xảy ra thực tế của nó, nhằm mục đích bảo tồn tâm trạng của ngày lễ quốc gia độc lập, vốn làm lễ kỷ niệm của ngày 02 tháng Chín 1945, khi Hồ Chí Minh đã từng đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình.5

* * *

p567

Sau Đại hội Đảng lần Thứ tư vào tháng Mười Hai năm 1976, các nhà lãnh đạo Đảng đã công bố rằng chủ nghĩa xã hội nên đạt được “về phần chính” khắp đất nước trước khi kết thúc thập kỷ này. Để tượng trưng cho giai đoạn mới của cách mạng, ĐLĐVN(pc 08) được đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Những người thừa kế của Hồ Chí Minh cố gắng lợi dụng rộng rãi hình tượng của ông ta để huy động sự ủng hộ quần chúng cho chương trình đầy tham vọng của họ. Những bức chân dung của cố Chủ tịch xuất hiện trên những con tem bưu chính, tiền tệ quốc gia, và những bức tường của các công trình kiến ​​trúc khắp đất nước, trong khi những cuốn sách và cuốn sách nhỏ trong tình trạng thừa thải được ấn bản về cuộc đời của ông ta, những ý tưởng của ông ta, và đạo đức cách mạng của ông ta. Những lãnh đạo Đảng như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, và Võ Nguyên Giáp kể lại chi tiết những kỷ niệm của họ về Bác Hồ, và nhấn mạnh tầm quan trọng của “tư tưởng Hồ Chí Minh”(pc 09) như là một công cụ quan trọng cho việc xây dựng một Việt Nam trong tương lai. Những người trẻ được thúc giục đi theo con đường của Hồ Chí Minh trong sự hướng dẫn những hành động hàng ngày của họ, và những tổ chức thanh niên được thành lập khắp đất nước trong tên của ông ta. Nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác cố gắng chiếm hữu tiếng tăm của ông ta cho những mục đích riêng của họ, bằng cách đặt tên những trường học, nhà máy, đường phố, và quảng trường theo tên ông ta và tổ chức những cuộc hội thảo để nghiên cứu di chúc của ông ta và những gặt hái thành công cho sự nghiệp của ông ta.6

Những giá trị được cho là của tư tưởng Hồ Chí Minh được gồm cả trong Bảo tàng Hồ Chí Minh mới xây, vốn được hoàn thành vào mùa thu năm 1990, vào lễ kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của ông ta. Đặt ngay phía sau lăng mộ gần Quảng trường Ba Đình, bảo tàng được lạm dụng trong kích thước, nhưng không nặng nề trong kiểu cách như là lăng mộ gần đó. Với một lớp phủ bề ngoài bằng đá cẩm thạch trắng, nó cũng được thiết kế để trông giống như một bông hoa sen, mặc dù đối với một số nhà quan sát cấu trúc bốn-mặt với lối vào ở một góc khiến đáng gợi nhớ nhiều hơn về mũi tàu.7

Mặc sự cố gắng lạ thường của Đảng nhằm trân trọng cất giữ tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính chất thiêng liêng như là một biểu hiện của một Việt Nam mới, nhiều nhà quan sát tìm thấy những sự khác biệt đáng kể giữa kiểu cách của Lê Duẩn và điều đó của người tiền nhiệm lừng lẫy của ông ta. Ở khía cạnh ông Hồ đã không ngừng thúc đẩy cách giải quyết từng bước để thực hiện cuộc cách mạng nhằm mục đích đạt tối đa sự ủng hộ quần chúng xuyên qua dãy màu sắc rộng của xã hội Việt Nam, Lê Duẩn thường ứng dụng những chiến thuật đầy tham vọng mà qua đó những sự phân chia được làm nổi bật lên phạm vi ban lãnh đạo của Đảng và gây xa lánh những phân đoạn quan trọng của dân cư. Và ở khía cạnh Hồ Chí Minh luôn luôn tìm cách hiệu chỉnh chiến lược của riêng mình bằng sự quan tâm thích đáng đối với những thực tế của tình hình quốc tế, những người kế nhiệm ông ta ứng dụng cách giải quyết hùng hổ trong lãnh vực những công việc đối ngoại vốn không chỉ gây nên đối kháng những nước láng giềng của Hà Nội trong khu vực Đông Nam Á mà còn chọc tức Trung Quốc,

p568

từng là một đồng minh thân cận nhất của Hà Nội và nước ủng hộ mạnh mẽ nhất. Những người vốn phản đối những chính sách của Lê Duẩn, bị sa thải khỏi ban lãnh đạo Đảng (một thí dụ nổi bật là Võ Nguyên Giáp) hoặc được chọn đi sống lưu vong ở nước ngoài (như trong trường hợp của Hoàng Văn Hoan).8

Những kết quả thì bi thảm cho một quốc gia vừa mới đang nổi lên từ sự phát sinh của chiến tranh. Khi chế độ bất ngờ công bố quốc hữu hóa kỷ nghệ và thương mại vào tháng Ba năm 1978, hàng ngàn người bỏ chạy tìm nơi ẩn náu ở nước ngoài. Một chương trình nhằm bắt đầu việc hợp tác hoá nông nghiệp gây nên đối kháng phần lớn dân cư nông thôn ở miền Nam. Đến gần cuối những năm 1970s, nền kinh tế Việt Nam, bị rung động bởi sự cố gắng thiếu khôn ngoan của Đảng đặt những nền móng của một xã hội hoàn toàn thuộc về xã hội chủ nghĩa trước khi thập niên kết thúc, thì trong một mớ hỗn loạn.

Những vấn đề nội bộ của đất nước này bị gây trầm trọng thêm bởi cuộc khủng hoảng ở nước ngoài. Khi chế độ cuồng tín và diệt chủng của Pol Pot vốn đã nắm lấy quyền lực ở Cam-pu-chia, từ chối lời đề nghị của Việt Nam để hình thành liên minh quân sự được đặt kế hoạch ​​của ba nước Đông Dương, vào tháng Mười Hai năm 1978, Hà Nội phát động một cuộc xâm lược Cam-pu-chia và đặt lên một chế độ bù nhìn ở Phnom Penh. Trong việc trả đũa, lực lượng Trung Quốc vượt qua biên giới Việt Nam trong một chiến dịch mà qua đó, tuy ngắn gọn, bắt buộc CHXHCHVN(pc 06) dâng hiến những nguồn tài nguyên quý giá cho nguyên nhân phòng ngự quân sự. Đến giữa những năm 1980s, sự bất bình của quần chúng về ban lãnh đạo Đảng –một nhóm người vốn đã từng dị thường không nhớ làm theo lời khuyên của Hồ Chí Minh cung cấp cho người dân những thành quả của chiến thắng– đã đạt đến những mức báo động.

Sau cái chết của Lê Duẩn vào mùa hè năm 1986, những lãnh đạo Đảng đã quá muộn nhìn nhận lỗi lầm của họ (được mô tả bởi một người như là “tinh thần chiến thắng”) và bắt tay vào một con đường mới. Được hướng dẫn bởi một Tổng bí thư ký mới, một chiến binh trước đây người miền nam tên là Nguyễn Văn Linh, Bộ Chính trị chấp thuận những kế hoạch nhằm kích thích nền kinh tế trì trệ bằng cách ứng dụng chủ nghĩa xã hội thị trường và mở cửa đất nước cho việc đầu tư của nước ngoài, trong khi khuyến khích một thái độ khoan dung hơn đối với sự bày tỏ ý tưởng trong số quần chúng. Được biết đến như là đổi mới, một chương trình mới khiến gợi nhớ nhiều đến chính sách cải tổ của Mikhail Gorbachev ở Liên Xô, mặc dù những nguồn ở Hà Nội nhấn mạnh rằng chiến lược là của Việt Nam theo cảm hứng.

Trước khi vào cuối thập kỷ, tuy nhiên, lực lượng bảo thủ trong phạm vi Đảng thay đổi ý kiến. Mặc dù việc đưa vào những ý tưởng về nước ngoài đã kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, nó cũng dẫn đến (ít nhất là trong quan điểm của người bảo thủ theo tư tưởng hệ) sự hiện diện phải gia tăng về ma túy, mại dâm, AIDS, và những thái độ khoái lạc chủ nghĩa trong giới trẻ, cũng như tăng thêm lời chỉ trích về sự thống trị của Đảng trên tất cả những khía cạnh của những công việc quốc gia. Bị báo động về sự sụp đổ của những hệ thống Cộng sản ở Đông Âu và ngày càng lo âu đến tác động ăn mòn của văn hóa Tây phương trên những cơ sở xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,

p569

Đảng bắt đầu đàn áp sự bất đồng chính kiến ​​và cái gì mà những phần tử bảo thủ dán nhãn “những cỏ dại độc hại của chủ nghĩa tư bản tư sản.” Dưới quyền của người kế của Nguyễn Văn Linh, Một thành viên cựu chiến binh trong một tổ chức quyền lực là Đỗ Mười, Hà Nội đi theo sự dẫn đầu của Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn và đàn áp những hoạt động bất đồng chính kiến ​​theo một chính sách về “cải cách kinh tế, ổn định chính trị.” Trong khi sự mở rộng tự do về kinh tế tiếp tục với một nhịp độ khiêm tốn, Đảng khẳng định lại vai trò truyền thống của mình như là lực lượng chính trị duy nhất trong đất nước.9

Những người ủng hộ Việt Nam về cải cách nhanh chóng chiếm đoạt di sản của Hồ Chí Minh trong việc thúc đẩy nguyên nhân của riêng họ. Dẫn chứng tiếng tăm của Hồ như là một người thực dụng, họ lập luận rằng ông ta sẽ nhìn nhận nhu cầu nâng cao tiêu chuẩn sinh sống trước khi bắt tay trên đường đến một xã hội thuộc xã hội chủ nghĩa. Chỉ vào hình ảnh của ông ta như là một nhà nhân văn với một lòng khoan dung rộng lớn đối với những ý tưởng đối lập, họ khẳng định rằng ông ta sẽ ngăn chận sự phân chia vốn đã từng phát triển trong phạm vi ban lãnh đạo Đảng và ứng dụng cách giải quyết toàn diện hơn để giành lấy sự ủng hộ của người dân. Vào cuối những năm 1980s, trường hợp chủ nghĩa cải cách được củng cố khi người thư ký riêng cuối cùng của Hồ Chí Minh, Vũ Kỳ, tiết lộ rằng Lê Duẩn và một số người trong những cộng tác viên của ông ta đã làm giả di chúc của Hồ Chí Minh bằng cách xóa bỏ lời cầu xin của ông Hồ cho việc giảm thuế và một tang lễ đơn giản. Bộ Chính trị bị trừng phạt buộc phải thừa nhận khả năng có tội của mình, nhưng làm cho phù hợp với lẽ phải những hành động của riêng mình như là cuối cùng vì những lợi ích tốt nhất của dân Việt và theo đúng với những mục tiêu suốt đời của riêng Hồ Chí Minh.10

* * *

Sự việc hiểu sai về cá tính và di sản thực sự của Hồ Chí Minh tồn tại không chỉ ở Việt Nam mà cón ở nước ngoài, nơi mà ông ta được nhìn một cách khác nhau như là một vị thánh dâng hiến cho công cuộc giải phóng của quần chúng bị áp bức từ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc Tây phương, một tội đồ cam kết cho sự lan rộng chủ nghĩa toàn trị của Cộng sản khắp thế giới, hoặc (có lẽ gây tổn hại nhất cho tất cả) một người cơ hội chủ nghĩa không nguyên tắc vốn khai thác tiếng tăm của mình cho sự chính trực và đơn giản của cá tính nhằm mục đích bảo đảm việc tự-tôn vinh của riêng mình. Khi UNESCO bảo trợ một hội nghị ở Hà Nội vào năm 1990 để kỷ niệm lễ trăm năm ngày sinh nhật của ông ta, lời khen ngợi về Bác Hồ tại hội nghị bị chống đối bởi hàng loạt những lời chỉ trích từ những người đối lập khắp thế giới vốn là những người phản đối sự thần thánh hóa một người đàn ông mà họ cảm thấy cuối cùng phải chịu trách nhiệm cho những cái chết của rất nhiều người trong số những đồng bào của ông ta.

Đối với nhiều nhà quan sát, điểm then chốt của cuộc tranh luận về Hồ Chí Minh đã từng tập trung vào vấn đề liệu ông ta sẽ được xác nhận như là một người Cộng sản hay quốc gia. Nhiều người trong số những người quen biết ngoại quốc của ông ta khăng khăng rằng ông Hồ là một người yêu nước hơn là một nhà cách mạng Mác-xít. Ông Hồ dường như xác nhận quan điểm này vào năm 1961,

===========================================

Phụ Chú :
pc 01_ Những lời tán dương cho thành tích một người nào đó cho dù từ báo chí ngoại quốc cũng không hẵn là những lời tán dương chính đáng phản ảnh tình cảm chân thực vì lẽ dễ hiểu là đa phần những bài viết xuất phát từ khối Cộng sản vốn lúc bấy giờ đang trải rộng qua nhiều nước và từ những nhóm nhỏ chống đối chính phủ họ ở một vài nước Tây phương vì những lợi ích riêng của mình. Vã lại, những lời đó chỉ mang tính cánh khiếm diện và vô tội vạ đối với họ vì cuộc chiến miền Nam chỉ là xương máu của người Việt và quân đội Hoa Kỳ đổ xuống trong khi họ chỉ là những kẻ bàng quan, đứng ngoài cuộc chiến và chỉ nhìn thấy một góc độ của khía cạnh sự thật bị méo mó qua những phương cách tuyên truyền vốn có của khối Cộng sản. Một khía cạnh quan trọng là những người chống-chiến-tranh ở Hoa Kỳ hoặc vài nước Âu châu vốn là những người đang hưởng không khí tự do, mặc tình vung bút mà không ai bắt bớ và dĩ nhiên họ cũng chẳng buồn bỏ thời gian tìm hiểu học thuyết Cộng sản vì nó không được áp dụng trong nước họ.

pc 02_ VNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt)
pc 03_ “tung ra một cuộc tấn công quân sự mới trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1972,” đây là một chứng minh rõ ràng Hà Nội đã gian ngoa trong lời hứa về sự ngưng chiến và không xâm lược miền Nam để đổi lại việc ngưng thả bom miền Bắc trước đó (trong chương 15).

pc 04_ Hiệp định Paris : là một hiệp định nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trân Giải phóng miền Nam) và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng Giêng năm 1973. Lê Đức Thọ đại diện Bắc Việt và Henry Kissinger đại diện Hoa Kỳ, hai nhân vật chủ yếu trong cuộc đàm phán, đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1973 Nhưng Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận giải này –vì chủ đích của Bắc Việt là dùng Hiệp định Paris nầy đẩy Hoa Kỳ ra khỏi cuộc chiến để Hà Nội được không lo sợ khi tiến hành cuộc tổng tấn công miền Nam lần thứ 3. Vài điểm chính trong Hiệp định theo wikipedia như sau :

1_ Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi hiệp định Geneva.
2_ Ngừng bắn trên toàn cõi Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí.
Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi ủy ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam.
Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam Cộng hòa.
Các bên không được tăng cường binh lính, nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược hoặc vật liệu chiến tranh vào Nam Việt Nam, trong trường hợp để thay thế thì phải theo nguyên tắc một-đổi-một.
Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục can thiệp quân sự vào “các vấn đề nội bộ” của Nam Việt Nam.

3_ Tất cả tù binh chiến tranh của các bên sẽ được trao trả không điều kiện trong vòng 60 ngày. Các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do sau đó theo thoả thuận chi tiết của các phía Việt Nam.
4_ Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng.
Nhân dân Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua “tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế.”
Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị.

5_ Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình.
6_ Để giám sát việc thực hiện hiệp định, một uỷ ban kiểm soát và giám sát quốc tế và phái đoàn quân sự liên hợp bốn bên (gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hoa Kỳ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà) sẽ được thành lập.
7_ Lào và Campuchia giữ vị trí trung lập và tự chủ, không cho nước ngoài được phép giữ các căn cứ quân sự trong lãnh thổ của hai nước này.
8_ Hoa Kỳ có nghĩa vụ sẽ giúp đỡ việc tái thiết sau chiến tranh, đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh.
9_ Tất cả các bên đồng ý thi hành hiệp định. Và hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt nam.
Trong điều khoản cuối của hiệp định và cũng không có điều khoản cưỡng chế: hiệp định không đưa ra được biện pháp và lực lượng cưỡng chế nếu một bên vi phạm hiệp định.
Hiệp định cho thấy rằng, miền Nam quả thật lâm vào thế cô vì lực lượng gọi là Cộng hòa miền Nam tức là Mặt trận Giải phóng miền Nam được sinh ra và nhận mệnh lệnh từ Hà Nội, đồng thời lại là một thành viên ký kết –xem như Cộng sản Hà Nội đang nắm trong tay con bài phá hoại chính phủ miền Nam của Việt Nam Cộng hòa– nhưng lúc bấy giờ tự biến thành một chính phủ Cộng hòa miền Nam dù chưa được thừa nhận.

Trong lúc Hoa Kỳ rút lui, Việt Nam Cộng hòa phải Cộng hòa miền Nam phải thực thi việc một-đổi-một vũ khí (theo Điều 7, Chương 2), thì Bắc Việt vẫn luôn nhận được vũ khí và quân đội lén chuyển vào từ biên giới Trung cộng. Lính Trung cộng khoác áo dân sự một số và số khác trà trộn vào hàng ngũ bộ đội để che mắt sự giám sát của vị đại diện quốc tế. Và những căn cứ quân sự của Hà Nội bên Lào và Cam-pu-chia vẫn tồn tại và tăng trưởng thêm lên với nhiều vũ khí khác. Hơn nữa, những cuộc vận chuyển vũ khí trên Đường mòn Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục và thêm phần gia tăng gấp rút để chuẩn bị cho trận đánh lớn nhất với sự tham gia đông đảo của lực lượng Trung cộng khoác áo bộ đội miền Bắc –theo một nguồn tin cho biết, có khoảng ít nhất là 320.000 lính Trung cộng. Vì sau trận chiến kinh hồn Tết Mậu Thân 1968, tiếp theo là những trận chiến nhỏ khác nhưng không kém phần ác chiến, khiến cho lực lượng Mặt trận Giải phóng miền Nam gần như cạn kiệt và gây thiệt hại trầm trọng quân lực Bắc Việt vào Nam, vì vậy Hà Nội van nài Trung cộng tham gia.

pc 05_ MtDtGp : Mặt trận Dân tộc Giải phóng.
pc 06_ CHXHCNVN : Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
pc 07_ “lăng mộ được đáng gợi nhớ đến trước nhất là lăng mộ Lenin ở Quảng trường Đỏ,” dĩ nhiên là phải thế –vì dường như Bộ Chính trị đã có chủ ý đó từ lâu. Việc chưng bày mô hình lăng mộ để thu hút lời bình luận công chúng chỉ là một hình thức xem là mang tính chất dân chủ. Để cuối cùng với 30.000 ý kiến cũng không hơn ý định của Bộ Chính trị. Và có thể nói rằng đó cũng là ước muốn của ông Hồ –mọi việc phải giống theo Liên Xô– vì ông ta xưa nay luôn sùng bái Liên Xô nói chung và Lenin nói riêng, dù rằng trong di chúc ông ta ghi khác hơn về phần hỏa táng nhưng ông ta có thể ra chỉ thị yêu cầu bằng lời nói hầu tránh đi tai tiếng và làm sáng hơn tiếng tăm của mình vốn luôn được giữ sao cho thanh khiết.

pc 08_ ĐLĐVN : Đảng Lao động Việt Nam.
pc 09_ “tư tưởng Hồ Chí Minh,” dường như điều nầy hoàn toàn mâu thuẩn khi có lần trong cuộc phỏng vấn với báo chí, chính ông Hồ tuyên bố rằng : “ông ta không có tư tưởng gì mà chỉ theo tư tưởng của học thuyết Marx-Lenin và Mao.”

Leave a comment